Có 2 vấn đề phát sinh hiện nay bởi sự bùng nổ dân số ở các thành phố là: làm thế nào tận dụng không gian cho có hiệu quả và làm thế nào để có thể tạo ra lương thực đủ cung cấp cho mọi người ngay trong đô thị. Một khái niệm mới về kiến trúc có thể giải quyết cho cả hai đến từ một công ty mang tênAprilli Design Sudio. Đó chính là xây dựng các tòa cao ốc nông trại chọc trời Skyfarm, giúp phát triển mùa màng ở nơi không tưởng...nóc nhà của thành phố.
Dự kiến, Skyfarm đầu tiên sẽ được Aprillithiết kế để phục vụ cho thành phố Seoul, Hàn Quốc; sau đó mới triển khai ở các thành phố lớn khác trên thế giới. Ngoài việc cung cấp không gian để trồng cây thực phẩm, tòa nhà chọc trời này còn giúp làm sạch không khí của thành phố, sản xuất năng lượng điện tái tạo và cung cấp nơi để mọi người thư giãn. Về mặt cấu trúc, Skyfarm có hình dáng như một cái cây khổng lồ, với phần gốc cố định vững chãi bám chắc vào nền đất, thân "cây" sẽ cao dần lên với các tán lá xòe ra để cung cấp điện tích trồng trọt. Các tán lá này được cố định bởi những cây kèo vững chắc nhằm tăng cường cấu trúc.
Mỗi “nhánh cây” có sức chứa từ 60-70 sàn nuôi, được mô tả như phần lá của cây. Sàn trải ra càng nhiều càng tốt để đảm bảo tiếp xúc ánh sáng mặt trời đầy đủ. Mỗi tầng còn có hệ thống sưởi ấm và chiếu sáng bởi hệ thống đèn LED để tạo điều kiện môi trường tối ưu cho việc canh tác. Skyfarm sử dụng hệ thống thủy canh để trồng cây thay vì phải lệ thuộc vào canh tác đất như thông thường. Các phần lá bên ngoài cao hơn được dùng trồng cây ăn quả và các loại rau với quy mô lớn, ở chỗ thấp hơn, khu vực phát triển bên trong là không gian dành cho các loại thảo mộc, vốn thích nghi với môi trường nuôi trồng trong nhà.
Được biết, chiều cao của một tòa nhà chọc trời Skyfarm là 160m, tổng diện tích 144.450 m2 với 44.000 m2 dành riêng cho cây trồng ngoài trời và 9.000 m2 cho thảo mộc trồng trong nhà. Nước mưa và nước đã qua sử dụng sẽ được hấp thu triệt để cung cấp cho sự phát triển của thực vật. Sàn không gian công cộng và các nhà ăn cũng được tích hợp vào trong thiết kế. Trên đỉnh cấu trúc là 3.200 m2 các tấm tế bào quang năng để sản xuất ra điện.
Theo: Gizmag, dịch bởi tinhte. Vn
Dự kiến, Skyfarm đầu tiên sẽ được Aprillithiết kế để phục vụ cho thành phố Seoul, Hàn Quốc; sau đó mới triển khai ở các thành phố lớn khác trên thế giới. Ngoài việc cung cấp không gian để trồng cây thực phẩm, tòa nhà chọc trời này còn giúp làm sạch không khí của thành phố, sản xuất năng lượng điện tái tạo và cung cấp nơi để mọi người thư giãn. Về mặt cấu trúc, Skyfarm có hình dáng như một cái cây khổng lồ, với phần gốc cố định vững chãi bám chắc vào nền đất, thân "cây" sẽ cao dần lên với các tán lá xòe ra để cung cấp điện tích trồng trọt. Các tán lá này được cố định bởi những cây kèo vững chắc nhằm tăng cường cấu trúc.
Mỗi “nhánh cây” có sức chứa từ 60-70 sàn nuôi, được mô tả như phần lá của cây. Sàn trải ra càng nhiều càng tốt để đảm bảo tiếp xúc ánh sáng mặt trời đầy đủ. Mỗi tầng còn có hệ thống sưởi ấm và chiếu sáng bởi hệ thống đèn LED để tạo điều kiện môi trường tối ưu cho việc canh tác. Skyfarm sử dụng hệ thống thủy canh để trồng cây thay vì phải lệ thuộc vào canh tác đất như thông thường. Các phần lá bên ngoài cao hơn được dùng trồng cây ăn quả và các loại rau với quy mô lớn, ở chỗ thấp hơn, khu vực phát triển bên trong là không gian dành cho các loại thảo mộc, vốn thích nghi với môi trường nuôi trồng trong nhà.
Được biết, chiều cao của một tòa nhà chọc trời Skyfarm là 160m, tổng diện tích 144.450 m2 với 44.000 m2 dành riêng cho cây trồng ngoài trời và 9.000 m2 cho thảo mộc trồng trong nhà. Nước mưa và nước đã qua sử dụng sẽ được hấp thu triệt để cung cấp cho sự phát triển của thực vật. Sàn không gian công cộng và các nhà ăn cũng được tích hợp vào trong thiết kế. Trên đỉnh cấu trúc là 3.200 m2 các tấm tế bào quang năng để sản xuất ra điện.