Trước tình hình dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp ở khu vực ĐBSCL, ngày 13/5 Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã ký Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các tỉnh ĐBSCL tích cực phòng chống dịch bệnh trên tôm và nghêu.
Tính đến giữa tháng 5, diện tích tôm sú, tôm chân trắng thiệt hại trên 25.000 ha, trong đó thiệt hại do bệnh đốm trắng khoảng 423 ha, diện tích còn lại tôm chết do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do bệnh hoại tử gan tụy - một bệnh mới xuất hiện gây chết hàng loạt tôm nuôi ở các vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh. Diện tích nghêu nuôi ở Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau chết trên 2.100 ha (chiếm 60% diện tích), sản lượng thiệt hại ước trên 10.200 tấn với giá trị thiệt hại ước khoảng 320 tỉ đồng.
Để công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm và nghêu tại một số tỉnh ĐBSCL và miền Trung đạt hiệu quả, ngăn chặn dịch bệnh lây lan gây thiệt hại cho người sản xuất và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm 2011, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT yêu cầu tập trung chỉ đạo và làm tốt các nhiệm vụ sau:
1. Theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh trên tôm và nghêu ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên để kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng...
2. Tổ chức kiểm tra đồng loạt các cơ sở SX giống tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn các tỉnh trong cả nước. Kiên quyết rút giấy phép, dừng SX ở các cơ sở sản xuất giống không đủ điều kiện về vệ sinh an toàn dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ, thực hiện kiểm dịch 100% con giống xuất bán và thả nuôi từ các cơ sở sản xuất giống; thực hiện việc tái kiểm dịch tôm giống trước khi thả nuôi; cương quyết tiêu huỷ tôm bố mẹ, tôm giống nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm do vi rút...
3. Thực hiện việc giám sát dịch bệnh trên các vùng nuôi nghêu ở các tỉnh, đặc biệt theo dõi tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm bệnh ký sinh trùng nội bào trên nghêu để có kế hoạch ngăn ngừa dịch bệnh cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh đối với sản phẩm nghêu thu hoạch XK.
4. Chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường ao nuôi, tẩy trùng, sát khuẩn và thực hiện việc thả giống kịp thời vụ; quy hoạch mở rộng diện tích nuôi tôm chân trắng cho những vùng chậm thời vụ tôm sú; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học và các qui trình kỹ thụât nuôi do các DN cung ứng và hướng dẫn người dân sử dụng.
5. Các đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch:
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Tính đến giữa tháng 5, diện tích tôm sú, tôm chân trắng thiệt hại trên 25.000 ha, trong đó thiệt hại do bệnh đốm trắng khoảng 423 ha, diện tích còn lại tôm chết do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do bệnh hoại tử gan tụy - một bệnh mới xuất hiện gây chết hàng loạt tôm nuôi ở các vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh. Diện tích nghêu nuôi ở Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau chết trên 2.100 ha (chiếm 60% diện tích), sản lượng thiệt hại ước trên 10.200 tấn với giá trị thiệt hại ước khoảng 320 tỉ đồng.
Để công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm và nghêu tại một số tỉnh ĐBSCL và miền Trung đạt hiệu quả, ngăn chặn dịch bệnh lây lan gây thiệt hại cho người sản xuất và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản năm 2011, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT yêu cầu tập trung chỉ đạo và làm tốt các nhiệm vụ sau:
1. Theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh trên tôm và nghêu ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên để kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên diện rộng...
2. Tổ chức kiểm tra đồng loạt các cơ sở SX giống tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn các tỉnh trong cả nước. Kiên quyết rút giấy phép, dừng SX ở các cơ sở sản xuất giống không đủ điều kiện về vệ sinh an toàn dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ, thực hiện kiểm dịch 100% con giống xuất bán và thả nuôi từ các cơ sở sản xuất giống; thực hiện việc tái kiểm dịch tôm giống trước khi thả nuôi; cương quyết tiêu huỷ tôm bố mẹ, tôm giống nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm do vi rút...
3. Thực hiện việc giám sát dịch bệnh trên các vùng nuôi nghêu ở các tỉnh, đặc biệt theo dõi tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm bệnh ký sinh trùng nội bào trên nghêu để có kế hoạch ngăn ngừa dịch bệnh cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh đối với sản phẩm nghêu thu hoạch XK.
4. Chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường ao nuôi, tẩy trùng, sát khuẩn và thực hiện việc thả giống kịp thời vụ; quy hoạch mở rộng diện tích nuôi tôm chân trắng cho những vùng chậm thời vụ tôm sú; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học và các qui trình kỹ thụât nuôi do các DN cung ứng và hướng dẫn người dân sử dụng.
5. Các đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch:
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: