Cấp tốc phân bổ gần 11 tỉ đồng cứu cây trồng khô hạn

  • Thread starter hoangdangdong
  • Ngày gửi
22/08/2014, 10:15 (GMT+7)
UBND tỉnh Phú Yên vừa phân bổ 10,9 tỉ đồng cấp tốc hỗ trợ các địa phương và Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam chống hạn cây trồng vụ hè thu năm 2014.

251438.jpg

Sắn, mía bị khô héo, nhiều diện tích bị chết

Hai địa phương chịu ảnh hưởng nắng hạn nặng nhất là TX Sông Cầu được phân bổ 1,7 tỉ đồng và huyện miền núi Đồng Xuân 1,6 tỉ đồng. Còn lại là huyện Tây Hòa 2,5 tỉ đồng, Tuy An 1,5 tỉ đồng, Đông Hòa 1 tỉ đồng, Sơn Hòa 700 triệu đồng, Sông Hinh 600 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam 1,3 tỉ đồng.

Trước đó, UBND tỉnh này cũng đã chỉ đạo các địa phương trích ngân sách hơn 22 tỉ đồng chống hạn, đồng thời triển khai điều tra thiệt hại cây trồng của nông dân để kịp thời hỗ trợ.

Theo UBND tỉnh Phú Yên, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh hầu như không có mưa. Tổng lượng mưa chỉ phổ biến từ 45,4- 111,6mm, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 3 lần, dẫn đến lưu lượng dòng chảy trên các sông, suối đạt thấp, nhất là ở khu vực miền núi.

Trong khi đó, nắng nóng gay gắt kéo dài, làm 576ha đất trồng lúa vụ hè thu 2014 không có nước gieo sạ phải chuyển đổi sang cây trồng khác; 17.636ha cây trồng các loại bị hạn hán, trong đó lúa 8.718ha (534ha mất trắng), mía 3.225ha, sắn 4.846ha, cây trồng khác 743ha; 6.962 hộ thiếu nước sinh hoạt và hàng nghìn hecta rừng trồng khô, chết.
Theo Phuong Nam - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Năm nào cũng thế, Năm nào cũng vậy
Cứ 2 chữ thôi mà các bác cứ nói hoài


Không biết đến bao giờ 1 đất nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam "hết" hạn hán đây???
 
Last edited by a moderator:
Hạn hán là chuyện của trời làm sao mà biết trước đâu bạn, khí hậu vn nó vậy rồi, Miền trung thì chu kỳ mùa khô năm nào cũng có, biến đổi khí hậu làm cho mùa khô trở nên gay gắt hơn, hạn hán là điều tất yếu, giải quyết như vậy là rất hợp lý
 
10 năm trồng đc cái cây thân như cột kèo...cưa vèo trong vài phút...làm củi đc vài tuần, thế là cưa cây khác, lũ quét, hạn hán tăng tăng tăng. Mà cứu hạn nếu đc các cấp quan tâm đúng mực, ko quan liêu thì không đến nỗi điêu đứng thế này, miền nam may có sông Cửu Long, không đến nỗi thiếu nước nhưng giờ cứ sạt lở...mỗi miền một cảnh.
 
Gửi bạn repthuy!
Theo quan điểm cá nhân thì mình thấy thế này. Mình xuất thân từ 1 nhà làm nông từ đời nảo đời nào tới giờ rồi. Lúc trước chưa đi ra nhiều mình cũng có suy nghĩ như bạn. Nhà mình trồng cà phê nên hiểu rõ như nào gọi là hạn hán. Nhưng ở Việt Nam lượng mưa và lượng nước ngầm tương đối nhiều. Có những năm mình ra Phú Yên mưa nẫu cả đất. Cơ bản là dân mình không làm ăn có kế hoạch, Phú Yên năm xưa rừng rất nhiều, mình có người bà con ở đó cứ đi chặt gỗ bán chứ không làm gì cả. Nương ruộng bỏ hoang không, hỏi tại sao không làm, cái là nói ngay: Trồng có lên được cây gì đâu con, tới mùa nắng nhà nước phát tiền với ít gạo, đi rừng kiếm vài cây gỗ bán là được rồi. Bạn thấy đó, cái tư duy đó nó cứ theo nếp hoài. Đến nỗi trên mình giờ còn cả chuyện tranh nhau hộ nghèo để nhận trợ cấp. Dân Việt Nam cứ có là xài đã, tài nguyên vô tận mà, chết đã có nhà nước cứu, làm làm gì cho khổ.
Còn chuyện nước nôi mình đi mà thấy xót, lúc nhiều xài không biết tiếc, 1 cây cần 1 lít thì tưới 100 lít, ruộng thì tháo nước cho bắp be đến cao điểm mùa nắng lại la làng lên là khô hạn nhà nước ơi, cây chết hết rồi, cứu em với. Mình thử nghĩ cách tưới tắm cho khoa học thử xem, được như vậy thì bài ca khô hạn chuẩn bị chấm dứt rồi. Như Isarel đó, nếu nhà nước mà cứ trợ cấp như dân Việt mình chắc trong ngân sách không còn 1 xu luôn bạn ạ.
Kiến thức mình chỉ hạn hẹp như vậy, có gì mong các bạn bổ sung thêm.
 
Vậy theo bạn hướng giải quyết nào tốt cho người dân đây, mình không biết những gì bạn kể có đúng với tấc cả người nông dân Phú Yên hay không?
 
Tất nhiên là không đúng hết rồi bạn à. Hướng giải quyết theo mình thì nhà nước nên chỉ cho họ thấy tận gốc rễ nguyên nhân hạn hán là do đâu mà ra, hướng dẫn họ cách tiết kiệm nước. Như bên Isarel chẳng hạn, họ có cả 1 đạo luật về bảo vệ nguồn nước. Theo mình không gì là không thể. Nhật Bản có 1 tỉnh 8 tháng là mùa đông băng tuyết, 4 tháng còn lại có thể sản xuất được, điều kiện như vậy mà họ có thể sản xuất và cung cấp rau cho các tỉnh khác trong nước họ. Theo mình cái chính là nên bày cho con người ta cách kiếm tiền chứ không nên đưa tiền cho họ. Tiền mất mà tật lại mang thêm nữa bạn.
 
haiz vậy là bạn nghĩ chuyện người dân ở Phú Yên không có ý thức trong việc sử dụng nước mới gây ra hạn hán, mình thì thấy vấn đề này là cả thế giới gặp phải chứ không phải chỉ riêng Phú Yên hay VN, Việt Nam vẫn có luật bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền sử dụng nước hiệu quả thì làm nhiều rồi chứ có phải là chưa đâu, mà khổ nổi dân họ có hiểu đâu, hạn hán là không thể tránh khỏi do biến đổi khí hậu (mà biến đổi khí hậu là do con người tàn phá thiên nhiên gây nên), cái này thì mình đồng ý với bạn, chỉ là do ý tức người dân thôi
Bây giờ hok lẽ bỏ kinh phí ra đi tuyên truyền trong khi hoa màu của người dân bị chết khô, phải cứu cây trước đã chứ bạn, chắc có mỗi tỉnh Phú Yên mới thấy nhà nước đưa tiền không không hằng năm cho họ sống vậy, nhà nước không ai chu cấp tiền cho dân sống đâu, có phải thời bao cấp đâu mà còn như vậy, người ta hỗ trợ tiền thì phải có người tham gia thực hiện cứu cây chứ, đâu phải phát cho mỗi nhà vài triệu gì đó rồi mạnh ai nấy làm thích dùng làm gì thì làm, hệ thống thủy lợi đâu phải dẫn tới từng ruộng lúa đâu mà ai cũng có thể tự làm được.
Nếu nhà nước chỉ phát rồi mạnh ai nấy là thì theo như bạn nghĩ người dân họ lấy tiền đó ăn tiêu cứ ko cứu cây ah, bạn nói chuyện cũng trái ngược nhau lắm, nói là người dân chỉ đốn củi kiếm tiền rồi chờ nhà nước chu cấp mà không lo trồng trọt làm ăn, vậy số cây mà nhà nước chi tiền để cứu là ai trồng vậy?
 
Back
Top