Cây đàn hương quý hiếm, nên chọn loại giống nào.

Như chúng ta biết, cây đàn hương là một loại cây trồng rất quý hiếm và cho giá trị kinh tế rất cao. Cây đàn hương vừa là cây gỗ, vừa là cây dược liệu, vùa la cây phục vụ ngành mỹ phẩm cao cấp và vừa là cây gỗ tâm linh. Rất nhiều bạn viết thư cho tôi hỏi về việc nên trồng cây đàn hương trắng hay đàn hương đỏ để mang lại giá trị kinh tế cao.

55e90f660eca5.jpg

Tác giả bên cây đàn hương trắng được bảo vệ bằng thép gai và bê tông tại Ấn Độ

Với chút kiến thức có được trong quãng thời gian 5 năm học tập và nghiên cứu tại Ấn Độ, tôi xin trả lời các bạn là trồng cây đàn hương trắng đưa lại giá trị kinh tế hơn rất nhiều lần so với việc trồng cây đàn hương đỏ. Tôi xin đưa ra một số so sánh để các bạn có thể hiểu cụ thể hơn về loại hai cây này cũng như hiệu quả của nó:
  1. Cây đàn hương trắng
a. Tên khoa học: Santalum Album

b. Chủng loại: Có 16 loại đàn hương trắng tuy nhiên chỉ có 2 loại cho giá trị kinh tế cao là đàn hương trắng Ấn Độ (Santalum Album) và đàn hương trắng Úc (Santalum Spicatum). Đàn hương trắng tại vùng Kerala, Mysore và Karnataka được đánh giá cao nhất

c. Nhân giống: Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm khoảng từ 20% - 60%. Không nên dùng chất GA3 để kích thích nảy mần cho hạt đàn hương vì GA3 làm dãn tế bào cây, ảnh hưởng đến việc phát triển lõi gỗ và lượng tinh dầu

d. Thời gian thu hoạch: Sau 12 năm nếu trồng có cây ký chủ tốt và tỷ lệ cây ký chủ tương xứng và chăm sóc tốt. Nếu phát triển trong rừng tự nhiên, thu hoạch được sau 30 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 5 trở đi nếu chọn được dòng giống tốt. Tỷ lệ cây hình thành lõi kém, hoặc không có lõi khoảng 5%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp, dược liệu, chiết xuất tinh dầu

+ Rễ cây: Chiết xuất tinh dầu, nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm đồ mỹ nghệ

+ Rác gỗ (giáp lõi) : nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm hương nhang

+ Cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm hương nhang

+ Lá: Sản xuất trà sạch chất lượng cao

+ Hạt: Chiết xuất tinh dầu, sản xuất rượu, nhân giống

g. Giá thành (Giá bán lẻ năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 200 - 400 USD / 1 kg

`+ Rễ cây: Khoảng 150 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ (giáp lõi): Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Cành nhỏ: Khoảng 50 USD/ 1 kg

+ Lá: Khoảng 4 / 1 kg

+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống) : Khoảng 150 USD/ 1 kg. Hạt lấy dầu: 15 USD? 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Hầu như không có vì là cây trồng xen canh nên vẫn có nguồn thu từ các cây trồng xen canh khác

2. Cây đàn hương đỏ


55e91033a9872.jpg


Tác giả đang kiểm tra cây đàn hương đỏ, cây rất to nhưng không có lõi.

a. Tên khoa học:
Pterocarpus santalinus

b. Chủng loại: Có 2 loại đàn hương đỏ là đàn hương đỏ là đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ấn Độ gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương đỏ lá to và thường phân bố tại phía Nam Ấn như vùng Andhra Pradesh, Tamil Nadu.

c. Nhân giống: Nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm khoảng 30%- 70%

d. Thời gian thu hoạch: Sau 22 năm

e. Việc hình thành lõi gỗ: Từ năm thứ 9 trở đi. Nếu trồng ở vùng mưa nhiều hay tưới nhiều nước, cây hình thành lõi gỗ rất kém thậm chí không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi kémhoặc không có lõi khoảng 30%

f. Mục đích sử dụng: + Lõi gỗ: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rễ cây: Đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cao cấp

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Để nhân giống

g. Giá thành (Giá bán lẻ năm 2015 tại Ấn Độ)

+ Lõi gỗ: Khoảng 85 USD / 1 kg

+ Rễ cây: Khoảng 35 USD/ 1 kg

+ Rác gỗ: Bỏ đi

+ Cành nhỏ: Bỏ đi

+ Lá: Bỏ đi

+ Hạt: Khoảng 15 USD/ 1 kg

h. Rủi ro khi trồng: Có sự rủi ro cao hơn trồng đàn hương trắng vì nếu trồng ở vùng nhiều mưa và đất màu mỡ, việc hình thành lõi rất kém.

Tóm lại cây đàn hương cả 2 loại nếu xét về giá trị kinh tế đều là những cây cho giá trị kinh tế cao so với trồng các cây gỗ khác. Tuy nhiên nếu trồng cây đàn hương trắng, giá trị kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều đàn hương đổ, nhanh có nguồn thu và độ rủi ro thấp hơn. Cây đàn hương đỏ thuộc họ Đậu, cùng họ với cây gỗ Sưa nên có thể trồng làm cây ký chủ cho cây đàn hương trắng nhưng giá thành hiện tại của gỗ Sưa cao hơn giá thành của gỗ đàn hương đỏ. Vì thế, khi trồng cây đàn hương, người trồng nên có sự tìm hiểu, tham khảo thông tin để quyết định chọn giống đàn hương nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

TS. Vũ Văn Thoại

Viện nghiên cứu cây đàn hương
 
Last edited by a moderator:
bạn nói rất đúng. bổ sung thêm có gỗ tếch hay giá tỵ nữa.

Hôm nay teak đã vào mùa ra hoa nè,,,,mình cũng thích cây này lắm

theo mình biết cây teak mọc rất nhanh, khoảng 3-5 năm đầu tiên D1.3tb/năm = 4-6cm. nhưng sau đó chậm dần và khi lên 20-30 tuổi trồng thành rừng thì chỉ còn D1.3tb năm ~ 1-1.5cm/năm. ..có nghĩa là chu kỳ kinh doanh của nó phải đến 30-35 năm...
vì chưa có thực tế kiểm tra thông tin này nên ko dám nếu lên, Đã nghe nói về cây này rất nhiều, nhưng có nhiều thông tin trái ngược nhau, với lại mình chưa có điều kiện tiếp xúc với ai đã trồng teck nên ko biết chu kỳ kinh doanh của nó thế nào cả...bạn có thể cung cấp thêm thông tin về loài này ko

Loài này nghe nói là cũng thuộc loại "chướng", nghe nói trồng đơn lẽ thì to nhanh lắm, nhưng trồng thành rừng thì cây tăng trưởng đường kính không tốt. thông tin của hội gỗ châu á nói là indonesia họ trồng lấy gỗ nhiều, nhưng ko biết kỷ thuật lâm sinh họ thế nào, có cách nào rút ngắn thời gian không.

Còn mình tìm hiểu thêm, nghe nói châu phi họ trồng cây teak với keo lá tràm thành rừng 2 tán , cứ 7-8 năm họ khai thác tràm, sau 3 -4 chu kỳ như vậy thì họ khai thác teak, vừa giữ được độ ẩm đất, vừa tăng lượng vi sinh trong đất, chống xói mòn, vừa bổ sung thêm thêm thu nhập cho một cây có chu kỳ dài

Thực tế mình đang tìm hiểu mô hình nông lâm kết hợp trồng gỗ quý chu kỳ 20-30 năm (lát hoa, sưa, trắc, giáng hương,teak) rồi trồng thêm cỏ sả dưới tán để nuôi bò Angus lai...hi vọng mô hình này thành công thì nghề rừng Vn thực sự có tương lai và thu nhập.

mình cũng đang tìm 1 mô hình chu kỳ 10 năm như xoan (bất kể xoan ta hay xoan đào) rồi kết hợp trồng cây bình linh, (keo dậu) để tăng dinh dưỡng cho đất,trồng cỏ nuôi bò nữa....mật độ 3x6 thôi...nhưng hi vong 10 năm có cây 1m3/cây .Vì cây xoan cần nhiều N,P... mà phân gia súc bổ sung P, còn bình linh thì cố định đạm...

Rất mong người đam mê như bạn cung cấp thêm thông tin về cây teak cũng như bạn biết ai có trồng cây xoan cho mình thông tin để tham khảo

Xin cám ơn
 
Last edited by a moderator:
bạn muốn xem tếch họ trồng, thu hoạch và sử dụng như nào bạn nên đến định quán và tân phú đồng nai. có lẽ đây là nơi duy nhất ở việt nam trồng và sử dụng tếch. indonesia mình có đọc qua vài web nói họ trồng cây nuôi cấy mô và thù hoạch lứa đầu vào năm thứ 6-7
Hôm nay teak đã vào mùa ra hoa nè,,,,mình cũng thích cây này lắm

theo mình biết cây teak mọc rất nhanh, khoảng 3-5 năm đầu tiên D1.3tb/năm = 4-6cm. nhưng sau đó chậm dần và khi lên 20-30 tuổi trồng thành rừng thì chỉ còn D1.3tb năm ~ 1-1.5cm/năm. ..có nghĩa là chu kỳ kinh doanh của nó phải đến 30-35 năm...
vì chưa có thực tế kiểm tra thông tin này nên ko dám nếu lên, Đã nghe nói về cây này rất nhiều, nhưng có nhiều thông tin trái ngược nhau, với lại mình chưa có điều kiện tiếp xúc với ai đã trồng teck nên ko biết chu kỳ kinh doanh của nó thế nào cả...bạn có thể cung cấp thêm thông tin về loài này ko

Loài này nghe nói là cũng thuộc loại "chướng", nghe nói trồng đơn lẽ thì to nhanh lắm, nhưng trồng thành rừng thì cây tăng trưởng đường kính không tốt. thông tin của hội gỗ châu á nói là indonesia họ trồng lấy gỗ nhiều, nhưng ko biết kỷ thuật lâm sinh họ thế nào, có cách nào rút ngắn thời gian không.

Còn mình tìm hiểu thêm, nghe nói châu phi họ trồng cây teak với keo lá tràm thành rừng 2 tán , cứ 7-8 năm họ khai thác tràm, sau 3 -4 chu kỳ như vậy thì họ khai thác teak, vừa giữ được độ ẩm đất, vừa tăng lượng vi sinh trong đất, chống xói mòn, vừa bổ sung thêm thêm thu nhập cho một cây có chu kỳ dài

Thực tế mình đang tìm hiểu mô hình nông lâm kết hợp trồng gỗ quý chu kỳ 20-30 năm (lát hoa, sưa, trắc, giáng hương,teak) rồi trồng thêm cỏ sả dưới tán để nuôi bò Angus lai...hi vọng mô hình này thành công thì nghề rừng Vn thực sự có tương lai và thu nhập.

mình cũng đang tìm 1 mô hình chu kỳ 10 năm như xoan (bất kể xoan ta hay xoan đào) rồi kết hợp trồng cây bình linh, (keo dậu) để tăng dinh dưỡng cho đất,trồng cỏ nuôi bò nữa....mật độ 3x6 thôi...nhưng hi vong 10 năm có cây 1m3/cây .Vì cây xoan cần nhiều N,P... mà phân gia súc bổ sung P, còn bình linh thì cố định đạm...

Rất mong người đam mê như bạn cung cấp thêm thông tin về cây teak cũng như bạn biết ai có trồng cây xoan cho mình thông tin để tham khảo

Xin cám ơn
gỗ tếch có 1 đặc điểm là lõi nhiều và dác mỏng. những cây có đường kính 20cm trở lên coi như sử dụng làm gỗ tốt rồi. mình sẽ chia sẻ với bạn về cây tếch trong topic khác mong bạn cùng anh em góp ý xây dựng thêm
 
Giờ em muốn trồng thì liên hệ cây giống ở đâu được ạ! Cảm ơn ạ!
 
có thể cho em xin tài liệu về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây đàn hương.e có 10ha đã trồng cây sưa k biết là sưa loại gì nữa),nghe nói có thể làm cây kí chủ cho đàn hương nên có ý định trồng xen 1 ít nhưng lại mù tịt về kĩ thuật.nếu gửi tài liệu thì a báo luôn giá cây giống cho e luôn nhé
 
Dạ tôi đang ở bên Ấn Độ để giúp chùa Việt Nam tại đất Phật trồng cây này ạ. Anh gửi cho tôi email để tôi gửi tài liệu cho anh. Email của tôi là vuthoai@gmail.com
 
Rất có thể là quảng cáo, bán hạt giống. Nếu thật sự dễ thế thì người Ấn Độ họ đã làm rồi, không cho mình cơ hội đâu. Có ai có gỗ này không, lên tiếng dùm cái[/QUOTE
Bạn của mình đã mua loại này cách đây 3 năm ở bên TQ, giá 1,2kg = 25tr.
 
cho mình hỏi đàn hương trắng và đỏ loại nào tốt hơn, nếu trông cây kí chủ thì trông trước bao lâu,bạn có thể gửi chi tiết cho mình vê mail hoangphongbp1991@gmail.com cho mình được hông,thank bạn nhiều
 
Chào các anh,
Thực ra cây đàn hương còn rất mới với Việt Nam chúng ta nên để nói về hiệu quả kinh tế ngay khi chúng ta chưa một lần khai thác thì cũng chỉ là dự kiến
Tất cả những gì tôi đưa ra cùng các bạn, cũng chỉ dựa trên những gì tôi tìm hiểu tại Ấn Độ và Úc. Còn ở Việt Nam chúng ta, chắc phải 10 năm nữa mới có con số chính xác về hiệu quả kinh tế của cây này
Hiện tại bên Viện chúng tôi, dự trên những số liệu khảo sát của các chuyên gia Ấn Độ và Úc, chúng tôi nhận thấy cây đàn hương có thể phát triển ở Việt Nam tốt nên chúng tôi đang trồng trên diện tích lớn. Còn với người khác, chúng tôi chỉ khuyên các bạn nên trồng ở một quy mô nhỏ (mấy chục cây) xen canh cùng các cây khác đang có sẵn để vừa tiện chăm sóc, vừa không rủi ro (các bạn trồng xen vào vườn cây cam, cây sưa, cây ổi....) thì có gì là rủi ro đâu ạ

Tất cả việc các bạn nói cây này, cây kia trồng giá trị thế này thế kia mình không bình luận gì cả vì có thể các bạn đã trồng nên đánh giá được hiệu quả của nó. Tuy nhiên, nếu là mình, mình vẫn trồng teak, trồng sưa, trồng lát hoa hay trồng trắc... nhưng mình xen vào mỗi hecta ta trồng một số cây đàn hương, nếu có rủi ro thì các cây khác vẫn có nguồn thu như thường. Còn nếu thực sự cây đàn hương có giá trị như hiện giờ thì ta lại có thêm một nguồn thu cũng tương đối. Với các giống cây mới, tôi cũng khuyên các bạn nên thận trọng.
 
Chào các anh,
Thực ra cây đàn hương còn rất mới với Việt Nam chúng ta nên để nói về hiệu quả kinh tế ngay khi chúng ta chưa một lần khai thác thì cũng chỉ là dự kiến
Tất cả những gì tôi đưa ra cùng các bạn, cũng chỉ dựa trên những gì tôi tìm hiểu tại Ấn Độ và Úc. Còn ở Việt Nam chúng ta, chắc phải 10 năm nữa mới có con số chính xác về hiệu quả kinh tế của cây này
Hiện tại bên Viện chúng tôi, dự trên những số liệu khảo sát của các chuyên gia Ấn Độ và Úc, chúng tôi nhận thấy cây đàn hương có thể phát triển ở Việt Nam tốt nên chúng tôi đang trồng trên diện tích lớn. Còn với người khác, chúng tôi chỉ khuyên các bạn nên trồng ở một quy mô nhỏ (mấy chục cây) xen canh cùng các cây khác đang có sẵn để vừa tiện chăm sóc, vừa không rủi ro (các bạn trồng xen vào vườn cây cam, cây sưa, cây ổi....) thì có gì là rủi ro đâu ạ

Tất cả việc các bạn nói cây này, cây kia trồng giá trị thế này thế kia mình không bình luận gì cả vì có thể các bạn đã trồng nên đánh giá được hiệu quả của nó. Tuy nhiên, nếu là mình, mình vẫn trồng teak, trồng sưa, trồng lát hoa hay trồng trắc... nhưng mình xen vào mỗi hecta ta trồng một số cây đàn hương, nếu có rủi ro thì các cây khác vẫn có nguồn thu như thường. Còn nếu thực sự cây đàn hương có giá trị như hiện giờ thì ta lại có thêm một nguồn thu cũng tương đối. Với các giống cây mới, tôi cũng khuyên các bạn nên thận trọng.
Hì.
em đang kiên trì theo Bác đây. Vài trăm cây bưởi da xanh của em đã sẵn sàng làm cây ký chủ.
Em nghỉ phải 10 năm sau mới có thể có kết luận chính xác về cây này. Tuy nhiên, chắc chắn một điều nếu trồng thành công thì giá trị kinh tế nó mang lại không có gì phải bàn cải. Không cần xuất đi đâu, bán ở vn cũng đã ok rồi.
 
Hiện tại đang có đối tác Nhật muốn quy hoạch vùng nguyên liệu để mua. Họ trả 4,1 đô (tương đương với 90.000 vnđ) cho 1 kg
 
Không thấy cây ký chủ a dân? Cây vẫn xanh tốt, có bí quyết gì chia sẽ với anhbem đi a dân ơi. Cây anh thoại cở 1,5 m rồi
 
Không thấy cây ký chủ a dân? Cây vẫn xanh tốt, có bí quyết gì chia sẽ với anhbem đi a dân ơi. Cây anh thoại cở 1,5 m rồi
Bác có trồng DH trắng ko? chắc bác ở gần Vu thoai? mình có trồng kèm lạc dại nhưng ko nhiều, những cây có ký chủ và ko có thì cũng ko khác gì mấy, ở đây đất bazan nên cây phát triển rất tốt, quan trọng nhất là tưới nước vừa đủ là cây phát triển tốt thui, mjnh trồng nhưng ko trực tiếp chăm sóc nên cây của mjnh ko dc như ý. cây của mjnh thường bị tưới dư nước nên nhiều cây ko phát triển dc. mình nghỉ khi cây cho ra đất sẽ phát triển hơn khi trong bầu. nếu bác có trồng hd trăng thì up hình xem với.
 
Em ở Bình Định, không gần anh Thoại. Em ươm gần 6 tháng rồi, cây ký chủ là đậu triều, em cũng không chăm sóc trực tiếp vì em làm việc tại vũng tàu. cây cũng xanh nhưng chưa cao bằng cây anh. Cây DH anh ươm chính xác là bao lâu? cây DH em ươm chắc được cở 45-50 phân thôi.
 
Vinh ơi không có cây kí chủ, đàn hương vẫn phát triển nhưng không tốt đâu em. Bản chất cây đàn hương vẫn hút được chất dinh dưỡng và nó chỉ nhờ cây khác hút cho khoảng 10% các vi chất như Kali, Phốt pho... Hơn nữa không có cây kí chủ, cây hình thành lõi kém lắm em. Chọn cây kí chủ tốt, khoảng 12 đến 15 năm là thu hoạch được cây đàn hương từ 11 - 13 cm lõi gỗ. Nhưng nếu không có cây kí chủ tốt, phải 25 - 30 năm mới thu hoạch được cây em ạ.
Anh đang ở Tây Nguyên kiểm tra tốc độ phát triển cây đàn hương bên anh. Mới trồng có 6 tháng mà đã được hơn 1,5 m em ạ. Rất vui vì cây phát triển rất tốt em ạ
26226019343_61d469b9c0_o.jpg
 
đẹp quá anh Thoại ơi. Như vậy trồng ra ngoài cây phát triển nhanh hơn trong bầu. Cây ký chủ anh trồng là cây bưởi phải không?
 
Back
Top