Là loại cây trồng đặc sản, có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm hồi Lạng Sơn đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển thương hiệu, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả xuất khẩu.
CH Séc giúp xây dựng rừng hồi mẫu lớn
Theo Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) tỉnh Lạng Sơn, là cây trồng chủ lực, hiện diện tích hồi trên địa bàn Lạng Sơn vào khoảng 33.503 ha, cho sản lượng từ 6.000 – 7.000 tấn/năm, chiếm 71% sản lượng hồi của cả nước. Có thể khai thác trong khoảng thời gian dài (20 – 40 năm), cùng giá bán lên đến 40 – 60 nghìn đồng/kg, mỗi hộ nông dân trồng hồi có thể thu nhập từ 40 – 200 triệu đồng/năm. Do đó, hồi và các sản phẩm chế biến từ hồi đã và đang trở thành sản phẩm chủ lực giúp người dân Lạng Sơn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện phần lớn sản lượng hồi Lạng Sơn được xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo TS. Lương Đăng Ninh – Giám đốc Sở KHCN Lạng Sơn, do thói quen canh tác, khai thác và chăm sóc chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều cây hồi đang dần bị thoái hóa, ra ít hoa, sản lượng giảm dần. Bên cạnh đó, do khả năng chế biến còn hạn chế nên các sản phẩm hồi chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu thô hoặc chế biến thành tinh dầu
Để phục hồi những cây hồi già cỗi, nâng cao sản lượng hoa hồi, UBND tỉnh Lạng Sơn đang phối hợp cùng Đại sứ quán CH Séc tại Việt Nam xây dựng một mô hình rừng hồi mẫu lớn với hình thức phía Séc sẽ đầu tư cho người nông dân Lạng Sơn một dự án khép kín, từ tập huấn kỹ thuật chăm sóc đến thu hái, bảo quản hồi sau chế biến. Đồng thời, các DN CH Séc cũng sẽ giúp đầu tư công nghệ chế biến và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm hồi. Dự án đang trong giai đoạn triển khai và theo TS.Lương Đăng Ninh: “Dự kiến, sau khi dự án này hoàn thành, sẽ có đến trên 85% lượng hồi Lạng Sơn được xuất khẩu sang Séc và các quốc gia khu vực châu Âu”.
Chia sẻ về các sản phẩm hồi Lạng Sơn, ông Václav Aubrecht – Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp CH Séc – Việt cho biết: “Hồi là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với khí hậu cũng như thói quen sử dụng của người dân châu Âu, đặc biệt là các nước trong khu vực có khí hậu lạnh. Nếu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia này, hồi Việt Nam chắc chắn sẽ được người tiêu dùng châu Âu đón nhận”.
Chắc chân thị trường trong nước
Trái ngược với việc khá “được lòng” các thị trường xuất khẩu, tại thị trường trong nước, các sản phẩm hồi lại chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, nhiều sản phẩm hồi được xuất khẩu ra một số thị trường (đặc biệt là thị trường Trung Quốc) dưới hình thức nguyên liệu thô, giá rẻ, sau đó sản xuất thành thành phẩm và bán ngược trở lại thị trường trong nước với giá cao hơn nhiều.
Ông Mai Hồng Phi – Phó giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm Sản Lạng Sơn – một trong những DN hồi lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho biết, mặc dù đang xuất khẩu đến khoảng mười quốc gia trên thế giới nhưng ở thị trường trong nước, các sản phẩm hồi của công ty lại chưa được biết đến nhiều. Chính vì vậy, để chiếm lĩnh tốt hơn thị trường trong nước, vào tháng 6-2014, công ty sẽ mang một số sản phẩm hồi (hoa hồi khô, tinh dầu hồi…) đến trưng bày tại hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Cần Thơ 2014 (diễn ra từ ngày 17 đến 22-6-2014). Đây là bước đầu tiên đưa các sản phẩm hồi “ra mắt” người tiêu dùng và DN khu vực miền Nam – khu vực thị trường rộng lớn nhưng chưa được các DN hồi Lạng Sơn khai thác và chiếm lĩnh hiệu quả. Sau hội chợ này, công ty sẽ mở một văn phòng đại diện tại Cần Thơ để tìm kiếm bạn hàng, ký kết những hợp đồng hợp tác và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Mai Hồng Phi cho biết thêm, nhu cầu hồi ở thị trường trong nước còn tương đối lớn do nhiều DN có nhu cầu mua những sản phẩm hồi để sản xuất gia vị phục vụ cho các DN thực phẩm chế biến hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, đây là sẽ khu vực thị trường được công ty chú trọng các hoạt động mở rộng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quốc Hải – Phó giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn khẳng định: “Không chỉ riêng sản phẩm hồi, thời gian tới, Lạng Sơn sẽ phối hợp với nhiều tỉnh biên giới phía Bắc khác như Quảng Ninh, Cao Bằng… để thực hiện quảng bá một loạt những sản phẩm đặc trưng khác của các tỉnh miền núi phía Bắc. “Đây là hoạt động quan trọng, không chỉ giúp DN chiếm lĩnh tốt thị trường trong nước – thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân mà còn giúp DN tránh bị phụ thuộc vào bất cứ một thị trường xuất khẩu nào” – ông Nguyễn Quốc Hải khẳng định.
HÀ ANH
Nguồn: www.nhandan.com.vn/
CH Séc giúp xây dựng rừng hồi mẫu lớn
Theo Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) tỉnh Lạng Sơn, là cây trồng chủ lực, hiện diện tích hồi trên địa bàn Lạng Sơn vào khoảng 33.503 ha, cho sản lượng từ 6.000 – 7.000 tấn/năm, chiếm 71% sản lượng hồi của cả nước. Có thể khai thác trong khoảng thời gian dài (20 – 40 năm), cùng giá bán lên đến 40 – 60 nghìn đồng/kg, mỗi hộ nông dân trồng hồi có thể thu nhập từ 40 – 200 triệu đồng/năm. Do đó, hồi và các sản phẩm chế biến từ hồi đã và đang trở thành sản phẩm chủ lực giúp người dân Lạng Sơn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện phần lớn sản lượng hồi Lạng Sơn được xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo TS. Lương Đăng Ninh – Giám đốc Sở KHCN Lạng Sơn, do thói quen canh tác, khai thác và chăm sóc chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều cây hồi đang dần bị thoái hóa, ra ít hoa, sản lượng giảm dần. Bên cạnh đó, do khả năng chế biến còn hạn chế nên các sản phẩm hồi chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu thô hoặc chế biến thành tinh dầu
Để phục hồi những cây hồi già cỗi, nâng cao sản lượng hoa hồi, UBND tỉnh Lạng Sơn đang phối hợp cùng Đại sứ quán CH Séc tại Việt Nam xây dựng một mô hình rừng hồi mẫu lớn với hình thức phía Séc sẽ đầu tư cho người nông dân Lạng Sơn một dự án khép kín, từ tập huấn kỹ thuật chăm sóc đến thu hái, bảo quản hồi sau chế biến. Đồng thời, các DN CH Séc cũng sẽ giúp đầu tư công nghệ chế biến và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm hồi. Dự án đang trong giai đoạn triển khai và theo TS.Lương Đăng Ninh: “Dự kiến, sau khi dự án này hoàn thành, sẽ có đến trên 85% lượng hồi Lạng Sơn được xuất khẩu sang Séc và các quốc gia khu vực châu Âu”.
Chia sẻ về các sản phẩm hồi Lạng Sơn, ông Václav Aubrecht – Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp CH Séc – Việt cho biết: “Hồi là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với khí hậu cũng như thói quen sử dụng của người dân châu Âu, đặc biệt là các nước trong khu vực có khí hậu lạnh. Nếu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia này, hồi Việt Nam chắc chắn sẽ được người tiêu dùng châu Âu đón nhận”.
Chắc chân thị trường trong nước
Trái ngược với việc khá “được lòng” các thị trường xuất khẩu, tại thị trường trong nước, các sản phẩm hồi lại chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, nhiều sản phẩm hồi được xuất khẩu ra một số thị trường (đặc biệt là thị trường Trung Quốc) dưới hình thức nguyên liệu thô, giá rẻ, sau đó sản xuất thành thành phẩm và bán ngược trở lại thị trường trong nước với giá cao hơn nhiều.
Ông Mai Hồng Phi – Phó giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm Sản Lạng Sơn – một trong những DN hồi lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho biết, mặc dù đang xuất khẩu đến khoảng mười quốc gia trên thế giới nhưng ở thị trường trong nước, các sản phẩm hồi của công ty lại chưa được biết đến nhiều. Chính vì vậy, để chiếm lĩnh tốt hơn thị trường trong nước, vào tháng 6-2014, công ty sẽ mang một số sản phẩm hồi (hoa hồi khô, tinh dầu hồi…) đến trưng bày tại hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao Cần Thơ 2014 (diễn ra từ ngày 17 đến 22-6-2014). Đây là bước đầu tiên đưa các sản phẩm hồi “ra mắt” người tiêu dùng và DN khu vực miền Nam – khu vực thị trường rộng lớn nhưng chưa được các DN hồi Lạng Sơn khai thác và chiếm lĩnh hiệu quả. Sau hội chợ này, công ty sẽ mở một văn phòng đại diện tại Cần Thơ để tìm kiếm bạn hàng, ký kết những hợp đồng hợp tác và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Mai Hồng Phi cho biết thêm, nhu cầu hồi ở thị trường trong nước còn tương đối lớn do nhiều DN có nhu cầu mua những sản phẩm hồi để sản xuất gia vị phục vụ cho các DN thực phẩm chế biến hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, đây là sẽ khu vực thị trường được công ty chú trọng các hoạt động mở rộng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Quốc Hải – Phó giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn khẳng định: “Không chỉ riêng sản phẩm hồi, thời gian tới, Lạng Sơn sẽ phối hợp với nhiều tỉnh biên giới phía Bắc khác như Quảng Ninh, Cao Bằng… để thực hiện quảng bá một loạt những sản phẩm đặc trưng khác của các tỉnh miền núi phía Bắc. “Đây là hoạt động quan trọng, không chỉ giúp DN chiếm lĩnh tốt thị trường trong nước – thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân mà còn giúp DN tránh bị phụ thuộc vào bất cứ một thị trường xuất khẩu nào” – ông Nguyễn Quốc Hải khẳng định.
HÀ ANH
Nguồn: www.nhandan.com.vn/