Làm thế nào để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh bền vững, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng?
Đó là chủ đề chính được bàn luận tại hội thảo “An toàn thực phẩm đối với sản phẩm gia cầm” do Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN (VIPA) vừa tổ chức.
Vẫn phải NK hàng triệu gia cầm giống
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Duy, Trưởng phòng Gia súc nhỏ (Cục Chăn nuôi) cho biết: Tổng lượng gia cầm giống ông bà, bố mẹ NK trong cả năm 2012 đạt khoảng 1,5 triệu con, tăng 6% so với 2011. Tổng kim ngạch XK gia cầm giống đạt 6,41 triệu USD (tăng 9,4%). Các thị trường cung cấp giống gồm Hoa Kỳ, Pháp, Malaysia, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Séc, Philippines…
Các giống gà NK phổ biến là AA, Isa Brown, Isa Shaver, Ross 308, Cob 500, Hi*** Brown, RedBro và các giống vịt Star 53, Cherry Valley... cung cấp đủ cho nhu cầu SX.
Nuôi gà đẻ D300 nhập ngoại từ Séc tại trang trại Phương Hiền, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Cũng theo ông Duy, một số tồn tại là chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tổng thể năng suất chăn nuôi còn thấp, giá thành sản phẩm cao so với các nước chăn nuôi tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Việc quản lý dịch bệnh, quản lý chất lượng vật tư chăn nuôi, giống, môi trường và ATVSTP còn nhiều tồn tại, bất cập...
Vấn đề đầu tư cho KHCN cũng chưa thoả đáng; vốn đầu tư cho chăn nuôi hạn hẹp, lãi suất cao, khó tiếp cận, cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển chăn nuôi chưa được thông thoáng, chưa tạo môi trường thuận lợi, chưa có ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư.
Trong quá trình hội nhập, ngành chăn nuôi gia cầm VN đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Đó là năng suất và chất lượng thịt, trứng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; giá thành sản phẩm thịt, trứng SX trong nước cao hơn so với thế giới; VSATTP đối với sản phẩm thịt, trứng gia cầm chưa được kiểm soát; dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Lượng thịt gia cầm tiêu thụ bình quân cho một đầu người ở VN khoảng 8,2 kg (chỉ chiếm 17,1% tổng lượng thịt tiêu thụ) năm 2012; tương ứng lượng trứng khoảng 83 quả năm 2012. Nếu so với mức SX và tiêu thụ sản phẩm gia cầm của thế giới thì mức SX gia cầm của VN còn rất thấp, chỉ đạt khoảng 50% mức trung bình của thế giới. Ở trong nước, thịt gia cầm cũng mới chiếm chưa tới 20% tổng sản lượng thịt tiêu thụ các loại (không tính thuỷ sản).
Tái cơ cấu
Theo đại diện Cục Chăn nuôi, tái cơ cấu phương thức tổ chức SX là một trong những yêu cầu cấp bách trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay. Theo đó, chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững.
Một mặt, duy trì chăn nuôi nông hộ, HTX kiểu mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng nội địa. Mặc khác, phát triển chăn nuôi trang trại (đạt khoảng 50% vào năm 2020) nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho các thành phố lớn, khu công nghiệp, góp phần hạn chế thực phẩm NK và hướng tới XK.
Song song với đó, phải chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng quy mô đàn gia cầm, so với các loại vật nuôi khác. Trong đó, tập trung khuyến khích phát triển chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi, vịt nuôi nhốt, bán chăn thả và chăn thả có kiểm soát. Tăng cường năng lực cho các đơn vị tham qua quản lý giống vật nuôi, trong đó có vai trò của các hội, hiệp hội.
Nhằm tạo ra thị trường bền vững tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm, trước mắt phải hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với hệ thốn giống, hệ thống giết mổ, chế biến gia súc gia cầm và gắn với quy hoạch xây dựng NTM.
Minh Phúc/ Báo NNVN
Đó là chủ đề chính được bàn luận tại hội thảo “An toàn thực phẩm đối với sản phẩm gia cầm” do Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN (VIPA) vừa tổ chức.
Vẫn phải NK hàng triệu gia cầm giống
Tại hội thảo, ông Phạm Văn Duy, Trưởng phòng Gia súc nhỏ (Cục Chăn nuôi) cho biết: Tổng lượng gia cầm giống ông bà, bố mẹ NK trong cả năm 2012 đạt khoảng 1,5 triệu con, tăng 6% so với 2011. Tổng kim ngạch XK gia cầm giống đạt 6,41 triệu USD (tăng 9,4%). Các thị trường cung cấp giống gồm Hoa Kỳ, Pháp, Malaysia, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Séc, Philippines…
Các giống gà NK phổ biến là AA, Isa Brown, Isa Shaver, Ross 308, Cob 500, Hi*** Brown, RedBro và các giống vịt Star 53, Cherry Valley... cung cấp đủ cho nhu cầu SX.
Nuôi gà đẻ D300 nhập ngoại từ Séc tại trang trại Phương Hiền, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Cũng theo ông Duy, một số tồn tại là chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tổng thể năng suất chăn nuôi còn thấp, giá thành sản phẩm cao so với các nước chăn nuôi tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Việc quản lý dịch bệnh, quản lý chất lượng vật tư chăn nuôi, giống, môi trường và ATVSTP còn nhiều tồn tại, bất cập...
Vấn đề đầu tư cho KHCN cũng chưa thoả đáng; vốn đầu tư cho chăn nuôi hạn hẹp, lãi suất cao, khó tiếp cận, cơ chế chính sách huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển chăn nuôi chưa được thông thoáng, chưa tạo môi trường thuận lợi, chưa có ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư.
Trong quá trình hội nhập, ngành chăn nuôi gia cầm VN đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Đó là năng suất và chất lượng thịt, trứng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; giá thành sản phẩm thịt, trứng SX trong nước cao hơn so với thế giới; VSATTP đối với sản phẩm thịt, trứng gia cầm chưa được kiểm soát; dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Lượng thịt gia cầm tiêu thụ bình quân cho một đầu người ở VN khoảng 8,2 kg (chỉ chiếm 17,1% tổng lượng thịt tiêu thụ) năm 2012; tương ứng lượng trứng khoảng 83 quả năm 2012. Nếu so với mức SX và tiêu thụ sản phẩm gia cầm của thế giới thì mức SX gia cầm của VN còn rất thấp, chỉ đạt khoảng 50% mức trung bình của thế giới. Ở trong nước, thịt gia cầm cũng mới chiếm chưa tới 20% tổng sản lượng thịt tiêu thụ các loại (không tính thuỷ sản).
Tái cơ cấu
Theo đại diện Cục Chăn nuôi, tái cơ cấu phương thức tổ chức SX là một trong những yêu cầu cấp bách trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay. Theo đó, chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững.
Một mặt, duy trì chăn nuôi nông hộ, HTX kiểu mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng nội địa. Mặc khác, phát triển chăn nuôi trang trại (đạt khoảng 50% vào năm 2020) nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho các thành phố lớn, khu công nghiệp, góp phần hạn chế thực phẩm NK và hướng tới XK.
Song song với đó, phải chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng quy mô đàn gia cầm, so với các loại vật nuôi khác. Trong đó, tập trung khuyến khích phát triển chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi, vịt nuôi nhốt, bán chăn thả và chăn thả có kiểm soát. Tăng cường năng lực cho các đơn vị tham qua quản lý giống vật nuôi, trong đó có vai trò của các hội, hiệp hội.
Nhằm tạo ra thị trường bền vững tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm, trước mắt phải hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với hệ thốn giống, hệ thống giết mổ, chế biến gia súc gia cầm và gắn với quy hoạch xây dựng NTM.
Minh Phúc/ Báo NNVN