Chất Dinh Dưỡng Của đất Và Nhu Cầu Của Cây Lúa

  • Thread starter ntx123
  • Ngày gửi
Đối với vùng đất thấp và phần lớn là đất phù sa được bồi tụ như vùng ĐBSCL thì sự thiếu hụt về các nguyên tố trung và vi lượng là không đáng kể. Chất dinh dưỡng đa lượng gồm đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) là quan trọng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển cây lúa. <o:p></o:p>
Sau khi thu hoạch lúa ĐX, đất được cày phơi ải đủ thời gian (ít nhất ba tuần) trong mùa nắng cho mùn hoá, khoáng hóa chất hữu cơ thì lượng dưỡng chất hữu dụng trong đất gia tăng.<o:p></o:p>
Bón đạm chôn vùi sâu dưới đất, khỏi tầng oxid hóa trên lớp đất mặt thì đạm ít bị mất mát. Đạm giúp phát triển thân, lá, cây to, khỏe, đẻ nhánh nhiều, bông lớn. Bón dư đạm lúa sẽ đâm nhiều chồi vô hiệu, lãng phí, lúa dễ nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá, dễ đổ ngã, lép lửng nhiều. Dùng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng đạm cần bón, đặc biệt là lúc bón lần ba. <o:p></o:p>
Đối với chất lân, lượng hữu dụng trong đất rất thấp. Thời gian ngập nước càng lâu, giúp pH đất gia tăng và độ hữu dụng của lân cũng gia tăng. Do đó lượng lân hữu dụng lúc chuẩn bị sạ HT thì thấp hơn đầu vụ ĐX. Lân rất ít di chuyển, nên bón lân chôn vùi vào trong đất ở độ sâu vùng rễ thì giúp cho lúa hấp thụ tốt hơn. Nhu cầu hấp thụ lân chủ yếu vào giai đoạn đầu do đó bón lót và trục chôn vùi xuống đất trước khi sạ cấy là tốt nhất. Chậm nhất là bón đợt hai cho lúa. Không nên bón lân quá trễ vào lần ba lúc lúa tượng khối sơ khởi. Vào giai đoạn làm đòng và trỗ chín, lân bên trong cây sẽ chuyển vị đến bông, hạt lúa. <o:p></o:p>
Kali tạo điều kiện cho lúa hút các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, giúp cứng cây, chống chịu sâu bệnh, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt nhanh. Cần thiết bón kali trong đợt một và giai đoạn tượng khối sơ khởi. <o:p></o:p>
Về các thời điểm bón phân, lúa có thời gian sinh trưởng 90 ngày và các dạng phân đơn được chọn để làm chuẩn như sau: <o:p></o:p>
Bón lót: bón 100% lượng lân dưới dạng phân lân đơn (phân super lân, lân nung chảy), chôn vùi vào trong đất trước khi trục trạc lần cuối, sau đó gieo sạ ngay. <o:p></o:p>
Bón phân đợt một: khoảng 7- 10 ngày sau khi sạ, chất dinh dưỡng được bón chủ yếu là khoảng 33% lượng đạm dưới dạng phân Urea. <o:p></o:p>
Bón phân đợt hai: khoảng 18-22 ngày sau sạ, 33% lượng đạm dưới dạng phân Urea. <o:p></o:p>
Bón phân đợt ba: đến 30 ngày sau khi sạ tức vào khoảng 10 ngày sau khi bón phân đợt hai, nên rút nước cạn toàn bộ ruộng trong vòng 10 ngày để giúp rửa trôi các chất độc trong đất, kích thích hệ thống rễ mới phát triển. <o:p></o:p>
Đóng những ống nhựa hoặc ống tre dài 40 cm, đường kính 15 cm, có khoan nhiều lỗ bên hông để quan sát mực nước trong ruộng. Sau khi tháo nước cạn ruộng, nếu quan sát thấy mực nước trong ống vực xuống cách mặt đất ruộng 15 cm thì bơm nước trở lại cho ngập sâu khoảng 5 cm trên mặt đất. Vào giữa vụ lúa HT là mùa mưa, nước dưới sông dồi dào, tháo nước ra khỏi ruộng vào giai đoạn này giúp giải độc trong đất, kích thích ra rễ mới hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, rất có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Bón phân đợt ba lúc lúa tượng khối sơ khởi, khoảng 45 ngày sau khi sạ đối với giống cao sản 90 ngày. Bón 100% lượng kali và 33% lượng đạm còn lại nếu lá lúa màu vàng ở mức số 3 trở xuống trên bảng so màu lá. Nếu ở mức 4 hoặc cao hơn, lá vẫn còn xanh đậm thì chỉ bón 100% lượng kali mà không nên bón đạm nữa.<o:p></o:p>
 
Back
Top