cho em hỏi về con rắn long thừa với

  • Thread starter duydung.le
  • Ngày gửi
em nghe nói con rắn long thừa chỉ ăn thức ăn còn sống thôi, em thấy có mấy người khác nuôi nhưng cho nó ăn bằng cách cắt nhỏ con mồi ra (cách này rất hay) mà con rắn vẫn ăn. có ai biết cách làm sao cho con rắn ăn mồi mình cắt nhỏ ko xin chỉ em ?
em xin đa tạ nhìu.................:huh::huh:
 
em nghe nói con rắn long thừa chỉ ăn thức ăn còn sống thôi, em thấy có mấy người khác nuôi nhưng cho nó ăn bằng cách cắt nhỏ con mồi ra (cách này rất hay) mà con rắn vẫn ăn. có ai biết cách làm sao cho con rắn ăn mồi mình cắt nhỏ ko xin chỉ em ?
em xin đa tạ nhìu.................:huh::huh:

Đúng là rắn Long thừa chỉ ăn thức ăn còn sống ( còn nhảy ), nhưng khi nhốt tù+ đói thì mồi nào cũng sẽ ăn hết. Rắn còn nhỏ thì dễ tập hơn rắn lớn ( lớn cũng tập được nhưng thời gian lâu hơn).
+ Bắt con cóc, cắt ra làm 5 phần (tùy kích thướt con rắn) để vào trong đĩa ( ngoài đất nó không thèm ngó tới đâu). Để gần nơi rắn nằm, từ từ nó sẽ ăn.
+ Lấy nhái (ếch) đông lạnh cho ăn cũng được.
+ Mùa nắng, nếu bí mồi quá, mua cổ gà (12k/kg) chặt nhỏ cho ăn.
+ Rắn nhỏ mua thịt gì cũng được, thái nhỏ (không thái lát, mà phải tròn-dài).

Học được chiêu này từ chú XV ...hehe:D
 
lấy kẹp , kẹp con mồi , rồi nhúc nhít con mồi qua lại chút xíu gần miệng nó , nó tưởng con mồi sống là ắn chứ gì
 
lấy kẹp , kẹp con mồi , rồi nhúc nhít con mồi qua lại chút xíu gần miệng nó , nó tưởng con mồi sống là ắn chứ gì

Đây cũng là 1 ý tưởng hay, nhưng mình chưa thực hiện bao giờ, vì:
+ Rắn nhìn con mồi không phải bằng mắt ( rắn cảm nhận con mồi bằng thân nhiệt).
+ 1000 con rắn (hoặc hơn nữa) làm như bạn Linh chắc cả tháng mới xong.
 
cảm ơn về ý kiến của các bạn. mình còn 1 thắc mắc nữa là cóc, nhái, ếch nhốt được trong bao lau thì nó sẽ chết vậy?
 
cảm ơn về ý kiến của các bạn. mình còn 1 thắc mắc nữa là cóc, nhái, ếch nhốt được trong bao lau thì nó sẽ chết vậy?

- Không biết cách nhốt thì 2 ngày hoặc hơn tí sẽ chết.
- Biết cách thì không bao giờ chết ( trừ khi nó già - cắn nhau - ăn thịt nhau sẽ chết)
+ Môi trường sống của nó như thế nào thì mình nhốt theo y vậy.
 
Không phải rắn cảm nhận con mồi bằng thân nhiệt đâu.
Ví dụ ếch nhái, thằn lằn, và sâu bọ thì làm gì có thân nhiệt?
*
Nó cảm nhận con mồi bằng mắt thấy con mồi cục cựa thì mới vồ.
Người ta quay phim con rắn kiếm mồi đến một vũng nước nhỏ,
có chục con ếch, thì nó đi ngang qua các con ếch mà không
cắn con nào. Bất chợt có một con ếch hơi nhúc nhích một cái,
thì con rắn vồ ngay và nuốt dần, trong khi các con ếch khác
vẫn cứ ngồi yên. Trong mắt con rắn, thì những con ếch này
chẳng khác gì những hòn đá, không ăn được. Đương nhiên, những
con vật máu nóng, thì rắn nhìn thấy giữa đêm tối, xung quanh
là cảnh vật mát dịu . Tuy vậy, khi trời nóng, thì những hòn
đá cũng nóng hơn đất và cây cỏ xung quanh, trông chẳng khác
gì những con chuột con thỏ đứng yên cả, trong khi chuột và
thỏ thật có khi còn mát dịu hơn đá phơi nắng.
*
Không những rắn ăn mồi còn cục cựa, mà nhiều động vật cũng
không chịu ăn những con mồi yếu ớt. Trong thịt của động vật
mạnh khoẻ, thì mùi vị thơm ngọt, còn động vật già yếu hay
đang có bệnh, thì thịt không thơm và không ngọt . Vì vậy,
chỉ những con vật săn mồi mà già yếu mới chịu ăn những con
mồi yếu ớt, cử động chậm chạp, hay sắp chết thôi.
*
Nuôi trăn hay rắn, mặc dù ban đầu phải huấn luyện cho chúng
ăn thịt động vật đã chết bằng cách động vào những miếng thịt
thức ăn để chúng biết và ăn, nhưng sau đó vẫn phải huấn luyện
cho nó biết chỗ đựng thức ăn, và hình thù miếng thức ăn, thì
chúng mới nhận ra mà ăn, chứ không ngỡ là gỗ đá không ăn được.
Tiện nhất là khi gắp thức ăn, thì có những tiếng động quen
thuộc, để rắn trăn có phản xạ có điều kiện, thức ăn vừa đưa
đến còn đang chuyển động, thì chúng đã vồ và ăn ngay, chẳng
có gì tốn công hơn đưa thức ăn vào cả. Nếu thức ăn còn thừa,
phải dọn đưa ra ngoài ngay cho chuồng sạch sẽ.
 
em nghe nói con rắn long thừa chỉ ăn thức ăn còn sống thôi, em thấy có mấy người khác nuôi nhưng cho nó ăn bằng cách cắt nhỏ con mồi ra (cách này rất hay) mà con rắn vẫn ăn. có ai biết cách làm sao cho con rắn ăn mồi mình cắt nhỏ ko xin chỉ em ?
em xin đa tạ nhìu.................:huh::huh:

Cắt nhỏ con mồi ra, hay nói cách khác là tập cho rắn ăn mồi chết là giải pháp thường gặp ở dân nuôi rắn vào mùa khô vì khi đó thức ăn dành cho rắn bắt đầu khan hiếm mà giá mua thì lên cao.

Em có thể tập cho con rắn ăn mồi chết khi rắn nuôi khoảng từ 3 tháng tuổi. Cách thức tập cho rắn ăn mồi chết cũng tương đối dễ. Để đàn rắn đói, sau đó bỏ trộn giữa mồi sống và mồi chết vào chuồng cho rắn ăn, những con mồi chết nên để gần rắn hơn. Tập cho rắn vài lần và giảm tỉ lệ mồi sống xuống từ từ là rắn sẽ ăn được mồi chết thôi.

Vào mùa khô, thức ăn của rắn như ếch, nhái, cóc... bắt đầu khan hiếm và giá mua cao người ta thường tìm thịt chuột hoặc cổ gà để làm thức ăn cho rắn. Nhưng tốt nhất là trước khi nuôi rắn em nên chủ động được nguồn thức ăn cho con này vì thức ăn ưa thích nhất của nó là ếch, nhái và cóc còn sống. Cách thức để rộng những con mồi này cũng không có gì là khó, em bỏ vào hồ hoặc 1 thùng nhựa loại 250L cũng được, nhớ đừng đổ nước vào trong đó mỗi ngày cho vào đó 1 ít nước để tắm cho nó thôi, làm vậy em có thể giữ được con mồi sống lâu mà không bị chết đó (nhưng sẽ bị chết đói :lol:).

Chúc em nuôi thành công.
 
hay quá. như vậy là tìm được thêm cách để giảm nổi lo về thức ăn.... thanks các anh nhìu nhìu
 
Đúng là rắn Long thừa chỉ ăn thức ăn còn sống ( còn nhảy ), nhưng khi nhốt tù+ đói thì mồi nào cũng sẽ ăn hết. Rắn còn nhỏ thì dễ tập hơn rắn lớn ( lớn cũng tập được nhưng thời gian lâu hơn).
+ Bắt con cóc, cắt ra làm 5 phần (tùy kích thướt con rắn) để vào trong đĩa ( ngoài đất nó không thèm ngó tới đâu). Để gần nơi rắn nằm, từ từ nó sẽ ăn.
+ Lấy nhái (ếch) đông lạnh cho ăn cũng được.
+ Mùa nắng, nếu bí mồi quá, mua cổ gà (12k/kg) chặt nhỏ cho ăn.
+ Rắn nhỏ mua thịt gì cũng được, thái nhỏ (không thái lát, mà phải tròn-dài).

Học được chiêu này từ chú XV ...hehe:D

caremvn thân mến,

Bạn có thể cho biết cách dưỡng con mới nở ? Liệu có những con lười ăn ko ? Trong trường hợp có con bỏ ăn thì mình có phải đút không ? Con ăn nhiều quá có phải hạn chế ko ?

Về chuyện mồi chết bạn có thể cho biết bạn đả áp dụng chặt nhỏ nhái ra cho rắn ăn lần nào chưa ?

Cảm ơn bạn nhìu nhìu...
---------------
Cắt nhỏ con mồi ra, hay nói cách khác là tập cho rắn ăn mồi chết là giải pháp thường gặp ở dân nuôi rắn vào mùa khô vì khi đó thức ăn dành cho rắn bắt đầu khan hiếm mà giá mua thì lên cao.

Em có thể tập cho con rắn ăn mồi chết khi rắn nuôi khoảng từ 3 tháng tuổi. Cách thức tập cho rắn ăn mồi chết cũng tương đối dễ. Để đàn rắn đói, sau đó bỏ trộn giữa mồi sống và mồi chết vào chuồng cho rắn ăn, những con mồi chết nên để gần rắn hơn. Tập cho rắn vài lần và giảm tỉ lệ mồi sống xuống từ từ là rắn sẽ ăn được mồi chết thôi.

Quoctayninh thân mến,

Mình phân vân ko hiểu vì sao phải đợt tới 3 tháng tuổi mà không tập cho nó ăn mồi chết từ khi mới nở ? Ví dụ : Tập ngay sau khi mới nở - lột xác lần đầu, hoặc từ 1 tháng tuổi, hoặc từ 2 tháng tuổi ?

Bạn nói trộn mồi sống và mồi chết - liệu con rắn có chịu ăn mồi chết ko hay chỉ chọn ăn mồi sống... bạn có thể cho biết thực tế ra sao ?....

Bạn nói đến mùa khô mới tập cho rắn ăn như vậy, như một phương cách tình thế, tuy nhiên nếu tập cho rắn từ nhỏ thì hay hơn hay dở hơn ? Lý do ....

Đa tạ...:D
 
Last edited by a moderator:
caremvn thân mến,

Bạn có thể cho biết cách dưỡng con mới nở ? Liệu có những con lười ăn ko ? Trong trường hợp có con bỏ ăn thì mình có phải đút không ? Con ăn nhiều quá có phải hạn chế ko ?

Về chuyện mồi chết bạn có thể cho biết bạn đả áp dụng chặt nhỏ nhái ra cho rắn ăn lần nào chưa ?

Cảm ơn bạn nhìu nhìu...

Rắn mới nở mình nên nhốt chuồng riêng ( 30 em/chuồng) với kích thước dài -rong - cao : 80x60x40 .
Trng 1 bầy, dĩ nhiên có vài con làm đại ka, ăn hiếp những con khác, con nào nhác sẽ biếng ăn, trong 1 tháng đầu, mình nên tách riêng những con biếng ra, nó sẽ ăn lại bình thường. Nước uống nên pha thêm vitamin. Trong lúc con rắn đang ăn, sắp nuốt xong con mồi, mình nhét thêm thức ăn vào cho nó nuốt tiếp. Rắn ăn càng nhiều càng tốt. Lúc nó đã no thì ko nên cầm nó trên tay, nó sẽ ói thức ăn ra.
Việc cho ăn mồi chết thì áp dụng ngay khi rắn nở 2 tuần tuổi. Sau 3 tháng tập vẫn OK.
 
Rắn mới nở mình nên nhốt chuồng riêng ( 30 em/chuồng) với kích thước dài -rong - cao : 80x60x40 .
Trng 1 bầy, dĩ nhiên có vài con làm đại ka, ăn hiếp những con khác, con nào nhác sẽ biếng ăn, trong 1 tháng đầu, mình nên tách riêng những con biếng ra, nó sẽ ăn lại bình thường. Nước uống nên pha thêm vitamin. Trong lúc con rắn đang ăn, sắp nuốt xong con mồi, mình nhét thêm thức ăn vào cho nó nuốt tiếp. Rắn ăn càng nhiều càng tốt. Lúc nó đã no thì ko nên cầm nó trên tay, nó sẽ ói thức ăn ra.
Việc cho ăn mồi chết thì áp dụng ngay khi rắn nở 2 tuần tuổi. Sau 3 tháng tập vẫn OK.

Caremvn thân mến,

Quá hay - xin chân thành tiếp thu.

Mình xin có câu hỏi:

1. Chuồng riêng của rắn nhỏ chắc chỉ khác rắn lớn là nhỏ hơn và mắt lưới nhỏ hơn thôi ?

2. Chuồng riêng cho rắn nhỏ nuôi 30 con, còn chuồng lớn nuôi bao nhiêu con thì phù hợp - kích cỡ ?

3. Rắn nhỏ cho ăn nhái vậy khi nào, bao lớn thì mới có thể đổi sang cho ăn cóc và các thứ khác như gà chuột, vv... ? Và vẫn có thể chặt nhỏ ra cho ăn, dù rằng rắn đã lớn ?

4. Trước khi cho ăn ta có phải làm vệ sinh thức ăn ko ? Nếu có thì phải làm thế nào ? Một số nơi theo mình biết bỏ da, ruột nhái cho con rắn non ăn đỡ bệnh ? Hoặc dội qua nước sôi để làm sạch lớp da cóc và giảm thiểu chất nhựa độc vv... Theo bạn có nên làm vậy ko ?

Cảm ơn bạn nhìu nhìu....:rolleyes:
 
Quoctayninh thân mến,

Mình phân vân ko hiểu vì sao phải đợt tới 3 tháng tuổi mà không tập cho nó ăn mồi chết từ khi mới nở ? Ví dụ : Tập ngay sau khi mới nở - lột xác lần đầu, hoặc từ 1 tháng tuổi, hoặc từ 2 tháng tuổi ?

Bạn nói trộn mồi sống và mồi chết - liệu con rắn có chịu ăn mồi chết ko hay chỉ chọn ăn mồi sống... bạn có thể cho biết thực tế ra sao ?....

Bạn nói đến mùa khô mới tập cho rắn ăn như vậy, như một phương cách tình thế, tuy nhiên nếu tập cho rắn từ nhỏ thì hay hơn hay dở hơn ? Lý do ....

Đa tạ...:D

Mình chưa bao giờ cho rắn ăn mồi chết từ lúc mới nở nên không có gì dám chắc chắn, nhưng theo ý kiền chủ quan và kinh nghiệm nuôi của mình trước giờ thì mình không bao giờ tập cho rắn ăn mồi chết khi rắn dưới 1 tháng tuổi.

Đúng như bạn nói, cho ăn mồi chết chỉ là 1 giải pháp tình thế của dân nuôi rắn thôi, còn bản chất con rắn thì luôn thích ăn mồi sống nhất là những con mồi khỏe mạnh.

Ngay khi rắn mới nở ra rắn sẽ không ăn mồi mà chỉ uống nước trong khoảng 1 tuần đầu, sau đó rắn sẽ lột da và bắt đầu tập ăn. Rắn con khi lột da lần đầu sẽ tìm thức ăn, thức ăn chủ yếu là nhái nhỏ hoặc thằn lằn, ăn xong con mồi nó sẽ lại nằm nghỉ ngơi tiếp, vì vậy trong tháng đầu rắn chỉ ăn khoảng 4 hoặc 5 lần nên tập cho rắn ăn mồi chết giai đoạn này xem ra không khả thi lắm vì đây là giai đoạn rắn đang tập ăn.

Mình bắt đầu tập cho rắn ăn mồi chết khi rắn được khoảng 3 tháng tuổi, vì khi đó rắn đã cứng cáp và đã quen với hình dáng con mồi. Cách trộn giữa mồi sống và mồi chết là để tạo thói quen dần cho rắn (mình đã thử nghiệm và thành công với cách thức này).

Chúc bạn nuôi thành công.
 
cho em hỏi đầu gà cũng chỉ dành cho rắn nhỏ ăn thôi hay áp dụng cả đối với rắn lớn vậy? đến giai đoạn nào thì con rắn sẽ ăn mồi sống hoàn toàn vậy? bạn CAREMVN có nói là cần cho rắn uống vitamin, bậ có thể nói rõ hơn là loại nào ko, có thêm hình ảnh nữa thì wá tốt.................thanks nhìu
 
Rắn nhà mình ăn mồi chết nà ...

[youtube]R-LlbR4GyBE[/youtube]
---------------
cho em hỏi đầu gà cũng chỉ dành cho rắn nhỏ ăn thôi hay áp dụng cả đối với rắn lớn vậy?

Rắn ăn đầu gà, cổ gà khi điều kiện thiếu cóc, nhái. Lứa tuổi nào áp dụng cũng được.

bạn CAREMVN có nói là cần cho rắn uống vitamin, bậ có thể nói rõ hơn là loại nào ko, có thêm hình ảnh nữa thì wá tốt.................thanks nhìu

chủ yếu là thuốc kích thích ăn, tẩm vào thức ăn chết, hoặc là nước uống. loại thuốc dành cho heo, mình làm như vậy, còn ai làm khác thì mình không biết.
 
Last edited by a moderator:
Rắn mới nở mình nên nhốt chuồng riêng ( 30 em/chuồng) với kích thước dài -rong - cao : 80x60x40 .

Về chuồng cho rắn lớn có lẽ xuất phát điểm là từ một câu chuyện xưa (chắc ko xưa lắm) ở Tây ninh mà hình thành lên một kích cỡ thống nhất và lưu truyền rộng rãi là cao khoảng 1.2m, rộng khoảng 1m và dài khoảng 2 m. Trong đặt vỉ tre để rắn nằm nghỉ (ko có tre thì thay bằng gỗ :rolleyes:), lót 1 lớp đất ... vv và vv... có thể nuôi tới 50 con :mellow:...

Mình xin nêu một số câu hỏi nhờ ACE chỉ dẫn:

1. Tại sao lại phải có thêm cái kệ nằm nghỉ ? Để cho rắn chọn khu vực nhiệt phù hợp trong chuồng ? Rắn có luôn luôn nằm trên kệ trong bất cứ thời tiết nào hay không ? Có khi nào nó bò xuống nằm trên nền sàn ko ? Hay là loài rắn này thích bò cao để nằm ?

2. Nó chỉ sử dụng kệ để nằm thôi, ở sạch và đi phân xuống đất ? Thường thì rắn đi phân ở vị trí nào trong chuồng ?

3. Thông thường thì ta thấy rắn nằm thành một đống trên kệ - liệu có con bị chết bẹp ko vì bị các con khác đè lên ? Khi đêm đến rắn rời nhau nằm riêng ra hay vẵn cuộn thành đống ?

4. Nếu ban đêm vẫn nằm thành đống thì có phải là ta đã làm chuồng quá rộng hay ko ? Và vì sao ban ngày rắn có xu thế nằm lên nhau thành đống ? Có phải chúng sợ hãi do chuồng quá rộng, quá sáng hay chúng cần độ ấm hay độ mát của nhau ?

5. Nước và con mồi thông thường ta bố trí ở đâu trong chuồng ? Có làm cho con rắn phải bò qua phân của nó khi tiếp cận nguồn nước và thức ăn ?

6. Thông thường ngoài Bắc họ nuôi chuồng con một , kích thước khoảng 80 x 40 x 25 cm (thường thì âm đất - chuồng chìm) mình không rõ lý do ? Có phải vấn đề tránh gió lạnh ? Nuôi con một có lợi thế gì ? Chắc hẳn loại chuồng này ko có kệ ?

7. Nếu chuồng rộng như chuồng heo thì ta có thể khống chế độ ẩm/ nhiệt độ / gió ko hay cứ ngoài thế nào trong thế ấy ? Có ACE nào biết độ ẩm cần thiết cho loài rắn này là bao nhiêu % ko ?

Mong được thông tin và cảm ơn nhìu nhìu...:D

Thân.




<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
Thông thường ngoài Bắc họ nuôi chuồng con một , kích thước khoảng 80 x 40 x 25 cm (thường thì âm đất - chuồng chìm) mình không rõ lý do ? Có phải vấn đề tránh gió lạnh

Rắn là loài máu lạnh . Thân nhiệt thay đổi theo môi truờng . Làm hầm ngầm duối đất là cách ổn định nhiệt độ chuồng nuôi đó bác . Vì kể cả về mùa đông . Khi chui xuống những hầm ngầm thì luôn ấm hơn rất nhiều so với trên mặt đất . Đây là kinh nghiệm quý báu của những tiền bối đi trước .

Hiện tại nhiều nơi đóng thùng gỗ nuôi . Nhưng cách nuôi Hầm ngầm vẫn phổ biến hơn cả vì một lý do nữa đó là .

Chuồng rắn đặt ở vị trí thấp . Khi chăm sóc nếu có bất cẩn bị rắn táp cùng lắm vào tay hoặc chân " Tư thế bắt rắn khi đó cúi lom khom . Tay và chân là phần tiếp xúc với rắn nhiều nhất". Nếu làm chuồng ngang hông ,ngang bụng ... Khi rắn ngoi lên cắn nhầm vào một số bộ phận quan trọng gần Tim ,gần não . Hoặc táp nhầm vào hàng họ một cái là coi như Tiêuuuuuuuuuuuuu: Bác sĩ ơi em bị rắn cắn vào Cờ Him ...Cứu em với!!!!!!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
đoạn video ko xem được bạn ơi.....
---------------
cảm ơn bạn caremvn đã cho mình thêm thông tin bổ ích......thanks nhìu
 
Last edited by a moderator:
Về chuồng cho rắn lớn có lẽ xuất phát điểm là từ một câu chuyện xưa (chắc ko xưa lắm) ở Tây ninh mà hình thành lên một kích cỡ thống nhất và lưu truyền rộng rãi là cao khoảng 1.2m, rộng khoảng 1m và dài khoảng 2 m. Trong đặt vỉ tre để rắn nằm nghỉ (ko có tre thì thay bằng gỗ :rolleyes:), lót 1 lớp đất ... vv và vv... có thể nuôi tới 50 con :mellow:...

- Câu chuyện xưa mà bạn nói là chuyện gì vậy? Mình cũng ở Tây Ninh, cũng nuôi chuồng giống vậy (không có nền đất) nhưng không biết câu chuyện này.

Mình xin phép trả lời 1 số câu hỏi hy vọng giúp ích cho bạn.
1. Tại sao lại phải có thêm cái kệ nằm nghỉ ? Để cho rắn chọn khu vực nhiệt phù hợp trong chuồng ? Rắn có luôn luôn nằm trên kệ trong bất cứ thời tiết nào hay không ? Có khi nào nó bò xuống nằm trên nền sàn ko ? Hay là loài rắn này thích bò cao để nằm ?
- Rắn là loài ở rất sạch vì vậy để thêm cái kệ bên trên cho rắn nằm để tách biệt với đáy chuồng. Thường thì vào buổi trưa, khi nhiệt độ lên cao và nắng rọi trực tiếp vào miếng kệ thì rắn sẽ tránh nóng bằng cách xuống nằm dưới đáy chuồng.
2. Nó chỉ sử dụng kệ để nằm thôi, ở sạch và đi phân xuống đất ? Thường thì rắn đi phân ở vị trí nào trong chuồng ?
- 90% rắn sẽ bò xuống nền để đi phân.
3. Thông thường thì ta thấy rắn nằm thành một đống trên kệ - liệu có con bị chết bẹp ko vì bị các con khác đè lên ? Khi đêm đến rắn rời nhau nằm riêng ra hay vẵn cuộn thành đống ?
- Rắn luôn có xu hướng cuộn tròn lại thành đống chung với nhau. Cũng giống người có xu hướng nằm đè lên nhau chỉ có chết "mê" thôi chứ không chết bẹp được:lol:
4. Nếu ban đêm vẫn nằm thành đống thì có phải là ta đã làm chuồng quá rộng hay ko ? Và vì sao ban ngày rắn có xu thế nằm lên nhau thành đống ? Có phải chúng sợ hãi do chuồng quá rộng, quá sáng hay chúng cần độ ấm hay độ mát của nhau ?
- Đêm hay ngày vì rắn vẫn nằm cuộn tròn thành đống, chúng chỉ di chuyển khi đi phân, uống nước hoặc khi đói thôi.
5. Nước và con mồi thông thường ta bố trí ở đâu trong chuồng ? Có làm cho con rắn phải bò qua phân của nó khi tiếp cận nguồn nước và thức ăn ?
- Nước thường để phía trên kệ gần chỗ nằm cho rắn uống. Trước khi cho ăn thì nên vệ sinh chuồng sạch sẽ rồi mới thả mồi vào.
6. Thông thường ngoài Bắc họ nuôi chuồng con một , kích thước khoảng 80 x 40 x 25 cm (thường thì âm đất - chuồng chìm) mình không rõ lý do ? Có phải vấn đề tránh gió lạnh ? Nuôi con một có lợi thế gì ? Chắc hẳn loại chuồng này ko có kệ ?
- Nuôi chuồng âm xuống đất là để chuồng luôn có độ ẩm và nhiệt độ nhất định, còn nuôi với kích thước chuồng nhỏ thả 1 con là để hạn chế cho rắn di chuyển đồng thời có thể dễ dàng kiểm soát được lượng thức ăn, chỉ ăn rồi nằm => tăng trọng nhanh.
7. Nếu chuồng rộng như chuồng heo thì ta có thể khống chế độ ẩm/ nhiệt độ / gió ko hay cứ ngoài thế nào trong thế ấy ? Có ACE nào biết độ ẩm cần thiết cho loài rắn này là bao nhiêu % ko ?
- Nhiệt độ chuồng rắn phù hợp là vào khoảng 28 - 30độC. Chuồng nuôi nên bố trí tránh gió lùa trực tiếp vào. Mùa lạnh nên che chắn xung quanh đừng để nhiệt độ trong chuồng xuống dưới 25độ. Độ ẩm thì mình không biết, nhưng nó chung là không khô quá, cũng không ẩm thấp quá là được, luôn giữ cho nền chuồng sạch sẽ để giảm bớt các bệnh về đường ruột cho rắn.

Chúc bạn nuôi thành công.
Thân.
 
Back
Top