Vài năm trở lại đây, việc chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều địa phương. Hà Nội và TP HCM là những nơi có phong trào chơi phát triển mạnh nhất. Trong số người chơi, dân nghiệp dư không tính toán việc kinh doanh là những "kẻ" có niềm đam mê lớn nhất. Anh Hoàng là một người chơi theo sở thích như thế. Tuy nhiên, trong lúc "cao điểm", căn nhà nhỏ của gia đình anh cũng treo lủng lẳng vài chục lồng chim to nhỏ khác nhau.
Chim cảnh được coi là thú chơi dân dã vì đối tượng chơi khá rộng rãi. Thường, những người cao tuổi hay trung niên thích chơi non bộ hay cây cảnh hơn, còn thú chơi chim cảnh, có thể nói, không giới hạn tuổi tác. Hơn nữa, thu nhập cũng không là yếu tố "lọc" người chơi đối với thú vui này, từ bình dân đến thượng lưu đều có thể tham gia.
Để được "tiếng" là người chơi chim, có khi chủ nhân chỉ bỏ ra vài chục nghìn mua một cái lồng chim rồi nhốt vào đó một con chim tầm tầm nào đó. Hàng ngày, với một ít nước uống và chút thức ăn mua sẵn, "người chơi" đã có thể tha hồ ngắm và nghe chim hót hay kêu.
Ngoài TP HCM, Hà Nội là địa phương có phong trào chơi rầm rộ nhất. Các đường Hoàng Hoa Thám, Tăng Bạt Hổ, chợ Hàng Da hay chợ Mơ... là những nơi có bán chim cảnh nhiều nhất. Hàng trăm chủng loại không thể nhớ hết tên được bày bán dọc các con phố hay một khu nhất định trong chợ. Số lượng chim cảnh nhiều như vậy nhưng dân chơi chỉ chia chúng làm 3 loại, đó là chim cảnh, chim hót và chim đá.
Chim cảnh được mệnh danh là chim "người mẫu" khi chúng có vẻ ngoài bảnh choẹ, dáng chuẩn và bộ lông màu mẽ, mượt mà. Đó là hoàng yến, yến phụng, thanh tước, hoả tiễn, chích choè...
Chim hót lại chỉ cần "kêu" hay là được, vẻ ngoài không là yếu tố quyết định để lựa chọn. Tuy vậy, kêu hay cũng phải tuân theo những "chuẩn" nhất định nào đó. Ví dụ với chim gáy, tiêu chí đánh giá tiếng hót hay là phải gáy đủ ba loại tiếng gáy gọi, gáy trận và chu.
Trong số chim hót, còn chia làm chim dạy nói như vẹt, nhồng, cưỡng, sáo... hay chim có giọng hát hay là sơn ca, hoạ mi, khướu, thanh lam, hồng hoàng...
Còn về chim đá, chích choè, chìa vôi được mệnh danh là chim võ sĩ. Chúng được chăm sóc, rèn rũa một cách công phu để đá cược với nhau. Tuy nhiên, anh Hoàng cho biết do việc đá cược bị pháp luật cấm, phong trào nuôi chim võ sĩ không được phát triển nhiều ở Hà Nội.
Về giá cả, theo anh Hoàng, đây là tiêu chí vô cùng "động". Tuỳ chất lượng (đẹp, hát hay, đá giỏi) của mỗi loại chim mà giá trị của chúng cũng cao thấp khác nhau. Giá cả chim cảnh phổ thông khá ổn định vì lượng người mua là nhiều nhất, mức giá cũng được xác định. Ví dụ loại yến phụng, cu đất, vành khuyên khoảng 60 nghìn đồng/ cặp, kim tước, hoả tiễn, thanh tước từ 150 đến 200 nghìn đồng/con.
Với các loại chim có thể cải tạo và tiến bộ theo sự giáo dục, nuôi dưỡng của chủ nhân, giá trị có thể vô cùng. Anh Hoàng cho biết từng được một người gạ mua con yến cưng với giá gần 2 triệu đồng trong khi giá của các con bình thường chỉ là vài chục nghìn. Chú yến này được anh chăm chút về thức ăn nước uống không gian sống và các thuốc để làm mượt lông và trong giọng.
Tuy vậy, kỷ lục về giá có lẽ thuộc về các "chiến binh" chim đá từng đoạt chức vô địch tại một giải nào đó. Dân cá cược có thể bỏ ra cả chục triệu đồng để sở hữu con thắng cuộc. Tuy nhiên, mức giá đó còn gồm cả lợi nhuận tương lai mang lại của nó khi đá thắng trong các cuộc cá cược sau này. Cá biệt, có một chú khuyên xuất phát từ Phổ Yên, Thái Nguyên được ra giá trên 3.000 USD nhưng chủ nhân chưa bán. Cuối cùng, chú khuyên quý hiếm này đã sang tay chủ mới với giá gần 60 triệu đồng.
Mâu thuẫn lớn nhất của việc chơi chim cảnh chính là cái lồng nhốt. Chim cảnh chỉ có thể chơi nếu có lồng nhưng nó lại làm mất sự tự do trời cho của động vật này. Vì vậy, thiết kế và đặc điểm hợp lý của chiếc lồng sẽ làm giảm mâu thuẫn này. Sự phù hợp đó chỉ tồn tại với từng loại chim khác nhau.
Dân chơi thường làm lồng bằng tre hay gỗ vót nhỏ có chiều cao và mảnh cho sơn ca, hoạ mi. Còn hồng hoàng, ngọc yến dùng lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, két, nhồng, cưỡng... thường được nuôi trong những chiếc lồng có hình dạng quả chuông úp. Ngoài tre và gỗ, vật liệu làm lồng chim có cả đồi mồi và ngà voi.
Lo xong lồng, người chơi tiếp tục "nghĩ" tới khoản ăn uống cho chim cùng cách chăm sóc, phòng bệnh trong quá trình nuôi. Tắm cho chim hay chữa trị cho chúng mỗi khi bị bệnh, thêm cả việc chống rét mùa đông và chống nắng mùa hè là những việc phải tính tới tiếp theo.
Tuy được coi là dân dã, chơi chim cảnh hay bất cứ thú chơi nào khác cũng đòi hỏi niềm đam mê. Chính niềm đam mê đó giúp chủ nhân của những con vật đáng yêu này không cảm thấy "phí thời gian" hay "mất công mất việc" với những điều mình đang làm.
Chim cảnh được coi là thú chơi dân dã vì đối tượng chơi khá rộng rãi. Thường, những người cao tuổi hay trung niên thích chơi non bộ hay cây cảnh hơn, còn thú chơi chim cảnh, có thể nói, không giới hạn tuổi tác. Hơn nữa, thu nhập cũng không là yếu tố "lọc" người chơi đối với thú vui này, từ bình dân đến thượng lưu đều có thể tham gia.
Để được "tiếng" là người chơi chim, có khi chủ nhân chỉ bỏ ra vài chục nghìn mua một cái lồng chim rồi nhốt vào đó một con chim tầm tầm nào đó. Hàng ngày, với một ít nước uống và chút thức ăn mua sẵn, "người chơi" đã có thể tha hồ ngắm và nghe chim hót hay kêu.
Ngoài TP HCM, Hà Nội là địa phương có phong trào chơi rầm rộ nhất. Các đường Hoàng Hoa Thám, Tăng Bạt Hổ, chợ Hàng Da hay chợ Mơ... là những nơi có bán chim cảnh nhiều nhất. Hàng trăm chủng loại không thể nhớ hết tên được bày bán dọc các con phố hay một khu nhất định trong chợ. Số lượng chim cảnh nhiều như vậy nhưng dân chơi chỉ chia chúng làm 3 loại, đó là chim cảnh, chim hót và chim đá.
Chim cảnh được mệnh danh là chim "người mẫu" khi chúng có vẻ ngoài bảnh choẹ, dáng chuẩn và bộ lông màu mẽ, mượt mà. Đó là hoàng yến, yến phụng, thanh tước, hoả tiễn, chích choè...
Chim hót lại chỉ cần "kêu" hay là được, vẻ ngoài không là yếu tố quyết định để lựa chọn. Tuy vậy, kêu hay cũng phải tuân theo những "chuẩn" nhất định nào đó. Ví dụ với chim gáy, tiêu chí đánh giá tiếng hót hay là phải gáy đủ ba loại tiếng gáy gọi, gáy trận và chu.
Trong số chim hót, còn chia làm chim dạy nói như vẹt, nhồng, cưỡng, sáo... hay chim có giọng hát hay là sơn ca, hoạ mi, khướu, thanh lam, hồng hoàng...
Còn về chim đá, chích choè, chìa vôi được mệnh danh là chim võ sĩ. Chúng được chăm sóc, rèn rũa một cách công phu để đá cược với nhau. Tuy nhiên, anh Hoàng cho biết do việc đá cược bị pháp luật cấm, phong trào nuôi chim võ sĩ không được phát triển nhiều ở Hà Nội.
Về giá cả, theo anh Hoàng, đây là tiêu chí vô cùng "động". Tuỳ chất lượng (đẹp, hát hay, đá giỏi) của mỗi loại chim mà giá trị của chúng cũng cao thấp khác nhau. Giá cả chim cảnh phổ thông khá ổn định vì lượng người mua là nhiều nhất, mức giá cũng được xác định. Ví dụ loại yến phụng, cu đất, vành khuyên khoảng 60 nghìn đồng/ cặp, kim tước, hoả tiễn, thanh tước từ 150 đến 200 nghìn đồng/con.
Với các loại chim có thể cải tạo và tiến bộ theo sự giáo dục, nuôi dưỡng của chủ nhân, giá trị có thể vô cùng. Anh Hoàng cho biết từng được một người gạ mua con yến cưng với giá gần 2 triệu đồng trong khi giá của các con bình thường chỉ là vài chục nghìn. Chú yến này được anh chăm chút về thức ăn nước uống không gian sống và các thuốc để làm mượt lông và trong giọng.
Tuy vậy, kỷ lục về giá có lẽ thuộc về các "chiến binh" chim đá từng đoạt chức vô địch tại một giải nào đó. Dân cá cược có thể bỏ ra cả chục triệu đồng để sở hữu con thắng cuộc. Tuy nhiên, mức giá đó còn gồm cả lợi nhuận tương lai mang lại của nó khi đá thắng trong các cuộc cá cược sau này. Cá biệt, có một chú khuyên xuất phát từ Phổ Yên, Thái Nguyên được ra giá trên 3.000 USD nhưng chủ nhân chưa bán. Cuối cùng, chú khuyên quý hiếm này đã sang tay chủ mới với giá gần 60 triệu đồng.
Mâu thuẫn lớn nhất của việc chơi chim cảnh chính là cái lồng nhốt. Chim cảnh chỉ có thể chơi nếu có lồng nhưng nó lại làm mất sự tự do trời cho của động vật này. Vì vậy, thiết kế và đặc điểm hợp lý của chiếc lồng sẽ làm giảm mâu thuẫn này. Sự phù hợp đó chỉ tồn tại với từng loại chim khác nhau.
Dân chơi thường làm lồng bằng tre hay gỗ vót nhỏ có chiều cao và mảnh cho sơn ca, hoạ mi. Còn hồng hoàng, ngọc yến dùng lồng thấp và nhỏ hơn. Sáo, két, nhồng, cưỡng... thường được nuôi trong những chiếc lồng có hình dạng quả chuông úp. Ngoài tre và gỗ, vật liệu làm lồng chim có cả đồi mồi và ngà voi.
Lo xong lồng, người chơi tiếp tục "nghĩ" tới khoản ăn uống cho chim cùng cách chăm sóc, phòng bệnh trong quá trình nuôi. Tắm cho chim hay chữa trị cho chúng mỗi khi bị bệnh, thêm cả việc chống rét mùa đông và chống nắng mùa hè là những việc phải tính tới tiếp theo.
Tuy được coi là dân dã, chơi chim cảnh hay bất cứ thú chơi nào khác cũng đòi hỏi niềm đam mê. Chính niềm đam mê đó giúp chủ nhân của những con vật đáng yêu này không cảm thấy "phí thời gian" hay "mất công mất việc" với những điều mình đang làm.