Chạch chấu là loài thủy đặc sản có hình dạng giống chạch đồng nhưng to dài hơn rất nhiều và đặc biệt có hàng sống lưng gai góc tựa cá rô. Hiện chạch chấu gần như đã ở trong tình trạng báo động đỏ trong tự nhiên do nạn đánh bắt tận diệt và ô nhiễm môi trường.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phân loại của tác giả Mai Đình Yên (1978, 1983); Nguyễn Văn Hảo (1993) và nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá chạch chấu cũng đã được các tác giả Hoàng Đức Đạt (1963); Phạm Báu (2000) thực hiện. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá chạch cho thấy thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác, và mùn bã hữu cơ.
Tốc độ tăng trưởng của cá chạch chấu có thể đạt 120-150 gram, chiều dài đạt từ 17,2 – 22,7 cm sau năm thứ nhất và tăng trưởng của cá có thể đạt được 450 – 500 gram khi cá đạt trên 2 tuổi. Cá đực thường có kích cỡ lớn hơn cá cái ở cùng độ tuổi và tuổi thành thục của cá đực là hơn hai năm, sớm hơn so với cá cái (4 năm). Mùa vụ sinh sản của cá chạch thường vào mùa mưa lũ nước đục, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Cá có hệ số thành thục thấp, từ 1,79 – 6,41% nhưng sức sinh sản khá cao với kích cỡ cá là 520 – 1.400 gram có thể đẻ được 7.600 – 35.600 trứng. Kết quả thử nghiệm hỗn hợp kích dục tố là LRHa + DOM đã thành công trong việc kích thích rụng trứng khi tế bào trứng thành thục ở giai đoạn bốn. Nhìn chung các nghiên cứu trên đối tượng cá chạch sông mới chỉ tập trung vào đặc điểm sinh học, phân bố, nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.
Kết quả điều tra của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 tại khu vực các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang cho thấy kích cỡ cá từ 200 – 400 gram giá cá hiện bán tại các chợ đạt 150.000 – 180.000 đồng/kg, ước tính lượng cá hàng ngày chuyển về thị trường Hà Nội khoảng 200 – 300 kg, tùy thuộc vào mùa vụ khai thác. Có điều gần như không bao giờ có đủ để đáp ứng nổi nhu cầu rất lớn của thị trường thành phố. Do đó, việc thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá chạch tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã giúp chủ động sản xuất giống. Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch trong bể xi măng tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (TP Hải Dương) cho thấy, sau một năm nuôi kích cỡ cá có thể đạt 132 – 186 gram. 
Ông Trần Anh Tuấn - PGĐ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc cho biết Hải Dương là một tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối lớn, chủ yếu nuôi các loại cá phổ biến hiện nay như cá chép, rô phi...Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa đã dần thu hẹp diện tích nông nghiệp nói chung và mặt nước nuôi trồng thủy sản nói riêng. Thành công từ việc xây dựng mô hình nuôi trong ao nhỏ và trong bể một số loài cá có giá trị kinh tế cao là một giải pháp thực tiễn cho những nơi diện tích đất bị thu hẹp và người dân có thể sử dụng tiền đền bù đất một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đảm bảo an ninh xã hội.
Mặt khác, các đối tượng truyền thống hiện nay đang được nuôi phổ biến (rô phi, cá chép...) có dấu hiệu gia tăng sản lượng, việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương là hướng phát triển cần thiết và cấp bách. Việc đưa được cá chạch sông vào nuôi thương phẩm có ý nghĩa lớn, cung cấp một mặt hàng mới có giá trị kinh tế cao cho thị trường và người tiêu dùng ở các khu vực thành phố, thị xã. Do thấy được lợi ích của việc nuôi loài cá này ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là các vùng ven đô là một yếu tố thuận lợi cho nuôi thương phẩm loài cá chạch sông với việc sử dụng con giống được sản xuất ngay tại địa phương sẽ chủ động được con giống, giảm giá thành con giống.
Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông quy mô nông hộ" trên địa bản tỉnh Hải Dương (nuôi trong bể xi măng và trong ao đất phù hợp) ra đời từ đó. Cũng theo ông Tuấn, mùa vụ thả cá chạch hợp lý từ cuối tháng 3-4. Năm 2009 bắt đầu cho sinh sản thành công, ước tính khi bán ra thị trường giá giống cỡ 10.000đ/con nhưng cũng phải hơn năm nữa mới bán được đại trà bởi số lượng giống hiện tại vẫn khiêm tốn.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phân loại của tác giả Mai Đình Yên (1978, 1983); Nguyễn Văn Hảo (1993) và nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá chạch chấu cũng đã được các tác giả Hoàng Đức Đạt (1963); Phạm Báu (2000) thực hiện. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá chạch cho thấy thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác, và mùn bã hữu cơ.
Tốc độ tăng trưởng của cá chạch chấu có thể đạt 120-150 gram, chiều dài đạt từ 17,2 – 22,7 cm sau năm thứ nhất và tăng trưởng của cá có thể đạt được 450 – 500 gram khi cá đạt trên 2 tuổi. Cá đực thường có kích cỡ lớn hơn cá cái ở cùng độ tuổi và tuổi thành thục của cá đực là hơn hai năm, sớm hơn so với cá cái (4 năm). Mùa vụ sinh sản của cá chạch thường vào mùa mưa lũ nước đục, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Cá có hệ số thành thục thấp, từ 1,79 – 6,41% nhưng sức sinh sản khá cao với kích cỡ cá là 520 – 1.400 gram có thể đẻ được 7.600 – 35.600 trứng. Kết quả thử nghiệm hỗn hợp kích dục tố là LRHa + DOM đã thành công trong việc kích thích rụng trứng khi tế bào trứng thành thục ở giai đoạn bốn. Nhìn chung các nghiên cứu trên đối tượng cá chạch sông mới chỉ tập trung vào đặc điểm sinh học, phân bố, nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.
Kết quả điều tra của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 tại khu vực các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang cho thấy kích cỡ cá từ 200 – 400 gram giá cá hiện bán tại các chợ đạt 150.000 – 180.000 đồng/kg, ước tính lượng cá hàng ngày chuyển về thị trường Hà Nội khoảng 200 – 300 kg, tùy thuộc vào mùa vụ khai thác. Có điều gần như không bao giờ có đủ để đáp ứng nổi nhu cầu rất lớn của thị trường thành phố. Do đó, việc thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá chạch tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã giúp chủ động sản xuất giống. Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chạch trong bể xi măng tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (TP Hải Dương) cho thấy, sau một năm nuôi kích cỡ cá có thể đạt 132 – 186 gram. 
Ông Trần Anh Tuấn - PGĐ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc cho biết Hải Dương là một tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối lớn, chủ yếu nuôi các loại cá phổ biến hiện nay như cá chép, rô phi...Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa đã dần thu hẹp diện tích nông nghiệp nói chung và mặt nước nuôi trồng thủy sản nói riêng. Thành công từ việc xây dựng mô hình nuôi trong ao nhỏ và trong bể một số loài cá có giá trị kinh tế cao là một giải pháp thực tiễn cho những nơi diện tích đất bị thu hẹp và người dân có thể sử dụng tiền đền bù đất một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đảm bảo an ninh xã hội.
Mặt khác, các đối tượng truyền thống hiện nay đang được nuôi phổ biến (rô phi, cá chép...) có dấu hiệu gia tăng sản lượng, việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương là hướng phát triển cần thiết và cấp bách. Việc đưa được cá chạch sông vào nuôi thương phẩm có ý nghĩa lớn, cung cấp một mặt hàng mới có giá trị kinh tế cao cho thị trường và người tiêu dùng ở các khu vực thành phố, thị xã. Do thấy được lợi ích của việc nuôi loài cá này ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là các vùng ven đô là một yếu tố thuận lợi cho nuôi thương phẩm loài cá chạch sông với việc sử dụng con giống được sản xuất ngay tại địa phương sẽ chủ động được con giống, giảm giá thành con giống.
Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông quy mô nông hộ" trên địa bản tỉnh Hải Dương (nuôi trong bể xi măng và trong ao đất phù hợp) ra đời từ đó. Cũng theo ông Tuấn, mùa vụ thả cá chạch hợp lý từ cuối tháng 3-4. Năm 2009 bắt đầu cho sinh sản thành công, ước tính khi bán ra thị trường giá giống cỡ 10.000đ/con nhưng cũng phải hơn năm nữa mới bán được đại trà bởi số lượng giống hiện tại vẫn khiêm tốn.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: