Có 10 Ha ao ruộng nhưng ít vốn là có thể nuôi Tép Đồng và Ốc Đắng, ốc Rạ để tạm thời có được thu nhập ổn định hơn so với nuôi các giống Tôm khác phải nuôi bằng thức ăn công nghiệp.
Để so sánh và lựa chọn mô hình nuôi phù hợp nhất với điều kiện có 10 ha ao và nguồn vốn hạn chế, chúng ta cần phân tích hiệu quả kinh tế và yêu cầu cụ thể của từng phương thức nuôi:
Tép rong là do một loại tép nhỏ, con to nhất cũng nhỏ hơn đầu đũa ăn cơm có đặc tính sống bám vào các nhánh rong, rêu trong mương vườn. Đó cũng là lý do chúng được nhiều người gọi là tép rong. Hoặc gọi là tép đồng – do sống ở ngoài đồng ruộng. Hoặc là tép muỗi – vì do chúng quá nhỏ. Cách mà người dân miền Tây sông nước đánh bắt tép rong thường thấy là dùng cách đóng đáy, đặt đú, lọp, kéo lưới, chài hay xúc.
Về tên gọi :
Tên gọi đa dạng, tùy thuộc vào từng địa phương cũng như đặc điểm của tép mà có các tên gọi khác nhau như:
- Tép đồng (do phân bố nhiều ở các đồng ruộng).
- Tép mồi (do được dùng làm thực phẩm cho các loài cá săn mồi).
- Tép gạo ( là loại tép chủ yếu ở sông lớn, ít có trong ruộng), tép ngô (ở Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và vài nơi ở miền Trung...).
- Tép muỗi, tép mòng, tép rong (các tỉnh miền nam).
Trong bài này xin sử dụng danh từ Tép Rong.
Nuôi con Tép Rong có thể nói là có một tỷ lệ thu lợi nhuận cao nhất trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Trước đây trong nuôi trồng thủy sản chẳng ai để ý đến con Tép Đồng mà toàn chú tâm đến các con khác.
Giờ thị trường ưa chuộng tép, nhưng Tép thiên nhiên tuy nhiều nhưng ít ó Tép Thương Phẩm. Nay nuôi Tép lại chẳng mất vốn hoặc ít vốn đầu tư nên bà con mình nên chuyển đối sang nuôi Tép.
1. Nuôi tép Rong bằng kích thích phát triển tảo xanh bằng men vi sinh
Ưu điểm:
Chi phí thức ăn thấp: Tép này chủ yếu ăn tảo xanh, phù du và vi sinh, không cần sử dụng thức ăn công nghiệp.
Đồng thời có thể kết hợp để nuôi ốc Đắng, ốc Quắn, ốc Vặn, ốc Rạ thương phẩm.
Quản lý đơn giản: Không cần hệ thống sục khí hay công nghệ phức tạp.
Thân thiện môi trường: Sử dụng men vi sinh hỗ trợ cân bằng sinh thái, giảm ô nhiễm.
Đầu tư thấp: Phù hợp với diện tích nhỏ và vốn ít.
Tép có đầu ra ổn định và giá tốt khi cung cấp cho thị trường nội địa hoặc làm nguyên liệu chế biến.
Con Tép Rong nuôi đã được 4 tháng tuổi thuộc Tép Thương Phẩm
Nhược điểm:
Năng suất không cao như nuôi tôm công nghiệp.
Phụ thuộc vào môi trường nước, nếu không quản lý tốt, dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
2. Nuôi tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng
Ưu điểm:
Năng suất cao: Tôm sú và tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt khi xuất khẩu.
Chu kỳ nuôi ngắn (3-4 tháng/lứa), dễ xoay vòng vốn.
Công nghệ nuôi tiên tiến có thể nâng cao hiệu quả sản xuất (như nuôi công nghệ cao, tuần hoàn nước).
Nhược điểm:
Chi phí thức ăn cao: Thức ăn chiếm 50-70% chi phí sản xuất. Đầu tư ban đầu lớn: Hệ thống ao nuôi, xử lý nước, sục khí và quản lý môi trường yêu cầu vốn đầu tư cao.
Rủi ro dịch bệnh: Nếu không kiểm soát tốt, tôm dễ bị dịch bệnh, thiệt hại lớn.
Cần diện tích lớn hơn để tối ưu hóa chi phí và sản lượng.
Một mô hình một ao nuôi mẫu ở Hải Dương.
So sánh hiệu quả kinh tế:
Kết luận:Nếu bạn chỉ có 10 Ha ao ruộng trở lại nhưng ít vốn thì nên chọn nuôi tép đồng bằng tảo xanh. Mô hình này có chi phí đầu tư thấp, rủi ro thấp, phù hợp với nguồn vốn hạn chế. Dù lợi nhuận không cao như tôm sú hay tôm thẻ, nhưng ổn định và dễ quản lý.
Nuôi tôm sú/tôm thẻ chân trắng chỉ phù hợp nếu bạn có đủ vốn đầu tư và quản lý tốt môi trường nuôi thuận lợi, vì chi phí thức ăn và rủi ro dịch bệnh cũng rất cao.
Trong dài hạn, bạn có thể kết hợp nuôi tép và tôm thẻ chân trắng khi đã tích lũy được vốn và kinh nghiệm.
Tạm Bỏ con tôm để “ôm” con tép.
Nông dân trong vùng vẫn thường nói vui về ông Kim, rằng: "Ông ấy bị tửng, người ta "thả con tép bắt con tôm", ai đi làm chuyện ngược đời- bỏ con tôm bắt con tép". Thế nhưng, ý tưởng nuôi tép rong lại nhanh chóng mang lại thành công cho nông dân Huỳnh Chấn Kim, còn ông chỉ nói đơn giản:
Muốn thành công là phải nắm bắt thị trường. Ngày xưa tép rêu rẻ mạt, nhiều lúc nông dân còn phải nhọc công vớt bỏ vì tép rêu dày đặc trên ruộng, cản trở việc xuống giống. Về sau, thuốc trừ sâu dùng nhiều nên đã tép rêu bị tiêu diệt sạch, trong khi đó, thị trường thì vẫn ưa chuộng những món ăn từ con tép rong nên nó lặng lẽ lên giá hồi nào chẳng hay. Hiện ở chợ, 1kg tép rong có giá từ 100.000 - 130.000 đồng, vào mùa khô (mùa nghịch), giá có thể cao hơn.
“Về mặt giá trị thương phẩm, hiện nay con tép chỉ bằng 1/3 con tôm, nhưng vốn đầu tư cho tép ít và hầu như không có rủi ro” – ông Kim cho biết.
Nên Nuôi Tép Giữa Mùa Tép !
Lúc giá tép rất rẻ mà bà con muốn nuôi có thể thu mua tép giống có sục khí Oxy. Sau khi nuôi tiếp từ 2 - 3 tháng là tuyển tép lớn ra bán. Tốt nhất là thời gian đầu không nên bán số lượng nhiều, chỉ bán một ít thôi, vì tép đã lớn nên dành cho sinh sản con giống.
Tép Rong lớn nhất trong hình là 4 tháng tuổi, là 120 ngày. Vòng đời từ 200 ngày đến 210 ngày, tép cái thường sinh đẻ 3 lần trong một vòng đời.
Về Tên Gọi là trong nước Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau như là Tép đồng, tép ruộng, tép rong, tép mòng ( dân Trà Vinh)Tép Riu, Tép Rêu hay còn được gọi chung Tép Đồng, tép thường có nhiều trên đồng ruộng, đặc biệt, tép sinh sôi nảy nở mạnh trong mùa nước nổi.
Dù nuôi giữa mùa tép, song Tép loại kích thước lớn gọi là Tép Thương Phẩm vẫn hốt bạc như chơi. Giá bán tép xô là loại nhiều tép nhỏ ở chợ quê miền Tây có giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Nhưng giá tép tuyển loại to thương phẩm là giá 1 kg ở chợ thường là 80.000 Đ đến 120.000 Đ là ngay mùa tép.
Tép rong còn được gọi là tép ruộng, tép đồng, Tép rêu hay còn gọi chung Tép Đồng và người dân tộc ở Trà Vinh hay là tép Mòng. Tép này thường có nhiều trên đồng ruộng, đặc biệt, tép sinh sôi nảy nở mạnh trong mùa nước nổi.
Nuôi Tép Rong ở Thái Lan
Trên thực tế, xưa nay nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa ai nghĩ đến việc nuôi tép rong, nhất là lại đi nuôi tép giữa mùa tép.
“Nhưng là nông dân thời kinh tế thị trường thì phải nhanh nhạy, phải nắm bắt nhu cầu thị trường, vài ngày tôi phải đi chợ một lần để khảo sát giá cả, tìm mối lái.
Dù nuôi giữa mùa tép, song Tép loại kích thước lớn gọi là Tép Thương Phẩm vẫn hốt bạc như chơi. Giá bán tép xô loại nhỏ ở chợ quê dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Nhưng tép tuyển loại to thương phẩm là giá 1 kg ở chợ thường là 80.000 Đ đến 120.000 Đ là ngay mùa tép.
Tép đồng, tép ruộng, tép rong, tép mòng ( dân Trà Vinh) Tép rêu hay còn gọi chung Tép Rong, tép thường có nhiều trên đồng ruộng, đặc biệt, tép rêu sinh sôi nảy nở mạnh trong mùa nước nổi.
Dù nuôi giữa mùa tép, song Tép loại kích thước lớn gọi là Tép Thương Phẩm vẫn hốt bạc như chơi. Giá bán tép xô loại nhỏ ở chợ quê dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Nhưng tép tuyển loại to thương phẩm là giá 1 kg ở chợ thường là 80.000 Đ đến 120.000 Đ là ngay mùa tép.
Tép rong, tép ruộng, tép rong, tép mòng ( dân Trà Vinh) Tép rêu hay còn gọi chung Tép Đồng, tép thường có nhiều trên đồng ruộng, đặc biệt, tép rêu sinh sôi nảy nở mạnh trong mùa nước nổi.
Dù nuôi giữa mùa tép, song Tép loại kích thước lớn gọi là Tép Thương Phẩm vẫn hốt bạc như chơi. Giá bán tép xô loại nhỏ ở chợ quê dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Nhưng tép tuyển loại to thương phẩm là giá 1 kg ở chợ thường là 80.000 Đ đến 120.000 Đ là ngay mùa tép.
Ngoài mùa tép ra thì ở các chợ lớn ở Sài Gòn và Hà Nội thì có giá bán 1kg từ 120.000 Đ đến 160.000 Đ. Đôi khi 180.000 Đ. Còn tép cắt râu là trên 200.000 Đ.
Trường hợp không nuôi tép sinh sản thì chỉ cần mua tép nhỏ về nuôi trong 2 - 3 tháng thì từ 1 ký tép giống sẽ thu hoạch được 3 - 5 kg tép lớn, trung bình là được 4 kg.
Như mua 10kg tép giống là 70.000Đ/kg là chỉ 700.000 Đ. Sau 3 tháng nuôi thì có thể thu hoạch được trung bình là 40kg với giá bán tép thương phẩm ít lắm cũng 80.000 Đ, nên sẽ được 3.200.000 Đ.
Cho nên 100kg giống là 7 triệu, tiền bón phân và ủ rơm với cám gạo là 1 triệu, chi khác là 2 triệu, thì sau 3 tháng nuôi sẽ được 400kg, bán được 32 triệu, trừ vốn 10 triệu là cũng lời được 22 triệu trong 3 tháng. Xem như tự trả tiền lương cho mình là 7 triệu/tháng là rất bình thường.
Nếu như chưa kinh nghiệm thì cũng thu nhập được 5 triệu 1 tháng trong lúc tiền vốn không là bao nhiêu.
Trường hợp nuôi tốt thì hễ 1 kg tép giống nuôi sau 4 tháng là sẽ được 10kg - 12kg chứ không chỉ là 4 kg.
Nói chung là ban đầu nuôi tép là nên mua tép nhỏ trong mùa tép nhiều giá rẻ là rất hiệu quả kinh tế lắm luôn.
Ngoài nuôi con tép rong, nếu như ở miền Tây và ở những nơi có nước giàu màu xanh Tảo như nước ở những hồ chứa nước Thủy Điện, các Hồ Nước Nhân Tạo, thì chúng ta có nuôi giống thủy sản khác như :
Ở miền Tây với lợi thế nhiều sông nước và ruộng đồng, việc nuôi các loài thủy sản ít tốn kém thức ăn công nghiệp nhưng mang lại lợi nhuận cao là một hướng đi thông minh. Dưới đây là các loài thủy sản phù hợp với điều kiện này:
1. Tép Rong.
Lợi thế:
Tép rong ăn phù du, tảo, và chất hữu cơ có sẵn trong môi trường nước tự nhiên.
Không cần chi phí thức ăn công nghiệp.
Chu kỳ nuôi ngắn, lợi nhuận ổn định.
Đầu ra cao, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, giá bán ổn định.
Phù hợp với: Sông, ruộng ngập nước mùa lũ, ao nhỏ.
2. Ốc bươu đen và ốc Rạ, ốc Quắn, ốc Vặn, ốc Đắng
Lợi thế:
Sử dụng thức ăn tự nhiên như bèo, lục bình, rau xanh, hoặc phế phẩm nông nghiệp.
Chi phí nuôi thấp, dễ quản lý.
Thị trường tiêu thụ mạnh, nhất là vào mùa lễ hội hoặc mùa khô.
Có thể nuôi xen kẽ với lúa để tăng giá trị kinh tế từ ruộng.
Phù hợp với: Ao, mương vườn, ruộng trũng.
Hình Tép Rong ngoài tự nhiên thường có nhiều tép nhỏ.
3. Cá rô đồng, cá Rô Phi.
Lợi thế:
Cá rô đồng và cá Rô Phi ăn côn trùng, phù du, hoặc các loại thức ăn tự nhiên trong môi trường nước.
Không cần sục khí, ít tốn chi phí xử lý nước.
Dễ nuôi, đầu ra lớn, giá trị thương phẩm cao.
Phù hợp với: Mương, ao nhỏ, hoặc ruộng lúa mùa nước nổi.
4. Cua đồng
Lợi thế:
Cua đồng có thể tận dụng thức ăn tự nhiên trong ao, mương, hoặc ruộng lúa.
Không cần thức ăn công nghiệp, chỉ bổ sung phế phẩm như rơm rạ, cỏ khô, hoặc lá cây.
Giá bán cao, lợi nhuận hấp dẫn.
Phù hợp với: Ruộng lúa, ao xen canh với lúa.
5. Cá lóc
Lợi thế:
Cá lóc ăn cá nhỏ, phế phẩm nông nghiệp (ốc, cua đồng nghiền nhỏ).
Đầu tư thức ăn thấp nếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên.
Giá trị thương phẩm cao, nhu cầu thị trường lớn.
Phù hợp với: Ao, ruộng lúa mùa khô hoặc mương nước.
6. Lươn đồng không bùn
Lợi thế:
Nuôi trong môi trường sạch, không cần nhiều thức ăn công nghiệp.
Lươn ăn cá con, giun đất, hoặc thức ăn tự nhiên khác.
Giá trị cao, thị trường xuất khẩu lớn.
Phù hợp với: Bể nuôi, ao nhỏ.
So sánh với loài ăn thức ăn công nghiệp (như tôm thẻ, tôm sú):
Các loài kể trên không cần đầu tư vào thức ăn công nghiệp, giảm chi phí chăm sóc và vận hành.
Rủi ro thấp hơn do ít phụ thuộc vào hệ thống xử lý nước và công nghệ cao.
Phù hợp với hộ nuôi nhỏ lẻ hoặc có vốn ít.
Tuy nhiên, năng suất hoặc tốc độ tăng trưởng có thể không cao bằng các loài công nghiệp.
Khuyến nghị:
Kết hợp nuôi xen canh: Nuôi cua đồng hoặc tép trong ruộng lúa, hoặc nuôi xen kẽ ốc với cá rô.
Tận dụng tài nguyên tự nhiên: Phế phẩm nông nghiệp, rau cỏ thừa, và môi trường nước sẵn có để giảm tối đa chi phí.
Bắt đầu từ mô hình nhỏ: Kiểm tra hiệu quả từng loại trước khi mở rộng quy mô.
Những mô hình này giúp tăng lợi nhuận bền vững mà không đòi hỏi đầu tư lớn như nuôi tôm công nghiệp.
Kính Chúc bà con mình sẽ được thành công tốt đẹp.
File đính kèm
Last edited: