Đa dạng loài luôn là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì nó đảm bảo cho khống chế sinh học và cân bằng số lượng cá thể giữa các loài được thiết lập trong các hệ sinh thái. Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nó góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững 1.ý nghĩa của đa dạng sinh học trong nông nghiệp
Đa dạng loài luôn là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì nó đảm bảo cho khống chế sinh học và cân bằng số lượng cá thể giữa các loài được thiết lập trong các hệ sinh thái. Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nó góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững (Swift và Anderson, 1993; Swift và các cộng sự, 1996; Altieri và Nicholls, 1999; Leakey, 1999...).
Như phần trên đã đề cập, đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp không những chỉ làm cho hệ sinh thái trở lên "mềm dẻo" hơn, trước những biến động của môi trường (thời tiết, khí hậu, đất đai và sâu bệnh), mà còn làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Đa dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ đáp ứng được đầy đủ hơn các nhu cầu khác nhau của xã hội, hạn chế được thấp nhất những rủi ro trước những biến động về giá cả, thị trường, đồng thời tận dụng được triệt để nhất các nguồn lợi lao động, vật tư, kỹ thuật trong xã hội. Như vậy đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp có thể được coi là yếu tố trung tâm đảm bảo tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp trên các phương diện sinh thái, môi trường, cũng như kinh tế và xã hội. Trong những thập niên gần đây, xu hướng phát triển nông trại đa dạng sản phẩm đã và đang trở thành phổ biến trong phát triển nông nghiệp bền vững của nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới.
2. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp
Cũng như các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp cũng bao gồm đa dạng trong loài (do số kiểu gen trong loài quyết định) và đa dạng khác loài (do số loài quyết định). Sự đa dạng như vậy trong các hệ sinh thái tự nhiên thuần thục thường đạt ở mức rất cao, và nó đảm bảo cho tính ổn định cao nhất của hệ thống. Còn trong các hệ sinh thái nông nghiệp, con người chỉ chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã được thuần hoá. Do đó hệ sinh thái nông nghiệp thường kém đa dạng sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái tự nhiên. Và đó cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn định của các hệ sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái "nhân tạo" này.
Theo Southwood và Way (1970), đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: (1) đa dạng thảm thực vật ở trong và xung quanh hệ sinh thái nông nghiệp; (2) sự duy trì thường xuyên các cây trồng khác nhau trong hệ sinh thái; (3) mức độ luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian; và (4) mức độ tách biệt hệ sinh thái nông nghiệp ra khỏi thảm thực vật tự nhiên.
Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp được tạo lên bởi thành phần loài và kiểu gen của các sinh vật chính như: cây trồng, côn trùng, các động vật ăn cỏ, ăn thịt và ký sinh khác, cũng như vi sinh vật cùng các sinh vật phân huỷ khác. Trong đó sự đa dạng cây trồng và thảm thực vật nói chung có vai trò quan trọng nhất đối với sự đa dạng các thành phần sinh vật khác trong hệ sinh thái nông nghiệp. Bởi vì sự đa dạng về cây trồng sẽ dẫn đến đa dạng về côn trùng, vi sinh vật, và các thành phần sinh vật khác trên đồng ruộng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nông nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công nghiệp hoá, đã dần làm mất đi tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của các hệ sinh thái nông nghiệp. Chính vì vậy, một trong những chiến lược của phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay là bảo vệ, duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Điều này đã được Altieri (1994) đưa ra qua sơ đồ về thành phần, chức năng và chiến lược nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp
Đa dạng loài luôn là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì nó đảm bảo cho khống chế sinh học và cân bằng số lượng cá thể giữa các loài được thiết lập trong các hệ sinh thái. Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học đều khẳng định vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nó góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững (Swift và Anderson, 1993; Swift và các cộng sự, 1996; Altieri và Nicholls, 1999; Leakey, 1999...).
Như phần trên đã đề cập, đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp không những chỉ làm cho hệ sinh thái trở lên "mềm dẻo" hơn, trước những biến động của môi trường (thời tiết, khí hậu, đất đai và sâu bệnh), mà còn làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Đa dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ đáp ứng được đầy đủ hơn các nhu cầu khác nhau của xã hội, hạn chế được thấp nhất những rủi ro trước những biến động về giá cả, thị trường, đồng thời tận dụng được triệt để nhất các nguồn lợi lao động, vật tư, kỹ thuật trong xã hội. Như vậy đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp có thể được coi là yếu tố trung tâm đảm bảo tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp trên các phương diện sinh thái, môi trường, cũng như kinh tế và xã hội. Trong những thập niên gần đây, xu hướng phát triển nông trại đa dạng sản phẩm đã và đang trở thành phổ biến trong phát triển nông nghiệp bền vững của nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực nhiệt đới.
2. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp
Cũng như các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp cũng bao gồm đa dạng trong loài (do số kiểu gen trong loài quyết định) và đa dạng khác loài (do số loài quyết định). Sự đa dạng như vậy trong các hệ sinh thái tự nhiên thuần thục thường đạt ở mức rất cao, và nó đảm bảo cho tính ổn định cao nhất của hệ thống. Còn trong các hệ sinh thái nông nghiệp, con người chỉ chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã được thuần hoá. Do đó hệ sinh thái nông nghiệp thường kém đa dạng sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái tự nhiên. Và đó cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn định của các hệ sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái "nhân tạo" này.
Theo Southwood và Way (1970), đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: (1) đa dạng thảm thực vật ở trong và xung quanh hệ sinh thái nông nghiệp; (2) sự duy trì thường xuyên các cây trồng khác nhau trong hệ sinh thái; (3) mức độ luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian; và (4) mức độ tách biệt hệ sinh thái nông nghiệp ra khỏi thảm thực vật tự nhiên.
Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp được tạo lên bởi thành phần loài và kiểu gen của các sinh vật chính như: cây trồng, côn trùng, các động vật ăn cỏ, ăn thịt và ký sinh khác, cũng như vi sinh vật cùng các sinh vật phân huỷ khác. Trong đó sự đa dạng cây trồng và thảm thực vật nói chung có vai trò quan trọng nhất đối với sự đa dạng các thành phần sinh vật khác trong hệ sinh thái nông nghiệp. Bởi vì sự đa dạng về cây trồng sẽ dẫn đến đa dạng về côn trùng, vi sinh vật, và các thành phần sinh vật khác trên đồng ruộng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nông nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công nghiệp hoá, đã dần làm mất đi tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của các hệ sinh thái nông nghiệp. Chính vì vậy, một trong những chiến lược của phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay là bảo vệ, duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Điều này đã được Altieri (1994) đưa ra qua sơ đồ về thành phần, chức năng và chiến lược nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp
Last edited: