Đàn hương "hoàng kim" thu 27 tỷ/năm

Bình quân doanh thu khi trồng đàn hương là gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Có thể nói, đây là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.

566x349_danhuong-1.jpg


Cây đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh.

Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7 - 9.

Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào.

Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.

Gỗ đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β - santalol (ancol sesquiterpen), α, β - Santalen, santen, santenon, α - santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs - 12 - en - 3β - yl - palmitat.

Gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim.

Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.

Gỗ đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng SX các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.

Thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cũng không đủ cầu, giá bán trên thế giới từ chỗ chỉ có vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg. Hiện nay, Indonesia giá bán khoảng 500 USD/kg, ở Ấn Độ khoảng 1.000 USD/kg.
Nếu đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg.

Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.

Giá trị kinh tế của cây đàn hương đang được tiếp tục khám phá nhằm sử dụng vào nhiều mục đích, như SX dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và trong các đền chùa, đàn hương còn SX rượu, nước uống…

Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe.

Điều kiện khí hậu:

- Nhiệt độ: Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 - 35 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 13 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Nếu nhiệt độ xuống - 3 độ C đến - 5 độ C đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vệ giúp cành lá không bị rét hại.

Nhiệt độ cực trị dưới - 10 độ C và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của đàn hương.

Vì vậy, vùng thích nghi phát triển đàn hương là vùng có nhiệt độ tối thấp, bình quân nhiều năm không thấp hơn 0 độ C, tích ôn nhiệt độ bình quân ngày ≥ 10 độ C, đạt 6.000 độ C, đảm bảo thỏa mãn điều kiện nhiệt độ trồng đàn hương.

Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây đã đưa cây đàn hương đỏ nguồn gốc từ Ấn Độ trồng ở Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, sẽ từng bước mở rộng diện tích trồng ở các vùng đồi núi của cả nước ta.
Trong vùng thích hợp ở độ cao 1.800 m so với mặt nước biển, đàn hương vẫn phát triển tốt.

Nói chung, ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, mít, xoài… đều có thể trồng được đàn hương.

- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của đàn hương từ 600 - 1.600 mm/năm.

Điều kiện lập địa:

- Địa hình: Đàn hương không thể trồng được ở đất lúa vì đất trồng lúa lâu ngày có tầng đế cày không lợi cho bộ rễ phát triển.

Đàn hương nên trồng ở vùng đồi núi, thoát nước tốt. Đây là cây dương tính, nhạy cảm với ánh sáng, nên phải trồng ở vùng nhiều nắng hoặc ở quanh bờ rào, ven kênh mương, có điều kiện lập địa tốt. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc.

- Thổ nhưỡng: Đất trồng đàn hương phải thoát nước tốt, tơi xốp, giàu Fe, P, K, độ pH từ 5 - 6, kỵ đất xốp, tầng đất dày, đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ đàn hương và rễ cây ký chủ, đồng thời nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân. Trồng trên đất có tầng canh tác mỏng, đàn hương phát triển không tốt, rất khó phát triển thành rừng, không những vậy, cây ký chủ cũng sinh trưởng không tốt, có thể làm cho cây chết.

Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 - 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1 m. Vì vậy, yêu cầu đất trồng đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1 m.

- Mực nước ngầm: Rễ đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Vì vậy, đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa.

Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Đây cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 - 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.
PGS.TS PHẠM ĐỨC TUẤN - TS. VŨ VĂN ĐỊNH
Nguồn: NNVN
 
Mình hoàn toàn tán thành ý kiến này. Nhưng nếu giả dụ hiệu quả kinh tế chỉ được bằng 1/20 bài báo thì cũng là kinh khủng lắm rồi. Giờ trồng cây gì mà cho được lợi nhuận 1 tỷ/ha đây. Có lẽ ngoài mấy cây họ Anh túc thì khó có cây nào đạt được lợi nhuận như thế lắm.
Hi...
Tuanfodacon Đã lên chỗ mình khi nào nhỉ?
 
cây này quý là đương nhiên rồi, vì từ xưa đàn hương đã quý, dù gỗ hay tinh dầu. có điều bây giờ thị trường mở rộng hơn, mà nguồn cung cấp không theo kịp nên giá mới tăng lên vậy.
có lẽ không riêng đàn hương, mà nhiều cây thuộc ngành hương liệu đều đắt, như trầm, đinh hương, hương bài, ngọc am ... ngay cả pơ mu là gỗ chạm khắc nhưng cũng là nguồn hương liệu và có giá
có điều những giống quý này nói chung tốc độ phát triển chậm, chứ nó mà nhanh và dễ như lúa thì chắc khỏi bàn
 
Cây nào cũng quý, nhưng bán được hay ko chủ yếu do trung quốc, giá cao hay thấp cũng chủ yếu do trung quốc.:). Trên em thấy nó đang thu mua củ cặc chó, cỏ nhung, linh chi. Nó mua thì đẩy giá lên trời, nó ko mua thì bán cho maaa
 
ÔiNgon quá xá pà con ơi!Rồi sau 5-7 năm sau có 27tỷ/ha ta cùng nhau phá rừng để trồng Đàn hương thôi...haha.Chuyện khôi hài này khéo chỉ ở xứ VN mới có.THôi xin các bố đừng biến người nông dân khôn khổ thành vật hy sinh để các bố trục lợi nữa,các bố ko bao giờ tự vấn lương tâm mình à hay chó tha mất lâu rồi.Tôi cũng biết các trò kiếm tiền trên sự cơ cực của nông dân chúng tôi rồi.Các ông nhân danh giáo sư,tiến sỹ lập nên những đề tài nghe có vẻ rất chi là nhân văn,nào là cải tạo rừng,phủ xanh đất trống đồi trọc,bảo vệ môi trường,làm giàu cho nông dân v.v..Nghe sao tốt đẹp thế để dễ bề xin nhà nước giót vốn để các bố chia nhau đút túi...xong rồi thì sống chết mạc bây...rút cục chỉ chết người nông dân ngây thơ chân chất thôi.CÁC Bố ăn ăn đi cố mà nặn vẽ ra ăn cho thật nhiều vào nhưng hãy nhớ gieo nhân nào thì gặt quả nấy,ăn mặn thì khát nước đó mà lại là kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt,trên sự khốn khổ của người dân có ngày sặc tiết đó.Kiếm tiền núi ngon dễ vậy thì tự các bố làm đi mà hương,tiên sư những thằng ,con nhà báo bố láo viết để ăn tiền...Xin lỗi các nhà báo tốt nhé...
 
Cây con cao trung bình 40cm. Sở dĩ cây đăt như vậy là vì tiề nhập hạt giống là 36tr/kg và tỷ lệ nảy mầm chỉ khoảng trên dưới 20% thôi. Bên em ko bán hạt bác nhé!
36tr/kg, khong tin nổi.
 
Ảnh cây đàn hương
5457646c5fc40.jpg
Theo in tec nét - thì cây đàn hương sau khi ra khoảng 10 lá và đả sử dụng hết chất dinh dưởng từ hạt thì phải có cây chủ - nếu ko có cây chủ phù hợp thì sẽ hy sinh - liệu đây có phải là đàn hương ??? - mong lời chỉ giáo từ các bậc cao nhân tiền bối
 
Chào các bác

Em trước đây có ở Ấn Độ 5 năm và em có nghiên cứu cây đàn hương này. Em nghiên cứu cả đàn hương trắng và đàn hương đỏ. Nói thật với các bác, bảo trồng cây này, thu 27 tỷ/ 1 năm, theo em là hơi quá ạ. Cây này cho giá trị kinh tế rất cao, nhưng không đến 27 tỷ/ 1 năm ạ. Chắc khoảng 7 - 9 tỷ/ 1 năm/ 1 hecta, theo em là có thể được ạ

Các bác đừng lo là trồng ra không có người mua và phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo em hoàn toàn không phải phụ thuộc vào anh China đâu ạ. Hiện tại, ngay tại Ấn Độ, nguồn cung không đủ (Ấn Độ không cho xuất khẩu đàn hương và sản xuất ra đến đâu, nhà nước mua hết đến đó để làm đồ mỹ nghệ, lấy tinh dầu, làm dược liệu, làm mỹ phẩm, làm xà phòng, dầu gội...). Giá hiện tại ở Ấn Độ vào khoảng 350 USD/ 1 kg gỗ lõi trên 12 năm tuổi. Nhu cầu loại này trên thế giới cũng rất cao để làm mỹ phẩm cao cấp ạ.

Sau 1 thời gian tầm sư, học đạo tại Ấn Độ, em đã thành công trong việc nhân giống cây đàn hương tại Việt Nam. Hiện tại khoa Kỹ thuật trồng cây dược liệu bên em đang tiến hành nhân giống. Bên em cung cấp giống và hạt nên các bác có nhu cầu mua có thể liên hệ với bên em ( 0936428869 em là Thoại - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội)

Sau đây là một vài hình ảnh em đi học nhân giống tại Ấn Độ:

Agriviet.Com-anh_1.jpg



Agriviet.Com-anh_2.jpg



Agriviet.Com-anh_3.jpg


Agriviet.Com-IMG_2900.jpg
 
Last edited by a moderator:
Chào các bác

Em trước đây có ở Ấn Độ 5 năm và em có nghiên cứu cây đàn hương này. Em nghiên cứu cả đàn hương trắng và đàn hương đỏ. Nói thật với các bác, bảo trồng cây này, thu 27 tỷ/ 1 năm, theo em là hơi quá ạ. Cây này cho giá trị kinh tế rất cao, nhưng không đến 27 tỷ/ 1 năm ạ. Chắc khoảng 7 - 9 tỷ/ 1 năm/ 1 hecta, theo em là có thể được ạ

Các bác đừng lo là trông ra không có người mua và phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo em hoàn toàn không phải phụ thuộc vào anh China đâu ạ. Hiện tại, ngay tại Ấn Độ, nguồn cung không đủ (Ấn Độ không cho xuất khẩu đàn hương và sản xuất ra đến đâu, nhà nước mua hết đến đó để làm đồ mỹ nghệ, lấy tinh dầu, làm dược liệu, làm mỹ phẩm, làm xà phòng, dầu gội...). Giá hiện tại ở Ấn Độ vào khoảng 350 USD/ 1 kg gỗ lõi trên 12 năm tuổi. Nhu cầu loại này trên thế giới cũng rất cao để làm mỹ phẩm cao cấp ạ.

Sau 1 thời gian tầm sư, học đạo tại Ấn Độ, em đã thành công trong việc nhân giống cây đàn hương tại Việt Nam. Hiện tại khoa Kỹ thuật trồng cây dược liệu bên em đang tiến hành nhân giống. Bên em cung cấp giống và hạt nên các bác có nhu cầu mua có thể liên hệ với bên em ( 0936428869 em là Thoại - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội)

Sau đây là một vài hình ảnh em đi học nhân giống tại Ấn Độ:

Agriviet.Com-anh_1.jpg



Agriviet.Com-anh_2.jpg



Agriviet.Com-anh_3.jpg


Agriviet.Com-IMG_2900.jpg
Xin hỏi bạn bên bạn bán giá bao nhiêu 1 cây: mua hạt thì giá cả thế nào
 
Bên em đang bán cây giống là 95.000 VNĐ/ 1 cây. Hạt giống là 5.000 VNĐ/ 1 hạt. Hạt đã qua sử lý chỉ về gieo là 10.000 VNĐ/ 1 hạt

Cây này rất khó nảy mầm nên cần sử lý hạt hết sức công phu ạ. Đảm bảo hàng 100% là đàn hương Ấn Độ ạ.
 
Chào các bác

Em trước đây có ở Ấn Độ 5 năm và em có nghiên cứu cây đàn hương này. Em nghiên cứu cả đàn hương trắng và đàn hương đỏ. Nói thật với các bác, bảo trồng cây này, thu 27 tỷ/ 1 năm, theo em là hơi quá ạ. Cây này cho giá trị kinh tế rất cao, nhưng không đến 27 tỷ/ 1 năm ạ. Chắc khoảng 7 - 9 tỷ/ 1 năm/ 1 hecta, theo em là có thể được ạ

Các bác đừng lo là trồng ra không có người mua và phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo em hoàn toàn không phải phụ thuộc vào anh China đâu ạ. Hiện tại, ngay tại Ấn Độ, nguồn cung không đủ (Ấn Độ không cho xuất khẩu đàn hương và sản xuất ra đến đâu, nhà nước mua hết đến đó để làm đồ mỹ nghệ, lấy tinh dầu, làm dược liệu, làm mỹ phẩm, làm xà phòng, dầu gội...). Giá hiện tại ở Ấn Độ vào khoảng 350 USD/ 1 kg gỗ lõi trên 12 năm tuổi. Nhu cầu loại này trên thế giới cũng rất cao để làm mỹ phẩm cao cấp ạ.

Sau 1 thời gian tầm sư, học đạo tại Ấn Độ, em đã thành công trong việc nhân giống cây đàn hương tại Việt Nam. Hiện tại khoa Kỹ thuật trồng cây dược liệu bên em đang tiến hành nhân giống. Bên em cung cấp giống và hạt nên các bác có nhu cầu mua có thể liên hệ với bên em ( 0936428869 em là Thoại - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội)

Sau đây là một vài hình ảnh em đi học nhân giống tại Ấn Độ:

Agriviet.Com-anh_1.jpg



Agriviet.Com-anh_2.jpg



Agriviet.Com-anh_3.jpg


Agriviet.Com-IMG_2900.jpg
bác cho em hỏi. cây to trong ảnh dứoi cùng là đàn hương đỏ phải không ạ??? giá trị của đàn hương đỏ so với đàn hương trắng như thế nào ạ. đàn hương đỏ bao nhiêu năm thu lấy gỗ ạ??? cảm ơn bác nhiều.
 
Việc này báo cáo với các bác đó là một chủ đề rất thú vị. Chính cây đàn hương đỏ là cây làm cây ký chủ cho đàn hương trắng tốt nhất trong các loại cây ký chủ (host tree) của đàn hương trắng. Cây đàn hương đỏ khoảng 20 năm là thu được ạ (cứ khoảng 2 lần thu đàn hương trắng thì 1 lần thu đàn hương đỏ)

Gỗ của cây đàn hương đỏ (tử đàn) cũng rất quý nhưng rẻ bằng 1/2 gỗ đàn hương trắng ạ. Đàn hương đỏ không có nhiều công dụng như đàn hương trắng nhưng gỗ làm đồ mỹ nghệ và đồ dùng thì tuyệt vời. Gỗ đàn hương đỏ chính là gỗ Tử đàn (Zitan) và rất được ưa chuộng tại Hongkong, China, Đài Loan, Nhật... Gỗ tử đàn là 1 trong 4 loài gỗ quý nhất (đúng đầu danh sách) mà người Trung Quốc ưa chuộng gồm: Tử đàn, Hoàng Hoa Lê, Kê sí, Thiết lực. Gỗ tử đàn có mùa hương thơm hơi nhẹ và hiện tại ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc có 1 viện bảo tàng gỗ tử đàn (Red sandalwood Museum) được rất nhiều du khách khắp nơi trên thế giới về đây để chiêm ngưỡng loại gỗ quý này. Viện bảo tàng gỗ đàn hương đỏ này là công sức gây dựng của bà Trần Lệ Hoa, người phụ nữ giầu nhất Trung quốc và là vợ của Trì Trọng Thoại, người đóng nhân vật Đường Tăng trong phim Tây Du Ký. Gỗ Tử đàn của Ấn Độ đắt gấp 8 lần gỗ tử đàn Châu Phi và đắt gấp 5 lần gỗ tử đàn Indonesia

Với những kiến thức hạn hẹp của em, em rất mong được đàm đạo thêm với các bác về chủ đề đàn hương ạ. Các bác có thể liên hệ với em qua email: vuthoai@gmail.com hoặc qua sđt: 0936428869. Sau đây em gửi các bác mấy hình ảnh về gỗ đàn hương đỏ ạ:

Agriviet.Com-IMG_2901.jpg


Agriviet.Com-IMG_2847.jpg


Agriviet.Com-IMG_2902.jpg


Agriviet.Com-IMG_2903.jpg


Agriviet.Com-IMG_2904.jpg
 
Last edited by a moderator:
chào anh! @Vũ Thoại
1. em tìm hiểu và được biết cây đàn hương đỏ phân bố tự nhiên chỉ có ở miền nam ấn độ, nơi này có điều kiện phù hợp để có chất lượng gỗ đàn hương đỏ là tốt nhất. những cây ở châu phi và indo anh nói là cây trồng hay sao ạ???vậy thì đàn hương đỏ khi trồng ở việt nam chất lượng và giá cả như thế nào ạ. ở việt nam đã có ai trồng đàn hương đỏ diện tích lớn và thành công chưa ạ???đàn hương đỏ trồng 20 năm tuổi dk lõi đỏ trung bình bao nhiêu cm ạ
2. nếu trồng cây đàn hương đỏ làm cây ký chủ cho đàn hương trắng thì ta trồng mật độ và quy cách như thế nào ạ.???nếu mình trồng mật độ 3*3m trong đó 4 cây thì 3 cây dh trắng và 1 cây đàn hương đỏ. hoặc cũng 3*3m nhưng cứ 1 hàng đh đỏ xen với 1 hàng đh trắng được không ạ.???
cảm ơn anh!!!
 
Gửi anh Dương,

Gỗ đàn hương đỏ của Ấn Độ bây giờ phần lớn là gỗ trồng anh ạ. Gỗ rừng hầu như là còn không nhiều. Chính phủ Ấn Độ có chương trình hỗ trợ cho những người troongf đàn hương.
Còn gỗ đàn hương của Indonesia và Nam Phi tôi nghĩ chắc có lẽ gỗ tự nhiên anh ạ. Gỗ các nơi này rẻ hơn vì chất gỗ không tốt và có thể là một loại chi khác chi đàn hương đỏ như của Ấn Độ anh ạ. Cũng như gỗ đàn hương trắng của Ấn Độ và đàn hương trắng của Úc là 2 loại hoi khác nhau một chút. Hơn nữa do khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng cũng có thể khác nhau. Gỗ sưa của Việt Nam và gỗ sưa của đảo Hải Nam, Trung Quốc cùng loài nhưng trồng ở đảo Hải Nam thì giá đắt gấp mấy lần so với trồng ở VN

Tôi có đến quan sát mấy vườn trồng đàn hương tại Ấn Độ dùng đàn hương đỏ làm cây ký chủ cho đàn hương trắng thì tôi thấy họ trồng 4*4m. Giữa 2 cây đàn hương trắng họ trồng 1 cây đàn hương đỏ anh ạ
 
Gửi anh Dương,

Gỗ đàn hương đỏ của Ấn Độ bây giờ phần lớn là gỗ trồng anh ạ. Gỗ rừng hầu như là còn không nhiều. Chính phủ Ấn Độ có chương trình hỗ trợ cho những người troongf đàn hương.
Còn gỗ đàn hương của Indonesia và Nam Phi tôi nghĩ chắc có lẽ gỗ tự nhiên anh ạ. Gỗ các nơi này rẻ hơn vì chất gỗ không tốt và có thể là một loại chi khác chi đàn hương đỏ như của Ấn Độ anh ạ. Cũng như gỗ đàn hương trắng của Ấn Độ và đàn hương trắng của Úc là 2 loại hoi khác nhau một chút. Hơn nữa do khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng cũng có thể khác nhau. Gỗ sưa của Việt Nam và gỗ sưa của đảo Hải Nam, Trung Quốc cùng loài nhưng trồng ở đảo Hải Nam thì giá đắt gấp mấy lần so với trồng ở VN

Tôi có đến quan sát mấy vườn trồng đàn hương tại Ấn Độ dùng đàn hương đỏ làm cây ký chủ cho đàn hương trắng thì tôi thấy họ trồng 4*4m. Giữa 2 cây đàn hương trắng họ trồng 1 cây đàn hương đỏ anh ạ
cảm ơn anh đã trả lời!!!
em có đọc bên phố mua bán. bên này ngừoi ta nói về gỗ nhưng ít dùng tên khoa học, học có gọi 2 loại gỗ là tử đàn lá nhỏ từ ấn độ và tử đàn lá lớn từ châu phi. xin anh cho biết 2 tên khoa học của 2 laoị này được không ạ??? cảm ơn anh đã đọc tin
 
Back
Top