Thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao và phi lý đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ VN khiến cả DN và nông dân nuôi cá tra đứng ngồi không yên.
Từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường cá tra ĐBSCL vẫn chưa thoát được tình trạng tiêu thụ chậm, giá thấp. Dân nuôi cá tra đã tìm mọi cách vượt khó, áp dụng các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật theo khuyến cáo để hạ giá thành nuôi cá tối đa, thế nhưng vẫn thua lỗ nặng nề. Bây giờ tiếp nhận thêm thông tin xấu như một đòn giáng nặng vào nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Dân nuôi cá tra ĐBSCL sẽ còn gặp thách thức Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX nuôi cá Thới An (Cần Thơ) lo lắng: Trong suốt gần 2 năm qua, thị thường tiêu thụ cá tra chưa hết khó khăn. Nếu Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế cá tra tăng cao, càng làm khó cho DN và dân nuôi cá tra Việt Nam.
<tbody>
</tbody> Các tháng qua, giá cá tra nguyên liệu trong vùng bán được giá nhất cho các nhà máy cũng chỉ khoảng 22.000-23.000 đồng/kg. Kể từ 15/3, trước những thông tin sơ khởi về thuế cá tra tại Mỹ, các DN trong nước đã dè chừng, hạ giá mua còn 21.000 đồng/kg, giảm sâu so giá thành rất nhiều. Hiện kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân bên sông Hậu phải tạm dừng lại.
Đầu tháng 3/2013 vừa qua, tại TP Long Xuyên (An Giang), Hiệp hội Cá tra Việt Nam được thành lập với 143 hội viên ở các tỉnh, thành tham gia. Hiệp hội đề ra mục tiêu từ 2013 đến 2015 đưa sản lượng nuôi cá nguyên liệu đạt 1,2-1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,8-2,25 tỷ USD, tạo việc làm ổn định cho 23.000 lao động.
Dân nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL kỳ vọng từ nay cá tra Việt Nam thoát lận đận, chấm dứt tình trạng cá tra nguyên liệu cung - cầu bất nhất, các DN xuất khẩu không còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, phá giá làm mất uy tín cá tra trên thương trường. Tuy nhiên, trước tin bất lợi về áp thuế cá tra của Bộ Thương mại Mỹ sẽ là một thách thức lớn cho chương trình hành động của Hiệp hội.
Theo nongnghiep.vn
Từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường cá tra ĐBSCL vẫn chưa thoát được tình trạng tiêu thụ chậm, giá thấp. Dân nuôi cá tra đã tìm mọi cách vượt khó, áp dụng các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật theo khuyến cáo để hạ giá thành nuôi cá tối đa, thế nhưng vẫn thua lỗ nặng nề. Bây giờ tiếp nhận thêm thông tin xấu như một đòn giáng nặng vào nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Dân nuôi cá tra ĐBSCL sẽ còn gặp thách thức
Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang: Hiện nay, giá thành nuôi cá tra khó có thể dưới mức 24.000 đồng/kg, nay giá bán có 21.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng nề. |
<tbody>
</tbody>
Đầu tháng 3/2013 vừa qua, tại TP Long Xuyên (An Giang), Hiệp hội Cá tra Việt Nam được thành lập với 143 hội viên ở các tỉnh, thành tham gia. Hiệp hội đề ra mục tiêu từ 2013 đến 2015 đưa sản lượng nuôi cá nguyên liệu đạt 1,2-1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,8-2,25 tỷ USD, tạo việc làm ổn định cho 23.000 lao động.
Dân nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL kỳ vọng từ nay cá tra Việt Nam thoát lận đận, chấm dứt tình trạng cá tra nguyên liệu cung - cầu bất nhất, các DN xuất khẩu không còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, phá giá làm mất uy tín cá tra trên thương trường. Tuy nhiên, trước tin bất lợi về áp thuế cá tra của Bộ Thương mại Mỹ sẽ là một thách thức lớn cho chương trình hành động của Hiệp hội.
Theo nongnghiep.vn