Đánh giá một số giống đu đủ

Đây là luận văn của tác giả Hoàng Thị Minh, tôi xin được trích nguyên văn không thêm bớt sửa chữa để tiện cho những ai thích tìm hiểu và trồng cây đu đủ


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và nguồn gốc thông tin được trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Tác giả luận văn
Hoàng Thị Minh
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn thạc sĩ nông nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Nông học nói chung và các thầy cô giáo trong bộ môn Di truyền giống nói riêng thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Hoan đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứu lúa – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian và địa điểm để tôi tiến hành thí nghiệm và hoàn thiện đề tài.

Để hoàn thiện được luận văn này, tôi còn có sự giúp đỡ từ bạn bè và các đồng nghiệp, sự quan tâm động viên từ gia đình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Minh

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................ ii
MỤC LỤC.. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................... viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ...................................................................... x
PHẦN I. MỞ ĐẦU.. 1
1.1 .. Đặt vấn đề. 1
1.2 .. Mục đích, yêu cầu của đề tài.2
1.2.1 Mục đích. 2
1.2.2 Yêu cầu. 2
1.3 .. Ý nghĩa của đề tài3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.. 4
2.1 .. Cơ sở khoa học của đề tài4
2.2 .. Tình hình nghiên cứu, sản xuất trong và ngoài nước. 5
2.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đu đủ trên thế giới5
2.2.2 Sản xuất tiêu thụ đu đủ ở Việt Nam.. 9
2.3 .. Nguồn gốc phân bố của cây đu đủ. 10
2.3.1 Nguồn gốc. 10
2.3.2 Phân bố. 10
2.4 .. Đặc điểm thực vật học cây đu đủ. 11
2.4.1 Rễ. 11
2.4.2 Thân. 11
2.4.3 Lá. 11
2.4.4 Hoa và cụm hoa. 12
2.4.5 Quả và hạt14
2.5 .. Các kiểu hình cây và giới tính của đu đủ. 15
2.6 .. Cơ chế di truyền tính trạng giới tính của cây đu đủ. 16
2.7 .. Nhu cầu dinh dưỡng của cây đu đủ. 17
2.8 .. Yêu cầu ngoại cảnh của cây đu đủ. 18
2.9 .. Các loại sâu bệnh hại chính trên cây đu đủ. 19
2.9.1 Sâu hại19
2.9.2 Bệnh hại20
2.10 Các giống đu đủ và khoảng cách trồng trong sản xuất21
2.10.1 Các giống đu đủ được trồng trên thế giới21
2.10.2 Một số giống đu đủ phổ biến ở nước ta. 22
2.10.3 Khoảng cách trồng đu đủ trong sản xuất23
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 26
3.1 .. Vật liệu nghiên cứu. 26
3.2 .. Nội dung nghiên cứu. 26
3.3 .. Phương pháp bố trí thí nghiệm.. 26
3.4 .. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm.. 27
3.5 .. Các chỉ tiêu theo dõi27
3.5.1 Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng. 27
3.5.2 Nhóm chỉ tiêu về hình thái28
3.5.3 Nhóm chỉ tiêu về hoa. 28
3.5.4 Nhóm chỉ tiêu về quả. 28
3.5.5. ................................................................. Tình hình nhiễm sâu bệnh. 29
3.6 .. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ. 29
3.7 .. Phương pháp xử lý số liệu. 30
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.. 31
4.1 .. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu 31
4.1.1 Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 31
4.1.2 Đặc điểm hình thái lá, quả của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu. 32
4.2 .. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng phát triển của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 34
4.2.2 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá hữu hiệu của các tổ hợp đu đủ lai ở các thời điểm theo dõi.37
4.2.3 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu. 39
4.2.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng đường kính tán của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 41
4.2.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu. 43
4.2.6 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đặc điểm quả của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu.45
4.2.7 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 47
4.2.8 Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các mẫu giống đu đủ nghiên cứu. 49
4.3 .. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của tổ hợp lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng trong vụ xuân. 50
4.3.1 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng. 50
4.3.2 Tỷ lệ nảy mầm của các quần thể đu đủ nghiên cứu vụ xuân. 51
4.3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng 51
4.3.4 Động thái tăng trưởng đường kính tán của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng 52
4.3.5 Động thái tăng trưởng đường kính thân của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng 53
4.3.6 Động thái ra lá của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng. 53
4.3.7 Động thái tăng trưởng của các loại quả trên hai dòng bố mẹ.54
4.3.8 Tỷ lệ phân ly giới tính của hai quần thể bố mẹ nghiên cứu. 55
4.3.9 Đặc điểm hoa và hạt phấn của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng 56
4.3.10 Ảnh hưởng của thời điểm thụ phấn và số lần thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng bố mẹ. 57
4.3.11 Đặc điểm hình thái của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ chúng. 59
4.3.12 Đặc điểm quả của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng. 60
4.3.13Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng ở vụ hè. 62
4.3.14. Tình hình nhiễm sâu bệnh của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ. 62

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
4.1. . Kết luận. 63
4.2 .. Kiến nghị63
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA.. 65
PHẦN VI 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 67

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐK: đường kính
KL: khối lượng
M1: mật độ 1
M2: mật độ 2
M3: mật độ 3
NSLT: năng suất lý thuyết
NSTT: năng suất thực thu
NST: ngày sau trồng
SRH: sau ra hoa
TB: trung bình
TGST: thời gian sinh trưởng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Các nước sản xuất đu đủ hàng đầu thế giới6
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất đu đủ trên thế giới từ năm 2003 – 2009. 7
Bảng 2.3 Khoảng cách và mật độ trồng đu đủ trong sản xuất24
Bảng 3.1 Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm.. 26
Bảng 4.1 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 31
Bảng 4.2 Màu sắc lá, quả của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu. 33
Bảng 4.3 Đặc điểm kích thước lá của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 34
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đặc tính nông sinh học của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 35
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá hữu hiệu của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu qua các thời điểm theo dõi38
Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu 40
Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu 42
Bảng 4.8 Động thái tăng trưởng đường kính thân của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu 44
Bảng 4.9 Đặc điểm hình thái và cơ giới quả của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu 46
Bảng 4.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu ở các mật độ khác nhau. 48
Bảng 4.11 Tình hình nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu. 49
Bảng 4.12 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các quần thể đu đủ nghiên cứu 50
Bảng 4.13 Tỷ lệ nảy mầm của các quần thể đu đủ nghiên cứu. 51
Bảng 4.14 Động thái tăng trưởng của các loại quả trên hai dòng bố mẹ của tổ hợp lai VNĐĐ10. 55
Bảng 4.15 Tỷ lệ phân ly giới tính của hai quần thể bố mẹ nghiên cứu. 56
Bảng 4.16 Kích thước hoa và số hoa/một cụm hoa của quần thể bố mẹ và con lai56
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của thời điểm thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng đu đủ bố mẹ nghiên cứu. 58
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của số lần thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng bố mẹ nghiên cứu. 58
Bảng 4.19 Đặc điểm kích thước lá của tổ hợp lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng 60
Bảng 4.20 Một số chỉ tiêu về cấu trúc cây của tổ hợp đu đủ lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng. 6
Bảng 4.21 Đặc điểm hình thái và cơ giới quả của tổ hợp đu đủ lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng. 61
Bảng 4.22 Số lượng hạt/quả của các loại quả đu đủ (quả lai, thụ phấn tự do, thụ phấn bằng tay)61
Bảng 4.23 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp đu đủ VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng trong vụ xuân. 62

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang

Đồ thị 2.1 Tốp 10 nước dẫn đầu về sản lượng đu đủ xuất khẩu. 7
Đồ thị 2.2 Tốp 10 nước dẫn đầu về giá trị đu đủ xuất khẩu. 8
Đồ thị 4.1 Động thái ra lá của tổ hợp đu đủ lai VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi39
Đồ thị 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi41
Đồ thị 4.3 Động thái tăng trưởng đường kính tán của tổ hợp VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi43
Đồ thị 4.4 Động thái tăng trưởng đường kính thân của tổ hợp VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi45
Đồ thị 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp VNĐĐ10 và hai dòng bố mẹ 51
Đồ thị 4.6 Động thái tăng trưởng đường kính tán của tổ hợp VNĐĐ10 hai dòng bố mẹ 52
Đồ thị 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính thân của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng. 53
Đồ thị 4.8 Động thái tăng trưởng số lá của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng 54



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Đu đủ (Carica papaya L.) là loại cây ăn quả dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, đạt sản lượng cao, chu kỳ kinh tế ngắn; thích hợp với nhiều loại đất, đặc biệt có thể trồng xen, trồng gối với các cây trồng khác. Các sản phẩm từ đu đủ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Hoa đu đủ được dùng để làm thuốc và các dược liệu khác. Quả đu đủ xanh chứa khoảng 60 – 70% các chất dinh dưỡng so với quả chín, được sử dụng làm rau ăn, làm mứt, chíp sấy khô...Quả chín có giá trị dinh dưỡng rất cao dùng để ăn tươi hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất nước quả, mứt ướt, kem, salat. Đặc biệt nhựa đu đủ chứa chất papain là enzym phân huỷ protein, được dùng làm nguyên liệu cho chế biến thịt, sữa, bia, công nghiệp thuốc tẩy và trong ngành y,...Theo phân tích hoá học, trung bình trong thịt quả có chứa 85 – 88% nước, 0,6% protein, 0,1% lipit, 8,3% đường và 60 – 122mg vitamin C. Đặc biệt trong quả chín rất giàu Caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cây đu đủ được trồng rộng rãi ở nhiều vùng trên thế giới: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ đều có trồng đu đủ. Ở nước ta, đu đủ được trồng trên khắp cả nước, trồng phổ biến ở những vùng trung du, vùng bán sơn địa và các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên vị trí của cây đu đủ chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức. Công tác chọn tạo giống chưa được trú trọng nhiều. Nguồn giống đu đủ hiện nay chủ yếu là các giống địa phương, năng suất cao được bà con nông dân chọn lọc và để giống. Ngoài ra, chúng ta có nhập nội một số giống từ những nước lân cận như: Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc...Như vậy, nguồn giống phục vụ sản xuất không chủ động. Mặt khác giá thành hạt giống nhập nội rất cao, nếu trong nước tự sản xuất được thì giá thành hạt giống sẽ thấp hơn. Đặc biệt các giống nhập nội có thích nghi và khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận kém hơn, dễ mắc bệnh hơn so với các giống đu đủ địa phương.

Những nghiên cứu cơ bản nhằm phát triển sản xuất đu đủ ở quy mô vườn hộ và trang trại đang là một hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhanh quay vòng vốn cho người nông dân.

Để phát huy tối đa tiềm năng năng suất của cây đu đủ, cần phải lựa chọn được giống tốt và khoảng cách trồng hợp lý. Giống phải cho tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh tốt. Khoảng cách trồng liên quan đến khả năng sử dụng dinh dưỡng trong quần thể và công tác quản lý dịch hại trên đồng ruộng. Lựa chọn được một số giống tốt, khoảng cách trồng hợp lý là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của sản xuất cây ăn quả nói chung và cây đu đủ nói riêng.

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp đu đủ lai mới và quần thể bố mẹ của tổ hợp lai VNĐĐ10”

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài.
1.2.1 Mục đích

Tuyển chọn được các tổ hợp đu đủ lai cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng.

Tìm ra khoảng cách trồng hợp lý nhất cho quần thể đu đủ để có năng suất cao nhất và hạn chế được sâu bệnh hại.

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, đặc biệt là khả năng cho hạt lai của hai dòng bố mẹ.

1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, cấu trúc cây, khả năng ra hoa qủa, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các tổ hợp đu đủ lai và hai dòng bố mẹ của tổ hợp lai VNĐĐ10

- Xác định một số chỉ tiêu về hình thái, phẩm chất quả của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu và hai dòng bố mẹ của tổ hợp VNĐĐ10

- Đánh giá tình hình nhiễm một số loại bệnh chính trên đồng ruộng.

- Xác định mật độ trồng thích hợp nhất để có năng suất cao, chất lượng quả tốt, ít nhiễm sâu bệnh.

1.3 Ý nghĩa của đề tài
-Qua đánh giá về đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu và bố mẹ của tổ hợp VNĐĐ10 có thể phát hiện được các tính trạng quý (năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận...), trồng được ở mật độ dầy phục vụ cho công tác chọn tạo giống đu đủ lai chất lượng cao.

- Chọn được tổ hợp đu đủ lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh, thời gian cho thu hoạch dài cung cấp cho sản xuất.
 
Last edited:
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Đu đủ (Carica papaya L.) là loại cây ăn quả ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng cao, rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Thời gian gần đây, đu đủ được xem như là một cây trồng xoá đói, giảm nghèo cho người nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc do trồng đu đủ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Trong công tác nghiên cứu, chọn và lai tạo giống chưa được quan tâm nhiều, tập trung chủ yếu nghiên cứu, tuyển chọn các giống đu đủ thuần, đu đủ nhập nội đưa vào sản xuất.

Trong sản xuất, khoảng cách trồng đu đủ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tới năng suất và phẩm chất quả. Nếu trồng với mật độ quá thưa dẫn tới lãng phí đất, không tận dụng được hết ánh sáng, sản lượng quả trên một đơn vị diện tích đất không cao, mặt khác cỏ dại phát triển mạnh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính và là nơi chứa các nguồn sâu bệnh hại. Ngược lại, nếu trồng đu đủ với khoảng cách quá dày sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của bộ lá, đặc biệt là thời kỳ cây phát triển mạnh, bộ khung tán rộng các lá che khuất lẫn nhau làm giảm khả năng quang hợp, giảm tuổi thọ của lá, tăng khả năng nhiễm sâu bệnh, tăng sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xác định khoảng cách trồng phù hợp cho từng giống đu đủ trong sản xuất có vai trò rất thiết thực [11].

Để cung cấp hạt lai cho sản xuất thì việc đánh giá con lai và bố mẹ của chúng là hết sức cần thiết nhằm xác định khả năng cho hạt lai của các dòng bố mẹ, khả năng trống chịu và tiềm năng năng suất của con lai.


2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đu đủ trên thế giới

Bản đồ 2.1 Bản đồ các nước trồng đu đủ trên thế giới

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\04\clip_image002.jpg



Trên bản đồ cho thấy những nước sản xuất hơn 500.000 tấn đu đủ mỗi năm có màu đen (Brazin, Ấn độ...), những nước sản xuất từ 100.000 – 499.999 tấn đu đủ mỗi năm có màu xám tối (Trung Quốc, Colombia, Peru...), các nước sản xuất từ 50.000 – 99.999 tấn đủ đủ mỗi năm có màu xám (Cuba...), những nước sản xuất từ 10.000 – 49.999 tấn mỗi năm có màu xám sáng (Hoa Kỳ...), các nước sản xuất dưới 10.000 tấn mỗi năm có màu xám nhạt ( Argentina...), các nước không sản xuất đu đủ có màu trắng.

Bảng 2.1 cho thấy sản lượng đu đủ của 20 nước dẫn đầu chiếm 96% tổng sản lượng đu đủ trên thế giới. Nhìn chung, sản xuất đu đủ của các nước từ năm 2000 – 2008 đều tăng qua các năm. Tính đến năm 2008, tổng sản lượng đu đủ trên toàn thế giới là 9.095.875 tấn, trong đó Ấn Độ là nước sản xuất đu đủ lớn nhất với sản lượng 2.685.900 tấn.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đu đủ được xem là một trong bốn loại quả tươi quan trọng phục vụ cho nhu cầu của con người sau các loại quả như xoài, chuối và dứa [32]

Nghe

Đọc ngữ âm


Từ điển

Bảng 2.1 Các nước sản xuất đu đủ hàng đầu thế giới

Đơn vị: Tấn


STT


Quốc gia


2003


2004


2005


2006


2007


2008

1


Ấn Độ


1.692.100


2.535.100


2.139.300


2.482.100


2.685.900


2.685.900

2


Brazil


1.714.590


1.612.348


1.573.819


1.897.639


1.811.540


1.900.000

3


Nigeria


755.000


755.000


755.500


759.000


765.000


765.000

4


Indonesia


626.745


732.611


548.657


643.451


621.524


653.276

5


Mexico


955.694


787.663


709.477


798.589


919.425


638.237

6


Ethiopia


230.540


260.000


260.000


260.000


260.000


260.000

7


Congo


212.180


214.070


215.980


217.900


219.840


223.770

8


Colombia


91.608


103.870


140.346


164.606


223.945


207.698

9


Guatemala


69.000


84.000


99.000


113.277


184.530


184.530

10


Philippines


130.764


133.876


146.628


157.120


164.234


182.907

11


Peru


189.793


193.923


171.055


175.428


157.771


157.771

12


Venezuela


148.030


131.753


118.063


151.353


132.013


132.013

13


Thailand


125.000


125.000


131.000


131.000


131.000


131.000

14


China


164.559


157.620


118.475


151.283


117.914


120.359

15


Bangladesh


47.505


50.615


240.000


105.245


95.785


103.609

16


Cuba


120.100


119.000


91.797


90.309


89.700


89.400

17


Kenya


86.491


86.000


87.000


86.000


86.000


86.000

18


Malaysia


78.000


75.000


72.000


72.000


72.000


72.000

19


El Salvador


53413


60470


63456


67264


65295


71172

20


Costa Rica


31125


33815


35565


31090


41042


58408

Tổng


World


7.930.846


8.594.281


8.066.114


8.913.064


9.210.748


9.095.875

Nguồn: FAOSTAT 2010

Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng, năng suất cũng như sản lượng đu đủ của các nước tăng dần qua các năm, trong đó năng suất và sản lượng tăng nhanh nhất vào năm 2006, diện tích đu đủ thế giới tăng cao nhất vào năm 2008 (19,723 triệu ha/năm).

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất đu đủ trên thế giới từ năm 2003 – 2009

Năm


Diện tích (1000 ha)


Năng suất (tấn/ha)


Sản lượng (tấn)

2003


365.965


21.8476


7.995.491

2004


373.566


23.3497


8.722.657

2005


385.283


21.1265


8.139.708

2006


382.129


23.4616


8.965.372

2007


393.166


24.0991


9.474.966

2008


412.889


24.2028


9.993.074

2009


420.279


24.9507


10.486.290

Nguồn: FAOSTART, 2010



Đồ thị 2.1 Tốp 10 nước dẫn đầu về sản lượng đu đủ xuất khẩu

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\04\clip_image004.jpg



Đồ thị 2.2 Tốp 10 nước dẫn đầu về giá trị đu đủ xuất khẩu

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\04\clip_image005.jpg


Theo tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO), mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 6.634.580 tấn đu đủ, trong đó 95% dùng ăn tươi, số còn lại phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến đồ hộp và sản xuất nhựa mủ [35].

Đu đủ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của các quốc gia như: Ấn Độ, Brazil, Mexico, Malaixia, Uganda, Tanzania... Hiện nay Mexico là nước xuất khẩu đu đủ lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu đu đủ chính là Hồng Kông, Singapore, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ả Rập Xê út [6].

Ở hầu hết các nước trên thế giới, đu đủ được sản xuất tập trung trong các trang trại. Toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất vào khoảng 99.000USD, lãi suất thu về trên một hecta dao động khoảng 13.000 – 44.000 USD. Giá bán của đu đủ thay đổi qua các năm và phụ thuộc rất nhiều vào năng suất và thị trường tiêu thụ. Thông thường giá của một thùng carton (13kg đu đủ) vào khoảng 15USD [35].

Trong sản xuất, xuất khẩu ghi nhận có ba loại giống đu đủ sau:

- Giống đu đủ ruột vàng: giống này có nhiều cây đực, nhiều quả hơn, quả nhiều hạt, tròn và hơi ngắn, khi chín có màu vàng, ruột mỏng và mềm nhũn.

- Giống đu đủ ruột đỏ: quả dày cùi, giòn, thơm và ngon. Giống này gồm nhiều hoa lưỡng tính đậu quả, quả hình bầu dục, màu xanh và hơi vàng khi chín.

- Giống đu đủ ruột vàng da cam: quả hình bầu dục, ngọt nhưng không thơm bằng đu đủ ruột đỏ.

Hiện nay giống đu đủ ruột vàng và đu đủ ruột đỏ đang được trao đổi nhiều nhất trên thị trường thế giới.

Ở khu vực Đông nam Á, Malaisia là nước đứng đầu về xuất khẩu đu đủ. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đu đủ của Malaisia là 73 triệu RM, đến năm 2007 là 86 triệu RM. Kim ngạch xuất khẩu đu đủ của nước này chiếm 21% tổng giá trị đu đủ xuất khẩu của thế giới [35].

2.2.2 Sản xuất tiêu thụ đu đủ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đu đủ chưa được định hướng là cây trồng sản xuất để xuất khẩu, do đó những ưu tiên về đầu tư sản xuất cũng như nghiên cứu chọn tạo cho loại cây này chưa được nhiều. Diện tích đất trồng chưa đủ lớn, sản xuất cơ bản mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, chủ yếu phục vụ ăn tươi, chế biến đồ hộp và các loại mứt. Sản xuất chỉ dừng ở mức quy mô vườn hộ [1], [3].

Đu đủ sản xuất ra được lái buôn đến thu mua. Giá đu đủ trên thị trường Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới. Bình quân 1kg đu đủ nhà vườn bán cho thương lái với giá 3.500 – 4.500 đồng/kg. Trong khi đó ở Đài Loan là 1,6 USD/kg. Nguyên nhân của sự chênh lệch giá cả này là do mẫu mã quả đu đủ của Việt Nam chưa tốt, quả nhiều vết bệnh và vết côn trùng cắn...

Mặt khác do diện tích đất trồng đu đủ phân tán, chưa có một đơn vị nào đứng ra quản lý trồng trọt, giúp người dân tạo lập thương hiệu và bao tiêu sản phẩm, do đó làm sản phẩm có chất lượng thấp mà giá thành lại cao.

Thời gian gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường, nhận thức của người dân được nâng cao, đồng thời do có sự kết hợp của bốn nhà, sản xuất đu đủ của nước ta đã dần mang tính thương mại hóa. Tổng công ty chế biến rau quả VEGETEXCO – VIETNAM, công ty chế biến các sản phẩm từ rau quả VINAMIT đã đầu tư cho người dân ở một số tỉnh thành trong cả nước về cây giống, kỹ thuật trồng chăm sóc đu đủ. Công ty chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm, nhờ vậy mà giá bán đu đủ đã được nâng lên đáng kể. Người nông dân đã bắt đầu có được thu nhập ổn định từ cây trồng này.

2.3 Nguồn gốc phân bố của cây đu đủ
2.3.1 Nguồn gốc

Cây đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L., có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của loài cây này:

- Cây đu đủ có nguồn gốc từ Trung Mỹ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả vào năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia. Theo Tôn Thất Trình: “Rất có thể đu đủ du nhập vào Việt Nam qua ngả Philippines”

- Cây đu đủ có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, một số tác giả cho rằng Mêxico và Costa Rica là quê hương của đu đủ, từ đây được đưa trồng ở nhiều nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm trong phạm vi vĩ độ 32o Bắc đến 32o Nam – những nơi mà nhiệt độ bình quân năm không thấp quá 15oC (Nguyễn Hoàng Anh, 2009).

2.3.2 Phân bố
Cây đu đủ được phân bố rộng khắp thế giới, trừ châu Âu ra các châu còn lại đều có trồng đu đủ.

- Châu Á: có các nước trồng đu đủ như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Mianma, Malaysia...

- Châu Phi: có Tanzania, Uganda.

- Châu Mỹ: gồm các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ, ở Bắc Mỹ có Hoa Kỳ, Austraylia, Newzealand...

Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc, xuất xứ của cây đu đủ, nhưng đến nay hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam đều có trồng đu đủ, nhiều nhất là các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đu đủ được xem như là cây ăn quả ngắn ngày trong cơ cấu vườn cây ăn quả ở các vùng trong nước (Nguyễn Hoài Anh, 2009).

2.4 Đặc điểm thực vật học cây đu đủ
2.4.1 Rễ

Rễ đu đủ nhỏ, giòn, dễ bị tổn thương do cơ giới cũng như ngập úng hoặc khô hạn của đất và thường phân bố rất nông, tập trung trong tầng đất 0 – 30 cm. Rễ phân bố rộng tương đương với độ rộng của tán lá trên mặt đất. Trong đất rễ hoạt động rất mạnh nên cần rất nhiều ôxy. Rễ đu đủ rất mẫn cảm với các loại đất chặt, bí hoặc ngập nước [11].

2.4.2 Thân
Đu đủ là loại cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không phân nhánh trừ khi cây bắt đầu già cỗi. Cây đu đủ có thân rỗng, các tổ chức mô bảo vệ yếu, hóa gỗ kém. Cây cao chừng 3 – 7m mang một chùm lá ở ngọn. Sự tạo thành ngọn phụ có thể liên quan đến việc tổn thương đỉnh sinh trưởng của cây. Thân đu đủ có cấu tạo đặc biệt, phần vỏ sau lớp biểu bì có cấu trúc mạng lưới dày đặc, bao gồm các bó sợi gỗ có tác dụng chống đổ. Sau lớp biểu bì vỏ là các tế bào nhu mô xốp, giòn làm nhiệm vụ dự trữ dinh dưỡng cho cây. Khi cây già cỗi, các tế bào này bị thoái hóa làm thân rỗng. Trên thân có nhiều chồi bên, có thể phát triển thành chồi, xong phần lớn ở trạng thái ngủ. Cùng trồng trong một điều kiện như nhau, thân cây cái sinh trưởng chậm, cây đực nhanh hơn và cây lưỡng tính thì ở dạng trung gian [6].

2.4.3 Lá
Lá đu đủ mọc cách, so le, không có lá kèm. Cuống dài 60 – 70 cm, rỗng. Gân lá hình chân vịt. Thời gian từ mọc đến lúc lá thành thục khoảng 20 ngày, mùa đông thì dài hơn khoảng 30 ngày.

Trong các tháng có nhiệt độ cao, dinh dưỡng nước đầy đủ, đu đủ có thể ra 9 – 11 lá. Về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 tốc độ ra lá chậm đi nhiều chỉ đạt 1 – 2 lá/tháng. Khi cây được 22 – 27 lá thật cây bắt đầu ra hoa, số lá trên cây nhiều hay ít có liên quan chặt chẽ đến năng suất của cây. Một cây trung bình đạt 13 – 17 lá xanh hoạt động thì tỷ lệ hoa đậu quả và quả phát triển bình thường. Nếu đạt được 25 – 30 lá hoạt động thì năng suất sẽ cao và ổn định.

Trong điều kiện nhiệt đới ở nước ta, nếu có đủ nước thì quanh năm có thể mọc lá. Trong một năm có thể mọc được 60 lá. Tuổi thọ của lá khoảng trên dưới 4 tháng. Cũng như rễ, lá rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu bất thuận như sương muối, nhiệt độ thấp, úng, hạn, biểu hạn bằng các phản ứng như ra lá chậm, héo rũ, rụng sớm. Người ta tính rằng trên một cây đu đủ sai quả, một lá đu đủ phải làm nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho hai quả trở lên. Bởi vậy để đảm bảo được năng suất cao cần giữ cho bộ lá xanh tốt, không rụng sớm.

2.4.4 Hoa và cụm hoa
Đu đủ là cây đồng chu, nhưng hoa có thể phân biệt thành 3 loại: Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính ước lệ vì ngay trong cùng một loại hoa cũng có rất nhiều dạng hình khác nhau, ví dụ gọi là hoa lưỡng tính nhưng trong loại hoa này có đến 9 dạng hình hoa lưỡng tính khác nhau. Đáng chú ý là sự phân hóa và phát triển thành các loại hoa không chỉ phụ thuộc vào tính di truyền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của cây, điều kiện ngoại cảnh và tuổi của cây. Nhiệt độ càng cao khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Theo dõi sự chuyển đổi giới tính cũng như khả năng thụ phấn của hoa, khi nghiên cứu các cây đu đủ trồng trên đảo Hawai tác giả Singha cho rằng: trong số đu đủ trồng ở đây chỉ có 16,3% số cây ổn định giới tính. Cũng theo Singha, để thụ phấn cho các cây cái cần 5 – 10% cây đực. Theo FolpheLinch: để thụ phấn cho 1ha đu đủ cần 5 – 8 cây đực.

Theo khung phân loại của Storey (1941), trích theo Ying Kwok Chan (2008), hoa đu đủ chia ra thành 6 loại:

1. Hoa đơn tính cái có bầu nhụy và không có nhị đực.

2. Hoa lưỡng tính 5 nhị (pentandria) có 5 chỉ nhị, bầu nhụy có 5 rãnh.

3. Hoa lưỡng tính dị hình (carpelloid) có từ 6-9 nhị, bầu nhụy có rãnh dị hình.

4. Hoa lưỡng tính thon dài (elongate) có bầu nhụy kéo dài, bề mặt trơn phẳng và có 10 nhị.

5. Hoa lưỡng tính nhụy thoái hóa (barren) có 10 nhị, bầu nhụy bị thoái hóa.

6. Hoa đực, có 10 nhị, không có bầu nhụy.

Đặc điểm của 3 loại hoa chính:

- Hoa đực: Mọc thành chùm có cuống dài đến 1m. Hoa đực thường bé, 5 cánh đài, 5 cánh vành dính lại thành một hình ống. Số nhị đực thường là 10. Cuống nhị đính ngay ở cổ ống hoa. Nhị cái thoái hóa chỉ còn là một bầu nhỏ, nhụy nhỏ như sợi chỉ. Ở đáy ống hoa có mật, côn trùng lấy mật sẽ mang phấn đi thụ phấn cho các hoa cái và hoa lưỡng tính.

- Hoa cái: Hoa cái rất to, ít nhất cũng gấp 4,5 lần hoa đực. Hoa có 5 cánh rời nhau, không có chỉ nhị, bầu hoa rất phát triển. Nuốm chia thành 5 mảnh chứng tỏ bầu do 5 lá noãn hợp thành. Mỗi mảnh rìa xoăn như hình mào gà, làm tăng diện tích của nuốm, do đó có khả năng tiếp nhận được phấn dễ hơn.

Những hoa này cần thụ phấn mới cho năng suất cao, xong cũng có thể đơn tính sinh (không qua thụ tinh) phát triển thành quả nhưng quả bé, kém ngọt. Quả thường tròn, khoảng trống lòng quả to, thịt quả mỏng.

- Hoa lưỡng tính điển hình: Hoa lưỡng tính có kích thước trung gian, to hơn hoa đực nhưng nhỏ hơn hoa cái. Hoa lưỡng tính có 5 cánh nhưng cánh không rời hẳn nhau như ở hoa cái mà dính với nhau ở phần dưới của cánh hoa thành một ống. Ống ngắn hơn ở hoa đực và chỉ đính với nhau trên khoảng 1/3 chiều dài của cánh hoa, còn ở hoa đực thì đính với nhau trên 2/3 chiều dài của cánh hoa.

Hoa lưỡng tính có cả nhị đực và bầu trong có noãn. Bầu dạng dài và chỉ nhị gắn trên cánh hoa. Hoa có 10 nhị đực. Bầu có thể có 5 lá noãn hoặc chỉ có 2 đến 3 lá noãn. Quả hình thành từ hoa lưỡng tính có dạng dài, khoảng trống lòng quả hẹp, quả nặng, thịt dày hơn quả kết từ hoa cái.

Quả của cây lưỡng tính được ưa chuộng hơn trên thị trường. Vì vậy trong sản xuất cần lựa chọn cây cho quả với loại hoa cái hay hoa lưỡng tính cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng [11].

Đặc điểm cụm hoa đu đủ:

Cụm hoa đu đủ dựa theo phân loại của Oschae và cộng sự (1975), trích trong tài liệu của I.D.Singh (1990), thì cụm hoa được chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm A: Cụm hoa đơn tính cái – cụm hoa ngắn, chỉ mang hoa đơn tính cái.

- Nhóm B: Cụm hoa lưỡng tính – cụm hoa ngắn, có thể mang lưỡng tính 5 nhị, lưỡng tính thon dài, lưỡng tính bất dục và lưỡng tính dị hình.

- Nhóm C: cụm hoa đực – cụm hoa có cuống dài, mang chủ yếu là hoa đực, có thể mang một vài hoa lưỡng tính thon dài ở đầu ngọn cành của cụm hoa

2.4.5 Quả và hạt
- Quả: Quả đu đủ thuộc loại quả thịt có hình dạng thay đổi theo giống và ngay trong cùng một giống, thường có dạng dài, ôvan, lê, thuôn dài, thuôn hoặc tròn, khi chưa chín có màu xanh chuyển sang xanh đậm, xanh sữa và khi chín có màu vàng hoặc vàng da cam, vàng sẫm. Vỏ quả mỏng, ít chịu vận chuyển. Quả tạo thành bởi 5 lá noãn thế nhưng có thể thấy các thùy quả ít hơn 5, đường kính đạt được 10 – 25 cm và trọng lượng quả đạt 0,4 – 5,0 kg. Thời gian quả sinh trưởng và phát triển kéo dài 3 – 4 tháng tùy thuộc vào mùa vụ và giống.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của quả bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, nước, phân bón, mức độ thụ phấn thụ tinh của quả....Nhiệt độ cao quả phát triển nhanh, nhiệt độ thấp quả phát triển chậm. Những vùng trồng đu đủ có nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng, khí hậu khô cho quả ngọt, độ đường cao (chủ yếu là đường saccaroza). Ngược lại, nhiệt độ thấp quả ăn có vị đắng, phẩm chất kém. Trong quả đu đủ có hàm lượng đường tổng số trên dưới 10% và nước chiếm 90 – 92% [11].

- Hạt: Hạt đu đủ trong mỗi quả nhiều hay ít phụ thuộc vào việc thụ phấn thụ tinh và điều kiện ngoại cảnh tác động. Nếu được thụ phấn đầy đủ mỗi quả có trên 1000 hạt. Tuy nhiên cũng có quả hạt ít và tập trung chủ yếu ở phần cuống hoặc có quả không có hạt. Hạt có màng mỏng bao quanh chứa dầu nên rất dễ mất sức nảy mầm.

Quả lấy hạt để làm giống cần để chín đủ. Khi phần nửa quả đã đổi màu vàng, hái xuống để chín vàng hoàn toàn mới cắt ra lấy hạt. Rửa sạch hạt hong khô trong bóng râm, có thể gieo ngay hoặc cất vào túi để bảo quản. Hạt nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 35oC. Nhiệt độ dưới 23 oC và trên 44 oC đều ức chế nảy mầm của hạt [6].

2.5 Các kiểu hình cây và giới tính của đu đủ
Đặc tính di truyền của đu đủ rất phức tạp, có đực, có cái lại có cả lưỡng tính và rất dễ bị lai tự do [23]. Vì vậy đu đủ được coi là cây đa tính, vì trong cùng một giống tồn tại nhiều kiểu cây có giới tính khác nhau. Ngay trên cùng một cây, một cành sự hỉnh thành hoa đực, hoa cái hay hoa lưỡng tính cũng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và tuổi cây. Nhiều tác giả đã xác nhận, có tới 31 kiểu hình của cây trong cùng một giống, từ siêu đực đến siêu cái với một loại kiểu hình trung gian, khác nhau về khả năng hình thành cơ quan sinh dục đực cái.

Thông thường trên thực tế các kiểu cây được phân ra 3 kiểu hình: cây cái, cây đực và cây lưỡng tính.

- Cây cái: cây chỉ ra hoa cái, hoa ổn định ít bị ảnh hưởng và chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh. Nếu dùng phấn của hoa lưỡng tính để thụ phấn thì khả năng cho quả rất tốt. Quả trên cây cái thường là quả đơn, cùi quả mỏng. Trong điều kiện tự nhiên, nếu dùng bao cách ly bao hoa cái lại không cho thụ phấn tự do thì quả sẽ không có hạt, trường hợp này gọi là kết quả đơn tính, quả nhỏ, hạt không chắc, phẩm chất kém.

- Cây đực: có số hoa đực chiếm ưu thế. Chùm hoa ra ở nách lá, dài từ 10 – 90 cm, không có quả. Cá biệt cuối chùm hoa có vài hoa cái kết được 1 – 2 quả nhỏ nhưng quả không dùng được

- Cây lưỡng tính: nở hoa rất đa dạng, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh và tình trạng của cây như tình hình sinh trưởng, độ tuổi cây...Khi đu đủ ra hoa vào đầu mùa xuân đến mùa hạ, nhiệt độ tăng cao dần, hoa lưỡng tính cái chuyển sang hoa lưỡng tính đực và hoa đực có cuống ngắn. Khi hoa ra từ đầu mùa thu, nhiệt độ giảm dần, hoa lưỡng tính dạng đực và hoa đực chuyển thành hoa lưỡng tính dạng quả tròn hay dài rồi tiếp tục chuyển thành hoa lưỡng tính dạng cái.

Như vậy do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu trong năm, trình tự nở của các loại hoa trên cây đu đủ lưỡng tính không ổn định, do đó khả năng đậu quả không bằng cây cái, nhưng trọng lượng từng quả lại cao, phẩm chất quả lại tốt hơn quả ở cây cái [23].

2.6 Cơ chế di truyền tính trạng giới tính của cây đu đủ
Đu đủ trong tự nhiên có thể giao phấn, tự thụ hoặc trinh sinh (không cần thụ phấn thụ tinh) phụ thuộc vào dạng cây cạnh nó.

Đu đủ là cây có giới tính phức tạp, tuy những hiểu biết về cấu trúc di truyền của nó chưa được nghiên cứu sâu nhưng một số kết quả nghiên cứu về cơ chế di truyền của đu đủ đã góp ích rất lớn vào công tác chọn tạo giống. Các quan sát về nhiễm sắc thể trong phân bào giảm nhiễm của đu đủ cho thấy đu đủ có 9 NST đơn tương ứng với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18, và theo giả thuyết cân bằng di truyền của Hofmeyr (1941): các dạng giới tính của đu đủ được điều khiển bởi một locus gen bao gồm 3 alen là M1, M2, m. Trong đó M1 và M2 có mặt ở vùng ít hoạt động hay không hoạt động của nhiễm sắc thể giới tính, do đó nó bị loại bỏ đi vì không cần thiết cho sự sống. Đây là nguyên nhân gây chết của 3 kiểu gen M1M1, M1M2, M2M2. Sự hoạt động độc lập của M1,M2 và m trong các kiểu gen M1m, M2m, mm tạo nên 3 dạng giới tính khác nhau của đu đủ:

- M1m: quy định dạng lưỡng tính

- M2m: quy định giới tính đực

- mm: quy định giới tính cái

Các phép lai sẽ cho kết quả như sau:

1. mm (cái) x M1m (lưỡng tính) = mm (cái) + M1m (lưỡng tính)

2. mm (cái) x M2m (đực) = mm (cái) + M2m (đực)

3. M1m (lưỡng tính) x M2m (đực) = M1M2 (chết) + M1m (lưỡng tính) + M2m (đực) + mm (cái)

4. M1m (lưỡng tính) x M1m (lưỡng tính) = M1M1 (chết) + 2M1m (lưỡng tính) + mm (cái).

Kết quả là thế hệ con ở phép lai (1) và (4) sẽ cho toàn cây cái và cây lưỡng tính. Như vậy ở hai phép lai này, tất cả các cây ở thế hệ con đều cho quả tốt.

2.7 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đu đủ
Đu đủ có chu kỳ sinh trưởng ngắn. Thời gian từ ươm trồng đến lúc cây ra hoa chỉ khoảng 4 tháng. Đu đủ ra hoa, kết quả quanh năm. Tính trung bình mỗi năm, một cây đu đủ cho 15 – 30kg quả/cây. Không ít cây còn đạt 50kg quả/cây. Chính vì vậy, việc duy trì và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cây trong toàn bộ chu kỳ sống là rất quan trọng. Đặc biệt, cần chú ý bổ xung phân hữu cơ cho cây để quả ngọt hơn. Bón lót phân vào hố trước khi trồng, bón phân hóa học cần cân đối giữa tỷ lệ NPK [11].

Trong vườn thâm canh đu đủ, trước khi trồng mỗi hốc đu đủ được bón 1 – 1,5 kg supe lân + 30 – 50 kg phân chuồng hoai mục. Trong quá trình sinh trưởng của cây, mỗi năm người nông dân thường bón 3 – 4 lần phân hóa học. Bón với hàm lượng như sau: 80 – 100g đạm sulfat + 100 – 200g supe lân + 5 – 10g kali sulfat. Khi bón thường trộn lẫn hỗn hợp ba loại phân này với đất bột, bón sau khi trời mưa. Nếu trời không mưa, phải tưới nước liên tục trong 2 – 3 ngày.

Ngoài những nhu cầu về các yếu tố đa lượng kể trên, cây đu đủ cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố trung lượng như canxi và boric. Thiếu canxi khả năng đậu quả của hoa kém, hoa sau khi đậu quả rụng nhiều. Thiếu boric làm mất cân bằng sinh dưỡng giữa ngọn và rễ cây, quả sinh trưởng kém, quả không đầy đặn, hình thức và chất lượng xấu [6].

2.8 Yêu cầu ngoại cảnh của cây đu đủ
Đu đủ là loại cây nhiệt đới nên yêu cầu điều kiện ngoại cảnh rất đặc trưng để sinh trưởng và phát triển.

- Yêu cầu về nhiệt độ: nhiệt độ là yếu tố hạn chế sự phân bố cũng như sự sinh trưởng phát triển của đu đủ. Nhiệt độ thấp dưới 15oC, đu đủ ra lá chậm, bộ lá của cây bị tổn hại và có thể dẫn đến chết nếu lạnh kéo dài. Nhiệt độ 2oC được coi là nhiệt độ gây chết đối với đu đủ. Nhiệt độ trên 20oC được coi là nhiệt độ trồng có hiệu quả kinh tế. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng phát triển là 25 – 30oC. Nhiệt độ cao (>40oC) và cường độ chiếu sáng mạnh làm cây bị thiếu nước gây héo lá.

Theo yêu cầu về nhiệt độ của cây đu đủ, ở vùng nhiệt đới xích đạo có độ cao 100m so với mực nước biển có thể trồng được loại cây này.

- Yêu cầu về ánh sáng: đu đủ là cây ưa sáng, được trồng thuần là thích hợp, chỉ trồng xen với cây trổng chính khi cây còn nhỏ, chưa giao tán. Ánh sáng không đầy đủ làm các đốt thân vươn dài, cuống lá nhỏ, phiến lá mỏng và dễ bi sâu bệnh phá hoại.

- Yêu cầu về nước: đu đủ cần nhiều nước do diện tích lá lớn xong rất sợ úng, do cấu trúc lớp bảo vệ lá và rễ rất kém chịu hạn, đòi hỏi nhiều ôxi trong đất, rất dễ thối và dễ bị nấm bệnh gây hại. Khi được cung cấp đầy đủ nước, cây sinh trưởng phát triển liên tục cho năng suất cao. Lượng nước cây yêu cầu từ 1300 – 1500 mm/năm hoặc hàng tháng lượng nước cung cấp đạt khoảng 100mm. Người ta cũng nhận thấy rằng, đu đủ dễ dàng vượt qua ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng cao (30.000 – 50.000lux) có kèm theo sự tăng nhiệt độ nếu cây nhận được đủ nước.

- Yêu cầu về đất đai: Cây đu đủ không yêu cầu khắt khe về đất, nhưng phải đảm bảo đủ ẩm và đủ oxi. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất đó phải giữ nước cũng như thoát nước tốt. Đất thông thoáng, có tầng canh tác dày 70cm, hàm lượng khí trong đất 4%. Đất chặt, bí, úng, ngập nước, tầng canh tác mỏng và nghèo dinh dưỡng đu đủ sinh trưởng kém và chóng tàn. Đu đủ có thể phát triển ở pH đất từ 5 – 7, phát triển tốt nhất ở pH trong khoảng 5,5 – 6,5. pH đất < 5, cây sinh trưởng phát triển kém thậm chí có thể chết [11], [6].

- Gió bão: Đu đủ có bộ rễ ăn nông, thân xốp, rỗng và mềm nên đu đủ rất kém chịu gió, bão nhất là thời kỳ cây đang mang quả. Vì vậy nên trồng đu đủ nơi kín gió hoặc có hàng cây chắn gió. Gió mạnh làm lá cây bị rách gây tổn hại đến sinh trưởng phát triển của cây và quả, gió to làm đổ cây gây xây xát, làm chảy nhựa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Để làm giảm tác hại của bão cần phải trống đổ cho cây bằng cọc tre, nứa hoặc tỉa bớt lá và quả cho cây khi có bão đổ bộ đến.


2.9 Các loại sâu bệnh hại chính trên cây đu đủ
2.9.1 Sâu hại

- Rệp sáp phấn: thường bám trên cuống quả, quả và lá non để trích hút nhựa. Rệp sáp gây hại ngay từ khi quả còn nhỏ, làm quả đu đủ kém phát triển, có thể bị khô và rụng dễ dàng. Rệp sáp gây hại phổ biến vào mùa nắng, khô.

Khi mật độ cao có thể dùng dầu khoáng DC – Tron Plus (C24), hoặc Supracide, Trebon, Bassa,...

- Nhện đỏ: nhện thường tập trung ở mặt dưới của lá, gây hại bằng cách hút dịch của các mô tế bào lá, tạo thành những đốm màu vàng nhạt, rồi chuyển sang nâu. Khi mật độ nhện lên cao, những đốm trên kết lại làm cho lá có màu vàng loang lổ, có thể khô đi và rụng.

Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của nhện rất phong phú nên hạn chế gia tăng mật độ của nhện tốt. Khi mật độ nhện lên cao có thể dùng các loại thuốc hóa học để phòng trừ như: Trebon, Pegasus, Comite,...Nên luân phiên sử dụng thuốc có nguồn gốc hóa học vì nhện trở nên kháng thuốc nhanh.


2.9.2 Bệnh hại
- Bệnh virus:

Bệnh khảm lá: do một loại rầy mềm truyền qua vết thương trên cây. Trồng đu đủ ở vùng đất mà trước đã trồng đu đủ thường bị nhiễm bệnh này. Cây bị bệnh có lá ở phần ngọn cong queo, tán lá bị khảm có nhiều vết vàng xanh lẫn lộn, khảm càng nặng lá càng biến sang màu vàng, kích thước lá nhỏ lại và bị biến dạng. Lá già bị rụng nhiều, chỉ còn lại chùm lá khảm vàng ở ngọn. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng. Bệnh này không lan truyền qua hạt nhưng dễ lây qua các vết thương.

Bệnh chùn ngọn (Bunchy top): do bọ nhảy Empoasca papayae truyền virus qua cây đu đủ. Cây bị bệnh này sẽ lùn, hoa bị rụng khi có bệnh.

Bệnh virus đốm vòng (Ringspot): đây là loại bệnh rất phổ biến. Cây bị bệnh lùn, lá bị khảm biến dạng méo mó, nhỏ hẳn. Quả cũng bị nhiễm bệnh, có vị nhạt do bệnh làm giảm lượng đường trong thịt quả. Khi bị bệnh nặng, cây không ra quả và chết sớm. Trên cuống và quả có các đường vòng tròn hay bầu dục, kích thước 0,5 – 1,0cm, màu xanh tối nên bệnh này được gọi là bênh đốm vòng. Vết bệnh ở thân và cuống lá có dạng các sọc ngắn, vùng phiến lá giữa các gân lá nhăn phồng, bìa lá non cuốn xuống, bìa lá già cuốn lên.

Bệnh virus là bệnh nguy hiểm rất khó chữa trị vì vậy khi phát hiện cây bị bệnh cần nhổ bỏ sớm, xử lý đất và cây bệnh. Chưa có thuốc đặc trị, phòng bệnh là chủ yếu với các biện pháp sau:

+ Chọn giống sạch bệnh

+ Trồng mới vườn đu đủ ở môi trường sạch bệnh, không trồng đu đủ trên đất đã trồng đu đủ ở vụ trước đó.

+ Vệ sinh vườn trồng trước và trong suốt quá trình phát triển của cây, không trồng gần những cây họ bầu bí là kí chủ của côn trùng môi giới truyền bệnh.

+ Trừ môi giới truyền bệnh là rầy mềm truyền bệnh khảm và bệnh đốm vòng, trừ bọ nhảy phòng bệnh chùn ngọn

+ Trừ ký chủ hay những cây là nơi cư trú và sinh sống của các loại rệp bọ trên.

- Bệnh nấm, tuyến trùng:

Bệnh đốm lá (Anthracnose, Colletotrichum gleosporiodes) thường gây hại quả non khi trời mưa. Lá cũng có thể bị nhiễm bệnh. Có thể trị bệnh bằng cách xịt maneb nồng độ 1/500, 10 ngày một lần. Nếu trời mưa và ẩm thấp thì phải xịt một tuần một lần.

Bệnh thối gốc hay thối rễ: do nấm Phytophthora gây ra, nó vừa hại rễ vừa hại quả đu đủ. Nấm ở trong đất rất khó phòng trị. Phải xử lý vườn ươm trước khi gieo trồng cây con, trồng trên đất cao, luân canh cây đu đủ với các cây trồng khác, tránh cuốc xới làm đứt rễ đu đủ. Nơi nào đã có cây bệnh thì phải xử lý đất bằng Formol trước khi trồng lại.

Bệnh phấn trắng do nấm Odium caricacae: phòng trị bằng phun anvil 0,2%, Rovral 0,2%.

Bệnh gây cháy lá: do nấm Helminthosporium, trừ bằng phun Kitazin 0,2%, có thể hỗn hợp với vôi 1%.

Tuyến trùng: có vài loại tuyến trùng gây hại rễ đu đủ, tạo ra các nốt sưng trên rễ phá hại rễ, cây con nhiễm nặng có thể bị chết, cây lớn bị giảm sức tăng trưởng. Khi thấy bệnh xuất hiện cần phun thuốc sát trùng.

2.10 Các giống đu đủ và khoảng cách trồng trong sản xuất
2.10.1 Các giống đu đủ được trồng trên thế giới

Các giống đu đủ trồng phổ biến trên thế giới hiện nay thuộc các nhóm giống như sau:

· Nhóm Solo: khối lượng quả dao động từ 0,5 – 0,6kg. Ruột quả màu đỏ hoặc vàng. Theo Melvin Nishina, các giống có ruột quả màu đỏ thuộc giống Sunrise, Sunset và UH SunUp (tạo ra do một đột biến từ giống Sunset). Giống có ruột quả màu vàng thuộc giống Waimanalo, Kapoho và UH Rainbow (là con lai F1 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa UH SunUp và Kapoho) [6], [11].

· Nhóm Cavite Special: khối lượng quả dao động 3 – 5kg. Quả thuôn dài, thịt quả màu vàng cam, vị ngọt đậm. Dạng bán lùn, sau khi trồng 6 – 8 tháng cây bắt đầu ra hoa.

· Nhóm Sinta: đây là giống đu đủ lai F1 đầu tiên của Philippines, là kết quả của phép lai giữa dòng số 3 và dòng số 5. Chống chịu tốt với đốm hình nhẫn hơn các giống đu đủ thường. Thuộc dạng bán lùn, cây sinh trưởng mạnh. Số quả 17 – 50 quả/cây, khối lượng quả 1,2 – 2kg. Thịt quả chắc, vị ngọt đậm.

· Nhóm Led Lady (F1 Hybrid): chống chịu tốt với đốm hình nhẫn. Chiều cao đóng quả 80cm, có thể mang 30 quả/cây. Khối lượng quả 1,5 – 2kg. Quả dạng quả ngắn, phát triển từ hoa cái. Quả thuôn dài phát triển từ hoa lưỡng tính [11].

2.10.2 Một số giống đu đủ phổ biến ở nước ta
Ở nước ta hiện nay ước tính có hơn 10 giống đu đủ. Tuy nhiên rất khó xác định độ thuần chủng của mỗi giống, do hiện tượng thụ phấn chéo đã tạo nên nhiều giống phức tạp. Tùy theo từng địa phương mà tên gọi các giống không thống nhất [10]. Chẳng hạn như đu đủ múi, đu đủ rẩy, đu đủ Sapa, đu đủ Đà Lạt, đu đủ Mã Lai, đu đủ Đài Loan tím, đu đủ Đài Loan da bông, đu đủ Hồng Kông da sần, đu đủ Hồng Kông da láng...

Miền Bắc Việt Nam hiện nay thường trồng các giống sau [6], [3]:

· Đu đủ ta: bao gồm tất cả các giống mang tên gọi là đu đủ ta. Trồng khá phổ biến ở các vùng trung du, vùng bán sơn địa và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đặc tính chung: sinh trưởng khỏe, lá màu xanh đậm và rất mỏng, cuống dài và nhỏ. Cây cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận ở mức khá. Quả nhỏ, tạo chùm 1 – 3 quả/cuống. Trọng lượng quả trung bình 0,3 – 0,8kg. Thịt quả vàng, mỏng rất dễ dập nát.

· Đu đủ Mexico: là giống được nhập trong các năm 1970. Cây cao trung bình, to khỏe, các đốt rất sít nhau. Lá màu xanh đậm và dày. Cuống lá to màu xanh. Quả đặc, da sù sì, dày và chịu vận chuyển. Trọng lượng quả 0,6 – 1,2kg. Thịt quả chắc, phẩm chất khá. Là giống có tỷ lệ cây lưỡng tính và cây cái cao. Yêu cầu thâm canh, rất dễ nhiễm bệnh virus.

· Đu đủ Đại học Nông nghiệp 1: là giống do Bộ môn Rau Quả trường Đại học Nông nghiệp 1 chọn tạo vào những năm 1970 từ các giống đu đủ địa phương trong nước. Là giống thấp cây, sinh trưởng khỏe năng suất cao. Lá to màu xanh đậm, gân lá nổi rõ. Chống chịu khá, song cũng rất dễ nhiễm bệnh hoa lá và bệnh chùn ngọn. Quả có các dạng: thuôn dài, dạng quả tròn và tròn dài.

· Đu đủ Solo: là giống được nhập nội vào nước ta từ khá lâu, trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long sau đó phát triển rộng ra các tỉnh phía Bắc, là giống sớm cho quả, thấp cây, năng suất tương đối cao, phẩm chất ở mức trung bình. Quả hình trái lê, trọng lượng trung bình đạt 0,8 – 2,0kg. Hiện nay trồng các giống khác nhau như giống Thuận Vị, giống Thầu dầu...

· Đu đủ Trung Quốc: là giống nhập nội từ Quảng Đông, thấp cây, quả dài, cuống lá có màu tím, phiến lá chia thùy sâu, năng suất khá, thịt quả đỏ hoặc vàng, tuổi thọ ngắn, dễ bị bệnh thối nhũn.

· Đu đủ Đài Loan: là các giống đu đủ lai mới được nhập trồng trong thời gian gần đây từ Đài Loan. Cây thấp đến trung bình thấp (1,5 – 2,5m), sinh trưởng khỏe, ít bị nhiễm bệnh khảm song dễ mẫn cảm với bệnh đốm vòng trên lá, đặc biệt là trên quả. Là giống có tỷ lệ cây cái cao (đạt 60% số cây), còn lại là cây lưỡng tính. Vì vậy thường có hiện tượng thiếu phấn làm quả phát triển không đều và cần phải thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái. Là giống yêu cầu thâm canh cao, thích hợp trồng ở các tỉnh phía Bắc.

· Ngoài các giống đu đủ kể trên còn một số giống mới nhập nội ở các nước lân cận nhưng chưa được trồng phổ biến như:Sunrise (giống đu đủ Solo cải tiến), Knows – yous, Tainung...

2.10.3 Khoảng cách trồng đu đủ trong sản xuất
Xác định khoảng cách trồng phù hợp cho từng giống đu đủ là một trong những biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể cây trồng, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tăng số lá hữu hiệu và chỉ số diện tích lá [1], [3].

Khoảng cách trồng ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và khả năng chống đổ của cây...từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất vườn quả [32].

Về khả năng chống chịu của cây trồng nói chung và cây đu đủ nói riêng, có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đều có chung nhận xét: gieo trồng với khoảng cách quá dày sẽ tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát triển do quần thể cây trồng không được thông thoáng, các lá bị che khuất lẫn nhau dẫn đến chết lụi nhiều.

Theo D.O. Evans, 1989 khi nghiên cứu khoảng cách trồng đối với cây đu đủ kết quả cho thấy: ở công thức trồng dày và công thức trồng thưa, ngoài sự khác nhau về tỷ lệ N, C/N thì ở công thức trồng dày tỷ lệ nhiễm các bệnh virus và nấm nặng hơn công thức trồng thưa [31].

Một trong những biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp có hiệu quả thiết thực nhất là gieo trồng với khoảng cách hàng cách hàng và cây cách cây phù hợp. Tránh trồng trọt với khoảng cách quá dày hoặc quá thưa tạo mầm mống cho sâu bệnh hại phát triển và lãng phí đất.

Khoảng cách trồng và năng suất đu đủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giảm bớt khoảng cách giữa các cây, các hàng trong một giới hạn nhất định sẽ làm tăng năng suất, vượt quá giới hạn đó năng suất sẽ không tăng thậm chí có thể giảm do sâu bệnh và dịch hại [31].

Bảng 2.3 Khoảng cách và mật độ trồng đu đủ trong sản xuất

Khoảng cách cây
(m)


Khoảng cách hàng
(m)


Mật độ
(cây/acre)

1,5


3


871

1,8


3


726

2,1


3


622

1,5


3,3


792

1,8


3,3


660

2,1


3,3


566

Theo Farzana Pahwar, 5/2005

Khoảng cách trồng có ý nghĩa quyết định đến diện tích lá, cấu trúc quần thể, chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khô trong quần thể vườn đu đủ. Để lựa chọn khoảng cách trồng đu đủ phù hợp cần phải tính đến đặc điểm sinh trưởng của từng giống cũng như mục đích sản xuất để lá của cây đu đủ không che khuất lẫn nhau, tạo sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp và khả năng chống bệnh, tạo ra hiệu ứng rìa làm tăng năng suất.

Khoảng cách trồng đu đủ trong sản xuất phụ thuộc vào từng giống, từng mục đích sử dụng và điều kiện đất cụ thể mà trên thế giới hiện nay đang áp dụng các khoảng cách trồng khác nhau. Khoảng cách trồng thường sử dụng là 2,4m x 2,4m. Tuy nhiên ở một số quốc gia, đất sản xuất đu đủ có tầng canh tác dày, nhiều mùn và dinh dưỡng như ở Queen Land, Ấn Độ... các chủ trang trại sử dụng bộ giống thấp cây và áp dụng khoảng cách trồng 1,8m x 1,8m và 1,0m x 1,0m [16], [32].

Ở Việt Nam, khoảng cách trồng đu đủ trong sản xuất hiện nay là 2,0m x 2,0m; 2,0m x 2,5m; 2,5m x 2,5m và 2,5m x 3,0m.

Theo Công ty giống cây trồng Nông Hữu, hai khoảng cách trồng đu đủ đang áp dụng cho các giống công ty cung cấp cho thị trường hiện nay là: 1,5m x 2,0m; 2,0m x 2,0m đối với sản xuất quả lấy nhựa và 2,5m x 3,0m đối với sản xuất quả phục vụ ăn tươi và chế biến.

Việc xác định khoảng cách trồng phù hợp với từng mục đích sản xuất đu đủ cớ ý nghĩa rất quan trọng.

Đối với các khoảng cách áp dụng trong sản xuất hiện nay, giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ hầu như chưa có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên, khi vườn cây đã chuyển sang giai đoạn sản xuất quả, khoảng cách trồng có vai trò quyết định rất lớn tới năng suất vườn cây. Nếu khoảng cách trồng quá dày, cây vươn cao, chiều cao đóng quả tăng, tuổi thọ của lá giảm, sự va chạm giữa các lá làm rách lá, ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp. Khoảng cách trồng dày còn làm gia tăng diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng. Nguồn bệnh lây lan rộng và phát tán nhanh. Nhưng nếu trồng với khoảng cách quá xa tạo cơ hội cho cỏ dại phát triển và không đảm bảo sản lượng quả trên một đơn vị diện tích. Mặt khác do đặc điểm sinh trưởng của đu đủ, bộ lá của cây lớn, trồng khoảng cách phù hợp làm tăng khả năng che phủ đất của cây, hạn chế sự mất nước bề mặt của đất và cây sinh trưởng rất tốt. Ngược lại, nếu khoảng cách trồng quá xa thì khả năng che phủ đất của cây kém, đất nhanh bị khô do mất nước bề mặt, giảm khả năng sinh trưởng của cây nếu ta không bổ sung nước kịp thời [16].PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu gồm 7 tổ hợp lai và 2 dòng bố mẹ của tổ hợp VNĐĐ10 do Viện nghiên cứu lúa trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cung cấp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1 Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm

STT


Tên giống


Ký hiệu

1


Hồng Phi (đối chứng)


Hồng Phi

2


VNĐĐ10


VNĐĐ10

3


ĐBI02


ĐBI02

4


ĐBI02 (Cái x lưỡng tính)


ĐBI02.1

5


ĐBI2 (Lưỡng tính x tự thụ)


ĐBI02.2

6


TQHC6


TQHC6

7


TQHC10


TQHC10

8


QN (mẹ)


QN

9


TQH (bố)


TQH


3.2 Nội dung nghiên cứu
- Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và khả năng trống chịu sâu bệnh của 6 tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu.

- Thí nghiệm 2: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của con lai VNĐĐ10, 2 dòng bố mẹ và khả năng cho hạt lai của chúng.

3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm mật độ gồm 3 công thức:

Công thức 1: 3300 cây/ha , khoảng cách 1,5 x 2 m (cây cách cây 1,5m, hàng cách hàng 2 m).

Công thức 2: 2500 cây/ha, khoảng cách 2 x 2 m

Công thức 3: 2000 cây/ha, khoảng cách 2 x 2,5 m

- Thí nghiệm đánh giá các tổ hợp lai được bố trí theo kiểu Slip – plot, 3 lần nhắc lại.

- Thí nghiệm đánh giá bố mẹ và con lai được bố trí theo kiểu tập đoàn, không nhắc lại, mật độ 2500 cây/ha.

3.4 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
- Thời gian: Vụ hè: 20/3 – 30/12/2010 (đánh giá các tổ hợp đu đủ lai)

Vụ xuân: 12/2010 – 9/2011 (đánh giá tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng)

- Địa điểm:

+ Thí nghiệm vụ hè được bố trí tại Viện nghiên cứu lúa trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

+ Thí nghiệm vụ Xuân bố trí tại Vườn Thực vật trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng

- Thời gian các giai đoạn sinh trưởng

+ Thời gian từ gieo hạt ra bầu đến khi trồng ra ruộng

+ Thời gian từ trồng đến ra hoa đầu tiên

+ Thời gian từ khi ra hoa đầu tiên đến thu quả lần 1

+ Tổng thời gian sinh trưởng.

- Động thái tăng trưởng của cây

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây: chiều cao cây được đo bằng thước từ mặt đất cho tới đỉnh ngọn của thân cây.

+ Động thái ra lá: số lá được đếm bằng cách đánh dấu sơn.

+ Động thái tăng trưởng đường kính thân: Dùng thước panme đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 5 cm.

+ Động thái tăng trưởng đường kính tán: Đường kính tán là đoạn thẳng đi qua 3 điểm: ngọn lá bên này, ngọn cây và ngọn lá bên kia.

+ Động thái tăng trưởng của 3 loại quả (quả tự thụ, quả lai, quả thụ phấn tự do)

3.5.2 Nhóm chỉ tiêu về hình thái
+ Tỷ lệ phân ly giới tính (đánh giá ở bố mẹ).

+ Đặc điểm màu sắc các bộ phận của các tổ hợp lai.

+ Độ dài đốt mang quả

3.5.3 Nhóm chỉ tiêu về hoa
- Kích thước hoa

- Số lượng hoa:

+ Cây bố:

Số hoa lưỡng tính thon dài/cụm hoa (theo dõi 3 cụm hoa/1bố rồi lấy trung bình)

Số hoa lưỡng tính thoái hóa/cụm (theo dõi 3 cụm hoa/1bố rồi lấy trung bình)

+ Cây mẹ: Số hoa chính/cụm, số hoa phụ/cụm (theo dõi 3 cụm hoa/1mẹ rồi lấy trung bình)

- Chiều cao nở hoa đầu tiên

- Sự phát triển của hoa đầu tiên: hoàn chỉnh hay bị rụng

- Số lượng hạt phấn: Đánh giá cảm quan (nhiều, trung bình, ít)

- Tỷ lệ bất dục của hạt phấn khi soi trên kính hiển vi: Lấy phấn của 3 hoa trên mỗi cá thể, soi phấn trên kính hiển vi, đếm hạt phấn bất dục/tổng hạt phấn trên 3 quang trường. Hạt phấn bất dục là hạt phấn méo mó, không nguyên vẹn.

3.5.4 Nhóm chỉ tiêu về quả
+ Chiều cao đóng quả của các mẫu giống nghiên cứu (đo khi quả đầu tiên được hình thành (là ngày mà cánh hoa đã rụng hoàn toàn, nhụy thâm đen, quả chuyển từ màu vàng sang màu xanh), được đo từ mặt đất cho tới vị trí quả đầu tiên hình thành)

+ Theo dõi tốc độ tăng trưởng của quả, so sách giữa 3 loại quả trên cây mẹ (quả thụ phấn bằng tay (tự thụ), quả lai và quả thụ phấn tự do).


·Các đặc điểm về hình thái quả

- Màu sắc quả: khi xanh, khi chín

- Chiều dài quả

- Chiều dài cuống quả

- Đường kính quả

·Đặc điểm về chất lượng quả

- Độ dày thịt quả

- Số lượng hạt/quả

-Tỷ lệ phần ăn được

- Độ dai của thịt quả (nát, dai, rất dai)

- Độ dày vỏ quả

- Độ Brix

- Đánh giá cảm quan: nhạt, ngọt, ngọt trung bình, rất ngọt

·Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Tỷ lệ đậu quả

- Số quả trên cây

- Khối lượng trung bình quả

- Năng suất cá thể = khối lượng trung bình quả x số quả/cây

- Năng suất quy hecta

3.5.5. Tình hình nhiễm sâu bệnh
Theo dõi một số sâu bệnh hại chính:

- Bệnh virus, mốc sương, đốm lá, thối gốc, thán thư, nhện

3.6 Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc đu đủ
- Thời vụ trồng: Thí nghiệm được bố trí trồng ở vụ hè năm 2010 và vụ xuân năm 2011

- Làm đất: đất được làm kỹ, Luống cao 50 cm, mặt luống rộng 1,5 m, kích thước hố 40 x 40 x 40cm.

- Kỹ thuật trồng hạt trong bầu

Hạt đu đủ được ngâm nước trong 4h, ủ trong cát ẩm đến khi nứt nanh thì đặt vào trong bầu đất, phủ nhẹ một lớp đất mịn.

Hàng ngày tưới ẩm bằng phun sương. Giá thể trong bầu sử dụng là đất phù sa. Trồng cây ra ruộng khi cây có 4 -5 lá thật

- Lượng phân bón và cách bón:

+ Lượng bón phân cho 1 gốc đu đủ:

Bón lót: 10 kg phân chuồng + 0,3kg Supe lân + 0,3kg vôi bột + 0,3 kg NPK 16-16-8

Bón thúc: Sau trồng 1 tháng, bón thúc mỗi tháng 100g NPK 16-16-8.

- Chăm sóc: làm cỏ, xới xáo, cắm cọc giữ cây. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và EXCEL
 
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu trong vụ hè
4.1.1 Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Thời gian sinh trưởng là một đặc tính của giống nhưng cũng bị biến động nhiều theo mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật. Như các loại cây trồng khác nói chung, trong đời sống cây đu đủ trải qua hai thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Sinh trưởng dinh dưỡng được bắt đầu từ khi hạt đu đủ nảy mầm đến khi cây bắt đầu ra hoa. Sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây ra hoa đến hết chu kỳ sống của cây. Cả hai thời kỳ này đều ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả.

Đu đủ là cây có thể trồng lưu niên, tuy nhiên trong thực tế thâm canh đu đủ hiện nay, đu đủ được trồng như cây hàng năm vì tình hình sâu bệnh hại làm suy giảm lớn năng suất của cây trong các năm tiếp theo. Do vậy cần phát triển các giống đu đủ có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, sớm cho thu quả, hoàn thành chu kỳ thu hoạch trong một năm. Theo dõi về thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đu đủ, kết quả được trình bày trong bảng 4.1

Bảng 4.1 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Giống


Ngày gieo


Ngày trồng


Trồng - ra hoa đầu tiên


Hoa đầu tiên -thu hoạch quả lần 1


Tổng TGST

Hồng Phi


20/3/2010


20/4/2010


62


119


219

VNĐĐ10


20/3/2010


20/4/2010


81


125


236

ĐBI02


20/3/2010


20/4/2010


91


130


251

ĐBI02.1


20/3/2010


20/4/2010


91


124


245

ĐBI02.2


20/3/2010


20/4/2010


76


124


230

TQHC6


20/3/2010


20/4/2010


81


127


238

TQHC10


20/3/2010


20/4/2010


70


120


220

Qua bảng 4.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống đu đủ dài hay ngắn phụ thuộc chính vào thời gian từ sau khi trồng đến khi cây ra hoa. Kết quả theo dõi cho thấy, trong các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu, giống đu đủ Hồng Phi (đối chứng) có thời gian từ sau trồng đến ra hoa sớm nhất (62 ngày). Giống ra hoa muộn nhất là ĐBI02 và ĐBI02.1 (91 ngày). Giống VNĐĐ10 và TQHC6 có thời gian từ trồng đến ra hoa tương đương nhau (81 ngày).

Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là ĐBI02 (251 ngày), giống TQHC10 có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng (219 ngày), các giống còn lại có thời gian sinh trưởng trung bình dao động từ 230 – 245 ngày, dài hơn so với giống đối chứng từ 19 – 26 ngày.

4.1.2 Đặc điểm hình thái lá, quả của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu
4.1.2.1 Đặc điểm màu sắc lá, quả của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Màu sắc thân, lá và quả phản ánh đặc trưng riêng của từng giống, có ý nghĩa trong nhận biết giữa các giống. Tìm hiểu các đặc tính này trên các mẫu giống đu đủ nghiên cứu kết quả được thể hiện trong bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy hầu hết các giống đu đủ nghiên cứu đều có màu sắc lá, cuống lá và màu sắc quả khi xanh tương đương nhau. Hai giống VNĐĐ10 và QN có màu sắc lá, màu sắc cuống lá và màu sắc quả xanh giống như đối chứng (đều có màu xanh đậm). Các giống còn lại có màu xanh biến động từ xanh sáng đến xanh trung bình.

Vỏ quả chín của giống VNĐĐ10 và Hồng Phi có màu vàng, giống TQHC6 và TQHC10 có màu vàng sáng, các giống còn lại có màu sắc vỏ quả khi chín màu vàng nhạt.

Màu sắc thịt quả khi chín của các giống đu đủ là đặc tính di truyền của giống quyết định mẫu mã của giống. Màu sắc thịt quả càng đa dạng thì càng đáp ứng được yêu cầu của thị hiếu người tiêu dùng. Qua bảng 4.2 cho thấy, màu sắc thịt quả của giống VNĐĐ10 có màu vàng đậm, giống ĐBI02.1 và ĐBI02.2 có màu vàng tươi, riêng giống Hồng phi có thịt quả màu đỏ, các giống còn lại có thịt quả màu vàng nhạt.




Bảng 4.2 Màu sắc lá, quả của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu



Màu sắc





Cuống lá


Cuống quả


Vỏ quả
khi xanh



Vỏ quả
khi chín



Thịt quả
(chín)


Giống

Hồng Phi


Xanh đậm


Xanh đậm


Xanh nhạt


Xanh TB


Vàng


Màu đỏ

VNĐĐ10


Xanh đậm


Xanh đậm


Xanh đậm


Xanh đậm


Vàng


Vàng đậm

ĐBI02


Xanh TB


Xanh TB


Xanh TB


Xanh TB


Vàng nhạt


Vàng nhạt

ĐBI02.1


Xanh TB


Xanh nhạt


Xanh nhạt


Xanh TB


Vàng nhạt


Vàng tươi

ĐBI02.2


Xanh TB


Xanh nhạt


Xanh nhạt


Xanh TB


Vàng nhạt


Vàng tươi

TQHC6


Xanh nhạt


Xanh sáng


Xanh sáng


Xanh nhạt


Vàng sáng


Vàng nhạt

TQHC10


Xanh nhạt


Xanh sáng


Xanh sáng


Xanh nhạt


Vàng sáng


Vàng nhạt

QN


Xanh đậm


Xanh đậm


Xanh đậm


Xanh đậm


Vàng


Vàng nhạt

ĐBI


Xanh TB


Xanh sáng


Xanh sáng


Xanh nhạt


Vàng sáng


Vàng nhạt


4.1.2.2 Đặc điểm kích thước lá của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Đặc điểm hình dạng, kích thước lá của các giống đu đủ là đặc trưng của giống, tuy nhiên chúng bị ảnh hưởng rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ và mật độ trồng. Nếu trồng trong điều kiện thích hợp thì cây sinh trưởng phát triển tốt, bộ lá to, đường kính và chiều dài cuống lá lớn và ngược lại.

Đặc điểm kích thước lá của giống đu đủ và chiều cao của cây là căn cứ để bố trí khoảng cách trồng hợp lý. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm lá của các mẫu giống đu đủ được thể hiện trong bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 cho thấy nhìn chung độ dài cuống lá, đường kính cuống lá và đường kính phiến lá có mối tương quan thuận với nhau

Bảng 4.3 Đặc điểm kích thước lá của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Giống


Độ dài cuống lá(cm)


ĐK. gốc cuống lá(cm)


ĐK phiến lá(cm)

Hồng Phi


77,78


1,80


53,47

VNĐĐ10


78,58


1,92


54,34

ĐBI02


82,10


2,07


55,80

ĐBI02.1


80,10


1,79


57,76

ĐBI02.2


69,66


1,75


54,05

TQHC6


71,59


1,76


55,94

TQHC10


64,62


1,62


53,89


Trong các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu , giống có cuống dài và đường kính cuống lớn thì có đường kính phiến lá to và ngược lại. Giống có cuống lá dài, đường kính cuống lá lớn và phiến lá to nhất là giống ĐBI02 và ĐBI02.1, giống có cuống lá ngắn nhất, đường kính cuống lá và phiến lá nhỏ nhất là giống TQHC10, các giống còn lại tương đương với giống Hồng phi.

4.2 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng phát triển của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây đu đủ có ý nghĩa rất thiết thực, nhằm xác định được khoảng cách trồng hợp lý cho từng giống đu đủ để sử dụng tối đa diện tích đất trồng, đồng thời vẫn tạo ra năng suất cao, phẩm chất quả tốt.

4.2.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến một số đặc tính nông sinh học của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Đặc tính nông sinh học của cây gồm các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao đóng quả, đường kính thân, đường kính tán của cây...Nó phản ánh tình trạng sinh trưởng của cây, đồng thời nó có ý nghĩa quyết định đến năng suất của cây.


Bảng 4.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đặc tính nông sinh học của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Mật độ


Giống


Chiều cao cây (cm)


CC đóng nụ (cm)


CC đóng quả (cm)


CD đốt mang quả (cm)


Đường kính thân (cm)


Đường kính tán (cm)

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


214,62


85,00


85,05


3,02


12,04


180,31

VNĐĐ10


218,04


62,00


65,56


3,52


11,65


209,37

ĐBI02


225,07


100,67


102,22


4,05


11,28


228,34

ĐBI02.1


225,23


71,56


73,33


3,86


11,32


225,21

ĐBI02.2


218,14


87,22


87,56


2,73


10,83


197,37

TQHC6


197,92


67,89


68,67


3,25


10,48


230,04

TQHC10


209,35


48,44


49,00


2,85


10,08


182,37

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


212,67


84,52


84,78


3,00


11,36


176,22

VNĐĐ10


210,53


60,44


64,33


3,24


11,07


206,24

ĐBI02


219,46


92,00


94,56


3,73


10,83


220,56

ĐBI02.1


220,58


61,67


62,33


3,20


11,19


219,26

ĐBI02.2


215,93


74,44


75,89


2,70


10,57


186,23

TQHC6


196,58


60,22


62,22


3,16


10,41


217,32

TQHC10


208,91


59,44


60,78


2,51


10,05


182,06

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


202,56


82,35


83,47


2,95


11,32


176,03

VNĐĐ10


201,78


61,44


65,67


3,20


10,93


200,03

ĐBI02


207,75


85,33


85,89


3,31


10,52


220,32

ĐBI02.1


216,63


66,33


66,89


2,39


11,06


219,00

ĐBI02.2


212,05


73,44


73,67


2,35


10,23


183,78

TQHC6


196,45


65,00


66,00


2,82


10,30


210,86

TQHC10


208,37


54,56


56,11


2,06


10,00


176,98

LSD0,05G


12,39


4,29


5,21


0,27


0,91


16,08

LSD0,05KC


8,12


2,81


3,41


0,18


0,60


10,53

LSD0,05KC-G


21,47


7,43


9,03


0,47


1,58


27,86

CV%


6,10


6,20


7,40


9,20


8,70


8,20

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đặc tính nông sinh học của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 cho thấy các tổ hợp đu đủ nghiên cứu có chiều cao cây khác nhau và khác đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê, trừ giống TQHC10. Giống cao cây nhất là ĐBI02.1, giống thấp cây nhất là TQHC6. Các tổ hợp đu đủ trồng ở khoảng cách M1 có sự khác biệt về chiều cao cây so với trồng ở khoảng cách M3 ở mức ý nghĩa nhưng không khác biệt so với ở khoảng cách M2. Ở khoảng cách M1 và M2, ĐBI02 và ĐBI02.2 có sự khác biệt về chiều cao cây so với TQHC6, các giống còn lại không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa; ở khoảng cách M3, chiều cao cây của các giống đu đủ không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa thông kê. Hai chỉ tiêu chiều cao đóng nụ và chiều cao đóng quả phản ánh được hoa đầu tiên có phát triển hoàn chỉnh tạo thành quả hay không. Chiều cao đóng nụ, chiều cao đóng quả của các tổ hợp ĐBI02 không khác so với VNĐĐ10 và TQHC6, các giống còn lại đều khác nhau và khác đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê. Trồng ở khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao đóng nụ của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu nhưng có ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao đóng quả của chúng: trồng ở khoảng cách M1 và M3 có sự khác nhau về chiều cao đóng quả ở mức ý nghĩa nhưng trồng ở khoảng cách M2 không có sự khác biệt so với M1 và M3. Trồng ở khoảng cách M1 thì chiều cao đóng quả cao hơn so với trồng ở M3. Chiều dài đốt mang quả của các tổ hợp VNĐĐ10, ĐBI02.1, ĐBI02.2 cao hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa. Trong phạm vi từng giống, trồng ở khoảng cách M1 cho chiều dài đốt mang quả cao nhất, ở khoảng cách M3 cho đốt mang quả ngắn nhất. Tổ hợp TQHC10, ở khoảng cách M1 cho chiều cao đóng quả thấp hơn so với khoảng cách M2 và M3. Như vậy ở khoảng cách M1, khả năng đậu quả đầu tiên thấp hơn so với trồng ở khoảng cách M2 và M3. Các tổ hợp lai nghiên cứu có đường kính thân thấp hơn so với đối chứng, trong đó TQHC6, TQHC10 có đường kính thân thấp hơn ở mức ý nghĩa so với đối chứng. Đường kính tán của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu đều cao hơn so với giống đối chứng, tuy nhiên các tổ hợp có đường kính tán cao hơn ở mức ý nghĩa so với đối chứng gồm ĐBI02.1, ĐBI02.2, TQHC6. Trong phạm vi từng giống, trồng ở khoảng cách M1 cho đường kính tán cao nhất, thấp nhất là trồng ở khoản cách M3. Như vậy, ở các khoảng cách trồng khác nhau có ảnh hưởng đến các đặc tính nông sinh học của cây đu đủ, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là chiều cao cây và đường kính tán. Trong cùng một giống, trồng ở các khoảng cách khác nhau cho kết quả về cấu trúc cây rất khác nhau.

Trong xu thế chọn giống đu đủ hiện nay, chiều cao cây thấp xung quanh 150cm được ưa chuộng vì thuận tiện cho chăm sóc, thu hái, đảm bảo chiều dài mang quả và chống đổ tốt. Như vậy giống VNĐĐ10, ĐBI02.2 và TQHC10 có chiều cao cây thích hợp nhất.

4.2.2 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá hữu hiệu của các tổ hợp đu đủ lai ở các thời điểm theo dõi.
Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây trồng, vì vậy lá là yếu tố quyết định đến năng suất của cây trồng. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp kết hợp với chế độ canh tác và phòng trừ sâu bệnh hợp lý sẽ đảm bảo cho bộ lá của cây trồng phát triển tốt nhất, tạo điều kiện nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sâu bệnh hại phát sinh, phát triển.

Điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là khoảng cách trồng và chế độ canh tác ảnh hưởng rất lớn đến số lá hữu hiệu trên cây đu đủ. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá hữu hiệu ở các thời điểm nghiên cứu của các tổ hợp đu đủ được thể hiện trong bảng 4.5

Qua bảng 4.5 cho thấy, các tổ hợp ĐBI02.1, ĐBI02.2, TQHC6, TQHC10 có số lá hữu hiệu ở các giai đoạn theo dõi thấp hơn so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê, các tổ hợp còn lại có số lá hữu hiệu cao hơn so với giống đối chứng. Các tổ hợp đu đủ nghiên cứu trồng ở khoảng cách M2 có số lá hữu hiệu cao hơn so với trồng ở khoảng cách M1 và M3. Như vậy, khoảng cách M2 là khoảng cách trồng hợp lý nhất cho các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu.


Bảng 4.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến số lá hữu hiệu của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu qua các thời điểm theo dõi

Mật độ


Giống


Số lá hữu hiệu của các tổ hợp đu đủ lai ở các giai đoạn... (ngày sau trồng )

60


70


80


90


100


110

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


13,02


14,05


16,00


18,32


18,45


20,78

VNĐĐ10


13,95


15,42


16,42


19,15


20,07


21,06

ĐBI02


14,32


15,07


17,33


21,37


20,52


19,41

ĐBI02.1


10,23


12,14


13,56


15,07


16,30


16,06

ĐBI02.2


9,05


10,28


12,47


13,29


15,93


16,01

TQHC6


10,22


10,06


12,27


12,08


11,19


11,74

TQHC10


9,81


11,09


13,25


13,18


12,10


12,06

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


14,21


14,78


17,00


18,64


19,01


21,20

VNĐĐ10


14,72


16,15


17,68


20,13


21,25


22,74

ĐBI02


14,92


15,71


18,07


21,58


20,14


19,92

ĐBI02.1


11,53


12,41


14,33


16,57


16,85


17,29

ĐBI02.2


10,84


11,53


13,08


15,00


16,07


17,34

TQHC6


11,30


10,29


12,67


14,21


13,48


13,56

TQHC10


10,41


11,25


11,87


13,93


12,47


12,33

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


13,30


14,12


15,21


17,15


18,00


18,35

VNĐĐ10


13,04


14,28


14,32


16,27


16,44


16,56

ĐBI02


13,00


15,01


16,48


19,35


19,13


20,42

ĐBI02.1


10,09


11,55


12,79


14,38


16,10


16,21

ĐBI02.2


8,73


9,65


11,24


12,52


14,23


15,64

TQHC6


10,05


8,92


9,37


11,35


11,32


12,04

TQHC10


9,12


9,48


10,24


13,10


13,07


12,23

LSD0.05G


0,67


0,68


0,50


0,73


0,63


0,64

LSD0.05KC


0,44


0,45


0,33


0,48


0,42


0,42

LSD0.05KC-G


1,18


1,18


0,87


1,26


1,09


1,10

CV%


6,00


5,60


3,70


4,70


4,00


3,90





Đồ thị 4.1 Động thái ra lá của tổ hợp đu đủ lai VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi


C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image002.gif


Đồ thị 4.1 cho thấy, trồng ở 3 khoảng cách trồng khác nhau nhưng động thái ra lá của cây tương đối giống nhau: trong giai đoạn 30 ngày sau trồng, số lá trên cây đu đủ tăng không đáng kể, tốc độ ra lá của cây đu đủ tăng dần từ sau 30 ngày sau trồng và đạt cao nhất ở giai đoạn 80 – 90 ngày sau trồng (đây là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất), sau đó tốc độ này giảm dần do cây bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực.

4.2.3 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu
Chiều cao cây là đặc trưng của giống, tuy nhiên nó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết, mùa vụ, điều kiện canh tác và mật độ trồng. Thời tiết nóng và khô hạn hoặc rét sẽ hạn chế chiều cao của cây và ngược lại. Vì vậy động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây và điều kiện thời tiết ở các giai đoạn đó.



Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Mật độ


Giống


Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn... ngày sau trồng (cm)

60


70


80


90


100


110

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


78,32


82,02


98,25


122,35


134,28


145,20

VNĐĐ10


80,11


94,56


109,44


130,51


139,11


147,11

ĐBI02


89,44


103,89


118,00


139,22


152,22


166,00

ĐBI02.1


68,33


89,33


112,00


136,96


147,00


156,56

ĐBI02.2


73,78


85,11


97,06


112,11


121,44


130,44

TQHC6


83,22


94,89


106,67


120,56


130,33


138,11

TQHC10


80,22


83,44


94,56


105,11


115,22


125,00

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


69,02


81,34


93,02


112,56


122,31


130,45

VNĐĐ10


69,56


82,33


95,00


115,61


125,67


135,67

ĐBI02


78,33


93,11


108,78


127,11


136,00


144,78

ĐBI02.1


75,00


90,11


106,33


127,00


139,56


149,22

ĐBI02.2


80,33


91,78


103,11


116,56


127,44


135,89

TQHC6


75,11


85,89


97,46


110,56


121,44


132,00

TQHC10


79,22


83,00


93,56


103,00


112,11


119,67

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


71,30


82,36


95,15


118,20


124,87


132,07

VNĐĐ10


72,67


85,44


98,67


119,37


127,00


133,67

ĐBI02


83,44


93,00


103,11


116,06


123,61


129,50

ĐBI02.1


74,78


84,67


95,00


109,44


122,11


134,33

ĐBI02.2


81,22


90,28


101,77


115,39


126,00


135,42

TQHC6


73,11


84,00


97,56


112,44


123,22


132,56

TQHC10


86,44


93,11


103,56


113,33


119,56


124,67

Qua bảng 4.6 có thể nhận thấy rằng, khoảng cách trồng khác nhau hầu như không ảnh hưởng đến diễn biến tăng trưởng chiều cao cây của các giống đu đủ nghiên cứu ở các thời điểm theo dõi.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng dần từ khi trồng, bắt đầu tăng nhanh ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, tăng nhanh nhất là thời điểm 70 – 90 ngày sau trồng, sau đó tốc độ này giảm dần do cây bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực (bắt đầu ra hoa). Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện trên đồ thị 4.2, đại diện cho các tổ hợp đu đủ nghiên cứu.

Đồ thị 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image004.gif


4.2.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng đường kính tán của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu
Đường kính tán là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất tình trạng sinh trưởng của cây, nó liên quan trực tiếp đến khả năng tiếp nhận năng lượng ánh sáng. Đường kính tán càng lớn chứng tỏ diện tích dinh dưỡng mà cây sử dụng được càng nhiều, do đó sức sinh trưởng của cây càng mạnh. Tuy nhiên, đường kính tán là cơ sở để bố trí khoảng cách trồng hợp lý. Với những giống có đường kính tán quá lớn phải trồng ở mật độ thưa sẽ làm giảm số cây trên một đơn vị diện tích, làm giảm năng suất của cây. Lựa chọn giống có bộ khung tán hợp lý với cấu trúc của cây vẫn đảm bảo mật độ cây trên đơn vị diện tích hợp lý là rất cần thiết trong sản xuất cũng như trong công tác chọn giống.

Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Mật độ


Giống


Động thái tăng trưởng đường kính tán ở giai đoạn… ngày sau trồng (cm)

60


70


80


90


100

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


101,32


115,28


130,34


150,00


196,68

VNĐĐ10


102,41


121,4


155,21


172,00


188,38

ĐBI02


121,57


140,01


151,26


178,26


224,07

ĐBI02.1


102,06


120,87


151,05


178,67


220,09

ĐBI02.2


114,32


137,64


148,47


165,08


185,6

TQHC6


114,28


134,12


145,23


176,36


228,03

TQHC10


105,39


124,65


135,69


158,74


178,92

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


85,24


102,02


132,3


156,92


187,65

VNĐĐ10


86,27


103,46


134,21


167,26


185,03

ĐBI02


109,75


127,7


148,57


176,32


214,12

ĐBI02.1


100,24


117,04


147,57


178,36


218,53

ĐBI02.2


112,47


132,4


144,52


159,87


180,45

TQHC6


98,78


119,24


142,34


167,64


210,23

TQHC10


96,72


115,24


133,24


150,00


174,20

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


83,56


103,45


122,01


142,67


174,32

VNĐĐ10


84,69


100,32


123,20


147,31


180,75

ĐBI02


96,27


114,21


140,21


155,06


188,06

ĐBI02.1


98,77


112,97


145,00


173,14


215,46

ĐBI02.2


110,54


127,96


134,57


158,35


172,34

TQHC6


98,95


117,00


136,78


166,24


205,06

TQHC10


87,65


105,65


123,05


144,04


176,97




Đồ thị 4.3 Động thái tăng trưởng đường kính tán của tổ hợp VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi


C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image006.gif



Bảng 4.7 và đồ thị 4.3 cho thấy, ở cả 3 khoảng cách trồng, đường kính tán của cây đu đủ tăng dần từ sau khi trồng, bắt đầu tăng nhanh từ 60 ngày sau trồng và đạt tốc độ tối đa vào giai đoạn 70 – 90 ngày sau trồng, sau đó tốc độ này giảm dần. Ở khoảng cách M1, đường kính tán đu đủ có dấu hiệu tăng sớm hơn và tăng nhanh hơn so với khoảng cách M2, M3. Trồng ở khoảng cách M3, đường kính tán đu đủ tăng chậm nhất và muộn nhất.

4.2.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu
Đường kính thân của cây đu đủ có liên quan đến khả năng mang quả và khả năng chống đổ của cây. Cây có đường kính thân càng to thì khả năng mang quả và khả năng chống đổ càng lớn. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.8.



Bảng 4.8 Động thái tăng trưởng đường kính thân của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Mật độ


Giống


Động thái tăng trưởng đường kính thân ở giai đoạn …ngày sau trồng (cm)

60


70


80


90


100


105

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


5,46


6,57


7,47


8,20


8,76


9,01

VNĐĐ10


6,48


6,96


7,47


8,24


8,68


9,12

ĐBI02


5,98


6,54


7,16


7,91


8,51


9,08

ĐBI02.1


5,21


5,89


6,76


8,08


8,71


9,28

ĐBI02.2


5,44


5,82


6,30


7,01


7,48


7,91

TQHC6


6,11


6,54


7,06


7,70


8,24


8,77

TQHC10


6,31


6,62


7,18


7,64


8,07


8,43

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


5,32


6,14


7,63


8,31


8,81


9,33

VNĐĐ10


5,46


6,14


7,20


8,38


8,91


9,41

ĐBI02


5,43


6,01


6,68


7,56


8,26


8,99

ĐBI02.1


5,42


5,90


6,41


7,28


7,91


8,50

ĐBI02.2


5,41


5,77


6,23


7,08


7,57


8,02

TQHC6


5,82


6,30


6,81


7,38


7,87


8,30

TQHC10


6,23


6,59


7,06


7,44


7,73


7,99

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


5,30


6,32


6,95


8,01


8,59


9,23

VNĐĐ10


5,80


6,24


6,84


7,92


8,59


9,23

ĐBI02


5,18


5,70


6,29


7,03


7,67


8,23

ĐBI02.1


5,65


6,09


6,63


7,60


8,39


9,01

ĐBI02.2


5,20


5,73


6,40


7,22


7,79


8,31

TQHC6


6,04


6,41


6,82


7,47


8,04


8,46

TQHC10


6,12


6,42


6,91


7,33


7,65


7,93



Đồ thị 4.4 Động thái tăng trưởng đường kính thân của tổ hợp VNĐĐ10 (giống đại diện) qua các thời điểm theo dõi

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image008.gif


Qua bảng 4.8 và đồ thị 4.4 cho thấy, tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu có dấu hiệu tăng nhanh từ 60 ngày sau trồng, tăng nhanh nhất vào giai đoạn 70 – 90 ngày sau trồng, sau đó tốc độ này giảm dần. Trồng ở khoảng cách M1, đường kính thân tăng sớm hơn và nhanh hơn so với trồng ở khoảng cách M2 và M3, tuy nhiên từ sau trồng 75 ngày thì ở khoảng cách M2 cho tốc độ tăng trưởng đường kính tán cao hơn so với M1 và M3.

4.2.6 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến đặc điểm quả của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu.
Các chỉ tiêu về đặc tính của quả có liên quan mật thiết đến năng suất, chất lượng của từng giống. Đặc biệt, một số chỉ tiêu luôn được người tiêu dùng quan tâm như độ dày thịt quả, độ dày vỏ quả, tỷ lệ phần ăn được, độ cứng của quả...Các đặc tính này do đặc điểm của giống quy định, tuy nhiên chúng cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện canh tác của từng vùng.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu về đặc điểm của của các tổ hợp đu đủ lai trong điều kiện trồng tại Viện Nghiên cứu Lúa – Trường Đại học Nông nghiệp HN trong vụ hè ở 3 mật độ khác nhau, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9 Đặc điểm hình thái và cơ giới quả của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Mật độ


Giống


Dài cuống (cm)


Dài quả (cm)


Đường kính quả (cm)


Độ dày thịt quả (cm)


Độ dày vỏ quả (mm)


Tỷ lệ phần ăn được (%)


Độ Brix

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


5,86


17,10


16,23


2,42


2,72


81,02


10,52

VNĐĐ10


10,03


17,89


17,38


2,46


1,32


89,21


10,37

ĐBI02


5,76


17,37


15,78


2,14


2,19


87,54


11,30

ĐBI02.1


7,44


18,61


16,89


2,40


1,35


89,05


11,17

ĐBI02.2


8,94


14,39


13,94


2,21


1,51


88,86


8,67

TQHC6


7,10


14,06


15,08


2,31


1,35


86,75


10,40

TQHC10


5,56


15,36


14,50


2,40


1,54


86,35


7,43

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


5,88


17,15


16,28


2,49


2,76


88,02


11,09

VNĐĐ10


11,72


17,22


16,94


2,49


1,32


89,34


10,43

ĐBI02


5,58


17,17


15,72


2,05


2,17


87,52


10,73

ĐBI02.1


7,00


16,11


15,82


2,30


1,32


89,12


9,30

ĐBI02.2


8,57


12,94


14,28


2,26


1,38


86,69


9,80

TQHC6


7,00


13,26


12,89


2,14


1,50


88,75


7,80

TQHC10


5,27


14,39


14,00


2,36


1,54


86,27


8,47

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


5,00


16,75


16,03


2,47


2,24


88,00


10,35

VNĐĐ10


10,78


16,78


17,32


2,48


1,35


89,30


8,70

ĐBI02


4,28


17,00


14,97


2,02


2,17


87,51


10,27

ĐBI02.1


7,42


15,28


13,61


2,13


1,37


89,08


8,97

ĐBI02.2


7,10


12,39


12,42


2,05


1,48


88,91


7,56

TQHC6


8,58


12,42


14,06


2,09


1,38


86,72


8,53

TQHC10


5,22


13,94


13,50


2,36


1,56


86,39


8,80

LSD0,05G


0,50


0,73


0,77


0,20


0,14


7,09


0,50

LSD0,05KC


0,33


0,48


0,51


0,13


0,91


4,64


0,33

LSD0,05KC-G


0,86


1,26


1,34


0,35


0,24


12,28


0,87

CV%


7,30


4,90


5,40


9,40


8,20


8,50


5,50



Qua bảng 4.9 cho thấy, trong phạm vi giữa các giống, VNĐĐ10, ĐBI02.1, ĐBI02.2 và TQHC6 có cuống quả dài hơn so với giống đối chứng ở mức ý nghĩa, hai tổ hợp ĐBI02 và TQHC10 có cuống quả ngắn hơn so với giống đối chứng.

Tổ hợp có cuống quả dài nhất là VNĐĐ10, tổ hợp có cuống quả ngắn nhất là TQHC10 . Ở ba khoảng cách M1, M2 và M3, độ dài cuống quả của các tổ hợp ĐBI02, TQHC10 và Hồng Phi không có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa. Trồng ở khoảng cách M1 cho cuống quả dài hơn so với trồng ở khoảng cách M2, M3 ở mức ý nghĩa.

Hai tổ hợp VNĐĐ10 và ĐBI02 có chiều dài quả không khác nhau và không khác đối chứng ở mức ý nghĩa, ĐBI02.1 có quả dài hơn đối chứng ở mức ý nghĩa, các giống còn lại đều có chiều dài quả thấp hơn đối chứng. Trong phạm vi từng giống, trồng ở khoảng cách M1 và M2, ĐBI02 cho chiều dài quả không khác biệt nhưng trồng ở khoảng cách M3 cho quả ngắn hơn ở mức ý nghĩa so với trồng ở khoảng cách M1, M2. Các tổ hợp còn lại đều có độ dài quả khác nhau ở mức ý nghĩa ở 3 khoảng cách trồng M1, M2, M3. Trong đó trồng ở khoảng cách M3 cho chiều dài quả ngắn nhất

Về chỉ tiêu đường kính quả, độ dày thịt quả, tỷ lệ phần ăn được và độ dày vỏ quả VNĐĐ10 có đường kính quả và độ dày thịt quả, tỷ lệ phần ăn được lớn nhất nhưng độ dày vỏ quả nhỏ nhất. Trồng ở khoảng cách M1 cho đường kính quả, độ dày thịt quả và độ dày vỏ quả của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu là cao nhất. Nhưng trồng ở khoảng cách M2 có tỷ lệ phần ăn được và độ Brix cao nhất, các chỉ tiêu này đạt thấp nhất khi trồng ở khoảng cách M3.

Như vậy với xu thế chọn giống đu đủ đưa vào sản xuất hiện nay, tổ hợp VNĐĐ10 có nhiều đặc điểm phù hợp nhất.

4.2.7 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu
Năng suất là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc trồng đu đủ, là mục tiêu lớn nhất mà người sản xuất quan tâm. Do vậy trong sản xuất, lựa chọn được giống đu đủ tốt, có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận; đồng thời tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp để phát huy hết tiềm năng và duy trì năng suất là hết sức cần thiết và luôn được các nhà chọn giống quan tâm nghiên cứu.

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu ở các mật độ khác nhau

Mật độ


Mẫu giống


Số quả/cây


KL quả
(kg/quả)



NSLT (tấn/ha)


NSTT (tấn/ha)

1,5 x 2,0m (M1)


Hồng Phi


17,87


1,48


87,28


72,91

VNĐĐ10


36,80


1,13


142,28


137,63

ĐBI02


24,05


0,68


66,04


54,23

ĐBI02.1


21,33


1,20


93,24


84,47

ĐBI02.2


27,32


0,75


75,95


67,32

TQHC6


21,51


0,80


61,38


56,79

TQHC10


22,81


0,76


62,41


56,96

2,0 x 2,0m (M2)


Hồng Phi


24,78


1,34


83,01


74,08

VNĐĐ10


38,51


1,20


119,46


115,30

ĐBI02


18,00


0,60


42,33


27,00

ĐBI02.1


24,47


1,15


79,57


70,35

ĐBI02.2


23,75


0,83


57,16


49,48

TQHC6


23,11


0,77


50,38


44,29

TQHC10


25,22


0,78


53,20


49,39

2,0 x 2,5m (M3)


Hồng Phi


19,32


1,31


50,62


50,25

VNĐĐ10


33,37


1,18


83,17


79,06

ĐBI02


19,29


0,63


36,73


24,43

ĐBI02.1


24,01


0,95


55,38


45,62

ĐBI02.2


20,34


0,85


40,54


34,58

TQHC6


22,00


0,76


44,59


33,59

TQHC10


24,10


0,78


45,10


37,76

LSD0,05G


0,70


0,60


3,94


2,86

LSD0,05KC


0,46


0,39


2,58


1,87

LSD0,05KC-G


1,22


0,10


6,83


4,95

CV%


3,00


6,00


4,90


4,80



Năng suất là kết quả phản ánh tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trong suốt quá trình sống. Năng suất của vườn đu đủ được cấu thành bởi ba yếu tố: số quả/cây, khối lượng trung bình quả và mật độ trồng (cây/ha). Nếu số quả/cây nhiều nhưng khối lượng trung bình quả nhỏ hay ngược lại khối lượng trung bình quả lớn nhưng số lượng quả trên cây ít thì đều không tạo ra năng suất cao. Hai yếu tố khối lượng trung bình quả và số quả/cây có vai trò quan trọng như nhau cấu thành nên năng suất của cây đu đủ. Vì vậy trên cây cần phải cân bằng cả hai yếu tố này.

Qua bảng 4.10 cho thấy, số quả trên cây của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu đều cao hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa, trong đó VNĐĐ10 có số quả trên cây nhiều nhất. Khối lượng trung bình quả của các tổ hợp đu đủ nghiên cứu đều thấp hơn giống đối chứng, nhưng VNĐĐ10 và ĐBI02.1 không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa, các tổ hợp còn lại đều thấp hơn đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê.

Tổ hợp VNĐĐ10 và ĐBI02.1 có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa, các giống còn lại đều có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp hơn đối chứng.

So sánh giữa 3 khoảng cách trồng cho thấy, ở khoảng cách M2 cho số quả trên cây, khối lượng trung bình quả, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu cao nhất. Trồng ở khoảng cách M3, các chỉ tiêu này đạt thấp nhất. Như vậy, M2 là khoảng cách trồng hợp lý nhất cho các tổ hợp đu đủ nghiên cứu.

4.2.8 Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các mẫu giống đu đủ nghiên cứu
Bảng 4.11 Tình hình nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu

Mẫu giống


Chỉ tiêu

Xoăn lá virut


Nhện


Rệp


Lở cổ rễ

Hồng Phi (ĐC)


Nhiễm nhẹ


Hại nhẹ


Hại nhẹ


Nhiễm nhẹ

VNĐĐ10


Không


Không


Hại nhẹ


Không

ĐBI02


Nhiễm nhẹ


Hại nhẹ


Hại nhẹ


Nhiễm nhẹ

ĐBI02.1


Nhiễm TB


Hại nhẹ


Hại nhẹ


Nhiễm nhẹ

ĐBI02.2


Nhiễm nhẹ


Hại nhẹ


Hại nhẹ


Không

TQHC6


Nhiễm nhẹ


Hại nhẹ


Hại nhẹ


Không

TQHC10


Không


Không


Hại nhẹ


Không



Sâu bệnh hại là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất quả đu đủ, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới như nước ta.

Kết quả theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu ở vụ hè cho thấy các tổ hợp VNĐĐ10, TQHC10 không bị bệnh xoăn lá virus và bệnh lở cổ rễ, không bị nhện hại nhưng bị rệp hại ở mức độ nhẹ. Tổ hợp ĐBI02.2 và TQHC6 không bị bệnh lở cổ rễ, nhưng bị nhiễm virus và nhện, rệp hại ở mức nhẹ. Các tổ hợp còn lại đều bị nhiễm virus, lở cổ rễ, nhện và rệp hại ở mức nhẹ.

Tổ hợp lai VNĐĐ10và bố mẹ của chúng trồng trong vụ xuân bị nhiễm virus ở mức độ nhẹ, không bị nhện, rệp hại, không bị bệnh lở cổ rễ

Như vậy qua theo dõi, chúng tôi tạm rút ra kết luận rằng các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu đều chống chịu sâu bệnh ở mức khá, riêng tổ hợp VNĐĐ10 có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt nhất. Trồng đu đủ trong điều kiện vụ xuân ít bị sâu bệnh hại hơn so với trồng ở vụ mùa.

4.3 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của tổ hợp lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng trong vụ xuân
4.3.1 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng

Một trong các mục tiêu chọn giống đu đủ là tạo ra giống có thời gian từ gieo đến cho thu quả ngắn lại trong khi thời gian cho quả kéo dài hơn. Kết quả nghiên cứu về thời gian các giai đoạn sinh trưởng của tổ hợp lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng được thể hiện trong bảng 4.12


Bảng 4.12 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các quần thể đu đủ nghiên cứu

Mẫu giống


Ngày gieo


Ngày trồng


Trồng - ra hoa đầu tiên (ngày)


Hoa đầu tiên -thu hoạch quả lần 1 (ngày)


Tổng TGST (ngày)

VNĐĐ10


20/1/2011


4/3/2011


90


110


245

QN(mẹ)


20/1/2011


4/3/2011


97


124


236

TQH(bố)


20/1/2011


4/3/2011


99


118


205


Qua bảng 4.12 cho thấy hai dòng bố mẹ của tổ hợp lai VNĐĐ10 (TQH và QN) có thời gian từ trồng đến ra hoa tương đương nhau. Như vậy, thời gian nở hoa trùng khớp của hai dòng bố mẹ là rất thích hợp cho quá trình thụ phấn thụ tinh.

Tổ hợp VNĐĐ10 có thời gian từ trồng đến ra hoa và thời gian từ khi ra hoa đầu tiên đến thu hoạch quả lần 1 ngắn hơn so với bố mẹ nhưng có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn so với bố mẹ. Như vậy VNĐĐ10 có thời gian thu hoạch quả dài hơn so với bố mẹ của chúng.

Qua bảng 4.1 và 4.12 cho thấy, VNĐĐ10 trồng ở vụ hè ra hoa sớm hơn nhưng có thời gian sinh trưởng cũng như thời gian cho thu hoạch ngắn hơn so với trồng vụ xuân.

4.3.2 Tỷ lệ nảy mầm của các quần thể đu đủ nghiên cứu vụ xuân
Bảng 4.13 Tỷ lệ nảy mầm của các quần thể đu đủ nghiên cứu

STT


Tên giống


Tổng số hạt


Số hạt nảy mầm


Tỷ lệ nảy mầm(%)

1


VNĐĐ10


70


66


94,3

2


TQH (bố)


74


68


91,9

3


QN (mẹ)


56


48


85,7


Tỷ lệ nảy mầm là khả năng mọc mầm tối đa của lô hạt. Giống đạt tiêu chuẩn tốt phải có tỷ lệ nảy mầm lớn hơn 85 %. Theo bảng 4.13 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm của các quần thể đu đủ nghiên cứu là cao (cao hơn 80%), trong đó tổ hợp VNĐĐ10 có tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất (94,3%)

4.3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng
Đồ thị 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của tổ hợp VNĐĐ10 và hai dòng bố mẹ

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image010.gif


Qua đồ thị 4.5 cho thấy, ở giai đoạn đầu sau trồng (30 ngày), chiều cao cây tăng trưởng chậm do bộ rễ cây chưa phát triển mạnh kết hợp với thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp; sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng dần và đạt cực đại vào giai đoạn 85 – 95 ngày sau trồng. Ở giai đoạn sau, tốc độ này giảm dần do cây bước vào thời kỳ ra hoa kết quả.


4.3.4 Động thái tăng trưởng đường kính tán của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng
Đồ thị 4.6 Động thái tăng trưởng đường kính tán của tổ hợp VNĐĐ10 hai dòng bố mẹ

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image012.gif


Qua đồ thị 4.6 cho giai đoạn đầu sau trồng (30 ngày), đường kính tán đu đủ tăng không đáng kể (có giống hầu như không tăng) vì giai đoạn này cây chuyển từ trong bầu trồng ra ngoài ruộng, bộ rễ chưa phát triển; mặt khác thời điểm này nhiệt độ còn thấp nên cây sinh trưởng kém. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của đu đủ tăng nhanh dần từ 30 ngày sau trồng và đạt tối đa vào giai đoạn 90 – 120 ngày sau trồng, tăng mạnh nhất là giống VNĐĐ10 (60,33 cm), sau đó tốc độ này giảm dần. Đường kính tán cây đu đủ đạt cao nhất ở 7 tháng sau trồng. Sau đó đường kính tán có xu hướng giảm dần đến kết thúc thu hoạch quả.

4.3.5 Động thái tăng trưởng đường kính thân của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng
Đồ thị 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính thân của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng


C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image014.gif


Đường kính gốc thể hiện sức sinh trưởng của cây. Đường kính thân càng lớn cho thấy cây sinh trưởng càng mạnh và vững chãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cùng một điều kiện gieo trồng nhưng các dòng đu đủ có mức độ tăng trưởng đường kính gốc khác nhau. Dòng QN có đường kính thân tăng trưởng mạnh nhất, chậm nhất là dòng TQH. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đường kính thân của các dòng đu đủ nghiên cứu tăng dần từ 30 ngày sau trồng và đạt cao nhất ở giai đoạn 60 - 90 ngày sau trồng (tăng trung bình từ 1,5 – 2,0 cm), ở giai đoạn 120 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng đường kính thân giảm dần.


4.3.6 Động thái ra lá của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng
Động thái ra lá phản ánh khả năng quang hợp và khả năng sinh trưởng của cây đu đủ. Kết quả nghiên cứu động thái ra lá của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng được thể hiện trên đồ thị 4.8


Đồ thị 4.8 Động thái tăng trưởng số lá của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng

C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\06\clip_image016.gif


Qua đồ thị 4.8 cho thấy, số lá hình thành được trong tháng đầu là không nhiều, dao động từ 4-7 lá. Trong tháng tiếp theo (30-60 ngày sau trồng), cây có tốc độ ra lá nhanh hơn tháng đầu, trung bình tăng từ 7 - 8 lá. Sang giai đoạn 60-90 ngày sau trồng, cây bước vào giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh, khí hậu ấm hơn, nên số lá được hình thành trong giai đoạn này là tương đối nhiều, trung bình tăng từ 21-23 lá và số lá trong giai đoạn này là 34-36 lá. Giai đoạn 90-120 ngày sau trồng, số lá tăng trưởng chậm dần do giai đoạn này cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và quả, trung bình tăng 8-10 lá. Nhìn chung tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng có tốc độ ra lá tương đối đồng đều, trung bình sau 120 ngày trồng số lá hình thành được dao động từ 43-45 lá.


4.3.7 Động thái tăng trưởng của các loại quả trên hai dòng bố mẹ.
Tốc độ tăng trưởng của quả phản ánh khả năng tích lũy vật chất về quả nhanh hay chậm. Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của 3 loại quả: quả thụ phấn tự do, quả tự thụ (bằng tay) và quả lai, kết quả được thể hiện trong bảng 4.14


Bảng 4.14 Động thái tăng trưởng của các loại quả trên hai dòng bố mẹ của tổ hợp lai VNĐĐ10

Giống


Loại quả


Chiều tăng trưởng quả


20 ngày (SRH)


30 ngày (SRH)


40 ngày (SRH)


50 ngày (SRH)


60 ngày (SRH)

TQH


Qủa thụ phấn tự do


ĐK quả (cm)


2.30


6.50


8.00


8.70


9.90

Dài quả (cm)


4.54


8.50


13.50


16.80


20.50

Quả tự thụ


ĐK quả (cm)


2.50


7.60


8.50


9.70


10.80

Dài quả (cm)


5.38


10.80


14.70


17.00


19.50

Quả lai


ĐK quả (cm)


3.30


8.00


9.80


10.90


11.60

Dài quả (cm)


5.35


13.20


16.00


20.00


22.50

QN


Qủa thụ phấn tự do


ĐK quả (cm)


3.00


6.30


7.90


8.50


9.30

Dài quả (cm)


4.00


11.70


16.00


18.00


20.00

Quả tự thụ


ĐK quả (cm)


3.20


7.80


8.50


9.30


10.50

Dài quả (cm)


6.00


12.00


16.00


18.60


19.50

Quả lai


ĐK quả (cm)


3.50


8.20


10.20


11.80


13.00

Dài quả (cm)


6.70


10.00


16.70


20.00


21.80


Qua bảng 4.14 cho thấy, quả lai có tốc độ tăng trưởng quả nhanh nhất, quả thụ phấn tự do và quả tự thụ có tốc độ tăng trưởng ngang nhau. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của quả đu đủ (gồm chiều dài quả và đường kính quả) tăng dần từ sau khi quả bắt đầu hình thành và tăng trưởng nhanh nhất vào giai đoạn 20 – 40 ngày sau khi hoa thụ phấn thụ tinh hình thành quả, sau đó tốc độ này giảm dần cho đến khi quả ngừng tăng trưởng và bước vào giai đoạn chín.

4.3.8 Tỷ lệ phân ly giới tính của hai quần thể bố mẹ nghiên cứu
Trong quần thể đu đủ bố mẹ, tỷ lệ giới tính rất quan trọng vì nó liên quan đến khả năng cho phấn của quần thể bố. Trong quần thể bố mẹ ta chỉ quan tâm đến cây lưỡng tính và cây cái để tạo quả lai. Chỉ có cây cái và cây lưỡng tính mới cho thu quả. Tuy nhiên trong vườn sản xuất đu đủ, nếu có nhỏ hơn 5% tỷ lệ cây đực thì sẽ cho năng suất cao hơn nhiều so với vườn chỉ có cây cái và lưỡng tính. Trong 95% cây cái và cây lưỡng tính đó thì tỷ lệ cây lưỡng tính phải chiếm từ 30-50% thì quần thể đó mới đạt tiêu chuẩn. Hiện nay ở Việt Nam, người tiêu dùng ưa chuộng quả đu đủ dài, nên phải chọn lọc bố mẹ để quần thể con lai có tỷ lệ cây lưỡng tính cao nhất.

Bảng 4.15 Tỷ lệ phân ly giới tính của hai quần thể bố mẹ nghiên cứu

STT


Tên giống


Tỷ lệ cây cái (%)


Tỷ lệ cây lưỡng tính (%)


Tỷ lệ cây đực (%)

1


TQH (bố)


50


30


20

2


QN (mẹ)


45


35


20

Qua bảng 4.15 cho thấy ở hai quần thể bố mẹ nghiên cứu, cây đực chiếm tỷ lệ tương đối thấp (20%), tỷ lệ cây cái chiếm 45 – 50%, tỷ lệ cây lưỡng tính chiếm 30 – 35%.
 
4.3.9 Đặc điểm hoa và hạt phấn của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng
· Kích thước hoa và số hoa trên một cụm hoa

Bảng 4.16 Kích thước hoa và số hoa/một cụm hoa của quần thể bố mẹ và con lai

Loại hoa


Dòng


Chiều dài của hoa (cm)


Chiều rộng (cm)


Số hoa chính/cụm hoa


Số hoa phụ/cụm hoa


Tỷ lệ hạt phấn bất dục(%)

Cái


TQH


4.76


1.75


1.33


2.78


-

QN


4.83


1.79


1.00


3.11


-

VNĐĐ10


4.85


1.82


1.00


2.00


-

Lưỡng tính


TQH


5.13


1.48


1.00


3.33


3.98

QN


5.02


1.75


1.00


3.67


4.67

VNĐĐ10


5.10


1.65


1.00


3.28


3.59


Thông thường, hoa đơn tính cái có kích thước càng to thì quả càng to. Qua bảng 4.16 cho thấy kích thước hoa của dòng TQH, QN và VNĐĐ10 đều thuộc loại hoa to. Chiều dài hoa dao động từ 4,76 – 4,85 cm, chiều rộng hoa dao động từ 1,75 – 1,82cm. Số hoa chính/cụm dao động từ 1-2 hoa. Những cá thể có 1 hoa chính là những cá thể có triển vọng, vì có 1 hoa chính/cụm thì trên mỗi một nách lá sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi một quả, nên quả sẽ to và đẹp. Do đó kiểu cây này được người sản xuất ưa chuộng hơn là kiểu cây cho nhiều quả trên một nách lá nhưng quả nhỏ. Số hoa phụ/cụm của cây cái dao động từ 2-4 hoa. Đối với con lai VNĐĐ10 có số hoa phụ/cụm là ít nhất (2 hoa). Hoa phụ là những hoa nhỏ, bị thoái hóa. Số hoa phụ càng ít thì càng tốt. Vì ít hoa phụ thì dinh dưỡng tập trung nuôi một hoa chính càng nhiều.

Qua bảng 4.16 cho thấy, ở cùng một dòng, hoa của cây lưỡng tính dài hơn hoa của cây cái, nhưng đường kính hoa của cây lưỡng tính lại nhỏ hơn đường kính hoa của cây cái. Vì vậy quả của cây lưỡng tính có dạng dài, quả của cây cái có dạng tròn. Số hoa lưỡng tính thon dài chính/cụm hoa của các cây lưỡng tính của VNĐ Đ10, TQH và QN đều là một hoa, số hoa lưỡng tính thoái hóa trên cụm dao động từ 3 – 4 hoa. Tỷ lệ hạt phấn bất dục của các cây cây lưỡng tính ở cả hai dòng bố mẹ đều thấp, dao động từ 3,98 – 4,67%.

· Số lượng hạt phấn của quần thể bố

Số lượng hạt phấn trên hoa của cây bố càng nhiều thì khả năng cho phấn càng cao, tạo điều kiện cho quá trình hình thành được nhiều hạt duy trì và hạt lai F1. Qua đánh giá cảm quan về số lượng hạt phấn cho thấy ở các cây bố của cả hai dòng TQH và QN, số lượng hạt phấn đều ở mức nhiều.

4.3.10 Ảnh hưởng của thời điểm thụ phấn và số lần thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng bố mẹ
· Ảnh hưởng của thời điểm thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng đu đủ bố mẹ nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành ở 3 thời điểm mà vòi nhụy có khả năng nhận phấn tốt nhất là: Ngay khi hoa nở; 1 ngày sau khi hoa nở và 2 ngày sau khi hoa nở. Mỗi ngày chia 2 thời điểm là buổi sáng và buổi chiều. Mỗi thời điểm thụ phấn cho 3 hoa. Các hoa này có thể ở trên mẫu giống khác nhau nhưng phải nở cùng 1 thời điểm.

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của thời điểm thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng đu đủ bố mẹ nghiên cứu

Thời gian thụ phấn


Thời điểm thụ phấn


Thời gian từ thụ phấn đến đậu quả (ngày)


Tỷ lệ đậu quả (%)

Ngay sau khi hoa nở


Sáng


10


100.00

Chiều


9


88.89

1 ngày sau khi hoa nở


Sáng


9


88.89

Chiều


8


77.78

2 ngày sau khi hoa nở


Sáng


8


66.67

Chiều


7


77.78

Qua bảng 4.17 cho thấy thụ phấn ngay sau khi hoa nở thì tỷ lệ đậu quả là cao nhất (88,89 – 100,00%) và thời gian từ thụ phấn đến đậu quả dài hơn so với thụ phấn muộn. Thụ phấn vào buổi sáng cho tỷ lệ đậu quả cao hơn và thời gian từ thụ phấn đến hình thành quả dài hơn so với thụ phấn vào buổi chiều. Như vậy thụ phấn vào buổi sáng ngay sau khi hoa nở cho hiệu quả cao nhất.

· Ảnh hưởng của số lần thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng đu đủ bố mẹ nghiên cứu.

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của số lần thụ phấn đến tỷ lệ đậu quả của hai dòng bố mẹ nghiên cứu

Tên dòng mẹ


Tên dòng bố


Số lần


Thời gian từ thụ phấn đến đậu quả


Tỷ lệ đậu quả

TQH


QN


1 lần


9


66.67

2 lần


10


100,0

3 lần


8


66.67

QN


TQH


1 lần


8


66.67

2 lần


9


66.67

3 lần


8


33.33


Thí nghiệm được tiến hành 3 lần thụ phấn khác nhau (các lần thụ phấn cho một hoa cách nhau 1 ngày, thụ phấn vào buổi sáng khoảng 7 – 10h), mỗi lần thụ phấn nhắc lại cho 3 hoa. Hạt phấn được lấy trên cây lưỡng tính của dòng làm bố.

Kết quả nghiên cứu thể hiện trên bảng 4.18 cho thấy, qua 2 lần thụ phấn cho tỷ lệ đậu quả cao nhất (trung bình 83,34%) và thời gian từ thụ phấn đến đậu quả dài hơn (trung bình 9,5 ngày). Qua 3 lần thụ phấn, thời gian từ thụ phấn đến đậu quả ngắn nhất (8 ngày) và tỷ lệ đậu quả thấp nhất (trung bình 50,00%.

Trong chọn giống bố mẹ, mục tiêu là tạo quả càng nhiều hạt càng tốt.

Do đu đủ là cây có quả đa phôi nên số lần thụ phấn càng nhiều, vòi nhụy càng nhận được nhiều phấn, số hạt trong quả càng lớn. Khả năng nhận phấn của vòi nhụy kéo dài từ 2 – 3 ngày sau khi hoa nở. Sức sống hạt phấn tốt nhất vào thời điểm 7 – 10h và kéo dài đến 48h sau khi hoa nở [15]. Vì vậy, nếu thời gian giữa 2 lần thụ phấn cách nhau từ 24h trở lên thì số lần thụ phấn không nên quá nhiều (tối đa 3 lần thụ phấn). Bởi vì, khả năng nhận phấn của vòi nhụy giảm dần theo thời gian. Nếu hoa nở sau 72h (3 ngày) mà còn thụ phấn cho nhụy thì sẽ mất công và gây lãng phí hạt phấn. Thông thường, nếu số lượng hạt phấn nhiều thì sau 8 – 12h thụ phấn 1 lần và thụ phấn trong vòng 48h sau khi hoa nở thì vòi nhụy nhận được sẽ nhiều phấn hơn, năng suất hạt/ quả sẽ cao. Vì vậy, tùy mục tiêu chọn tạo mà ta có số lần thụ phấn phù hợp. Nếu chọn giống để lấy năng suất hạt thì nên thụ phấn từ 2 – 3 lần/ hoa (Tùy khoảng cách thời gian giữa 2 lần thụ phấn). Nếu chọn giống để lấy năng suất quả thì nên thụ phấn 1 lần/ hoa là tốt nhất (tối đa 2 lần). Và khoảng cách giữa các lần thụ phấn không quá 24h.

4.3.11 Đặc điểm hình thái của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ chúng
Đặc điểm lá

Qua bảng 4.19 cho thấy, độ dài cuống lá, đường kính cuống và phiến lá của VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng là tương đương nhau, không có sự khác biệt lớn.


Bảng 4.19 Đặc điểm kích thước lá của tổ hợp lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng

Mẫu giống


Độ dài cuống lá(cm)


ĐK cuống lá(cm)


ĐK phiến lá(cm)

VNĐĐ10 (vụ xuân)


75.05


1.86


52.30

QN (mẹ)


74.24


1.75


50.14

ĐBI (bố)


76.21


1.95


51.02



Đặc điểm cấu trúc cây

Tổ hợp lai VNĐĐ10 có ưu thế lai khi cấu trúc cây của chúng hội tụ được các ưu điểm của hai bố mẹ về chiều cao cây, chiều cao đóng quả, chiều dài đốt mang quả...

Bảng 4.20 Một số chỉ tiêu về cấu trúc cây của tổ hợp đu đủ lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng

Mẫu giống


Chiều cao cây (cm)


Chiều cao đóng nụ (cm)


Chiều cao đóng quả (cm)


Chiều dài đốt mang quả (cm)


Đường kính gốc (cm)


Đường kính tán (cm)

VNĐĐ10


168.05


51.00


51.00


3.20


7.67


160.67

TQH(bố)


170.67


46.67


47.5


2.98


8.90


170.05

QN(mẹ)


159.85


76.67


76.67


3.67


7.63


166.47



Bảng 4.20 cho thấy, VNĐĐ10 có chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán cao hơn dòng mẹ và thấp hơn so với dòng bố. Ngược lại, chiều cao đóng nụ, chiều cao đóng quả, chiều dài đốt mang quả của VNĐĐ10 cao hơn dòng bố nhưng thấp hơn dòng mẹ. Nhìn chung, cấu trúc cây của VNĐĐ10 và TQH (bố) phù hợp với công thức trồng dày và thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch.

4.3.12 Đặc điểm quả của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cơ giới quả của tổ hợp lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.21 Đặc điểm hình thái và cơ giới quả của tổ hợp đu đủ lai VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng

Mẫu giống


Dài cuống (cm)


Dài quả (cm)


ĐKquả(cm)


Độ dày thịt quả (cm)


Độ dày vỏ quả (mm)


Tỷ lệ phần ăn được (%)


Brix


Độ ngọt (cảm quan)


Độ dai thịt quả

VNĐĐ10


9.05


19.00


18.53


2.35


1.29


90.93


10.47


Rất ngọt


TB

TQH(bố)


5.53


17.00


16.47


2.23


2.06


89.54


9.35


Rất ngọt


TB

QN(mẹ)


7.05


17.95


16.05


2.37


1.36


87.05


9.05


Ngọt TB


TB



Bảng 4.21 cho thấy, tổ hợp VNĐĐ10 có độ dày vỏ quả thấp hơn bố mẹ của chúng nhưng chiều dài cuống quả, chiều dài quả, đường kính quả, độ dày thịt quả, tỷ lệ phần ăn được, độ Brix, độ ngọt cao hơn so với bố mẹ, độ dai của thịt quả tương đương với bố mẹ. Như vậy VNĐĐ10 có ưu thế lai rất cao và chất lượng thịt quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.


Bảng 4.22 Số lượng hạt/quả của các loại quả đu đủ (quả lai, thụ phấn tự do, thụ phấn bằng tay)

Giống


Loại quả


Số hạt chắc/quả

TQH


Qủa thụ phấn tự do


45,25

Quả tự thụ


236,26

Quả lai


553,02

QN


Qủa thụ phấn tự do


32,14

Quả tự thụ


208,65

Quả lai


568,52



Bảng 4.22 cho thấy số hạt chắc trên quả lai ở cả 2 dòng bố mẹ TQH và QN dao động từ 553,02 – 568,52 hạt/quả, nhiều hơn so với quả thụ phấn tự do và quả tự thụ. Ở quả thụ phấn tự do, chỉ tiêu này đạt thấp nhất (32,14 – 42,25 hạt/quả).

4.3.13 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng ở vụ hè
Bảng 4.23 cho thấy, tổ hợp VNĐĐ10 có số quả/cây, khối lượng trung bình quả, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn hẳn so với hai dòng bố mẹ của chúng.

Bảng 4.23 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp đu đủ VNĐĐ10 và bố mẹ của chúng trong vụ xuân

Mẫu giống


Số quả/cây


KL quả


NSLT (tấn/ha)


NSTT (tấn/ha)

(kg/quả)

VNĐĐ10


30.43


1.19


90.53


86.57

TQH(bố)


19.03


0.68


32.351


30.25

QN(mẹ)


23.05


1.05


60.51


56.49


4.3.14. Tình hình nhiễm sâu bệnh của tổ hợp VNĐĐ10 và bố mẹ
Kết quả theo dõi cho thấy tổ hợp VNĐĐ10 hầu như không mắc bệnh, dòng TQH và QN bị bệnh thối rễ và xoăn lá virus ở mức nhẹ. Không có giống nào bị rệp, nhện hại.PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận

1) Nhìn chung các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất từ trung bình đến rất cao. Giống có tiềm năng năng suất cao nhất là giống VNĐĐ10 (trung bình 119.47 tấn/ha), sau đó là giống ĐBI02.1 (66,81 tấn/ha).

2) Khoảng cách trồng khác nhau có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống đu đủ. Trồng ở khoảng cách 2 x 2m (2500 cây/ha) là thích hợp nhất cho các giống đu đủ nghiên cứu. Ở khoảng cách này, các giống đu đủ sinh trưởng khỏe, ít nhiễm sâu bệnh và cho năng suất cao nhất.

3) Kết quả trồng giống đu đủ VNĐĐ10 ở vụ xuân và vụ hè cho thấy: trồng đu đủ vụ xuân thì cây ít bị nhiễm sâu bệnh hơn so với trồng vụ hè, thời gian sinh trưởng và thời gian cho thu hoạch dài hơn vụ hè. Năng suất ở cả hai vụ đều rất cao (86,57– 137,63 tấn /ha).

4) Hai dòng bố mẹ TQH và QN đều đạt tiêu chuẩn về kích thước hoa, số lượng và chất lượng hạt phấn cũng như thời gian ra hoa.

5) Giống VNĐĐ10 có ưu thế lai vượt trội về năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển và kiểu hình cây so với bố mẹ của chúng.

6) Tốc độ tăng trưởng quả và số hạt chắc/ quả ở quả lai cao hơn so với quả tự thụ và thụ phấn tự do.

7) Các tổ hợp đu đủ lai nghiên cứu và hai dòng bố mẹ đều có khả năng kháng sâu bệnh ở mức khá, đặc biệt là tổ hợp VNĐĐ10 và ĐBI02.1.

4.2 Kiến nghị
Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát khả năng sinh trưởng phát triển cũng như một số chỉ tiêu khác trên cây đu đủ trong vụ xuân và vụ hè. Để có kết luận chính xác hơn chúng tôi có một số đề nghị sau:

1) Thí nghiệm cần được tiếp tục tiến hành tại cùng thời vụ ở các năm tiếp theo và các thời vụ khác trong năm để tìm ra thời vụ trồng thích hợp nhất cho từng giống đu đủ.

2)Thí nghiệm cần được tiến hành trên nhiều vùng sinh thái khác nhau để thử khả năng thích ứng của giống

3) Đối với hai dòng bố mẹ TQH và QN cần được tiến hành thí nghiệm các thời vụ trong năm (sớm, chính vụ, muộn) để có kết luận trồng ở thời điểm nào sẽ cho năng suất thu hoạch hạt lai cao nhất và tốt nhất

























MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\08\clip_image002.jpg



Hoa đực



















Hoa cái



Hoa lưỡng tính


C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\08\clip_image004.jpg
C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\08\clip_image006.jpg


C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\08\clip_image008.jpg






ĐBI02.1



VNĐĐ10


C:\Users\trung\AppData\Local\Temp\msohtml1\08\clip_image010.jpg
PHẦN VI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Hoàng Anh (2009). Cây ăn quả đặc sản – Kỹ thuật trồng và chăm sóc, Nhà xuất bản Hà Nội, Trang 114 – 138, 142 trang.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 23.

3. Đường Hồng Dật (2000), Nghề làm vườn – Cây ăn quả 3 miền, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội.

4. Phạm Văn Duệ (2006). Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả, Nhà xuất bản Hà Nội, Trang 125 – 131, 206 trang.

5. Vũ Công Hậu (1996). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 225 – 247, 498 trang.

6. Nguyễn Văn Luật (2005). Chuối và đu đủ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 50 – 75, 79 trang.

7. Tôn Thất Trình (1996). Tìm hiểu về các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 75 – 80, 166 trang.

8. Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lư (2004). Cây đu đủ và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản lao động – xã hội.

9. Trần Thế Tục (2002). Kỹ thuật trồng xoài, na, đu đủ, hồng xiêm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 105 – 128, 131 trang.

10. Trần Thế Tục (2000). Sổ tay người làm vườn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Trang 178 – 184, 221 trang.

11. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư (1998), Giáo trình cây ăn quả, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Danh Vàn (2009), Kỹ thuật canh tác cây ăn trái – cây đu đủ (quyển 4), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh



Tài liệu nước ngoài

1. Alyelaagba, I.O.O and M.O.A. Fawusi (1988), Estimation of the area of detached or intract leave or papaya, Indian Journal or Agriculture Sciences

2. Arkle, Nakasone (1984), Floral diferentiation in the hermaphroditic papaya, Hort Sci, 10 (6): 832 – 834.

3. Cohen, Lavi, Spiegel – Roy (1989), Papaya pollen viability and storage, Sci, Hort, 40: 317 – 324.

4. Crane, JH (2005), “Papaya Growing in the Florida Home Landscape”, Horticultural Sciences document HS11, Florida Cooperative Extension Service, Institute of Food and Agricultural Sciences, University of Florida.

5. Pak. J. Bot, 2007, Maintenance germination capacity of stored pollen of Carica papaya L. Department of Botany, University of Karachi, Karachi 75270, Pakistan.

6. Singh, I.D. (1990). Papaya. Oxford and IBH Publishing Co. Pvt. Ltd., New Delhi. P 1- 224.

7. The Biology and Ecology of Papaya. (paw paw), Carica papaya L., in Australia. 2003. Office of the Gene.

8. Pollen Viability of Carica Papaya. Revista Brazil. Bt Jun 2008.

Tài liệu Internet

1. http://www.dinhduong.com.vn/story/cong-dung-cua-qua-du-du.

2.http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/nongnghiep.vn/2-giong-du-du-moi/5241593.epi.

3. http://agriviet.com/nd/39-ky-thuat-trong-cay-du-du/, ngày truy cập 25/6/2011.

4. http://nhipcausuckhoe.com.vn/Bai-thuoc-dong-y/Mot-so-bai-thuoc-tu-qua-du-du.

5. http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx?articleid=69541&channelid=100.

6. http://suckhoedoisong.vn/200810159224212p0c60/vi-thuoc-tu-qua-du-du.htm.



Đang chỉnh sửa các bảng biểu và hình ảnh
 
Mình đang tìm mua hạt giống đu đủ thái lan cao sản.thu hoach khoảng 5-7 tháng bạn có thể giúp mình mua hat giống dc không.thanks ban
 
phân chuồng bón lót cho đu đủ có cần 30-50kg k bác, em thấy như thế thì hơi nhiều thì phải, em đang chuẩn bị xuống giống, bác có thể chỉ em tỷ lệ bón lót cho cây đc không ạ? chân thành cám ơn bác.
 
Phân chuồng thì bao nhiêu cũng tốt nhưng phải hoai mục. Tuỳ tình hình đất của Bác là tốt hay xấu mà bón. Trung Bình 15-30 kg. Thêm 0,5-2kg Vôi bột, Lân , kali còn đạm bón sau. Em đã viết bên topic
 
Tom cai vay lai : giong VNDD10 nang suat cao nhat, nhung loai nao cho trai ngon nhat? Mua giong cay o dau ? Em cam on Bac rat nhieu a.
 
Em muon trong vai cay trong vuon nha, de an thoi. Theo Bac thi em nen trong loai nao, de : de ra trai, ton it cong chăm soc, trai ngon va cay lau tan ? Em thích an du du nhung mu tit, Bac chi giao a, em cam on Bac nhieu a.
 
Nếu để sang năm sẽ có nhiều giống mới do Tôi nhập và trồng thử nghiệm. Còn hiện tại theo Tôi biết bác nên Trồng Hồng Phi Hay Sinta (ruột Vàng) sinta có lợi thế hơn là thấp cây và năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn. Nếu trồng ít bác thử liên hệ với bác giống Cây trồng hỏi thử vì Tôi Thấy ngoài Hà Nội có Bán giống Đu đủ lùn của Thái (sinta). Nếu bác trồng vài cây thì chờ sau tết tôi có thể bớt và để lại cho bác vài cây. Hiện tại chưa gieo vì mùa đông.
 
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Nhưng thay vì copy-paste thế này, bạn attach file nội dung lên sẽ dễ theo dõi hơn và không bị thay đổi định dạng, chứ post như bài viết của bạn khó theo dõi quá
 
Back
Top