Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Bắt Đầu Từ Đâu

Đây là nổi băn khoăn của rất nhiều người, trong đó có tôi.
Tôi cũng từng nói và chia sẽ rất nhiều về việc đầu tư cho Nông Nghiệp tại Việt Nam.
Dưới đây là 1 vài yếu tố theo cách nhìn cá nhân,tôi muốn chia sẽ với những ai thực sự quan tâm tới nông nghiệp, chia sẽ với người đang làm nông nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cho những ai có người thân, cha, mẹ đang làm nông nghiệp.
Nếu các bạn nhìn thấy được nhiều hơn thì hãy góp ý trên tinh thần xây dựng, các ý kiến thô tục, chỉ trích, thiếu hợp tác thì xin phép xoá.
Theo tôi,Các bạn đừng quá mong và đặt hết niềm tin 1 phép màu từ tổ chức A, Công ty B, hiệp hội C hay của chính phủ vì các bạn sẽ mãi chờ đợi mệt mỏi mà thôi, thay vào đó chúng ta nên chủ động hơn, người có thể thay đổi cách làm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao, làm giàu tư nông nghiệp phải là các bạn, người trong gia đình các bạn....
tacn.jpg

A. Phải thay đổi tư duy làm nông nghiệp của chính người dân.

Người thay đổi được bộ mặt nông nghiệp, làm nông nghiệp hiệu quả cao, sạch, làm giàu được từ nông nghiệp không ai khác chính là người dân.( Tôi nhấn mạnh là chính người dân dĩ nhiên cần có thêm nhiều sự hỗ trợ từ các bên khác như người tiêu dùng, cơ quan nhà nước, công ty....)
Hãy thay đổi tư duy làm nông nghiệp, từ quy trình chất lượng tới xây dựng thương hiệu bài bản.( Giải pháp: đi học thêm các lớp về kỹ thuật, về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có quy trình riêng trên nền tảng cơ bản chung, tạo sự khác biệt cho sản phẩm và thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình)
Nông dân phải biết sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, nên đi học các lớp nâng cao về kiến thức nông nghiệp. Phải chú trọng vào việc cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc để sản lượng nông nghiệp tăng mạnh.
Chất lượng sản phẩm nâng cao, an toàn, sạch được sự tín nhiệm người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mình làm ra để nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu đi Thế Giới.

Đừng gắn hình ảnh nông nghiệp Việt Nam với hình ảnh con trâu, cái cày, cái cuốc, làm bằng tay, suốt ngày chổng mông lên trời và mồ hôi rơi như nước xuống những cánh đồng nữa.( Đây là hình ảnh trong sách vở khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay cả bây giờ vẫn thế, trong tiềm thức thế hệ trẻ đã gắn vào tâm thức mình về hình ảnh Nông Nghiệp Việt Nam là thế, ra ngoài đời cũng thấy cảnh tượng vậy nên cho rằng nó là đúng--->> Nguy Hiểm)
Thay vào đó,hãy trở thành hình ảnh những người nông dân sử dụng máy móc hiện đại, áp dụng quy trình khoa học kỹ thuật cao, ngồi trong nhà uống trà và điều hành máy móc làm nông nghiệp.

B/Phải bắt đầu từ giáo dục, có các chiến lược đào tạo tập trung vào nông nghiệp.

Thực tế đáng buồn hiện nay là các sinh viên học lực thấp thường chọn thi vào các đại học nông nghiệp.

Làm sao thay đổi nhận thức đó trong xã hội? Câu trả lời là phải bắt đầu từ các nhà hoạch định chính sách giáo dục quốc gia. Trước mắt,Chính phủ có thể tạo các học bổng ưu tiên cho sinh viên tại các trường nông lâm và thủy sản. Cải tiến giáo trình cấp tiểu học và trung học cơ sở làm sao chocác em thấm sâu trong tâm hồn về một đất nước nông nghiệp còn nghèo, nhưng có tiềm năng phát triển, với vai trò trọng tâm là thế hệ trẻ. Các chính sách giáo dục truyền thông cần thường xuyên hơn, ví dụ độ dày của tin tức về chính sách,về các nhà lãnh đạo đi thăm, động viên, huấn thị trong lãnh vực nông nghiệp phải tương ứng với các sự kiện chính trị khác trên phương tiện truyền thông của nhà nước. Kể cả những thông tin về cơ hội việc làm trong các chương trình đầu tư cho nông nghiệp. Hiện nay chúng ta thường thấy mỗi khi có thiên tai, bão lũ thì các phương tiện truyền thông dồn dập thông tin về các chuyến đi thực tế của lãnh đạo và Ủy ban phòng chống lụt bão Trung ương. Chắc chắn người dân mong rằng lãnh đạo cao nhất thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện bình thường khác (không phải khi có khủng hoảng) có liên quan nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chẳng hạn vào vụ mùa bội thu hay vụ xuống đồng. v.v. Đó không phải là “hình thức tuyên truyền” mà là một thông điệp cổ vũ hành động khiến nông dân-phần đa số của dân số- và các nhà đầu tư vào nông nghiệp (kể cả những cơ quan quản lí vốn nhà nước ở lãnh vực này) sẽ có lòng tin và hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.

Tôi thấy ở Việt Nam chỉ có 2 vị lãnh đạo lội xuống đồng cùng làm Nông Nghiệp với người dân là Bác Hồ và Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Bài thơ về Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh.
"Ở đâu nghèo đói gọi xung phong
Lon nước mo cơm lội khắp đồng
Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến
Vượt núi băng rừng lại tiến công..."

C/Xác định lại chiến lược sản xuất:

Với nguồn lực sẵn có,chính phủ (cụ thể là Bộ NNPTNT) hoàn toàn có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự tăng trưởng trong nông nghiệp, cải thiện cuộc sống nông dân. Gs Võ Tòng Xuân cho rằng chúng ta cần nhấn mạnh yếu tố thị trường. Nghĩa là việc quy hoạch sẽ không theo cảm tính chỉ tiêu nữa mà phải theo tín hiệu thị trường đang đòi hỏi, hoặc thị trường có thể được mở mới.

D/Để tăng năng lực cạnh tranh (nội địa hay toàn cầu)chúng ta cần thiết phải có các chiến dịch tiếp thị quốc gia. Trước mắt cần tham gia thường xuyên các triển lãm nông nghiệp khu vực và thế giới với mục tiêu rõ ràng là đẩy mạnh các thương hiệu địa phương đã được xây dựng. Có quá nhiều bài báo nói về sự lãng phí hoặc không hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư… trong nhiều năm qua. Hãy dành chi phí đó cho tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

E/Phát huy vai trò các hiệp hội như hiệp hội cà phê, gạo,…trong việc bảo vệ thu nhập và giá cả cho nông dân. Như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Cà phê Trung Nguyên từng đề xuất: Tại sao Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, không đứng ra đăng cai một hội nghị cà phê thế giới với mục đích thành lập “Hiệp hội Cà phê thế giới” mà Việt Nam có vai trò như Chủ tịch luân phiên?

Một điểm mà chúng tôi muốn “lặp lại” nơi đây chính là: Mặc dù trong các Nghị quyết phát triển của chúng ta gần đây có thay đổi cơ cấu theo hướng tăng tỉ lệ dịch vụ và giảm tỉ lệ nông nghiệp trong nền kinh tế,nhưng không có nghĩa là giảm các chính sách đầu tư nhằm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Nói nôm na cần tăng giá trị dịch vụ trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Bởi vì như bà Helen Clark, Tổng Giám đốc cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đã nói tại Hội thảo về cải cách kinh tế Việt Nam ở Hà Nội ngày 24/3/2014: “Nông nghiệp chính là lợi thế kinh tế căn bản của Việt Nam.Không ai nên quay lưng lại với lợi thế của mình cả.”

===>>> Tất cả những thông tin trên đây chỉ nhằm góp thêm một giọng trong bài hợp xướng quốc gia về vai trò của kinh tế nông nghiệp, nhằm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam, và trên hết là “trả lại cái gì của Cesar cho Cesar”. Hơn 70% dân số Việt Nam từ nông dân mà ra, và một khi công nghiệp hóa được nông nghiệp thì Việt Nam mới mong đạt được giấc mơ công nghiệp hóa cho dù vào năm 2020 hay xa hơn nữa.
(1) - OTOP: Viết tắt của One Tambon One Product, một chương trình kinh tế nông nghiêp và xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Thaksin từ năm 2001 đến năm 2006, theo đó “mỗi làng một sản phẩm”. Chương trình này học theo mô hình OVOP của Nhật (One Village One Product) vốn rất thành công ở vùng nông thôn Nhật Bản. Cả hai chương trình đều khuyến khích, hướng dẫn và trợ vốn cho các làng xã hoặc là sản xuất nông sản hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp,ngành nghề truyền thống. Chính phủ giúp quảng bá các thương hiệu để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Tác giả : Duy Sĩ Thiều
 
Cái cần là phải có một kế hoạch bài bàn lựa chọn cây con phù hợp với từng nơi chứ ko phải là tiền, tiền cũng quan trọng thật nhưng nhiều tiền mà ko có ý chí và tri thức thì có làm cũng sẽ k hiệu quả. Đất thì nhà ai mà chẳng có ko nhiều thì ít cũng đủ để chọn loại hình cho phù hợp chứ đâu cứ phải nhiều, làm nhỏ rồi mở rộng dần dần chứ có ai một bước lên tiên đc đâu.
 
Đầu tư vào nông nghiệp thì bắt đầu từ Đất nông nghiệp...Muốn có đất thì cần hai yếu tố tiền và chính sách đất đai. Tiền thì nhà nghèo kiếm đâu ra tiền. Chính sách đất đai của VN thuộc loại giời ơi. Thế nên tốt nhất không nên đầu tư vào nông nghiệp VN. Chỉ có những doanh nghiệp đủ sức để đặt ra luật lệ riêng mới làm được mà thôi :D
Có chung cách nhìn với bạn.
Chưa có đất thì đừng nói phét... Có bác nói đi thuê cũng làm được, cần gì phải mua đất. Mấy bác đó cứ làm... Chỉ biết chúc các bác đó may mắn thôi. ko dám bàn về thực hiện.
Đầu tư cái gì cũng bắt đâù từ Đầu tiên
Bạn nói ko đúng. Xin mời tìm bác jerrychuot mà học hỏi thêm.
 
Có chung cách nhìn với bạn.
Chưa có đất thì đừng nói phét... Có bác nói đi thuê cũng làm được, cần gì phải mua đất. Mấy bác đó cứ làm... Chỉ biết chúc các bác đó may mắn thôi. ko dám bàn về thực hiện.

Bạn nói ko đúng. Xin mời tìm bác jerrychuot mà học hỏi thêm.
Nguy hiểm thế
 
Có chung cách nhìn với bạn.
Chưa có đất thì đừng nói phét... Có bác nói đi thuê cũng làm được, cần gì phải mua đất. Mấy bác đó cứ làm... Chỉ biết chúc các bác đó may mắn thôi. ko dám bàn về thực hiện.
Có một số người, có rất nhiều đất nhưng lại chỉ biết trồng những cây kém hiệu quả hoặc để cỏ mọc hoang. Vậy họ đang thiếu cái gì?
 
Có một điều em thấy rằng ở nước ta trồng cùng 1 cây nhưng 10 người 100 ý kiến 1000 kỹ thuật. Và ai cũng cho mình là ok. Nhưng 1 cây trồng lại qua 5 giai đoạn là ít vậy thì 1 cây trồng có nhiều ...
 
Có một số người, có rất nhiều đất nhưng lại chỉ biết trồng những cây kém hiệu quả hoặc để cỏ mọc hoang. Vậy họ đang thiếu cái gì?
Cây kém hiệu quả hay cây chưa phù hợp nhỉ?
 
Thực chất nếu muốn hiện đại hoá hay phát triển cái gì thì chính sách quản lý của nhà nước quan trọng nhất, nếu chính sách thật sự ưu đãi thì không sợ thiếu người có tiền đầu tư. Nguyên tắc của người đầu tư là nơi nào sinh lợi cao nhất thì ưu tiên đầu tư vào. Tình hình hiện tại thì nếu đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao nên không thu hút được cũng dễ hiểu. Còn về khía cạnh nhà nước thì muốn phát triển cái gì lại phụ thuộc vào định hướng mới có thể đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp được. Nói chung là Nông nghiệp chưa được đưa vào "tầm ngắm" nên vậy thôi.
 
Thực chất nếu muốn hiện đại hoá hay phát triển cái gì thì chính sách quản lý của nhà nước quan trọng nhất, nếu chính sách thật sự ưu đãi thì không sợ thiếu người có tiền đầu tư. Nguyên tắc của người đầu tư là nơi nào sinh lợi cao nhất thì ưu tiên đầu tư vào. Tình hình hiện tại thì nếu đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao nên không thu hút được cũng dễ hiểu. Còn về khía cạnh nhà nước thì muốn phát triển cái gì lại phụ thuộc vào định hướng mới có thể đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp được. Nói chung là Nông nghiệp chưa được đưa vào "tầm ngắm" nên vậy thôi.

Vẫn là chính sách này, tại sao vẫn đang có rất nhiều người thành công trong ngành nông nghiệp. Theo mình nghĩ thì, có được sự hỗ trợ từ chính sách là tốt. Nhưng trong lúc chưa có chính sách hỗ trợ thì mình cứ làm đi đã. Cứ chứ chờ đợi thì biết đến bao giờ.
 
Nói rằng chỉ dựa bản thân mà không cần đến chính sách của nhà nước là hơi tự tin thái quá.. Vậy cái bộ NN&PT NT lập ra để làm gì? Xin thưa để nghiên cứu phát triển, để tìm hướng phát triển cho nông dân, phải đưa ra giải pháp và định hướng phát triển đúng. Chỉ là bộ này chưa làm việc đủ mạnh để có tác động lớn thôi. Hãy nhìn Thailand, Vị thái tử đứng đầu tổ chức nông nghiệp đã làm như thế nào để đưa nông nghiệp nước này vươn tầm chiếm lĩnh thị trường trái cây - nông sản thế giới, Hãy nhìn Israel, Brazin hay Indo.. Tại sao giá trị xuất khẩu nông sản của họ luôn cao hơn chúng ta, Cà Phê, trái cây kể cả gạo cũng thế! Đó ko phải là do nông dân họ giỏi hơn nông dân Việt Nam mà là họ nhờ cơ chế nước họ! Tôi dám cá mọi nông dân nước ngoài khi đến Việt Nam đều phải ngưỡng mộ và bái phục về cả sức lực lẫn kỹ thuật làm việc của nông dân VN và thực tế là vậy! 1 đại gia bơ Úc khi thăm vườn bơ tại Daklak tôi đã phải suýt soa về sản lượng.. Cái người nông dân chúng ta thiếu là 1 định chế, 1 chính sách, 1 đường lối của cơ quan có trách nhiệm!

Chúng ta đã nghe nhiều về việc Cá tra hay tôm của ta vào Mỹ bị kiện, đó là do nước họ có cơ chế bảo vệ người nuôi cá nước họ chúng ta có hay không? Chúng ta thấy nông dân tại Frolida đổ cà chua xuống sông, đổ carot xuống sông khi mặt hàng này bị xuống giá, bị chuỗi siêu thị nước họ thu mua rẻ chúng ta dám không? thưa không vì chúng ta không có 1 tổ chức hay hiệp hội bảo vệ người nông dân! Nông dân toàn phải tự, tự bơi, tự nghĩ, tự đoán phải nuôi con gì và trồng cây gì cho hiệu quả trong khi những nước khác đã có sẵn 1 bản quy hoạch nguồn nguyên liệu, anh nhìn vào anh chỉ việc làm ra sản phẩm và sẽ có nơi tiêu thụ cho anh! Chúng ta có không?

Nếu nói cứ làm cho đúng chất lượng đi, làm ra sản phẩm sạch an toàn đi thì tại sao hàng tá nông dân đâu tư rau sạch tại Đà Lạt năm rồi chết dấc hết?? Lúc này đâu là nguyên nhân?

Bài viết này chỉ thể hiện được một khía cạnh của thực trạng nông nghiệp VN chưa phải là giải pháp khi đổ hết trách nhiệm cho người nông dân. Để giải quyết được tận căn nền NN Việt Nam tôi nghĩ không phải từ người dân mà nó phải từ các cơ quan chức năng nhà nước! Ở đây là Bộ NN&PT Nông Thôn!
 
Vẫn là chính sách này, tại sao vẫn đang có rất nhiều người thành công trong ngành nông nghiệp. Theo mình nghĩ thì, có được sự hỗ trợ từ chính sách là tốt. Nhưng trong lúc chưa có chính sách hỗ trợ thì mình cứ làm đi đã. Cứ chứ chờ đợi thì biết đến bao giờ.
Đương nhiên chưa có chính sách thì chúng ta vẫn làm nhưng không thành công lớn được, một số cá nhân làm "gặp thời" thì phất nhanh nhưng tính tỷ lệ chung toàn ngành thì tương đối ít. Mọi thứ người nông dân làm đều tự phát, thấy cây gì hay con gì lên ngôi là đổ xô nhau làm rồi ăn trái đắng. Nếu có chính sách ổn thoả thì bạn có cả thiên thời + địa lợi, còn người nông dân VN giỏi là nhân hoà. Chứ mình không nói không có chính sách không làm được nhé, mọi người vẫn làm đó thôi nhưng chưa có nhiều người thành đại gia thôi.
 
Theo em..... đầu tư nông nghiệp phải bắt đầu từ bố bộ trưởng giáo dục và bố bộ trưởng nông nghiệp.... phải đầu tư 1 bố bộ trưởng giáo dục có chất xám để đưa ra giải pháp bớt những cái bằng tiến sĩ lại và làm tăng số lượng bằng sáng chế, sáng tạo lên. và 1 bố bộ trưởng nông nghiệp kinh nghiệm dày dặn mà phải có tư duy sáng tạo tốt và thừa chất xám để thích hợp đảm nhận vị trí lãnh đạo... còn đằng này cứ bố nào có gốc bự kinh nghiệm sách vở dày trong lĩnh vực nào thì sớm muộn gì cũng làm lãnh đạo ở lĩnh vực đó, và điều này nó như căn bệnh CRD trên gà vậy, cứ truyền hết đời này tới đời kia. kinh nghiệm sách vở thì cao mà tư duy sáng tạo hạng bét chẳng khác nào 1 đám tiến sĩ giấy chẳng có cái bằng sáng chế nào, thì làm sao dẫn dắt nông dân ra thế giới.... suốt ngày cứ lên báo, đài, tivi ... blu...bla mà chẳng đưa ra dc 1 giải pháp nào trong hoàn cảnh khó khăn để nông dân khá hơn, cái đó là ko có Tư Duy nênh ko có khả năng lãnh đạo. những gì họ có là 1 đống sách vở trong đầu và 1 đống tuổi kinh nghiệm mà thôi. Ko có khả năng TƯ DUY thì nênh từ chức đi để người khác lên làm cho đất nước nó phát triển chứ... Như các nước châu âu... nếu họ cảm thấy họ lãnh đạo ko tốt thì họ sẽ tự động từ chức ( à quên đây là VN .. mà Việt Nam có 1 nét văn hóa đặc trưng đó là : CÓ CHẾT CŨNG KO TỪ CHỨC ) Lãnh đạo việt nam mà có khả năng TƯ DUY = 20% của Steven Jobs thì nềnh nông nghiệp chúng ta ko phải tệ thế này
PS : e thấy sự thặc trước mắt sao thì e nói vậy thôi.... mong các bác đừng chặt chém :Dapdau:
 
Nói rằng chỉ dựa bản thân mà không cần đến chính sách của nhà nước là hơi tự tin thái quá.. Vậy cái bộ NN&PT NT lập ra để làm gì? Xin thưa để nghiên cứu phát triển, để tìm hướng phát triển cho nông dân, phải đưa ra giải pháp và định hướng phát triển đúng. Chỉ là bộ này chưa làm việc đủ mạnh để có tác động lớn thôi. Hãy nhìn Thailand, Vị thái tử đứng đầu tổ chức nông nghiệp đã làm như thế nào để đưa nông nghiệp nước này vươn tầm chiếm lĩnh thị trường trái cây - nông sản thế giới, Hãy nhìn Israel, Brazin hay Indo.. Tại sao giá trị xuất khẩu nông sản của họ luôn cao hơn chúng ta, Cà Phê, trái cây kể cả gạo cũng thế! Đó ko phải là do nông dân họ giỏi hơn nông dân Việt Nam mà là họ nhờ cơ chế nước họ! Tôi dám cá mọi nông dân nước ngoài khi đến Việt Nam đều phải ngưỡng mộ và bái phục về cả sức lực lẫn kỹ thuật làm việc của nông dân VN và thực tế là vậy! 1 đại gia bơ Úc khi thăm vườn bơ tại Daklak tôi đã phải suýt soa về sản lượng.. Cái người nông dân chúng ta thiếu là 1 định chế, 1 chính sách, 1 đường lối của cơ quan có trách nhiệm!

Chúng ta đã nghe nhiều về việc Cá tra hay tôm của ta vào Mỹ bị kiện, đó là do nước họ có cơ chế bảo vệ người nuôi cá nước họ chúng ta có hay không? Chúng ta thấy nông dân tại Frolida đổ cà chua xuống sông, đổ carot xuống sông khi mặt hàng này bị xuống giá, bị chuỗi siêu thị nước họ thu mua rẻ chúng ta dám không? thưa không vì chúng ta không có 1 tổ chức hay hiệp hội bảo vệ người nông dân! Nông dân toàn phải tự, tự bơi, tự nghĩ, tự đoán phải nuôi con gì và trồng cây gì cho hiệu quả trong khi những nước khác đã có sẵn 1 bản quy hoạch nguồn nguyên liệu, anh nhìn vào anh chỉ việc làm ra sản phẩm và sẽ có nơi tiêu thụ cho anh! Chúng ta có không?

Nếu nói cứ làm cho đúng chất lượng đi, làm ra sản phẩm sạch an toàn đi thì tại sao hàng tá nông dân đâu tư rau sạch tại Đà Lạt năm rồi chết dấc hết?? Lúc này đâu là nguyên nhân?

Bài viết này chỉ thể hiện được một khía cạnh của thực trạng nông nghiệp VN chưa phải là giải pháp khi đổ hết trách nhiệm cho người nông dân. Để giải quyết được tận căn nền NN Việt Nam tôi nghĩ không phải từ người dân mà nó phải từ các cơ quan chức năng nhà nước! Ở đây là Bộ NN&PT Nông Thôn!

Đồng ý với bạn Y MIÊN, Bộ NN và PTNT lập ra để cho đủ ban bệ - họ không có tâm và tầm nên nông nghiệp nước mình mới chán vậy, ai đời đến mùa vải...đi giao sản lượng cho Bộ nọ, Bộ kia tiêu thụ. Các ông các bà trên bộ đó lo thế nào cho đầu ra nông sản Việt hay chỉ mất bò mới lo làm chuồng, mà cái chuồng xây không biết có phải là chuồng không hay là cái gi?
 
Đây là nổi băn khoăn của rất nhiều người, trong đó có tôi.
Tôi cũng từng nói và chia sẽ rất nhiều về việc đầu tư cho Nông Nghiệp tại Việt Nam.
Dưới đây là 1 vài yếu tố theo cách nhìn cá nhân,tôi muốn chia sẽ với những ai thực sự quan tâm tới nông nghiệp, chia sẽ với người đang làm nông nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cho những ai có người thân, cha, mẹ đang làm nông nghiệp.
Nếu các bạn nhìn thấy được nhiều hơn thì hãy góp ý trên tinh thần xây dựng, các ý kiến thô tục, chỉ trích, thiếu hợp tác thì xin phép xoá.
Theo tôi,Các bạn đừng quá mong và đặt hết niềm tin 1 phép màu từ tổ chức A, Công ty B, hiệp hội C hay của chính phủ vì các bạn sẽ mãi chờ đợi mệt mỏi mà thôi, thay vào đó chúng ta nên chủ động hơn, người có thể thay đổi cách làm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao, làm giàu tư nông nghiệp phải là các bạn, người trong gia đình các bạn....
tacn.jpg

A. Phải thay đổi tư duy làm nông nghiệp của chính người dân.

Người thay đổi được bộ mặt nông nghiệp, làm nông nghiệp hiệu quả cao, sạch, làm giàu được từ nông nghiệp không ai khác chính là người dân.( Tôi nhấn mạnh là chính người dân dĩ nhiên cần có thêm nhiều sự hỗ trợ từ các bên khác như người tiêu dùng, cơ quan nhà nước, công ty....)
Hãy thay đổi tư duy làm nông nghiệp, từ quy trình chất lượng tới xây dựng thương hiệu bài bản.( Giải pháp: đi học thêm các lớp về kỹ thuật, về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có quy trình riêng trên nền tảng cơ bản chung, tạo sự khác biệt cho sản phẩm và thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình)
Nông dân phải biết sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, nên đi học các lớp nâng cao về kiến thức nông nghiệp. Phải chú trọng vào việc cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc để sản lượng nông nghiệp tăng mạnh.
Chất lượng sản phẩm nâng cao, an toàn, sạch được sự tín nhiệm người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mình làm ra để nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu đi Thế Giới.

Đừng gắn hình ảnh nông nghiệp Việt Nam với hình ảnh con trâu, cái cày, cái cuốc, làm bằng tay, suốt ngày chổng mông lên trời và mồ hôi rơi như nước xuống những cánh đồng nữa.( Đây là hình ảnh trong sách vở khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay cả bây giờ vẫn thế, trong tiềm thức thế hệ trẻ đã gắn vào tâm thức mình về hình ảnh Nông Nghiệp Việt Nam là thế, ra ngoài đời cũng thấy cảnh tượng vậy nên cho rằng nó là đúng--->> Nguy Hiểm)
Thay vào đó,hãy trở thành hình ảnh những người nông dân sử dụng máy móc hiện đại, áp dụng quy trình khoa học kỹ thuật cao, ngồi trong nhà uống trà và điều hành máy móc làm nông nghiệp.

B/Phải bắt đầu từ giáo dục, có các chiến lược đào tạo tập trung vào nông nghiệp.

Thực tế đáng buồn hiện nay là các sinh viên học lực thấp thường chọn thi vào các đại học nông nghiệp.

Làm sao thay đổi nhận thức đó trong xã hội? Câu trả lời là phải bắt đầu từ các nhà hoạch định chính sách giáo dục quốc gia. Trước mắt,Chính phủ có thể tạo các học bổng ưu tiên cho sinh viên tại các trường nông lâm và thủy sản. Cải tiến giáo trình cấp tiểu học và trung học cơ sở làm sao chocác em thấm sâu trong tâm hồn về một đất nước nông nghiệp còn nghèo, nhưng có tiềm năng phát triển, với vai trò trọng tâm là thế hệ trẻ. Các chính sách giáo dục truyền thông cần thường xuyên hơn, ví dụ độ dày của tin tức về chính sách,về các nhà lãnh đạo đi thăm, động viên, huấn thị trong lãnh vực nông nghiệp phải tương ứng với các sự kiện chính trị khác trên phương tiện truyền thông của nhà nước. Kể cả những thông tin về cơ hội việc làm trong các chương trình đầu tư cho nông nghiệp. Hiện nay chúng ta thường thấy mỗi khi có thiên tai, bão lũ thì các phương tiện truyền thông dồn dập thông tin về các chuyến đi thực tế của lãnh đạo và Ủy ban phòng chống lụt bão Trung ương. Chắc chắn người dân mong rằng lãnh đạo cao nhất thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện bình thường khác (không phải khi có khủng hoảng) có liên quan nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chẳng hạn vào vụ mùa bội thu hay vụ xuống đồng. v.v. Đó không phải là “hình thức tuyên truyền” mà là một thông điệp cổ vũ hành động khiến nông dân-phần đa số của dân số- và các nhà đầu tư vào nông nghiệp (kể cả những cơ quan quản lí vốn nhà nước ở lãnh vực này) sẽ có lòng tin và hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.

Tôi thấy ở Việt Nam chỉ có 2 vị lãnh đạo lội xuống đồng cùng làm Nông Nghiệp với người dân là Bác Hồ và Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Bài thơ về Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh.
"Ở đâu nghèo đói gọi xung phong
Lon nước mo cơm lội khắp đồng
Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến
Vượt núi băng rừng lại tiến công..."

C/Xác định lại chiến lược sản xuất:

Với nguồn lực sẵn có,chính phủ (cụ thể là Bộ NNPTNT) hoàn toàn có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự tăng trưởng trong nông nghiệp, cải thiện cuộc sống nông dân. Gs Võ Tòng Xuân cho rằng chúng ta cần nhấn mạnh yếu tố thị trường. Nghĩa là việc quy hoạch sẽ không theo cảm tính chỉ tiêu nữa mà phải theo tín hiệu thị trường đang đòi hỏi, hoặc thị trường có thể được mở mới.

D/Để tăng năng lực cạnh tranh (nội địa hay toàn cầu)chúng ta cần thiết phải có các chiến dịch tiếp thị quốc gia. Trước mắt cần tham gia thường xuyên các triển lãm nông nghiệp khu vực và thế giới với mục tiêu rõ ràng là đẩy mạnh các thương hiệu địa phương đã được xây dựng. Có quá nhiều bài báo nói về sự lãng phí hoặc không hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư… trong nhiều năm qua. Hãy dành chi phí đó cho tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

E/Phát huy vai trò các hiệp hội như hiệp hội cà phê, gạo,…trong việc bảo vệ thu nhập và giá cả cho nông dân. Như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Cà phê Trung Nguyên từng đề xuất: Tại sao Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, không đứng ra đăng cai một hội nghị cà phê thế giới với mục đích thành lập “Hiệp hội Cà phê thế giới” mà Việt Nam có vai trò như Chủ tịch luân phiên?

Một điểm mà chúng tôi muốn “lặp lại” nơi đây chính là: Mặc dù trong các Nghị quyết phát triển của chúng ta gần đây có thay đổi cơ cấu theo hướng tăng tỉ lệ dịch vụ và giảm tỉ lệ nông nghiệp trong nền kinh tế,nhưng không có nghĩa là giảm các chính sách đầu tư nhằm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Nói nôm na cần tăng giá trị dịch vụ trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Bởi vì như bà Helen Clark, Tổng Giám đốc cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đã nói tại Hội thảo về cải cách kinh tế Việt Nam ở Hà Nội ngày 24/3/2014: “Nông nghiệp chính là lợi thế kinh tế căn bản của Việt Nam.Không ai nên quay lưng lại với lợi thế của mình cả.”

===>>> Tất cả những thông tin trên đây chỉ nhằm góp thêm một giọng trong bài hợp xướng quốc gia về vai trò của kinh tế nông nghiệp, nhằm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam, và trên hết là “trả lại cái gì của Cesar cho Cesar”. Hơn 70% dân số Việt Nam từ nông dân mà ra, và một khi công nghiệp hóa được nông nghiệp thì Việt Nam mới mong đạt được giấc mơ công nghiệp hóa cho dù vào năm 2020 hay xa hơn nữa.
(1) - OTOP: Viết tắt của One Tambon One Product, một chương trình kinh tế nông nghiêp và xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Thaksin từ năm 2001 đến năm 2006, theo đó “mỗi làng một sản phẩm”. Chương trình này học theo mô hình OVOP của Nhật (One Village One Product) vốn rất thành công ở vùng nông thôn Nhật Bản. Cả hai chương trình đều khuyến khích, hướng dẫn và trợ vốn cho các làng xã hoặc là sản xuất nông sản hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp,ngành nghề truyền thống. Chính phủ giúp quảng bá các thương hiệu để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Tác giả : Duy Sĩ Thiều
Thay đổi suy nghĩ của nông dân ... nhưng điều này là rất khó vì tâm lý bất thường của dân ta đã tự đưa những sản phẩm mà chính ta làm ra vào bế tắc vì ham lợi mà quên đi sự an toàn và sinh mệnh của người khác. Một khi sự thay đổi đó được hiện hữu tôi tin là sẽ có người gõ cửa để xin mua sản phẩm
 
Cần nhiều người trẻ có tâm ,có tầm và đam mê làm nông nghiệp!
Có tâm có tầm có đam mê nhưng không có tiền thì làm jì đây hả bác . nói trên lý thuyết thì nghe hay lắm thử đặc vai trò là một người k có tiền đi rồi bác Biết . giống như tôi vậy nè cái gì cũng có mỗi tội k có tiền nên bao nhiêu ước mơ đành ôm ấp nào là chuồng trại nào là vườn cây nào là ao cá chỉ là mơ mà thôi
 
Back
Top