Để nghề nuôi trồng thủy sản và có hiệu quả cho môi trường

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
I/ MÔ HÌNH NUÔI            Để hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của môi trường đến quá trình nuôi tôm, giảm mức độ gia tăng dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, hiện nay có nhiều mô hình nuôi được áp dụng như: Mô hình nuôi ghép, mô hình nuôi tổng hợp, mô hình tuần hoàn nước... Tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi ở mỗi vùng nuôi tôm, người nuôi tôm có thể tham khảo áp dụng một số mô hình sau:

Mô hình nuôi tổng hợp            Mô hình nuôi tổng hợp nhằm đa dạng hóa sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn dinh dưỡng thừa trong ao nuôi tôm, trong hệ thống ao nuôi bao gồm nhiều ao: Ao nuôi tôm, ao nuôi các loài cá ăn lọc như cá rô phi, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ như sò huyết để hấp thụ các chất dinh dưỡng do các ao nuôi tôm thải ra.
            Mô hình nuôi tổng hợp thích hợp đối với hệ thống nuôi có nhiều ao, diện tích các ao nuôi tùy vào điều kiện của từng hộ nuôi tôm, có thể dựa vào tỷ lệ phần trăm diện tích mặt nước như sau: Diện tích ao nuôi tôm 60%, ao nuôi các đối tượng ăn lọc 30%, ao chứa lắng 10%.
            Mô hình nuôi ghép
            Mô hình nuôi ghép nhằm tận dụng cơ sở thức ăn trong ao nuôi, loại bỏ các chất ô nhiễm dựa vào quá trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường đối tượng được nuôi ghép với tôm là các loài động vật ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá rô phi, cá măng, cá đối...
            Mô hình nuôi ghép phù hợp với các hộ nuôi tôm không có nhiều ao để nuôi tổng hợp, tỷ lệ nuôi ghép phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, mức độ đầu tư, trang thiết bị phục vụ và sở thích của từng hộ gia đình nhưng phải lưu ý đến sức tải của ao.
            Mô hình nuôi luân canh
            Mô hình nuôi luân canh được thực hiện nuôi tôm 1 vụ/năm vào vụ chính, thời gian còn lại nuôi các đối tượng khác nhằm cắt đứt chu trình lây lan dịch bệnh trên tôm. Ngoài ra một số loài cá như rô phi có khả năng ức chế vi khuẩn vibrio gây bệnh trên tôm sú.
            Mô hình nuôi luân canh có thể áp dụng nuôi ở tất cả các vùng nuôi tôm toàn tỉnh.
            Mật độ thả nuôi trong mô hình này tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, khả năng cấp thoát nước, khả năng quản lý và trình độ kỹ thuật.

II/ ĐA DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
            Như Báo Ninh Thuận đã thông tin trên các số báo trước, cũng trong năm 2005, nhằm giảm sức ép về tôm sú, cải thiện môi trường vùng nuôi hướng đến phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, ngành thủy sản tỉnh ta đã triển khai kế hoạch phát triển, đa dạng đối tượng nuôi nhằm tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm. Trong đó tập trung một số đối tượng nuôi theo kế hoạch:

1. Nuôi cá nước ngọt:
        Trong năm 2005, phát triển phong trào nuôi cá nước ngọt ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Bác Ái và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, với diện tích từ 100 đến 150 ha, sản lượng dự kiến đạt 300 tấn, các đối tượng thả nuôi chính là cá Trê, Tra, Chép, Rô phi, Chim trắng, Rô đồng...
Do ảnh hưởng của thời tiết nên khả năng sử dụng nước ngọt phục vụ sản xuất rất khó khăn, vì vậy thời gian thả cá nuôi tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở từng vùng.

2. Nuôi cá sau vụ tôm:
         Sau vụ nuôi tôm chính, ở một số vùng có điều kiện thuận lợi, diện tích ao nuôi tôm đưa vào nuôi cá theo kế hoạch khoảng 100 ha, ước sản lượng đạt 50 tấn cá các loại. Các đối tượng được nuôi phổ biến hiện nay là: cá Rô phi, Chép, Trê, Chẽm... với mục tiêu là giảm chất thải trong ao sau vụ nuôi tôm, cải thiện môi trường để bảo đảm vụ nuôi tôm năm sau thành công và do thị trường tiêu thụ cá còn ít nên mật độ thả nuôi vừa phải.
            Đối với những vùng không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, có thể tiến hành thả cá sau khi thu hoạch tôm, bắt đầu từ tháng 10-2005. Đối với những vùng bị ảnh hưởng, chỉ nên thả cá nuôi sau mùa lũ, bắt đầu từ tháng 12-2005. Mật độ nuôi theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến ngư.

3. Trồng rong sụn:
          Diện tích trồng rong sụn trong năm 2005 là 500 ha, dự kiến sản lượng rong tươi thu hoạch được 5.000 tấn. Trong đó:
         - Sơn Hải 250 ha, vùng trong Đầm bắt đầu vụ trồng từ tháng 1 đến tháng 10/2005, vùng trồng rong ngoài biển bắt đầu vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 8-2005.
         - Đầm Nại 60 ha, vào mùa Nam mùn bã hữu cơ ven bờ Bắc của Đầm tăng lên và ngược lại vào mùa Bấc mùn đã hữu cơ ven bờ Nam của Đầm tăng lên đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rong, đồng thời vào mùa mưa độ mặn trong Đầm giảm thấp có thể làm rong chết, nên thời gian trồng rong ở Đầm Nại cần phải tổ chức sản xuất phù hợp với mỗi vùng. Vào vụ Nam bắt đầu vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 8-2005 ở các khu vực bờ Nam của Đầm (từ cầu Tri Thủy đến nghĩa trang Triều Châu và một số vùng ở Tri Hải). Vụ bấc bắt đầu vụ trồng từ tháng 1-2005 đến tháng 8-2005 ở các khu vực bờ Bắc của Đầm, vào mùa mưa nghỉ sản xuất.
          - Mỹ Hiệp 120 ha, thời gian bắt đầu từ tháng 10-2005 đến tháng 4 năm sau.
          - Cà Ná 70 ha, vùng trồng trong ao chứa mặn có thể trồng quanh năm, vùng trồng rong ngoài biển trồng vào vụ bấc, bắt đầu vụ trồng từ tháng 10-2005 đến tháng 4 năm sau.

4. Nuôi tôm hùm:
         Tổng số lồng nuôi tôm hùm thương phẩm theo kế hoạch năm 2005 khoảng 420 lồng, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 40 tấn, được nuôi ở 2 khu vực: thôn Vĩnh Hy, thuộc xã Vĩnh Hải và thôn Bình Tiên, thuộc xã Công Hải, huyện Ninh Hải, thời gian bắt đầu nuôi từ tháng 6-7-8/2005.
Tổng số lồng ương tôm hùm giống theo kế hoạch khoảng 150 lồng, sản lượng tu hoạch dự kiến đạt 22.000 con, tập trung chủ yếu tại vùng bãi rạn Đông - Tây Giang - Đông Hải, Mỹ Tân và Vĩnh Hy, thời gian bắt đầu nuôi từ tháng 1 đến tháng 4-2005.

5. Sò huyết, ốc hương, cua, ghẹ:
         Sò huyết được nuôi trong ao, trên bãi triều ở Đầm Nại, nguồn giống nuôi được khai thác tự nhiên trong đầm. Diện tích nuôi sò huyết theo kế hoạch khoảng 10 ha. Sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 25 tấn. Ốc hương là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, có giá trị xuất khẩu đang phát triển mạnh. Hiện nay toàn tỉnh có 4 cơ sở sản xúât giống ốc hương, diện tích nuôi thương phẩm theo kế hoạch khoảng 10 ha, tập trung ở các ao nuôi vùng Tân An, Tri Thủy, Phước Dinh. Dự kiến sản lượng thu hoạch đạt 65 tấn.
Cua, ghẹ được tiến hành nuôi sau khi thu hoạch tôm ở các ao nuôi vùng Tân An, Tri Thủy, khu đìa trước Phương Cựu. Diện tích khoảng 10 ha, dự kiến sản lượng đạt 10 tấn.
 
<i>(P.V  - Theo kế hoạch của Sở Thủy sản) </i>
 
Last edited:
Back
Top