(ICARD-14/6/2007): Theo Cục Lâm nghiệp: Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 đưa lâm sản ngoài gỗ trở thành một phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt giá trị xuất khẩu từ 700-800 triệu USD, chiếm hơn 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp; đồng thời tạo việc làm ổn định cho 1,5 triệu lao động nông thôn miền núi vào việc thu hái, sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.
Để đạt được mục tiêu này, Cục Lâm nghiệp đã tăng cường các biện pháp bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng; đồng thời đẩy mạnh biện pháp bảo vệ các loài lâm sản ngoài gỗ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao trong các vườn thực vật, vườn thú và các trung tâm cứu hộ. Đối với việc khai thác lâm sản ngoài gỗ, Cục lâm nghiệp đã xây dựng các quy chế, hướng dẫn rất cụ thể và nghiêm ngặt để người dân biết cách khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó, Cục Lâm nghiệp còn khuyến khích người dân tham gia các hoạt động tái tạo lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, trồng cây lâm sản trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kể cả việc trồng thuần hóa lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất nông nghiệp. Trong đó ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm từ song mây, tre trúc, tinh dầu, nhựa, dược liệu... Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ, Cục Lâm nghiệp yêu cầu phải hình thành các vùng nguyên liệu với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến để phát huy lợi thế của các vùng sinh thái, tạo ra sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, vừa đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững.
Đến năm 2020, diện tích gây trồng tái tạo cây lâm sản ngoài gỗ ít nhất phải tăng gấp 2 lần so với năm 2004 (tương đương 3 triệu ha- tăng bình quân hàng năm 10% diện tích). Diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 2,2- 2,5 triệu ha. Rừng trồng lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 700-800 ngàn ha./.
(Nguồn: TTXVN)
Để đạt được mục tiêu này, Cục Lâm nghiệp đã tăng cường các biện pháp bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng; đồng thời đẩy mạnh biện pháp bảo vệ các loài lâm sản ngoài gỗ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao trong các vườn thực vật, vườn thú và các trung tâm cứu hộ. Đối với việc khai thác lâm sản ngoài gỗ, Cục lâm nghiệp đã xây dựng các quy chế, hướng dẫn rất cụ thể và nghiêm ngặt để người dân biết cách khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó, Cục Lâm nghiệp còn khuyến khích người dân tham gia các hoạt động tái tạo lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, trồng cây lâm sản trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kể cả việc trồng thuần hóa lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất nông nghiệp. Trong đó ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm từ song mây, tre trúc, tinh dầu, nhựa, dược liệu... Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ, Cục Lâm nghiệp yêu cầu phải hình thành các vùng nguyên liệu với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến để phát huy lợi thế của các vùng sinh thái, tạo ra sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường, vừa đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên này một cách bền vững.
Đến năm 2020, diện tích gây trồng tái tạo cây lâm sản ngoài gỗ ít nhất phải tăng gấp 2 lần so với năm 2004 (tương đương 3 triệu ha- tăng bình quân hàng năm 10% diện tích). Diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 2,2- 2,5 triệu ha. Rừng trồng lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 700-800 ngàn ha./.
(Nguồn: TTXVN)
Last edited: