Các nhà khoa học Viện Dược liệu (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công trong việc di thực giống sâm quí Ngọc Linh từ các vùng núi cao của 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum về trồng tại một số nơi thuộc vùng núi cao Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Văn Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Di thực cây sâm Ngọc Linh tại vùng núi Tam Đảo” cho biết: Đứng trước việc sâm Ngọc Linh, một giống sâm quí hiếm của Việt Nam đang bị người dân khai thác tự do đến cạn kiệt trong nhiều năm qua có nguy cơ bị diệt chủng, Viện Dược liệu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề tài nghiên cứu với mục tiêu bảo tồn và phát triển thành cây trồng kinh tế phục vụ cộng đồng.
 Từ 2.000 mầm củ ban đầu lấy giống từ vùng nguyên sản núi Ngọc Linh thuộc 2 huyện Đăk Tô (Kon Tum) và Trà My (Quảng Nam) các tác giả nhóm đề tài đã gieo ươm và trồng thử nghiệm trên diện tích 200m2 tại Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo và đỉnh núi Thiên Thị (điểm cao nhất của đỉnh núi Tam Đảo) là những điểm có điều kiện sinh thái (độ cao, thổ nhưỡng, nhiệt độ, độ ẩm…) tương đồng với nơi nguyên sản.
Kết quả theo dõi trong 3 năm (2008-2010) cho thấy đến nay cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 72%, tỏ ra thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và thời tiết ở Tam Đảo. Nhiều cây đã ra hoa, đậu quả và quả sâm có chấm đen ở đỉnh (đặc điểm riêng để phân biệt với các loài sâm khác); một số cây đã cho củ khá to mặc dù mới ở năm trồng thứ 3. Đây là loại dược liệu quí hiếm có công dụng tăng lực, tác dụng sinh thích nghi (adaptogen), tăng cường hoạt động của bộ não, sinh dục, tác dụng phòng chống phóng xạ, kháng viêm, giảm đau, chống lão hóa, giảm cholesterol máu, tác dụng kháng khuẩn, giảm stress… và giá trị kinh tế rất cao.
Theo TS. Phạm Văn Thuần, đây mới chỉ là những thành công ban đầu. Hiện nhóm đề tài đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình để hoàn thiện một số khâu kỹ thuật cơ bản như qui trình nhân giống từ mầm củ, từ hạt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến nhằm đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất làm cơ sở chuyển giao cho nông dân và các địa phương có điều kiện sinh thái thích hợp phát triển giống sâm quí này.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Văn Thuần, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Di thực cây sâm Ngọc Linh tại vùng núi Tam Đảo” cho biết: Đứng trước việc sâm Ngọc Linh, một giống sâm quí hiếm của Việt Nam đang bị người dân khai thác tự do đến cạn kiệt trong nhiều năm qua có nguy cơ bị diệt chủng, Viện Dược liệu phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đề tài nghiên cứu với mục tiêu bảo tồn và phát triển thành cây trồng kinh tế phục vụ cộng đồng.
 Từ 2.000 mầm củ ban đầu lấy giống từ vùng nguyên sản núi Ngọc Linh thuộc 2 huyện Đăk Tô (Kon Tum) và Trà My (Quảng Nam) các tác giả nhóm đề tài đã gieo ươm và trồng thử nghiệm trên diện tích 200m2 tại Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo và đỉnh núi Thiên Thị (điểm cao nhất của đỉnh núi Tam Đảo) là những điểm có điều kiện sinh thái (độ cao, thổ nhưỡng, nhiệt độ, độ ẩm…) tương đồng với nơi nguyên sản.
Kết quả theo dõi trong 3 năm (2008-2010) cho thấy đến nay cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 72%, tỏ ra thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và thời tiết ở Tam Đảo. Nhiều cây đã ra hoa, đậu quả và quả sâm có chấm đen ở đỉnh (đặc điểm riêng để phân biệt với các loài sâm khác); một số cây đã cho củ khá to mặc dù mới ở năm trồng thứ 3. Đây là loại dược liệu quí hiếm có công dụng tăng lực, tác dụng sinh thích nghi (adaptogen), tăng cường hoạt động của bộ não, sinh dục, tác dụng phòng chống phóng xạ, kháng viêm, giảm đau, chống lão hóa, giảm cholesterol máu, tác dụng kháng khuẩn, giảm stress… và giá trị kinh tế rất cao.
Theo TS. Phạm Văn Thuần, đây mới chỉ là những thành công ban đầu. Hiện nhóm đề tài đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình để hoàn thiện một số khâu kỹ thuật cơ bản như qui trình nhân giống từ mầm củ, từ hạt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến nhằm đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất làm cơ sở chuyển giao cho nông dân và các địa phương có điều kiện sinh thái thích hợp phát triển giống sâm quí này.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: