Cây táo bị khá nhiều loại sâu bệnh gây hại, đặc biệt là ruồi đục trái, nhất là trong mùa mưa (tỷ lệ trái bị hại có khi lên đến năm, bẩy chục phần trăm) gây thất thu rất lớn cho nhà vườn. Ruồi đục trái táo thường gây hại từ khi trái táo già sắp chín trở đi.
Để bảo vệ trái táo, nhà vườn phải phải thường xuyên xịt thuốc vài ngày một lần, rất cận ngày thu hái, không thể bảo đảm thời gian cách ly gây nguy hiểm cho người ăn.
Để hạn chế tác hại của ruồi, ngoài xịt thuốc trực tiếp lên trái, chúng ta còn có nhiều cách khác, trong đó có cách dùng thuốc dẫn dụ để diệt ruồi. Loại thuốc này hiện có bán trên thị trường như Vizubon-D. Đây là thuốc dùng để làm bẫy dẫn dụ ruồi đến để diệt nên không phải phun lên cây táo. Vì thế không tốn công phun xịt thuốc, không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không lưu vết và dư lượng thuốc trên trái táo, rất an toàn cho người ăn.
Ngoài thuốc trừ sâu, trong thành phần của của thuốc còn có Methyl eugenol (chiếm 75%) là chất dẫn dụ giới tính. Hợp chất hoá học này có hoạt tính sinh học rất cao, giống chất tiết dục của con ruồi cái loài Bactrocera dorsalis (là loài ruồi gây hại trên cây táo). Chúng có chức năng làm tín hiệu để con ruồi đực dò tìm, gặp gỡ con ruồi cái, hoạt động giao phối, sinh sản, tạo ra các lứa ấu trùng (con dòi) mới, gây hại cho trái táo.
Khi bay vào bẫy ruồi đực sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu được pha sẵn trong bẫy. Do ruồi đực đã bị tiêu diệt, ruồi cái không được giao phối nên không đẻ trứng tạo lứa dòi mới gây hại nữa. Khả năng dẫn dụ của thuốc rất mạnh. Hiệu lực có thể kéo dài tới 15 ngày. Để thu được hiệu quả cao cần lưu ý:
- Treo bẫy nơi đầu gió, râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét. Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.
- Muốn có hiệu quả cao, cần vận động những chủ vườn táo (hoặc ổi, nhãn, đu đủ, mận…) kế cận với vườn táo nhà mình cùng đặt bẫy.
- Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Để bảo vệ trái táo, nhà vườn phải phải thường xuyên xịt thuốc vài ngày một lần, rất cận ngày thu hái, không thể bảo đảm thời gian cách ly gây nguy hiểm cho người ăn.
Để hạn chế tác hại của ruồi, ngoài xịt thuốc trực tiếp lên trái, chúng ta còn có nhiều cách khác, trong đó có cách dùng thuốc dẫn dụ để diệt ruồi. Loại thuốc này hiện có bán trên thị trường như Vizubon-D. Đây là thuốc dùng để làm bẫy dẫn dụ ruồi đến để diệt nên không phải phun lên cây táo. Vì thế không tốn công phun xịt thuốc, không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không lưu vết và dư lượng thuốc trên trái táo, rất an toàn cho người ăn.
Ngoài thuốc trừ sâu, trong thành phần của của thuốc còn có Methyl eugenol (chiếm 75%) là chất dẫn dụ giới tính. Hợp chất hoá học này có hoạt tính sinh học rất cao, giống chất tiết dục của con ruồi cái loài Bactrocera dorsalis (là loài ruồi gây hại trên cây táo). Chúng có chức năng làm tín hiệu để con ruồi đực dò tìm, gặp gỡ con ruồi cái, hoạt động giao phối, sinh sản, tạo ra các lứa ấu trùng (con dòi) mới, gây hại cho trái táo.
Khi bay vào bẫy ruồi đực sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu được pha sẵn trong bẫy. Do ruồi đực đã bị tiêu diệt, ruồi cái không được giao phối nên không đẻ trứng tạo lứa dòi mới gây hại nữa. Khả năng dẫn dụ của thuốc rất mạnh. Hiệu lực có thể kéo dài tới 15 ngày. Để thu được hiệu quả cao cần lưu ý:
- Treo bẫy nơi đầu gió, râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét. Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.
- Muốn có hiệu quả cao, cần vận động những chủ vườn táo (hoặc ổi, nhãn, đu đủ, mận…) kế cận với vườn táo nhà mình cùng đặt bẫy.
- Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: