Dinh dưỡng và thức ăn cho dê

  • Thread starter hoangha49
  • Ngày gửi
I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA DÊ :
Nhu cầu dinh dưỡng là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng trong chăn nuôi dê.
1. Nhu cầu về vật chất khô :
Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3 - 6% so với trọng lượng cơ thể chúng. So với trâu bò, dê có mức thu nhận cao nếu tính theo trọng lượng cơ thể chúng. Ðặc biệt là dê đang vắt sữa vào tháng thứ nhất và hai của chu kỳ, dê có khả năng thu nhận vật chất khô rất cao.
Dê có thể ăn được hầu hết các loại lá cây, cỏ (170 loài, 80 họ cây). Các loại phụ phế phẩm nông, công nghiệp dành cho chăn nuôi. Nếu cho dê ăn tự do thì khả năng thu nhận vật chất khô rất cao.
Theo các thí nghiệm ở miền bắc, dê Bách Thảo nuôi nhốt hoàn toàn cho ăn cỏ voi, cỏ ghinê, lá chàm tai tượng, ngọn mía thì nhu cầu vật chất khô khoảng 2,75 - 2,87 kg VCK /100 kg thể trọng. Và theo Ðoàn Văn Bình, 1993 lượng vật chất khô và protein cho 1 kg tăng trọng được tùy theo tháng tuổi.
Giống dê Bách Thảo :
+ 0 - 3 tháng tuổi cần 1,52 kg VCK + 0,24 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 8 tháng tuổi cần 4,49 kg VCK + 0,72 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 9 tháng tuổi cần 6,02 kg VCK + 0,82 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 12 tháng tuổi cần 8,20 kg VCK + 0,90 kg protein /1 kg tăng trọng.
Dê Bách Thảo miền bắc ở 12 tháng cần 1,16 kg vật chất khô để sản xuất ra 1 kg sữa và cần 8,2 kg vật chất khô để tăng 1 kg thể trọng.
2. Nhu cầu về năng lượng :
Hiệu quả sử dụng nhất dinh dưỡng phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ năng lượng. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở DÊ TRƯỞNG THÀNH NẾU THIẾU NĂNG lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể.
Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...), sự phát triển của lông...
3. Nhu cầu về Protein :
Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức : Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
a. Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi...). Mức protein cho duy trì khoảng 1g protein tiêu hóa cho kg trọng lượng sống.
b. Nhu cầu sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh trưởng và cho sản xuất sữa. Sự phát triển bào thai giai đoạn cuối chửa, nhu cầu protein cao hơn giai đoạn đầu chửa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê. Nếu tăng trọng 50 g/ngày cần cung cấp một lượng protein tiêu hóa là 23 - 60 g và tăng trọng 100 g/ngày cần 33 - 70 g protein tiêu hóa. Nhu cầu protein cho sản xuất sữa phụ thuộc vào hàm lượng béo trong sữa, nếu hàm lượng béo cao thì nhu cầu protein cao.
4. Nhu cầu về khoáng :
Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá trình tạo nên enzym, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi bình thường của cơ thể. Nhu cầu khoáng cho dê có thể phân làm hai nhóm chính :
a. Khoáng đa lượng:
- Canxi (Ca) cần cho việc kiến tạo xương và răng, nhất là gia súc đang sinh trưởng ; cần cho quá trình tạo sữa ở những gia súc đang cho sữa.
- Photpho (P) : Cũng là nhu cầu cần cho mô và xương, thiếu P sẽ làm cho sinh trưởng và phát triển kém, giảm ăn...
- Natri (Na) và Clo (Cl) : Có thể cung cấp thường xuyên bằng loại đá liếm hoặc ống muối treo trong chuồng nuôi, đồng thời làm tăng tính ngon miệng.
- Magiê (Mg) : Là nhu cầu đối với hoạt động riêng biệt của hệ thống thần kinh, enzym. Thiếu Mg làm dê biếng ăn, dễ bị kích thích và sự hóa vôi mô mềm.
- Lưu huỳnh (S) : Là một thành phần quan trọng vì nó là thành phần của một số amino acid, đồng thời cũng là một nguyên tố khoáng cần thiết trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật dạ cỏ.
b. Khoáng vi lượng:
- Sắt (Fe) : cần thiết cho quá trình hình thành Hemoglobin và các enzym trong quá trình oxy hóa.
- Iod (I9) : cần thiết cho quá trình tổng hợp những hormon tuyến giáp trạng để điều khiển cường độ trao đổi chất. Thiếu I gia súc mang thai đẻ con yếu và có thể chết.
- Kẽm (Zn) : cần thiết cho việc sản xuất của hơn 200 enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất. Thiếu kẽm gia súc hạn chế sinh trưởng, giảm sinh tinh ở con đực, giảm khả năng thu nhận thức ăn...
- Mangan (Mn) : cần thiết cho hoạt động của enzym. Nếu thiếu gia súc sẽ giảm khả năng sinh sản, đi lại miễn cưỡng, biến dạng da chân.
5. Nhu cầu về vitamin :
Dê không đòi hỏi cao về nhu cầu của vitamin C, K, nhóm B cung cấp từ khẩu phần mà chỉ cần cung cấp D và E.
Vitamin A góp phần tạo những sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc và duy trì biểu mô. Vitamin D quan trọng cho quá trình Canxi hóa xương. Vitamin E liên quan tới quá trình bảo tồn toàn vẹn màng sinh học.
6. Nhu cầu về nước :
Dê có nhu cầu về nước đặc biệt thấp, thấp nhất trong số các gia súc nhai lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường 20 - 40oC thì nhu cầu về nước tăng. Vì vậy ta cần tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều, nhất là dê cái sữa khi đó năng suất sữa sẽ cao hơn. Ðể tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều cần có các biện pháp sau đây :
- Cho dê uống nước sạch.
- Tạo điều kiện dễ dàng cho dê uống nước do đó cần để nước gần chuồng.
- Ðối với dê sữa người ta tập cho dê uống nước trộn cám để kích thích vị giác của dê.
- Nhu cầu về nước của dê sữa trong mùa khô khoảng 3 lít /ngày. Ðể sản xuất 1 lít sữa cần 1,5 lít nước.
Một vài phương pháp sản xuất đơn giản cung cấp khoáng cho dê :
Dê cần khoáng cho sự tăng trưởng và tăng lượng thức ăn ăn vào, nếu chúng ta cung cấp muối ăn thông thường cũng như các hỗn hợp khoáng thương mại có thể cung cấp đầy đủ khoáng cho dê.
Ðặt một ống tre đựng muối ở trong chuồng dê:
Cung cấp bằng cách này thì không phí vì dê chỉ có thể liếm bên ngoài của ống tre đúng như nhu cầu mà nó cần.
. Phương pháp làm ống tre đựng muối cho dê liếm:
+ Dùng một ống tre già có đường kính khoảng 6-9cm.
+ Cắt 1/2 giữa hai mắt (hình).
+ Lột vỏ bên ngoài của tre.
+ Mở 2 lỗ bên trên của tre để có thể giữ tre chặt trong chuồng dê.
+ Cho muối hoặc khoáng và một ít nước vào ống tre.
+ Treo ống tre ở một góc chuồng chiều cao khoảng 75-100cm tính từ sàn.
. Có thể đặt một hộp muối nhỏ và cột lại trong góc chuồng(hình trang 65).
Làm một tảng liếm treo trong chuồng dê:
Thực hiện một tảng liếm cho dê thì rất thuận lợi và hiệu quả vì dê có thể liếm khi nào nó thích cũng như nó được sử dụng lâu dài hơn.
Các dụng cụ cần thiết để làm một tảng liếm:
+ Khoáng thương phẩm 1 kg.
+ Muối 3,45kg
+ Cement 0.55 kg
+ Nước vừa đủ
+ Một thùng nhựa dung tích khoảng 4-5 lít
+ Một sợi dây chắc để treo khối liếm
+ Túi nilon
+ Một thùng lớn để trộn.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHỐI LIẾM :
+ Ðặt túi nilon sao cho vừa vặn với thùng chứa khối liếm để sau đó dễ dàng lấy ra.
+ Bẻ một đường cong của sợi dây khoảng 40 cm ở trên sợi dây để treo khối liếm.
+ Ðưa một nữa sợi dây vào thùng và đổ hổn hợp trộn vào.
+ Ðể thùng trộn vào nơi tránh mưa khoảng 4 ngày.
+ Sau khi lấy tảng liếm và treo ở chuồng dê với độ cao thích hợp.
II. NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊ :
Do đặc tính ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên cần sử dụng một lượng thức ăn hỗn hợp từ các loại như bắp, lúa, đậu... một lượng vừa phải trong khẩu phần của dê để nuôi lấy sữa nhằm khai thác hết tiềm năng của chúng.
1. Thức ăn thô xanh :
Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như : cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo... Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 - 85%). Tuy nhiên, một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngon miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon.
2. Thức ăn củ, quả :
Ðặc điểm là hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng nghèo về đạm, béo và ít xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acix xianhydric (HCN) vì vậy cần phải xử lý trước khi dùng hoặc dùng với số lượng hạn chế.
3. Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp :
Một số sản phẩm ngành công nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một số lượng lớn phụ phế phẩm như cám, bã, rỉ đường,... là nguồn thức ăn rất tốt cho dê, so với thức ăn thô xanh và củ quả thì các phụ phế phẩm nông công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
- Cám gạo: hàm lượng vật chất khô trong cám cao 85-90%, đạm thô 8-15%, cám có thể làm nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần cho dê từ 10 -15%.
- Bã đậu nành đậu xanh: cũng là nguồn thức ăn tốt cho dê.
- Hèm bia: có tỷ lệ nước cao 80-95%, đạm thấp 2.7đến 6,3%, có thể dùng trong khẩu phần của dê.
IV. MỘT SỐ KHẨU PHẦN CHO TỪNG LOẠI dê :
1. Dê cái vắt sữa :
(1 kg cỏ khô tương đương 4- 5kg cỏ tươi)
+ Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác.
Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.
Ðối với dê Bách thảo ngoài khẩu phần duy trì là 0.15 kg thức ăn hổn hợp /35 kg thể trọng chúng ta còn cần tính thêm nhu cầu sản xuất là 0,4 kg thức ăn hổn hợp, 0,5 kg thức ăn củ quả /1kg sữa. Ðối với thức ăn thô xanh thì 3,5 kg có chăn thả kết hợp 7kg đối với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.
2. Dê cái cạn sữa, có chữa :
Ðối với dê Bách thảo:
+ Thức ăn hổn hợp: 0.3 đến 0.5 kg
+ Thức ăn củ quả : 0.4
+ 3- 6 kg thức ăn xanh/con/ngày.
3. Dê đực giống :
Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1-2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g đến 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày.
4. Dê Hậu Bị :
Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 đến 0,3 kg thức ăn hổn hợp, 0,3 đến 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh.
Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê:
+ Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau
+ Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ bị chướng hơi.
+ Cần chú ý đến các giá trị về protein, khoáng, vitamin trong khẩu phần.
+ Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất.
 


em khoái nhất thả dê trong các rẫy sắn, dê ăn nhanh no mà chẳng lo ai mắn (có chút liền vầng,hihi) vì dê nó chẳng có làm ảnh hưởng mấy đến năng xuất của cây, mà trong rẩy sắn cỏ lá thì rất phong phú.

Chỗ bác đúng là thiên thời địa lợi nhân hòa. bác quất cho tới mỹ luôn đi bác
 


Sau mấy ngày lên GOOGLE và cân đông đo điếm từng số liệu sao cho họp lý nhất(theo ý mình) mới hoàn thành bảng TỔNG HỢP NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯƠNG CỎ NUÔI DÊ BÒ....để các bạn lựa chọn cỏ để trồng dễ xem xét cân nhấc.....

Bạn nào thấy có ích thì tiện tay nhấn THANK dùm cái!!!

ouak.jpg
 
sao em ko thấy số liệu mà anh đưa nhỉ?
Sau mấy ngày lên GOOGLE và cân đông đo điếm từng số liệu sao cho họp lý nhất(theo ý mình) mới hoàn thành bảng TỔNG HỢP NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯƠNG CỎ NUÔI DÊ BÒ....để các bạn lựa chọn cỏ để trồng dễ xem xét cân nhấc.....

Bạn nào thấy có ích thì tiện tay nhấn THANK dùm cái!!!

ouak.jpg
 
sao em ko thấy số liệu mà anh đưa nhỉ?
Bác cho hỏi số liệu này là số liệu ở đâu vậy bác. Em thấy hơi khả nghi do có tính đưa cái này lên cao và đưa cái kia xuống thấp. Bác có thể trích dẫn nguồn tham khảo do viện hoặc nơi nào cung cấp không bác. thứ nhất cỏ Va06 nếu năm đầu tiên thì lần đầu tiên để cắt là mất 80 ngày . Nếu số liệu tính từ năm thứ 2 thì cỏ lông para hay và cỏ ghine " có lượng thu cao hơn. còn độ đạm thì cái gì năng xuất cao độ đạm sẽ kém đó là điều tất nhiên. bác chí có thể đưa ra nhận định giúp bọn em về cái cỏ va06 độ đạm có được như vậy không a
 
Sau mấy ngày lên GOOGLE và cân đông đo điếm từng số liệu sao cho họp lý nhất(theo ý mình) mới hoàn thành bảng TỔNG HỢP NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯƠNG CỎ NUÔI DÊ BÒ....để các bạn lựa chọn cỏ để trồng dễ xem xét cân nhấc.....

Bạn nào thấy có ích thì tiện tay nhấn THANK dùm cái!!!

ouak.jpg

VA06 chắc chắn không thể có độ đạm 18% được. Nó ko phải cây họ đậu hoặc cây cao đạm
SWOP "nghiên cứu" và cân đo đong đếm lại không thấy đc điều này á :blink:

Còn ghine mà năng suất thấp như vậy là cỏ ghine lá nhỏ, dùng để làm đồng cỏ chăn thả, ko phải loại lá lớn trồng chuyên canh để cắt về cho gia súc ^_^

Còn về Mutalo II: nguồn thông tin ko đáng tin cậy, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cỏ này tại VN
 
VA06 chắc chắn không thể có độ đạm 18% được. Nó ko phải cây họ đậu hoặc cây cao đạm
SWOP "nghiên cứu" và cân đo đong đếm lại không thấy đc điều này á :blink:

Còn ghine mà năng suất thấp như vậy là cỏ ghine lá nhỏ, dùng để làm đồng cỏ chăn thả, ko phải loại lá lớn trồng chuyên canh để cắt về cho gia súc ^_^

Còn về Mutalo II: nguồn thông tin ko đáng tin cậy, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cỏ này tại VN
các bạn hãy thực nghiệm và thấy hiệu quả hãy chia sẽ với ae . chia sẽ cách làm hiệu quả . chia sẽ những gì làm vướng phải cần tránh và cách khắc phục sao cho hiệu quả . hay đặt câu hỏi a e mình thảo luận để giải quyết vấn đề .. thân ae ..
 
các bạn hãy thực nghiệm và thấy hiệu quả hãy chia sẽ với ae . chia sẽ cách làm hiệu quả . chia sẽ những gì làm vướng phải cần tránh và cách khắc phục sao cho hiệu quả . hay đặt câu hỏi a e mình thảo luận để giải quyết vấn đề .. thân ae ..

Các bác có ai biết về hệ số dinh dưỡng của cỏ VA06 tím không a.
 
VA06 chắc chắn không thể có độ đạm 18% được. Nó ko phải cây họ đậu hoặc cây cao đạm
SWOP "nghiên cứu" và cân đo đong đếm lại không thấy đc điều này á :blink:

Còn ghine mà năng suất thấp như vậy là cỏ ghine lá nhỏ, dùng để làm đồng cỏ chăn thả, ko phải loại lá lớn trồng chuyên canh để cắt về cho gia súc ^_^

Còn về Mutalo II: nguồn thông tin ko đáng tin cậy, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cỏ này tại VN



--------

Mình có chút nhầm lẫn về phần VA06, vì mình ghi theo hàm lượng protein thô (Trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%.).....thông cảm nhé....hihi
Nguồn nè: http://www.varisme.org.vn/detail_message.asp?lang=1&fold=1554&SubCatID=1554&msgID=3905&tr=0&dr=1342


Mình nói tất cả chỉ có GIÁ TRỊ THAM KHẢO MÀ.....Nhiều nguồn khác nhau từ Sách Thức ăn cho Gia súc nhai lại ở Miên Trung, các thí nghiệm, thưc nghiem....các bài báo và cả bài PR cho Cty cây giống......và google......và các thí nghiệm thực nghiệm thì nhiều số liệu khác nhau, đặc điểm vùng miền, vấn đề chọn mẫu và thời điểm nũa.......nói chung là có rất nhiều yếu tố, mình chọn cái cao nhất.....và gom gọn nhất cho dễ hiểu, vì tùy lứa cỏ, thời điểm vụ hoạch, vụ mùa thhoawachj......


MÌnh Tổng hợp để dễ so sánh, cân nhấc....tất nhien là có giá trị tương đối để anh em tham khảo để uu tiên chọn loại cây nào cho phù hợp với điều kiện của mình.....vì mình cũng từng lăng tăng không biết phải trồng cây gi cho hiệu quả năng suát và chất lượng, có nghĩa là trồng cây gì mà tái sinh nhanh, thời gian cho lần thu hoạch tiếp theo ngắn, năng suất cao, có nhiều chất bổ.....mình cũng từng bị nhầm khi bỏ ra gần 2tr để mua một số loại cỏ nhập......rồi từng xin hạt cây KEO ĐẬU SƠN TÂY của ÚT LINH về trồng.....nhưng từ khi đọc Sách THỨC ĂN CHO GIA SUC NHAI LAI Ở MIỀN TRUNG....mà bạn Boi gioi thieu và từ thực tiễn của mình....Mình tổng hợp lại...theo thứ tự ưu tiên để đầu tư để làm nguồn thức ăn cho mình



MÌnh nhắc lại CHỈ CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO!!!GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐỐI......mình có ghi chú phía dưới......Các bác đừng chém, ném đá....tội em lém!!kekeke


Mình đang nghiên cứu và tổng hợp từ sách này:

jwtb.jpg
 
Last edited by a moderator:
Em nghĩ mọi người hiểu sai ý của bác SWOT rùi, thôi mổi người nhịn tí đi nhỉ?
Bác SWOT củng có ý tốt đóng góp những tìm hiểu của bác ý thôi, ở đây mình đưa ra để bàn luận tìm ra cái mới mà...
Nếu thông số hay số liệu có sai thì mấy bác đóng góp lại cho bác ý biết đâu bác ý cho ra thành công 1 công thức hay 1 hướng giải quyết nào tối ưu chăng, khuyến khích những người như bác mà

E]
 
Chào bác!
Trước đây em củng như bác...nhà em nuôi năm 2004-2006, củng chưa có chút kinh nghiệm gì...vừa làm vừa học hỏi, khi đó Internet củng chưa có nên chỉ học hỏi các người nuôi trước, tự đúc kết những kinh nghiệm...Nói chung thành công củng có mà thất bại củng có...tuy thất bại nhưng lại để lại 1 bài học đến bây giờ...và ra tết em sẻ nuôi lại dựa trên những kinh nghiệm, thành công và thất bại đó....
Em rất mong những hình ảnh ủ thức ăn của bác cho mọi người cùng tham khảo và học hỏi...
Chúc bác thành công trong mọi lĩnh vực!

Mình cùng từng thử nghiệm một lần, mình ủ trong túi nilông cỡ bao diêm có lẽ do ít nên mình thành công . Lần này mình ủ trong cái hố hơn trăm kg và có lẻ do mình không phơi héo bớt đi nên đã thất bại. Mình không thể gửi hình cho mọi người xem. Vài bữa nữa mình sẽ ủ lại nếu thành công mình sẽ cho xem. mọi người thông cảm cho nhé.

--------

Chổ em thì phải gọi là mái thoải.....nhưng nó củng chẳng ăn được bao nhiêu lắm, trong mấy rẫy sắn có rất nhiều cỏ( vì người ta ko cần làm cỏ cho sắn) dê cứ thế ăn cỏ đả đời, lâu lâu ngứa miệng vặt vài cọng cho đả thèm thôi...

Theo mình thấy bác hoang ha nói chưa đúng đâu nhé, ở nhà mình dê rất thích ăn lá sắn. Mình cứ phơi khô khỏang một ngày nắng đem vô là dê ăn đã đời, vì trong lá sắn có nhiều HCN nên mình phải phơi cho bớt độc. Mà mình cũng chẳng cần tốn thời gian để tập cho dê quen mà dê rất thích ăn.Ngòai ra dê còn rất thích ăn một số lọai lá ngay lần đầu tiếp xúc như: lá bơ, dâm bụt, dâu tằm. Đó là một vài lọai lá mà mình cho dê ăn thử. Hiện mình đang trồng thử nghiệm lá dâu có một vài ý kiến trên diễn đàn cho là dâu tằm năng suất thấp cũng phải nhưng đó là so sánh với các lọai cỏ chứ so sánh với các cây cao đạm thì lá dâu năng suất cũng đượcvì lá dâu cũng to nên mình nghĩ năng suất cũng cỡ lá dâm bụt . Nếu trồng để bổ sung đạm cho gia súc cũng OK
 
Last edited:
vùng L đồng trồng dâu nuôi tằm thấy khai thác tốt lắm bạn,chỉ hơn 30 ngày hái 1 đợt (giống mới) vào mùa mưa.Bạn trồng ở TNinh thấy p triển thế nào bạn ?
 
Mình nói là lá sắn tươi trong rẫy mà, bác hiểu lầm rồi, mình ko phủ định là dê ăn ít lá săn...Thông thường mình thả dê vào các rẫy sắn thì nó ăn lá sắn ít lắm, chủ yếu ăn cỏ... còn lá bơ, dâm bụt là món khoái khẩu của con dê rồi, ko có gì đáng bàn cải
Theo mình thấy bác hoang ha nói chưa đúng đâu nhé, ở nhà mình dê rất thích ăn lá sắn. Mình cứ phơi khô khỏang một ngày nắng đem vô là dê ăn đã đời, vì trong lá sắn có nhiều HCN nên mình phải phơi cho bớt độc. Mà mình cũng chẳng cần tốn thời gian để tập cho dê quen mà dê rất thích ăn.Ngòai ra dê còn rất thích ăn một số lọai lá ngay lần đầu tiếp xúc như: lá bơ, dâm bụt, dâu tằm. Đó là một vài lọai lá mà mình cho dê ăn thử. Hiện mình đang trồng thử nghiệm lá dâu có một vài ý kiến trên diễn đàn cho là dâu tằm năng suất thấp cũng phải nhưng đó là so sánh với các lọai cỏ chứ so sánh với các cây cao đạm thì lá dâu năng suất cũng đượcvì lá dâu cũng to nên mình nghĩ năng suất cũng cỡ lá dâm bụt . Nếu trồng để bổ sung đạm cho gia súc cũng OK
 
vùng L đồng trồng dâu nuôi tằm thấy khai thác tốt lắm bạn,chỉ hơn 30 ngày hái 1 đợt (giống mới) vào mùa mưa.Bạn trồng ở TNinh thấy p triển thế nào bạn ?

Mình chỉ mới vưà trồng nên chưa biết thế nào. Mình chọn loại dâu lá to có sẵn ở địa phương rồi dâm, nhưng mình nghĩ lá to thế thì năng suất chắc cũng được. Ở gần chỗ mình ở người ta trồng dâu tằm để làm hàng rào gốc cũng cỡ gần 10 nam rồi, thấy dễ trồng nên mình thử nghiệm xem thế nào.
 
Mình chỉ mới vưà trồng nên chưa biết thế nào. Mình chọn loại dâu lá to có sẵn ở địa phương rồi dâm, nhưng mình nghĩ lá to thế thì năng suất chắc cũng được. Ở gần chỗ mình ở người ta trồng dâu tằm để làm hàng rào gốc cũng cỡ gần 10 nam rồi, thấy dễ trồng nên mình thử nghiệm xem thế nào.
Thật ra nếu trồng cái đó cũng ok nhưng năng xuất không cao bác a. với cả dâu có đặc tính rụng lá theo mùa thì phải. nếu trồng cây đó bác có thể trồng dâm bụt có lẽ ok hơn.
 
Mình cũng trồng dâm bụt rồi, trồng thành hàng rào vừa đẹp, vừa cho dê ăn đã lên cao được gần 1m rồi. trồng dâu thử nghiệm xem thế nào vì thấy dê ăn tốt và cây dâu có tác dụng chữa bệnh rất tốt nữa với cả trồng so đũa được gần trăm cây, đã ra hoa nhưng có vẻ năng suất nó rất kém thì phải? Ai có thông tin gì về chất lượng năng suất của so đũa thì chia sẽ với?
 
Mình cũng trồng dâm bụt rồi, trồng thành hàng rào vừa đẹp, vừa cho dê ăn đã lên cao được gần 1m rồi. trồng dâu thử nghiệm xem thế nào vì thấy dê ăn tốt và cây dâu có tác dụng chữa bệnh rất tốt nữa với cả trồng so đũa được gần trăm cây, đã ra hoa nhưng có vẻ năng suất nó rất kém thì phải? Ai có thông tin gì về chất lượng năng suất của so đũa thì chia sẽ với?
bác cho nó ăn dâm bụt thấy thế nào bác, ngoài cho ăn dâm bụt bác còn cho ăn thêm cái gì nữa ko
 
Cái này củng tùy địa phương, dê ở chổ em ăn củng khá nhiều...nhưng vẩn phải cho nó ăn nhìu thứ khác kết hợp, như vậy mới hiệu quả
bác cho nó ăn dâm bụt thấy thế nào bác, ngoài cho ăn dâm bụt bác còn cho ăn thêm cái gì nữa ko
 
Mình cũng trồng dâm bụt rồi, trồng thành hàng rào vừa đẹp, vừa cho dê ăn đã lên cao được gần 1m rồi. trồng dâu thử nghiệm xem thế nào vì thấy dê ăn tốt và cây dâu có tác dụng chữa bệnh rất tốt nữa với cả trồng so đũa được gần trăm cây, đã ra hoa nhưng có vẻ năng suất nó rất kém thì phải? Ai có thông tin gì về chất lượng năng suất của so đũa thì chia sẽ với?
uh sua đũa năng suất thấp nhưng thuộc họ đậu lượng dinh dưỡng cao.... dùng cho dê sinh sản ăn rất tốt .. nên trồng đa dang nguồn thức ăn và tận dụng phế phẩm nông nghiệp ....
 
Back
Top