Đọc báo dùm bạn: Nuôi heo... không tắm

  • Thread starter 3 Châu
  • Ngày gửi
TT - Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.

Nhiều nông dân đã mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới từ việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học trong việc chăn nuôi, sản xuất của mình. Nhờ những ứng dụng này, không chỉ hiệu quả sản xuất tăng cao mà còn mở ra những hướng mới cho người nông dân trong công việc.
Chỉ về lứa heo “không tắm” đầu tiên của mình, ông Khải cười hể hả: “Giờ mới tin là heo không cần tắm vẫn có thể khỏe mạnh bình thường, tui đang chuẩn bị xây thêm chuồng để chuyển dần tất cả trang trại của mình sang nuôi mô hình này”.

Ông Nguyễn Văn Tây giới thiệu đệm lót sinh học trong trang trại gà của mình ở xã Phú Mỹ, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre - Ảnh: N.Hậu
Heo không tắm
Đệm lót sinh học là một chế phẩm sinh học mới, được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp men vi sinh với trấu và mùn cưa tạo một lớp nền dày trong chuồng, trại để chăn nuôi. Ngoài việc khử mùi hôi, tấm đệm lót này còn có thể chuyển hóa phân và tạo ra những vi khuẩn có lợi giúp vật nuôi khỏe mạnh. Đặc biệt, người nuôi heo khi đã thả heo vào nuôi thì chỉ việc cho ăn chờ heo lớn, không phải vất vả tắm xả, giữ vệ sinh chuồng như cách nuôi truyền thống.
Nuôi heo gần chục năm, là một trang trại lúc nào cũng phải lo lắng cho gần 500 con heo, ông Khải và bốn nhân công của mình vốn làm không hết việc. “Chỉ cần giữ vệ sinh chuồng trại với tắm heo thôi cũng đủ oải, chưa kể lúc heo có biểu hiện bệnh, ốm thì y như rằng không có giờ ngủ”, ông Khải kể. Rồi một ngày thấy trên truyền hình có quay cảnh Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi khảo sát và khuyến khích mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học ở Hà Nam, ông Khải hỏi thăm những nhà cung cấp loại men làm đệm lót này và tự mày mò làm chuồng, trộn trấu thả heo nuôi. Có điều vẫn chưa dám đánh đổi cả cơ nghiệp mình cho một cách nuôi hoàn toàn mới mẻ, và có phần hoàn toàn “phản truyền thống”, ông Khải chỉ dám xây hai chuồng loại 20m2 và thả 50 con heo vừa bỏ bú vào nuôi.
Đó là chuyện của hơn hai tháng trước, giờ thì lứa heo đó hơn 40kg. Con nào cũng khỏe mạnh, căng thịt, háu ăn và chưa từng phải tốn của ông Khải một mũi thuốc mặc dù... sống ngay trên phân của chúng. Dù theo nguyên tắc của những nhà chế phẩm loại đệm lót này, mỗi một lần tạo đệm lót có thể sử dụng cho nhiều lứa heo. Nhưng ông Khải đã kỹ tính xây nhiều chuồng sát nhau, cứ thế tạo đệm lót rồi luân chuyển heo đổi chuồng xoay vòng khi thấy đệm lót có dấu hiệu... dơ.
“Giờ mới thấy không cần thiết, mình thì cứ nghĩ con heo thải ra rồi dù thuốc có thần tiên thế nào cũng không khỏi xảy ra tình trạng dơ làm con heo khó chịu. Nhưng không biết nó chuyển hóa thế nào mà con heo ngoài ăn cám thì suốt ngày cứ chúi mũi xuống nền chuồng tiếp tục rà ăn”, ông Khải cho biết. Hàng xóm cũng bớt phiền hà khi ở quanh một trại chăn nuôi heo lớn của ông Khải, bởi loại men vi sinh này có tác dụng khử ngay mùi hôi nước tiểu và phân thải của heo.
Ngoài mùi cám, chúng tôi không phải ngửi thấy bất cứ mùi khó chịu gì khác trong khi đi thăm những “chuồng heo sinh thái” của ông Khải.
Thế là chỉ từ một ký men vi sinh ban đầu giá chưa tới 100.000 đồng, cộng với công ban đầu phải trộn mùn cưa và trấu, ông Khải chỉ việc cho heo ăn thức ăn, uống nước và chờ xuất chuồng. “Tính ra tui giảm được khoảng 25% chi phí so với cách nuôi trước đây. Nhưng điều quan trọng nhất là rất ít tốn công lao động và bớt được mối lo heo bệnh”, ông Khải nhận định.
Từ thành công ban đầu của ông Khải, những hộ dân ở các khu vực lân cận bắt đầu tìm đến học tập mô hình, cả xứ dừa đến giờ đã có gần chục hộ bắt đầu làm theo mô hình này.
Nuôi gà không mùi hôi
Ngược về Mỏ Cày Bắc, chúng tôi tiếp tục tham quan nhiều trại chăn nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học ở vùng này. Dẫn vào một chuồng gà thả rộng 60m2, có sử dụng đệm lót sinh học ở xã Phú Mỹ, anh Nguyễn Văn Thông, cán bộ Trạm Khuyến nông, khuyến ngư Mỏ Cày Bắc, cho biết: “Chúng tôi đã thí điểm và cho nhân rộng mô hình này từ bốn tháng trước, ngoài việc chuồng trại không có mùi hôi, con gà nuôi bởi mô hình này tăng trọng nhanh hơn cách nuôi truyền thống và lông rất mượt, bán được giá hơn khoảng 5% so với trước”.
Cũng như nuôi heo, người nuôi gà chỉ cần chuẩn bị nền chuồng bằng cách trộn men vi sinh với trấu và dàn đều ra trong chuồng rồi thả gà. Hiện tại có khoảng 400 hộ nuôi gà ở Mỏ Cày Bắc thì đã có hơn 200 hộ được vận động chuyển qua mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học. Trạm Khuyến nông, khuyến ngư Mỏ Cày Bắc đang đề xuất thí điểm mô hình nuôi heo sinh thái bằng tấm lót sinh học để khuyến khích các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn đi theo mô hình này.
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp được xem là địa phương đi đầu trong việc ứng dụng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học này. Ông Dương Nghĩa Quốc, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho biết ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích người nông dân chăn nuôi theo mô hình này để đảm bảo không ô nhiễm nguồn nước, môi trường.
Trong những đợt thí điểm mô hình nuôi heo sinh thái bằng đệm lót sinh học, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã hỗ trợ người dân 40% con giống và hỗ trợ toàn bộ vi sinh cho nông dân để xây dựng mô hình này cho các hộ chăn nuôi.
Trước đây, ngành nông nghiệp địa phương từng có nhiều phương án chỉ dẫn người nông dân nuôi heo cách thức xử lý phân heo, nước thải làm hầm biogas, phân hữu cơ nhưng vẫn không hạn chế được việc ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Do đó hình thức chăn nuôi sinh thái bằng đệm lót sinh học đang là sự lựa chọn chính cho ngành nông nghiệp chăn nuôi của tỉnh để hướng tới việc giữ gìn môi trường, nguồn nước và hạn chế được dịch bệnh trong chăn nuôi. Không chỉ chăn nuôi heo, Đồng Tháp cũng đang tiếp tục lên phương án để khuyến khích các hộ nuôi gia cầm chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi này.
Chất lượng thịt nạc cao
Nguyên liệu được sử dụng là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền ximăng. Người nuôi chỉ cần tưới nước cho nền ướt, tưới dịch men và rắc phân cám trộn với men vi sinh, sau đó đảo đều dùng nilông đậy lại. Sau 2-3 ngày, lấy tấm nilông ra và xới lên, sau một giờ có thể thả heo vào nuôi.
Với diện tích đệm lót khoảng 20m2 có thể nuôi 15 con heo và có thể sử dụng trong bốn năm. Sau đó có thể tận dụng đệm nuôi làm phân bón cho cây trồng. Đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các dịch bệnh có hại trên đàn heo. Khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ mang lại nhiều lợi ích do men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỉ lệ các vi sinh vật gây bệnh, làm tăng khả năng hấp thụ axít amin, từ đó cho chất lượng thịt nạc cao.
Bên cạnh đó, nhiệt từ hoạt động lên men vi sinh sẽ giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa lạnh.
Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/nu-heo-kh-ng-t-m-033500618.html
 
Chủ đề này đã bàn rất sôi nổi 1 năm trước rồi.
Tôi là người phản đối, và là thiểu số.
Số đông tán thành "Đệm lót có men" vì lợn heo
sẽ chôn cứt chúng xuống đệm cho phân huỷ ở đó.
Mùi hôi của cứt đái sau khi bay hết, và phân
huỷ hết, thì không còn hôi nữa. Bà con quên mất
là trước khi đó, ngay sau khi ỉa đái ra, thì cứt
đái vẫn còn mùi.
*
Lại nói về Lợn không tắm, thì đó là tôi ngày xưa
nuôi lợn như vậy. Ông hàng xóm cách nhà tôi nửa
cây số nổi tiếng vì ông ấy tắm cho lợn, và cho lợn
nằm có quạt điện, trong khi phần lớn bà con trong
làng xóm không có quạt điện. Thuở ấy nuôi lợn không
mua thức ăn đâu, mà nhặt rau cỏ hoang dại băm với
bèo thả trên mặt ao, và cây chuối đã ăn buồng. Nuôi
kiểu này rất lời, vì không mất đồng tiền thức ăn nào,
mà cuối năm bán được con lợn gần 1 trăm ký, trừ tiền
lợn giống ra, thì mình lãi tất. Nghe bùi tai nhỉ?
Thật ra, kiều nuôi này bây giờ bị coi là lỗ. Lỗ vì
công đi hái rau dại, băm bèo thái khoai không được trả
xu nào. Nếu bây giờ tiền công trả cho lao động đó có
thể mua được vài con heo, chứ 1 con lợn thấm vào đâu.
*
 
Cái đệm lót này dùng nuôi Gà thì cũng OK,
Nuôi Heo cách này thì phải nghĩ đến công ngày nào cũng phải cày cuốc xới để chôn Phân. hơi bị mệt, và nhiệt từ lớp đệm lót tỏa ra Heo có chịu hay không?
nhưng có điều sử dụng đệm lót Heo con ít bị tiêu chảy.
Hồi đó tui cũng đọc được mấy bài trên net nhìn thấy hình ảnh mấy cán bộ nông nghiệp nước ta vào thăm mô hình nuôi Heo bằng đệm lót của "Trung Hoa anh hùng", mấy chú "cán bộ của ta" bốc một nắm đệm lót lên hửi mà miệng cười toe toét với vẻ khoái chí...!?? Thế mới điên, thiệt tình mà nói cái mùi của lớp đệm lót cũng chả thơm tho gì..!
Nhà tui cũng làm thử 1 ô nhỏ (5m2) trong chuồng Heo nuôi 10 con, chắc làm ko đủ tiêu hết phân nên hôi và cào xới cực lắm, heo và chuồng dơ èm...được cái ko tiêu chảy
 
Xài đệm lót có men này mà bạn cào xới phân thì không đúng
chỉ dẫn của phương pháp rồi. Phải để cho heo tự cào xới.
Nếu mình phải cào xới, thì lỗ tiền lao động rồi.
*
 
Xài đệm lót có men này mà bạn cào xới phân thì không đúng
chỉ dẫn của phương pháp rồi. Phải để cho heo tự cào xới.
Nếu mình phải cào xới, thì lỗ tiền lao động rồi.
*
- Vậy mỗi buổi chiều bác tắm + dọn chuồng cho heo ko tốn công lao động + tiền nước ak`, phân nó thải ra bác làm gì?. mỗi thời một khác bác cứ lấy cái thời của bác, cái quá khứ so sánh với hiện tại thì ai có thể chấp nhận đc, ở đâu có phương pháp hay thì ta tiếp nhận, có phát huy đc hay ko là qua nghiên cứu và ứng dụng thực tế của người chăn nuôi.
- Còn việc lỗ lãi thì chưa biết như thế nào, bác ko làm cách này thì cũng phải làm cách khác để tiêu hủy lương phân thải ra, có khi những cách khác tiêu tốn nhiều công + chi phí hơn thì sao trong khi cách này sau thời gian sử dụng có thể bán niệm sinh học cho người trồng trọt thu lại nguồn vốn đáng kể thì sao?
 
Thời tôi nuôi heo, như đã kể trên, cả làng chỉ mới
có 1 người tắm heo thôi. Ngoài ông nổi tiếng này ra
thì chẳng ai tăm heo cả. Chẳng ai xúc phân và dọn
nước đái, rửa chuồng bao giờ cả. Heo tự đi đến góc
chuồng (nơi đó trũng xuống) mà ỉa đái. Thỉnh thoảng
có dịp bán phân chuồng, mới xúc cứt heo đi ủ trộn
(cho được nhiều) mà bán, hay mang đi bón ruộng.
*
Kể lại cho bạn tham khảo, chứ không khuyên bà con
học cách nuôi này đâu.
*
 
Ai cũng muốn cải tiến phương pháp để giải quyết vấn đề.
Theo chút kinh nghiệm của tui thì nuôi Gà với đệm lót thì được nhưng phải bổ sung thêm men...
Còn nuôi Heo thì tui thấy cũng khá vất vả, chịu khó lấy xẻng xúc bỏ phân vào bao đem bán hay hơn..!
Heo nó ưa mát mẻ, cái đệm lót này sinh nhiệt..
Đệm lót này chắc không ai dám dùng tới 4 năm đâu..! Một lứa thôi.
 
Back
Top