Trong những ngày này, về miệt vườn Cai Lậy, Tiền Giang mọi người đều nghe nhà nông xôn xao bàn chuyện trồng mít... làm giàu.
Nào giống mít Thái siêu sớm trồng sau 2 năm đã cho trái. Với năng suất 40 tấn/ha và giá bán hết sức hấp dẫn, có lúc cao điểm 25.000  – 27.000 đ/kg còn tính bình quân cả vụ khoảng 20.000 đ/kg thôi, mỗi ha đạt giá trị 700  – 800 triệu đồng, lợi nhuận không dưới nửa tỉ đồng. Bà con kháo nhau, dịp sau Tết Nguyên đán, chỉ với 1 trái mít chín nặng vài chục kg đem đến nhà vựa, nông dân bỏ túi nửa triệu đồng rồi. Thật khó có giống cây ăn quả nào qua mặt được.
Cây mít Thái siêu sớm là giống mít mới dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao và giá quá hấp dẫn nên ở Cai Lậy hiện nay có hiện tượng nhà nhà trồng mít, người người trồng mít. Đi dọc các tuyến lộ về hướng Cẩm Sơn, qua Thanh Hòa, Long Khánh... những xã thuần nông được qui hoạch phát triển kinh tế vườn của địa phương nhìn hai bên đường, trên những thửa ruộng lúa đang lên xanh thấy san sát những mô đất được bà con đắp lên trồng mít. Trên mô trồng mít, dưới chân cấy lúa. Sang vụ sau khi mít lớn dần thì chuyển từ ruộng thành vườn chuyên canh mít. Thật là nhất cử lưỡng tiện.
Chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính toàn huyện Cai Lậy diện tích cây mít Thái siêu sớm đã lên đến hàng ngàn ha, đa phần đều mới trồng trong năm nay. Ở xã Thanh Hòa, một trong những xã nghèo nhất tỉnh Tiền Giang, theo ông Hà Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã thì diện tích mít Thái siêu sớm không dưới 200 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất vườn toàn xã. Ông Tuấn cũng khẳng định, với đà này, trong tương lai, diện tích mít Thái siêu sớm còn tiếp tục tăng mạnh, lấn át nhiều loại cây ăn quả khác trên địa bàn xã.
Đề cập đến vấn đề mít Thái siêu sớm hết sức thời sự, Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cai Lậy cho biết, ngành nông nghiệp không khuyến khích tăng nhanh diện tích trồng mít nhưng cũng không thể ngăn cấm bà con thông qua những biện pháp hành chính. Thế nhưng ông Hải cũng cảnh báo rằng mít dễ trồng, ai trồng cũng được trong khi đầu ra chưa có gì chắc chắn sẽ bền vững hơn các loại cây ăn quả khác. Với đà này, không khéo cung sẽ vượt cầu và tái diễn tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được phải đốn bỏ trong tương lai vừa thiệt hại cho nhà vườn vừa tạo ra những hệ lụy xã hội không tốt.
Nói chung, nhà vườn phải tỉnh táo, không nên chạy theo phong trào trồng mít một cách thiếu suy nghĩ đưa đến những thua thiệt không đáng có.
Trong những ngày mít vào chính vụ vừa qua, dạo quanh thị trấn Cai Lậy – một trung tâm thu mua, trung chuyển nông sản hàng hóa nói chung và mít Thái siêu sớm nói riêng, chúng tôi nhận thấy các nhà vựa trái cây gần như “quá tải” thu mua mít. Vựa trái cây ở khu 6, thị trấn Cai Lậy, chuyên thu mua mít hầu như ngày nào cũng thấy nông dân chở mít đến bán đông như trẩy hội. Vựa này chỉ thu mua chừng 3 giờ mỗi ngày (từ 12 giờ đến 15 giờ) đủ hàng rồi thôi, không thu mua nữa. Những ai chở mít tới trễ đành phải chở về.
Ở thị trấn Cai Lậy, những vựa trái cây như thế đếm chưa đầy một bàn tay. Trong những năm tới, khi 1.000 ha mít của huyện Cai Lậy cho trái ổn định với sản lượng mỗi năm 30.000 đến 40.000 tấn thì mạng lưới thu mua như thế liệu có giải quyết được hết lượng mít trong dân không? Đó không phải đơn thuần là một câu hỏi mà chính là ẩn số.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Nào giống mít Thái siêu sớm trồng sau 2 năm đã cho trái. Với năng suất 40 tấn/ha và giá bán hết sức hấp dẫn, có lúc cao điểm 25.000  – 27.000 đ/kg còn tính bình quân cả vụ khoảng 20.000 đ/kg thôi, mỗi ha đạt giá trị 700  – 800 triệu đồng, lợi nhuận không dưới nửa tỉ đồng. Bà con kháo nhau, dịp sau Tết Nguyên đán, chỉ với 1 trái mít chín nặng vài chục kg đem đến nhà vựa, nông dân bỏ túi nửa triệu đồng rồi. Thật khó có giống cây ăn quả nào qua mặt được.
Cây mít Thái siêu sớm là giống mít mới dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao và giá quá hấp dẫn nên ở Cai Lậy hiện nay có hiện tượng nhà nhà trồng mít, người người trồng mít. Đi dọc các tuyến lộ về hướng Cẩm Sơn, qua Thanh Hòa, Long Khánh... những xã thuần nông được qui hoạch phát triển kinh tế vườn của địa phương nhìn hai bên đường, trên những thửa ruộng lúa đang lên xanh thấy san sát những mô đất được bà con đắp lên trồng mít. Trên mô trồng mít, dưới chân cấy lúa. Sang vụ sau khi mít lớn dần thì chuyển từ ruộng thành vườn chuyên canh mít. Thật là nhất cử lưỡng tiện.
Chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính toàn huyện Cai Lậy diện tích cây mít Thái siêu sớm đã lên đến hàng ngàn ha, đa phần đều mới trồng trong năm nay. Ở xã Thanh Hòa, một trong những xã nghèo nhất tỉnh Tiền Giang, theo ông Hà Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã thì diện tích mít Thái siêu sớm không dưới 200 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất vườn toàn xã. Ông Tuấn cũng khẳng định, với đà này, trong tương lai, diện tích mít Thái siêu sớm còn tiếp tục tăng mạnh, lấn át nhiều loại cây ăn quả khác trên địa bàn xã.
Đề cập đến vấn đề mít Thái siêu sớm hết sức thời sự, Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cai Lậy cho biết, ngành nông nghiệp không khuyến khích tăng nhanh diện tích trồng mít nhưng cũng không thể ngăn cấm bà con thông qua những biện pháp hành chính. Thế nhưng ông Hải cũng cảnh báo rằng mít dễ trồng, ai trồng cũng được trong khi đầu ra chưa có gì chắc chắn sẽ bền vững hơn các loại cây ăn quả khác. Với đà này, không khéo cung sẽ vượt cầu và tái diễn tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được phải đốn bỏ trong tương lai vừa thiệt hại cho nhà vườn vừa tạo ra những hệ lụy xã hội không tốt.
Nói chung, nhà vườn phải tỉnh táo, không nên chạy theo phong trào trồng mít một cách thiếu suy nghĩ đưa đến những thua thiệt không đáng có.
Trong những ngày mít vào chính vụ vừa qua, dạo quanh thị trấn Cai Lậy – một trung tâm thu mua, trung chuyển nông sản hàng hóa nói chung và mít Thái siêu sớm nói riêng, chúng tôi nhận thấy các nhà vựa trái cây gần như “quá tải” thu mua mít. Vựa trái cây ở khu 6, thị trấn Cai Lậy, chuyên thu mua mít hầu như ngày nào cũng thấy nông dân chở mít đến bán đông như trẩy hội. Vựa này chỉ thu mua chừng 3 giờ mỗi ngày (từ 12 giờ đến 15 giờ) đủ hàng rồi thôi, không thu mua nữa. Những ai chở mít tới trễ đành phải chở về.
Ở thị trấn Cai Lậy, những vựa trái cây như thế đếm chưa đầy một bàn tay. Trong những năm tới, khi 1.000 ha mít của huyện Cai Lậy cho trái ổn định với sản lượng mỗi năm 30.000 đến 40.000 tấn thì mạng lưới thu mua như thế liệu có giải quyết được hết lượng mít trong dân không? Đó không phải đơn thuần là một câu hỏi mà chính là ẩn số.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: