Đừng cực đoan khi phòng dịch bệnh gia cầm !

  • Thread starter hoangthang
  • Ngày gửi
Anh Võ Đình Công (21/61/7 Nguyễn Thiện Thuật, P.3, Q.3, TP.HCM) nuôi chim cảnh từ mấy năm qua. Ngày 9.4 vừa qua, khi anh đang treo 3 lồng chim trước nhà thì lực lượng của phường 3 (Q.3) gồm công an, cán bộ phường tự ý gỡ lồng chim của anh xuống, tịch thu 2 con chim vành khuyên, 1 chim cú. Sau một hồi giằng co, anh Công yêu cầu thả 2 con chim vành khuyên khỏi lồng và xin giữ lại chim cú để từ từ tiêu hủy.

Trước sự việc này, anh Công hết sức hoang mang không biết việc nuôi chim cảnh của anh có vi phạm gì mà chính quyền tịch thu, tiêu hủy? Liệu anh có được tiếp tục nuôi chim nữa hay không? Tại sao trên địa bàn thành phố nơi thì được nuôi chim, nơi không cho, việc mua bán chim vẫn diễn ra bình thường...?

Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó chủ tịch UBND P.3, Q.3, giải thích: Việc làm này nhằm thực hiện Văn bản chỉ đạo số 262 ngày 1.3.2013 của UBND quận 3. Văn bản này có đoạn: “Kiên quyết xử phạt, tịch thu, tiêu hủy gia cầm sống đang được nuôi, bày bán, vận chuyển trái phép trên địa bàn, nhất là gà đá, chim và chim phóng sinh”. Căn cứ vào đó, đoàn kiểm tra của phường đã tổ chức đợt ra quân vào ngày 9.4, tịch thu tiêu hủy 5 gà đá, 3 con chim. Sắp tới, phường sẽ tiếp tục vận động các hộ còn nuôi chim cảnh không nuôi nữa, nếu còn sẽ tịch thu, tiêu hủy”.

Được biết, Công văn 262 ngày 1.3.2013 của UBND quận 3 nhằm thực hiện Công văn 192 ngày 15.1.2013 của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Công văn số 732 ngày 8.2.2013 của UBND TP.HCM trong việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, trong các văn bản này, tuyệt nhiên không có một dòng nào hay nội dung nào yêu cầu kiên quyết tịch thu, tiêu hủy chim, chim phóng sinh.


Trao đổi về vấn đề chăn nuôi gia cầm trong nội thành, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM Phạm Xuân Thảo, cho biết: Với thành phố, để triển khai vấn đề này cũng như trong các chỉ thị đều nhấn mạnh sẽ xử lý triệt để đối với việc nuôi gà đá. Riêng với chim cảnh, không quá cực đoan xử lý hết toàn bộ. Tuy nhiên cũng không khuyến khích gây nuôi một cách tràn lan. Một khi đã nuôi phải có trách nhiệm bảo vệ chim đối với dịch bệnh cũng là bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Phải đăng ký với cơ quan thú y điểm nuôi, sinh hoạt. Kiểm tra mẫu 6 tháng 1 lần...”.

Chủ trương, chỉ đạo ở trên là vậy, chẳng hiểu UBND quận 3 căn cứ vào đâu lại ban hành văn bản, chỉ đạo cấp dưới “diệt” tất tần tật, gây bức xúc, hoang mang cho người dân?

Theo: báo thanh niên
 
- Không hoang mang hay cực đoan sao được, chưa xét đúng sai thì con chim con gà đã ra đi rồi,
- Đối với những người nuôi chim cảnh gà đá như tụi em ko phải con chim con gà nó quí ở giá trị của nó là bao nhiêu mà nó là con vật cưng gần gủi, mỗi ngày ko gặp là nhớ chúng lắm lắm. Mỗi năm mà dịch cúm là ăn ko ngon ngủ ko yên
 
Làm việc kiểu quơ đũa cả nấm , để lấy thành tích và trình báo và được khen thường vì đã tích cực thực hiện nhiệm vụ cấp trên đề ra đó mà , các bác chắc cũng đã quá quên với kiều làm này rồi phài không , chứ thật sự có bao nhiêu người đang thi hành bíêt đọc và hiều mẹ gì chỉ thị của Chi cục Thú y nêu ra
 
H mới thấy thông tin này. Thằng nào đến nhà tiêu hủy của mình thì mình cho nó ăn dao phai. @_@
 
Tiêu hủy lợn tai xanh lan khắp cả miền Bắc

Dear các bác,
Hiện nay tình trạng lợn nhiễm bệnh tai xanh đã lan khắp các Huyện tại Nam Định trong những Tuần qua,
Theo thông tin của ủy ban ND các Huyện thí số lượng Lợn tiêu huỷ lên đến 100 tấn/tháng.
Nghe mà ghê, UBND cá Huyện cấm giết mổ và buôn bán thịt lợn, ra ngoài chợ chẳng có con tí thịt lơn nào nên đành phải chịu vậy,
Tất vả lợn bệnh màn lên HN rồi.
 
mình mất ăn mất ngủ với mấy con gà, con chim. sáng dậy chưa kịp đánh răng rửa mặt thì chui vô chuồng xem bọn chúng rồi. nay bị mấy người kia tiêu hủy, ai chịu cho nỗi. nếu là mình thì sẽ không biết chuyện gì xãy ra luôn. hy vọng những người làm công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi hiểu cho tâm lý anh em.
 
Back
Top