TP - Việt Nam có nhiều nông sản xuất khẩu tốp đầu của thế giới, nhưng đời sống phần lớn nông dân còn nghèo. Qua sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”, các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam trong mô hình hợp tác công - tư, nông dân được tham gia vào chuỗi giá trị, nông sản Việt được đưa lên kệ của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Đâu là đường đi, động lực đổi mới ngành nông nghiệp?
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát (thứ 3 từ phải sang) thăm mô hình trồng khoai tây theo hình thức hợp tác công-tư tại Đắk Lắk của Công ty Pepsico.
Tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu
Cách đây vài năm, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp thường niên tại Davos (Thụy Sỹ), một sáng kiến quan trọng được đưa ra lấy tên là “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” với sự tham gia của nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhiều tổ chức phát triển của thế giới. Câu chuyện đặt ra là dân số thế giới hơn 7 tỷ người, trong đó hơn 1 tỷ người trên hành tinh không được tiếp cận đầy đủ với lương thực và cân đối dinh dưỡng. Đây cũng là thách thức lớn của loài người đang đương đầu về nông nghiệp, mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới- biểu tượng của sự liên kết công - tư toàn cầu phải trả lời.
Vào năm 2050, dân số thế giới dự đoán tăng lên 9 tỷ người, theo Ngân hàng Thế giới, để tránh thiếu hụt lương thực, sản lượng lương thực cần tăng 50% so với mức hiện tại. Do vậy, mục tiêu của sáng kiến trên là trong 10 năm tới, cố gắng tăng sản lượng nông nghiệp lên 20%, trong khi giảm 20% tỷ lệ đói nghèo và giảm 20% mức phát thải cácbon. Các doanh nhân hàng đầu của các công ty đa quốc gia như Bunge Ltd, DuPont Ltd, Monsanto, Pepsi, Metro, Nestle, Unilever... đã đưa đến diễn đàn nhiều bài học kinh nghiệm, mô hình phát triển, sáng kiến của hàng ngàn chi nhánh của họ trên khắp thế giới về công nghiệp chế biến, hệ thống phân phối, đồn điền sản xuất, các ngân hàng đầu tư.
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á tổ chức tại TPHCM năm 2010, Việt Nam chính thức tham gia vào sáng kiến trên (đầu tiên là Tanzannia). Để có kế hoạch hành động cụ thể, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã bàn với một số nhà đầu tư, kinh doanh là đối tác của ngành hàng tiêu dùng được tuyển chọn trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhằm hình thành các nhóm công tác liên kết công-tư. Hơn 4 năm qua, Việt Nam đã thành lập 5 nhóm phối hợp, với sự tham gia của 5 tập đoàn đa quốc gia và các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT.
Trong đó, nhóm ngành chè đã xây dựng mô hình cả về phát triển trồng trọt và kỹ thuật chế biến trong chuỗi giá trị ở Phú Thọ, đạt tới 30% nông sản được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn “Rừng mưa”- một tiêu chuẩn bắt buộc đối với chè xuất khẩu trong hệ thống của tập đoàn Unilever. Nhóm công tác cà phê đã tiến hành các nghiên cứu ứng dụng mới thông qua hai mô hình trình diễn ở Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Nhóm rau quả được tập trung triển khai ở Lâm Đồng để thử nghiệm một số giống khoai tây. Nhóm thủy sản đã xây dựng tại Cần Thơ một trung tâm giao dịch, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của tập đoàn Metro. Nhóm ngành hàng chung đã tiến hành thử nghiệm để giới thiệu ngô biến đổi gen, trồng thử nghiệm ở Việt Nam và tiến hành các hoạt động thông tin giới thiệu kỹ thuật mới này cho người sản xuất và tiêu dùng.
Tuy mới đi những bước đầu tiên, nhưng kết quả đạt được từ 5 nhóm công tác, thể hiện sự cam kết và nỗ lực của cả nông dân- doanh nghiệp- nhà nước. Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu nhân rộng các mô hình cho toàn ngành hàng, xây dựng chính sách, cơ chế để thể chế hóa các sáng kiến trên quy mô vùng và quốc gia. Ngoài ra, một nội dung mới xuất hiện là hỗ trợ tài chính cho nông dân thông qua hoạt động tín dụng ở cơ sở, được xem là nhóm thứ 6.
“Gần đây, xu hướng có nhiều doanh nhân sau khi thất bại trên thị trường bất động sản, công nghiệp, dịch vụ như sân golf, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị… chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp. Tôi nghĩ họ đi đúng hướng. Nếu được quan tâm, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, họ sẽ không đơn độc, sẽ tạo làn sóng mới đầu tư vào nông nghiệp, đem lại sức sống mới cho toàn ngành”.
TS Đặng Kim Sơn
Tại các phiên họp về “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam được nêu lên như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Tại đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng kêu gọi, giới doanh nhân cần tích cực và chủ động hơn trong hoạt động đầu tư, tư vấn kỹ thuật và góp ý xây dựng chính sách. Các tập đoàn kinh doanh tạo điều kiện để nông dân tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động sản xuất và phát triển. Có sự hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức phát triển quốc tế trong sự phối hợp giữa nhà nước, DN và nông dân.
Những đề nghị trên đã nhận được sự ủng hộ tích cực, đồng thời được đưa vào nội dung các cuộc họp G8, G20 và chương trình nghị sự của ASEAN. Việt Nam đang có triển vọng thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp, đồng thời mở ra cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.
Động lực đổi mới
Trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam duy trì ở mức tăng trưởng trung bình 3,5%/năm- mức rất cao ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế với khoảng chục mặt có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm…Mức tăng trưởng cao đó tạo động lực lớn, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thế nhưng, động lực cho tăng trưởng đó đến từ đâu? Chúng ta khai hoang nhiều ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, đánh bắt mạnh mẽ các loại thủy hải sản, đặc biệt ở ven bờ; khai thác quy mô rất lớn các tài nguyên rừng, dùng nước cho thủy điện… Toàn bộ tài nguyên đó, cùng với lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe, rẻ của Việt Nam, góp phần tạo nên tăng trưởng.
Tuy nhiên, đằng sau mô hình tăng trưởng nhờ tài nguyên đó, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều tồn tại, kìm hãm sự phát triển, cơ hội đột phá. Thực tế, mảnh đất mà nông dân Việt Nam quản lý, có lẽ thuộc loại quy mô nhỏ nhất và manh mún nhất trên thế giới. Đây là yếu tố cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn.
Phần lớn nông sản dành cho xuất khẩu, nhưng còn xuất thô, giá thị thấp, chưa gắn với thị trường. Nông dân thường trực với nỗi lo điệp khúc “được mùa mất giá”, hay “trồng-chặt”. Trong khi người tiêu dùng luôn băn khoăn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và độ đồng đều của nông sản.
Nông dân muốn tìm việc làm, tăng thu nhập phải rời quê hương lên thành phố, vào các khu công nghiệp. Phần lớn trong số họ làm những việc “phi chính thức”, không được ký hợp đồng dài hạn, không đóng bảo hiểm, không đóng thuế, nhiều rủi ro, lương thấp. So với người “làm nông”, những nghề “phi nông” như đi làm xe ôm, làm thợ xây dựng, giúp việc nhà… thu nhập cao hơn. Nhưng đó không phải ngành nghề ổn định dài hạn, không thể tạo ra cuộc sống và một tổ chức xã hội mới, giúp nông thôn chuyển sang đô thị hóa một cách hiệu quả.
Việt Nam cần thay đổi về mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp. Động lực trong tương lai là phải chuyển hẳn từ tài nguyên sang trí tuệ, chuyển từ vật tư, tài sản sẵn có như đất, nước, rừng, biển sang khai thác tài nguyên quan trọng nhất là con người. Để làm được điều đó, chúng ta phải tập trung phát triển rất mạnh về KHCN, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến thể chế bao gồm cả về tổ chức lẫn cơ chế để tạo động lực mới cho cán bộ, người dân, doanh nhân, là việc không chỉ làm trong 1-2 năm, hay trong 3-5 năm mà là phải tiến hành trong hàng chục năm.
Trong cuộc tái cơ cấu đó, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam không thể phát triển nếu DN không đầu tư về nông thôn. Tới 70% dân số cả nước sống ở nông thôn sẽ không có cơ hội hưởng thụ và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế chung nếu chỉ quẩn quanh trong nghề nông và thiếu gắn kết với thị trường.
Tuy nhiên, với con số 5-7% DN Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp, chỉ 1-3% vốn đầu tư nước ngoài rót vào lĩnh vực này, có lẽ là con số quá khiêm tốn. Vướng mắc chính nằm ở đâu? Đó là hạ tầng chia cắt, điện phập phù, vật tư phải phụ thuộc nhập khẩu, tắc ở vốn vay, lãi suất… đã làm nhiều DN nông nghiệp nản lòng thời gian qua. Tình trạng này thật phi lý khi tiềm năng chính của Việt Nam là nông nghiệp.
Trong khi người nông dân, người sản xuất, kinh doanh nhỏ làm thành công thì những nhà kinh doanh lớn có điều kiện, năng lực, vốn lại không thể xuống nông thôn tiếp sức với nông dân, phát huy tài nguyên của đất nước. Rõ ràng, còn nhiều việc để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp. Và ngược lại, khi con đường ấy đã mở ra, không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà cả các tập đoàn xuyên quốc gia, tình hình sẽ thay đổi mang tính đột phá cho vận hội Việt Nam.
Theo báo tienphong.vn
Tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu
Cách đây vài năm, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới họp thường niên tại Davos (Thụy Sỹ), một sáng kiến quan trọng được đưa ra lấy tên là “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” với sự tham gia của nhiều tập đoàn đa quốc gia và nhiều tổ chức phát triển của thế giới. Câu chuyện đặt ra là dân số thế giới hơn 7 tỷ người, trong đó hơn 1 tỷ người trên hành tinh không được tiếp cận đầy đủ với lương thực và cân đối dinh dưỡng. Đây cũng là thách thức lớn của loài người đang đương đầu về nông nghiệp, mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới- biểu tượng của sự liên kết công - tư toàn cầu phải trả lời.
Vào năm 2050, dân số thế giới dự đoán tăng lên 9 tỷ người, theo Ngân hàng Thế giới, để tránh thiếu hụt lương thực, sản lượng lương thực cần tăng 50% so với mức hiện tại. Do vậy, mục tiêu của sáng kiến trên là trong 10 năm tới, cố gắng tăng sản lượng nông nghiệp lên 20%, trong khi giảm 20% tỷ lệ đói nghèo và giảm 20% mức phát thải cácbon. Các doanh nhân hàng đầu của các công ty đa quốc gia như Bunge Ltd, DuPont Ltd, Monsanto, Pepsi, Metro, Nestle, Unilever... đã đưa đến diễn đàn nhiều bài học kinh nghiệm, mô hình phát triển, sáng kiến của hàng ngàn chi nhánh của họ trên khắp thế giới về công nghiệp chế biến, hệ thống phân phối, đồn điền sản xuất, các ngân hàng đầu tư.
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á tổ chức tại TPHCM năm 2010, Việt Nam chính thức tham gia vào sáng kiến trên (đầu tiên là Tanzannia). Để có kế hoạch hành động cụ thể, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã bàn với một số nhà đầu tư, kinh doanh là đối tác của ngành hàng tiêu dùng được tuyển chọn trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhằm hình thành các nhóm công tác liên kết công-tư. Hơn 4 năm qua, Việt Nam đã thành lập 5 nhóm phối hợp, với sự tham gia của 5 tập đoàn đa quốc gia và các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT.
Trong đó, nhóm ngành chè đã xây dựng mô hình cả về phát triển trồng trọt và kỹ thuật chế biến trong chuỗi giá trị ở Phú Thọ, đạt tới 30% nông sản được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn “Rừng mưa”- một tiêu chuẩn bắt buộc đối với chè xuất khẩu trong hệ thống của tập đoàn Unilever. Nhóm công tác cà phê đã tiến hành các nghiên cứu ứng dụng mới thông qua hai mô hình trình diễn ở Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Nhóm rau quả được tập trung triển khai ở Lâm Đồng để thử nghiệm một số giống khoai tây. Nhóm thủy sản đã xây dựng tại Cần Thơ một trung tâm giao dịch, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của tập đoàn Metro. Nhóm ngành hàng chung đã tiến hành thử nghiệm để giới thiệu ngô biến đổi gen, trồng thử nghiệm ở Việt Nam và tiến hành các hoạt động thông tin giới thiệu kỹ thuật mới này cho người sản xuất và tiêu dùng.
Tuy mới đi những bước đầu tiên, nhưng kết quả đạt được từ 5 nhóm công tác, thể hiện sự cam kết và nỗ lực của cả nông dân- doanh nghiệp- nhà nước. Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu nhân rộng các mô hình cho toàn ngành hàng, xây dựng chính sách, cơ chế để thể chế hóa các sáng kiến trên quy mô vùng và quốc gia. Ngoài ra, một nội dung mới xuất hiện là hỗ trợ tài chính cho nông dân thông qua hoạt động tín dụng ở cơ sở, được xem là nhóm thứ 6.
“Gần đây, xu hướng có nhiều doanh nhân sau khi thất bại trên thị trường bất động sản, công nghiệp, dịch vụ như sân golf, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị… chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp. Tôi nghĩ họ đi đúng hướng. Nếu được quan tâm, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, họ sẽ không đơn độc, sẽ tạo làn sóng mới đầu tư vào nông nghiệp, đem lại sức sống mới cho toàn ngành”.
TS Đặng Kim Sơn
Tại các phiên họp về “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam được nêu lên như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Tại đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng kêu gọi, giới doanh nhân cần tích cực và chủ động hơn trong hoạt động đầu tư, tư vấn kỹ thuật và góp ý xây dựng chính sách. Các tập đoàn kinh doanh tạo điều kiện để nông dân tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động sản xuất và phát triển. Có sự hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức phát triển quốc tế trong sự phối hợp giữa nhà nước, DN và nông dân.
Những đề nghị trên đã nhận được sự ủng hộ tích cực, đồng thời được đưa vào nội dung các cuộc họp G8, G20 và chương trình nghị sự của ASEAN. Việt Nam đang có triển vọng thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp, đồng thời mở ra cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.
Động lực đổi mới
Trong gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam duy trì ở mức tăng trưởng trung bình 3,5%/năm- mức rất cao ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế với khoảng chục mặt có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm…Mức tăng trưởng cao đó tạo động lực lớn, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thế nhưng, động lực cho tăng trưởng đó đến từ đâu? Chúng ta khai hoang nhiều ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, đánh bắt mạnh mẽ các loại thủy hải sản, đặc biệt ở ven bờ; khai thác quy mô rất lớn các tài nguyên rừng, dùng nước cho thủy điện… Toàn bộ tài nguyên đó, cùng với lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe, rẻ của Việt Nam, góp phần tạo nên tăng trưởng.
Tuy nhiên, đằng sau mô hình tăng trưởng nhờ tài nguyên đó, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều tồn tại, kìm hãm sự phát triển, cơ hội đột phá. Thực tế, mảnh đất mà nông dân Việt Nam quản lý, có lẽ thuộc loại quy mô nhỏ nhất và manh mún nhất trên thế giới. Đây là yếu tố cản trở việc áp dụng cơ giới hóa, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn.
Phần lớn nông sản dành cho xuất khẩu, nhưng còn xuất thô, giá thị thấp, chưa gắn với thị trường. Nông dân thường trực với nỗi lo điệp khúc “được mùa mất giá”, hay “trồng-chặt”. Trong khi người tiêu dùng luôn băn khoăn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và độ đồng đều của nông sản.
Nông dân muốn tìm việc làm, tăng thu nhập phải rời quê hương lên thành phố, vào các khu công nghiệp. Phần lớn trong số họ làm những việc “phi chính thức”, không được ký hợp đồng dài hạn, không đóng bảo hiểm, không đóng thuế, nhiều rủi ro, lương thấp. So với người “làm nông”, những nghề “phi nông” như đi làm xe ôm, làm thợ xây dựng, giúp việc nhà… thu nhập cao hơn. Nhưng đó không phải ngành nghề ổn định dài hạn, không thể tạo ra cuộc sống và một tổ chức xã hội mới, giúp nông thôn chuyển sang đô thị hóa một cách hiệu quả.
Việt Nam cần thay đổi về mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp. Động lực trong tương lai là phải chuyển hẳn từ tài nguyên sang trí tuệ, chuyển từ vật tư, tài sản sẵn có như đất, nước, rừng, biển sang khai thác tài nguyên quan trọng nhất là con người. Để làm được điều đó, chúng ta phải tập trung phát triển rất mạnh về KHCN, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến thể chế bao gồm cả về tổ chức lẫn cơ chế để tạo động lực mới cho cán bộ, người dân, doanh nhân, là việc không chỉ làm trong 1-2 năm, hay trong 3-5 năm mà là phải tiến hành trong hàng chục năm.
Trong cuộc tái cơ cấu đó, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam không thể phát triển nếu DN không đầu tư về nông thôn. Tới 70% dân số cả nước sống ở nông thôn sẽ không có cơ hội hưởng thụ và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế chung nếu chỉ quẩn quanh trong nghề nông và thiếu gắn kết với thị trường.
Tuy nhiên, với con số 5-7% DN Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp, chỉ 1-3% vốn đầu tư nước ngoài rót vào lĩnh vực này, có lẽ là con số quá khiêm tốn. Vướng mắc chính nằm ở đâu? Đó là hạ tầng chia cắt, điện phập phù, vật tư phải phụ thuộc nhập khẩu, tắc ở vốn vay, lãi suất… đã làm nhiều DN nông nghiệp nản lòng thời gian qua. Tình trạng này thật phi lý khi tiềm năng chính của Việt Nam là nông nghiệp.
Trong khi người nông dân, người sản xuất, kinh doanh nhỏ làm thành công thì những nhà kinh doanh lớn có điều kiện, năng lực, vốn lại không thể xuống nông thôn tiếp sức với nông dân, phát huy tài nguyên của đất nước. Rõ ràng, còn nhiều việc để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp. Và ngược lại, khi con đường ấy đã mở ra, không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà cả các tập đoàn xuyên quốc gia, tình hình sẽ thay đổi mang tính đột phá cho vận hội Việt Nam.
Theo báo tienphong.vn