Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 
Last edited:
Trồng 3.000m2 bưởi da xanh và 2.000m2 cam xoàn đi bạn. Mình cũng đang trồng 5.500m2 tương tự vậy. Nhớ đúng giống, có thể xen thêm cây ngắn ngày để tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.
Mình định trồng bưởi da xanh nhưng lo lắng khâu chọn giống. Mình mong bạn tư vấn dùm. Chân thành cảm ơn!
 
Chào các thành viên diễn đàn Agriviet, mình theo dõi topic lâu rồi, rất ấn tượng những bài hay hữu ích, và đúng với chủ đề "
Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt."của chú Việt đã khởi sướng. Mình và các ace, các chú ,các bác chia sẽ cho nhau những kinh nghiệm thực tiễn và cùng làm giàu trên chính quê hương của mình và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị trong nước và xuất khẩu.
 
Mình định trồng bưởi da xanh nhưng lo lắng khâu chọn giống. Mình mong bạn tư vấn dùm. Chân thành cảm ơn!
Bạn định trồng nhiều không? Hiện giờ mình có quen một số nhà vườn bán nhánh. Nếu cần thì mình liên hệ lại. Những chỗ này bạn vô tận vườn cắt nên yên tâm hơn!
Còn 1 ông nông dân định cho bó nhánh với số lượng 1.000 nhánh trở lên (giống ngon nhưng tỉa bớt cho sầu riêng phát triển)
 
Bạn định trồng nhiều không? Hiện giờ mình có quen một số nhà vườn bán nhánh. Nếu cần thì mình liên hệ lại. Những chỗ này bạn vô tận vườn cắt nên yên tâm hơn!
Còn 1 ông nông dân định cho bó nhánh với số lượng 1.000 nhánh trở lên (giống ngon nhưng tỉa bớt cho sầu riêng phát triển)
Cảm ơn bạn nha! Giữa cây ghép và cây chiết thì loai nào trồng tốt hơn.
 
Cảm ơn bạn nha! Giữa cây ghép và cây chiết thì loai nào trồng tốt hơn.
Không có cây nào tốt hơn cây nào, mà cần cứ vào đặc điểm đất đai mà lựa chọn cây phù hợp.
Cây ghép rễ cọc ăn sâu phù hợp đất đồi khô hạn, trong khi cây ghép rễ cám rất nhiều lại phù hợp với đất đồng bằng phì nhiêu nhưng tầng canh tác ít.
Chuyên sâu hơn về kỹ thuật ra hoa, đậu trái non, neo trái thì không có công thức chung, không có lập trình.
Nhưng tôi có thể khái lược, cây ghép khó ra hoa nhưng lại dễ đậu trái, trái nhanh lớn, năng suất cao, nhưng cũng đồng thời dễ nhiễm bệnh, xỉu, thối rễ.
Và trong một điều kiện cụ thể thì cũng có thể trái lại chậm lớn hơn.
 
Không có cây nào tốt hơn cây nào, mà cần cứ vào đặc điểm đất đai mà lựa chọn cây phù hợp.
Cây ghép rễ cọc ăn sâu phù hợp đất đồi khô hạn, trong khi cây ghép rễ cám rất nhiều lại phù hợp với đất đồng bằng phì nhiêu nhưng tầng canh tác ít.
Chuyên sâu hơn về kỹ thuật ra hoa, đậu trái non, neo trái thì không có công thức chung, không có lập trình.
Nhưng tôi có thể khái lược, cây ghép khó ra hoa nhưng lại dễ đậu trái, trái nhanh lớn, năng suất cao, nhưng cũng đồng thời dễ nhiễm bệnh, xỉu, thối rễ.
Và trong một điều kiện cụ thể thì cũng có thể trái lại chậm lớn hơn.
Cảm ơn anh đã chia sẽ. Em chỉ lo mua nhầm giống cây ghép không chất lượng phẩm chất trái không đạt.
 
Cảm ơn bạn nha! Giữa cây ghép và cây chiết thì loai nào trồng tốt hơn.
Mình cũng nghĩ như anh Việt, tùy thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên. Giống tất nhiên là yếu tố ưu tiên hàng đầu, nên cần phải lựa chọn kỹ, phải là da xanh ruột hồng. Có nhiều yếu tố nên mình cũng ngại mua giống bên ngoài. Nếu là cây ghép, bạn cần phải xem gốc ghép là gốc gì? bo ghép lấy ở đâu? Đa số do nhu cầu thị trường và lợi nhuận trước mắt nên thường gốc ghép là hạt của những trái bị rụng, bo của những cây già yếu, bệnh tật (cây đang xanh tốt, mình nghĩ ít ai bán bo lắm). Nếu bạn ở vùng đất cao, mình nghĩ bạn nên trồng cây ghép, cố gắng tự tạo ra cây giống cho mình cho chắc ăn.
Còn nếu bạn ở vùng thấp, đồng bằng, nước đủ thì chắc hẳn phải trồng bưởi nhánh rồi. Nếu bạn trồng nhánh, cũng phải chọn vườn theo tiêu chí "đúng giống". Lên mô ít nhất 5 tất, mực bờ cách mực nước trung bình là 5 tất với năm đầu tiên... Khâu quan trọng nhất mình nghĩ là giai đoạn chuẩn bị, trước khi xuống giống.
Do mình ở Bến Tre nên kỹ thuật của mình chủ yếu là ở điều kiện đồng bằng, góp ý cùng bạn! Có gì bạn cứ trao đổi thêm!
 
Cám ơn bạn đã chia sẽ. Đất mình định trồng là đất ruộng. Vùng đất mình mùa mưa có năm ngập vài ngày , có năm không ngập. Vì vậy mình nghĩ trồng cây chiết tốt hơn. Bạn cho mình hỏi Khoảng cách trồng thường là nhiu?
 
Cám ơn bạn đã chia sẽ. Đất mình định trồng là đất ruộng. Vùng đất mình mùa mưa có năm ngập vài ngày , có năm không ngập. Vì vậy mình nghĩ trồng cây chiết tốt hơn. Bạn cho mình hỏi Khoảng cách trồng thường là nhiu?
Đất ruộng thì bạn phải xem yếu tố phèn nhe, cái này quan trọng. Trung vi lượng khó hoạt động khi độ pH thấp, rễ cũng vậy. Nên đòi hỏi khâu xử lý đất phải kỹ lưỡng, phân chuồng nhiều, xử lý, vôi, lân... đến khi bạn thấy đất ổn hãy xuống giống...
Về khoảng cách, cũng tùy theo mục đích và định hướng khai thác. Mình trồng 5m x 5m, định hướng 3-4 năm cho trái chiến. Cây có múi ở đồng bằng sợ nhất là nước nên mình nghĩ, nếu đất của bạn bị lèn (không thoáng, khó rút nước) thì bạn nên quản lý nước ra vào cho khéo.
Mình ở Giồng Trôm, Bến Tre. Có dịp bạn ghé, mình hướng dẫn thêm!
 
Thích thì bấm nút like được rồi, nói ra chi, tưởng bê đê:D
Hiii! Chú vui tính quá.
Bởi mê lên mới thicks mà.thực tế thì "yêu" lên mới thích đấy a!
Nhân tiện cháu cũng chia xẻ với các chú .cháu ở Hải Dương.Quê hương nơi cháu ở chỉ tròng lúa.Ruộng lương thì manh mún mỗi thửa một nơi.lên câu chuyện làm giàu từ nông nghiệp thật khó.
Cháu là thợ sc máy đang làm cho doanh nghiệp.đồng lương cũng chỉ đủ chi tiêu không có dư ...
Thực ra cháu là người hướng nông.nhưng nói về cây lúa thôi thì ổn.còn cây ăn quả chỉ mới đây.
Năm 2008 cháu có xuống Phụng Công-Hưng Yên thấy người ta làm hoa và cây cảnh,Cam,chanh mê quá lên mua rất nhiều cây phôi về để học tạo thế .sanh 25.000/gốc 3 tuổi.Chơi loại này vì vườn có 300m2 .Ham vì người ta chỉ làm nông nghiệp mà nhà nào cũng rất giàu.Còn quê mình thì bà con bỏ vườn ko.chỉ có vài cây tạp,Bị bạn bè người thân cho là dở hơi mang củi về nhà:'Cũng phải toàn gốc cây mà"..Nhưng cuối năm đó tự nhiên giá cây lên vù vù gốc cây tự dưng lên tới cả vài ba triệu.Cũng ko có nhiều tiền đầu tư lên cháu chỉ thu gọi là có lời.Đầu tư chân chính ko chạy theo thị trường lên ko đến mức bán đất như các đại gia.Điều cháu muốn làm là tạo ra sản phẩm.......lên chủ yếu là học nghệ,chính vì vậy mà tay nghề tạo dáng cũng khá khá...Đến với cây ăn quả cũng chỉ là đam mê vì cháu nghĩ kết hợp làm cây cảnh từ cây ăn quả xẽ có nhiều cái lợi.........
Năm 2012 cháu đàu tư mua 700 cây cam vinh và 300 cây cam đường canh trồng trên dt 3600m2.người ta mua giống có 6.000 thì cháu mua 16.000.Vì khởi nghiệp cần trả học phí mà.Nhưng cháu không nghĩ là đắt vì mình cần phải có một nơi đặt niềm tin và còn phải bái sư học dài dài.3 năm đầu tư hết 170.000.000 tiền mỗi tháng bỏ vô vườn từ tiền lương tiết kiệm.Năm rồi cháu thu vụ đầu tiên cháu chỉ mong hòa vốn là được.Vì cháu làm gì cũng với khẩu hiệu chỉ hòa ko lỗ là tốt rồi,Ko may mất trắng cũng bằng lòng.Nhờ trời lên vụ rồi cháu được 7 tấn cam vinh,cam đường canh thu quả không đáng kể tổng thu đạt 300.000.000.
Nhưng quá trình làm cây cháu thấy có nhiều điều mà mình chưa thực sự làm chủ.đó là thời kỳ nào thì chăm sóc cây thế nào.Cách sử dụng phân bón ,thuốc BVTV ra sao có quá nhiều điều mà mình ko có câu trả lời .....
Còn google chỉ là kiến thức căn bản. người viết bài chỉ để bán phân bón thuốc trừ sâu lên kỹ thuật trồng chăm sóc chỉ qua loa đại khái...
Từ khi tham gia diễn đàn được đọc nhưng dòng chia xẻ của bác Tiến" Chủ đề làm hệ thống tưới dễ như tinh" và Của chú Leviet trong chủ đề này Cháu mới có những định hình rõ rệt cho mình...về cách làm giàu từ nông nghiệp
cũng nói thêm có rất nhiều điểm tương đồng với chú leviet về suy nghĩ.cảm thấy thich thú vô cùng như gặp được chi kỷ vậy.
chỉ khác là cách làm thì còn phải học hỏi các chú bác dài dài......
Cháu lan man quá.Cũng vì tâm tư bị dồn lén các bác thông cảm! Hi vọng những chia xẻ chân thành nhận được sự chỉ dạy của các cao nhân.....
Chúc các bác làm giàu!& cùng giúp bà con làm giàu!
Commen: Bac jerrychuot ko được cười nũa nhé......
Cháu chưa đọc hết lên chưa có câu hỏi nào cả nhưng xong rồi xẽ có nhiều mong cả nhà giúp đỡ ạ!
 
Chào chú Việt ! Nhà có mấy cây mận bi vàng lá thối rể (do đổ phân hầm biogaz gặp mưa dầm).giờ định dùng hợp trí ssupper humic phun lá+ tuới gốc để kích rẽ trở lại ko biết có dc ko mong chú huớng dẫn thêm!
 
Chào chú Việt ! Nhà có mấy cây mận bi vàng lá thối rể (do đổ phân hầm biogaz gặp mưa dầm).giờ định dùng hợp trí ssupper humic phun lá+ tuới gốc để kích rẽ trở lại ko biết có dc ko mong chú huớng dẫn thêm!
Trường hợp này tác nhận gây thối rễ là vi khuẩn kỵ khí rồi.
Trước hết dùng Cu diệt hết nấm và vi khuẩn, sau đó cấy vi sinh lại, rồi mới kích rễ.
Trường hợp này trước đây chứ có gặp có một số nhà vườn thiệt hại vườn vú sữa cỗ thụ trên 30 năm tuổi do phân heo biogas.
 
chào bạn
tôi có trồng vài chục cây chanh không hạt đả ra hoa 3 lần rồi
hoa rất đẹp ra trắng hết cả cây, nhưng rất buồn là rụng hoa và quả non vừa tượng
chỉ đậu lèo tèo vài ba quả
vậy yếu tố nào ảnh hưởng như vậy ?
bạn có thể chỉ cho cách khắc phục và chăm bón ra sao nhé
cám ơn bạn trước
 
Back
Top