Giá trái cây giảm thê thảm

được trong nước



Ông Võ Văn Rô (ngụ xã Hòa An, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết gia đình ông canh tác 10 công xoài cát chu, hiện đang thu hoạch rộ nhưng thương lái chỉ mua với giá 7.000 đồng/kg. Trong khi cách đây một tháng, thương lái đến tận vườn mua với giá 15.000 đồng/kg.

Sẽ còn giảm nữa

Ông Trương Văn Đời (ngụ xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) trồng hơn 1.000 gốc thanh long ruột đỏ nhưng 2 tháng nay, giá cứ lên xuống thất thường. “Mỗi lần thương lái lại vườn là tôi lo lắng vì giá thanh long ruột đỏ “lên ít xuống nhiều”. Có lúc họ mua 60.000 đồng/kg, khi thì 40.000 đồng/kg, lúc chỉ còn 15.000 đồng/kg. Dự báo giá thanh long còn giảm nữa khi nhiều nơi đồng loạt thu hoạch rộ các loại trái cây từ tháng 5 trở đi” - ông Đời lo lắng.

12-chot-1430663173455.jpg
Vào mùa thu hoạch rộ là trái cây ở ĐBSCL liên tục rớt giá Ảnh: CA LINH
Chua chát nhất là người trồng ổi, hiện giá ổi bán tại vườn chỉ từ 3.000-4.000 đồng/kg. Mang 2 giỏ ổi không hạt ra chợ Trà Ôn bán, bà Bùi Thị Năm (ngụ xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) buồn rầu: “Năm nay, vườn ổi trúng mùa nhưng ngặt nổi nhà ai cũng thu hoạch nên giá bán chỉ 10.000 đồng/3 kg mà chẳng ai mua”.

Trong khi đó, nhiều loại trái cây đã được cấp chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) với mục tiêu hướng tới thị trường xuất khẩu nhưng chỉ bán được trong nước. Ông Trần Văn Tây, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã (HTX) Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, than: “Tháng 10-2014, khách hàng Nga đặt mua 200 tấn bưởi/tháng với giá 26.000 đồng/kg nhưng HTX phải từ chối vì không đủ số lượng giao. Với hơn 26 ha bưởi, mỗi vụ chỉ thu hoạch vài chục tấn nên HTX không dám ký hợp đồng với đối tác, sợ không có hàng giao thì phải đền”. HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa hình thành đã gần 9 năm nhưng luôn trong tình trạng thiếu vốn, trình độ xã viên còn yếu… “Hơn 1 năm nay, bưởi đạt chứng nhận GlobalGAP chỉ bán trong nước” - ông Tây ngậm ngùi.

Trung gian hưởng lợi

Chiều muộn, chợ tự phát trên đường Trang Tử (quận 5, TP HCM) đoạn bên hông bến xe Chợ Lớn tấp nập người. Thấy chúng tôi dừng xe, chị bán trái cây đon đả mời: “Mua trái cây đi em, đang rộ mùa nên rẻ, “bao” ngon. Ổi 10.000 đồng/kg, xoài cát chu 20.000 đồng/kg, dưa lê 9.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 45.000 đồng/kg…”.

Tại chợ đầu mối Bình Điền, giá bán lẻ dưa hấu từ 5.000-6.000 đồng/kg, bưởi Năm Roi 20.000-25.000 đồng/kg, xoài cát chu 15.000-20.000 đồng/kg (tùy trọng lượng), ổi 6.000-7.000 đồng/kg, bưởi da xanh 55.000-65.000 đồng/kg… Theo một tiểu thương ở chợ Bình Điền, hiện một số loại trái cây đang rộ mùa nên giá rất rẻ. Tuy nhiên, xoài cát Hòa Lộc thất mùa, bưởi, cam nghịch mùa nên giá bán vẫn cao.

Trong các siêu thị, giá bán hầu hết mặt hàng trái cây tương đương giá chợ, riêng một số trái cây đặc sản như bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc có mức chênh lệch khá cao: ổi 10.000-11.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 55.000-58.000 đồng/kg, bưởi da xanh (loại đẹp, bao lưới) 76.000-79.900 đồng/kg, bưởi năm roi 34.900-38.000 đồng/kg.

Giải thích lý do giá một số loại trái cây - đặc biệt là các loại đặc sản như bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng… - bán ở siêu thị cao hơn giá thị trường, các siêu thị cho rằng trái cây vào siêu thị phải đạt tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), GlobalGAP, được lựa chọn khá đồng đều về mẫu mã, trọng lượng và “cõng” thêm các chi phí vận chuyển, thuế, chi phí bán hàng cùng phần lợi nhuận của nhà bán lẻ.

Điệp khúc nông sản, trái cây được mùa - rớt giá lặp đi lặp lại nhiều năm nay và ngày càng trầm trọng hơn. Trong khi đó, giá trái cây, nông sản từ nhà vườn đến bàn ăn của người tiêu dùng có khoảng chênh lệch giá không nhỏ. Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, nguyên nhân chính là do trái cây, nông sản qua quá nhiều khâu trung gian trước khi được bán cho người tiêu dùng. GS-TS Võ Tòng Xuân lấy ví dụ: Ở Thái Lan, giá bán 1 kg đường khoảng 7.500 đồng, qua biên giới Tây Nam của Việt Nam tăng lên 8.500 đồng/kg do chỉ tốn tiền vận chuyển. Trong khi đó, cũng 1 kg đường đó, tại siêu thị Thái Lan bán đến 22.000/kg vì qua nhiều khâu và chịu nhiều khoản thuế, phí. Càng qua ít trung gian thì chi phí càng giảm, chênh lệch giá càng ít. Mặt hàng trái cây cũng vậy.

Bài toán đầu ra: Vẫn không lời giải

Theo thống kê ở một số địa phương vùng ĐBSCL, nếu trái cây được giá và ổn định thì thu nhập hằng năm của người trồng sầu riêng Ri 6 đạt khoảng 600 triệu đồng/ha; thanh long 300-500 triệu đồng/ha; măng cụt khoảng 400 triệu đồng/ha; chôm chôm 600-800 triệu đồng/ha; bưởi da xanh khoảng 700 triệu đồng/ha; xoài 500 triệu đồng/ha… cao gấp nhiều lần trồng lúa. Thực tế, rất nhiều nhà vườn làm giàu nhờ cây ăn trái. “Vấn đề là tổ chức sản xuất bài bản, đẩy mạnh mô hình liên kết, tính toán rải vụ hợp lý, ứng dụng công nghệ cao, đa dạng về giống; tính toán giảm chi phí giá thành, tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia cho cây ăn trái” - một lãnh đạo của tỉnh Đồng Tháp nói.

TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri), phân tích: “Nhiều nơi nông dân còn sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, chạy theo phong trào nên chất lượng và mẫu mã không đẹp, chi phí cao. Thấy cây nào có lợi nhuận cao thì thi nhau trồng dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó là số lượng bao tiêu mặt hàng trái cây còn khiêm tốn”. Với những mô hình làm VietGAP thì chỉ vài chục hecta, sản lượng không nhiều và không liên tục trong năm. Ông Hòa cho rằng Việt Nam có sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giá thấp hơn so với GlobalGAP nhưng quy trình làm không khác nhiều nên nhà vườn có thể thực hiện. Sofri đang cùng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Trường ĐH Cần Thơ thực hiện đề án liên kết vùng để có nhiều sản phẩm giúp nhà vườn phát triển bền vững.

GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng để bán được giá tốt, trước hết nông dân phải thay đổi thói quen sản xuất: từ bỏ cách trồng trọt theo phong trào. Nếu thích gì trồng nấy, không đầu tư cho chất lượng cây trồng thì sẽ phụ thuộc vào thương lái và bị ép giá. Thay vào đó, nhà vườn nên tham gia vào các HTX nông nghiệp, các hội nông dân sản xuất… để được hướng dẫn sản xuất theo kỹ thuật cao và có cơ hội bán hàng trực tiếp cho các nhà phân phối, bảo đảm đầu ra, giá cả.

“Ở các nước phát triển như Pháp, Nhật…, nhà nước đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường, các hội sản xuất sẽ ngồi lại với nhau để tính toán mức cung nhằm có kế hoạch sản xuất đủ theo nhu cầu thị trường nên không có tình trạng sản xuất dư thừa, mất giá. Việt Nam cũng có thể làm được nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đưa ra được dự báo chính xác và có định hướng hỗ trợ nông dân từ cây giống đến canh tác, bảo quản sau thu hoạch” - GS-TS Võ Tòng Xuân cho biết.

Nhiều HTX thoi thóp

Khoảng 3 năm trở lại đây, HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa liên tục thay đổi lãnh đạo vì nội bộ lủng củng. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu vốn và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP làm nhiều xã viên ngán ngẩm. Ông Trần Văn Tây phân trần: “HTX được cấp chứng nhận GlobalGAP lần 2 vào ngày 28-2-2014. Đến nay đã hết hạn 2 tháng, để làm lại chứng nhận thì cần phải có 4.000 USD nhưng hiện các xã viên đang thiếu vốn”.

Tương tự, 16 xã viên tại HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cũng không chịu được yêu cầu khắt khe của chứng nhận GlobalGAP nên đã rút khỏi HTX.

Vấn đề không mới nhưng…

Thời gian qua, các hệ thống bán lẻ tham gia tích cực vào việc “giải cứu” mặt hàng trái cây, nông sản; giúp nông dân tiêu thụ với giá bảo đảm có lãi và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá tốt nhất. Tuy nhiên, theo ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), đây chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết phần ngọn vấn đề.

12-box-1430663249152.jpg
Để có mặt trong siêu thị, trái cây phải đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP và được lựa chọn khá đồng đều về mẫu mã, trọng lượng Ảnh: TẤN THẠNH
Để hạn chế tình trạng sản xuất tràn lan, cung vượt cầu gây ùn ứ, rớt giá và bảo vệ quyền lợi người trồng thì nhà nước phải nghiên cứu được các thông tin về năng lực sản xuất, cung ứng, tiêu thụ của thị trường để cảnh báo cho nông dân, doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến sau thu hoạch. Song song đó, cần mở rộng kênh tiêu thụ thông qua xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. “Đây không phải vấn đề mới, cơ quan chức năng biết rất rõ nhưng quan trọng có bắt tay vào thay đổi thực trạng này hay không” - ông Võ Hoàng Anh nhấn mạnh. T.Nhân

CA LINH - THANH NHÂN
 
Ngày hôm kia đứt ruột móc ra 200k cho 2,2kg sầu riềng.Có đắt quá không ta?
 
Ngày hôm kia đứt ruột móc ra 200k cho 2,2kg sầu riềng.Có đắt quá không ta?
đắt, nhưng quan trọng là you ăn có sướng miệng ko ?Mình trồng sầu riêng nhưng bán cho lái có 35000đ/kg ah.tính ra 1kg you mua giá 90000đ.đúng là phi thương bất phú
Báo viết cũng boom thật.1ha sầu riêng đòi ăn 600tr.vãi đái.cả 1ha chôm chôm 700tr.các giá bài báo đưa toàn là ảo tưởng,chắc chỉ có mấy vườn kiểu mẫu may ra chứ nông dân thật khó đạt được lợi nhuận như báo đăng
 
Theo thống kê ở một số địa phương vùng ĐBSCL, nếu trái cây được giá và ổn định thì thu nhập hằng năm của người trồng sầu riêng Ri 6 đạt khoảng 600 triệu đồng/ha; thanh long 300-500 triệu đồng/ha; măng cụt khoảng 400 triệu đồng/ha; chôm chôm 600-800 triệu đồng/ha; bưởi da xanh khoảng 700 triệu đồng/ha; xoài 500 triệu đồng/ha… cao gấp nhiều lần trồng lúa.
Số liệu này đâu ra mà hay quá vậy trời, nhưng ko biết tính chính xác nó nằm ở chổ nào nữa.
Anh em vào phân tích cụ thể để thấy được rỏ ràng số liệu này làm căn cứ cho những số liệu lần sau mà còn nói chuyện tiếp.
 
Thị trường hàng nông sản trên thế giới đang phát triển theo 02 xu hướng chính:

1. Bán hàng số lượng lớn với giá rẻ: Cách này dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng bình dân có thu nhập thấp hoặc trung bình.

2. Bán hàng với giá cao kèm theo chất lượng và thương hiệu: Cách này thường tiếp cận với những khách hàng có thu nhập khá và cao.

Tuy nhiên, cả hai xu hướng này hiện nay ngành nông sản Việt đều không làm được một cách có hiệu quả.

Với cách 01, đòi hỏi phải giảm giá thành tối đa các khâu trung gian (bao gồm: vận chuyển, môi giới, bán sang tay...) thì mới mong người sản xuất có lãi và người tiêu dùng có được mức giá hợp lý.

Với cách thứ 02, đòi hỏi phải xây dựng thương hiệu, kiểm soát chất lượng, bao gồm: chế biến các hàng nông sản thành các mặt hàng tiêu dùng khác cũng như quan tâm tới việc đóng gói, bảo quản, nhận diện mẫu mã và nguồn gốc. Cách này đòi hỏi thời gian, tuy nhiên có thể giúp nâng tầm hàng Việt trong thị trường quốc tế.

Thiết nghĩ với tình hình hiện nay, thì Việt Nam cần phải tranh thủ thực hiện tốt cả hai xu hướng này. Đồng thời kết hợp với nhiều giải pháp khác như: phân tích và dự đoán thị trường, quản lý các kênh phân phối, đổi mới công nghệ sản xuất và bảo quản hàng hóa...Từ đó mới mong có được sự thay đổi thiết thực cho ngành nông nghiệp.

Phương
http://agriviet.com/threads/ban-cay-kim-giao.106485/
 
Last edited by a moderator:
Theo thống kê ở một số địa phương vùng ĐBSCL, nếu trái cây được giá và ổn định thì thu nhập hằng năm của người trồng sầu riêng Ri 6 đạt khoảng 600 triệu đồng/ha; thanh long 300-500 triệu đồng/ha; măng cụt khoảng 400 triệu đồng/ha; chôm chôm 600-800 triệu đồng/ha; bưởi da xanh khoảng 700 triệu đồng/ha; xoài 500 triệu đồng/ha… cao gấp nhiều lần trồng lúa.
Số liệu này đâu ra mà hay quá vậy trời, nhưng ko biết tính chính xác nó nằm ở chổ nào nữa.
Anh em vào phân tích cụ thể để thấy được rỏ ràng số liệu này làm căn cứ cho những số liệu lần sau mà còn nói chuyện tiếp.
Với giá ở chợ thì trắc là được rồi
Tại sao người nông dân làm ra sản phẩm lại không kinh doanh? Vấn đề em nói hơi khó nhưng không phải là không thể...Với 1 nhóm người nếu nông dân cần đầu chuôi thay vì nắm đằng lưỡi như bây giờ.....
 
Với giá ở chợ thì trắc là được rồi
Tại sao người nông dân làm ra sản phẩm lại không kinh doanh? Vấn đề em nói hơi khó nhưng không phải là không thể...Với 1 nhóm người nếu nông dân cần đầu chuôi thay vì nắm đằng lưỡi như bây giờ.....
Em nghĩ giải pháp là giảm các khâu trung gian. Chứ người dân lo cấy trồng, lo thu hoạch rồi sao lo vận chuyển, bán nữa. Mà sao ở Bắc toàn phải ăn trái cây Trung Quốc mà ở Nam thì toàn bị tiểu thương ép giá bèo bọt. Hixx
Klq nhưng mà trái cây thì bảo quản an toàn thì được tối đa bao nhiêu ngày vậy ah.
 
Ng
Em nghĩ giải pháp là giảm các khâu trung gian. Chứ người dân lo cấy trồng, lo thu hoạch rồi sao lo vận chuyển, bán nữa. Mà sao ở Bắc toàn phải ăn trái cây Trung Quốc mà ở Nam thì toàn bị tiểu thương ép giá bèo bọt. Hixx
Klq nhưng mà trái cây thì bảo quản an toàn thì được tối đa bao nhiêu ngày vậy ah.
Người dân không thể lo hết nhưng nếu người dân làm chủ thì người dân có thể thuê người làm...ở đây tớ nói là một nhóm giống htx chẳng hạn
 
Tôi nghĩ mức thu nhập từ cây ăn quả như bác @khucthuydu kể trên là hoàn toàn có thể đạt được, và có thể cao hơn thế nếu xử lý nghịch vụ mà thu vào thời điểm trái cây khan hiếm. Lưu ý thêm là có nhiều loại chôm chôm và giá cả cũng khác nhau nhé!
Tôi mới đọc một bài báo, không biết tác giả "sao lại y chang" phát biểu của vị kia hay tự nghĩ ra mà trớt quớt như vậy.... "Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tam Đường, cho biết bình quân mỗi cây cam cho thu trên dưới 5 triệu đồng. Trung bình 1ha có khoảng 500 cây, sau khi trừ chi phí sẽ thu về mức thấp nhất là 150 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng ngô", xin dẫn chứng http://www.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=37515&Page=1
 
Chuyen gia ky thuat nong nghiep ma ban luan linh vuc kinh te thi khong dung so truong, tu van khong dung chuyen mon thi khong dat hieu qua. Phai chon chuyen gia kinh te tu van cho ba con nong dan chien luoc lau dai la phai trong cay gi, nuoi con gi thi phu hop thi truong, nhu vay moi giai quyet duoc van de.
 
Back
Top