Mới đây, thiết kế tháp Mashabas cho Châu Phi đã xuất sắc nhận được Giải thưởng Kiến trúc Tháp chọc trời eVolo 2017 vì sự táo bạo và vô cùng độc đáo.
Tháp chọc trời Mashambas được thiết kế cho một vùng ở phía Đông Châu Phi để trở thành một cuộc cách mạng xanh đối với người dân sống ở Sub - Saharan, những con người vẫn còn sống trong cảnh nghèo khó. Được biết, tác giả của bản thiết kế là Pawel Lipinski và Mateausz Frankowski đến từ Ba Lan.
Mục tiêu chính của công trình này là sử dụng kiến trúc để cải thiện cuộc sống của những tiểu nông của vùng. Công trình sẽ được sử dụng như một trung tâm giáo dục lưu động, xây thẳng đứng ở khu vực nghèo nàn nhất của lục địa. Nơi đây sẽ đào tạo, huấn luyện người nông dân về cách sử dụng phân bón, chọn và gieo trồng hạt giống cũng như nhiều phương pháp đơn giản, ít tốn kém để hiệu quả sản xuất được cao nhất.
Điểm đặc biệt của công trình chính là tính lưu động của nó. Khi hoàn thành sứ mệnh đào tạo và những nông dân trong vùng có thể tự lo làm ăn thì Mashambas sẽ được tháo dỡ ra và di chuyển đến vùng khác.
Kết cấu của công trình được thực hiện rất đơn giản, dễ tháo lắp, vận chuyển vì từng khối nhà sẽ được xếp chồng lên nhau để tạo nên các tầng nhà. Việc lắp ráp công trình cũng không hề tốn diện tích mà nó có thể tận dụng mọi khoảng đất trống của vùng.
“Ngày nay, đói và nghèo có thể chỉ là vấn đề của riêng Châu Phi nhưng dân số thế giới chắc chắn sẽ chạm mức 9 tỷ vào năm 2050, những nhà khoa học cũng cảnh báo rằng điều này có thể sẽ gây ra sự thiếu hụt lương thực trên phạm vi toàn thế giới. Đất nông nghiệp của Châu Phi thực sự rất màu mỡ, vì vậy lượng lương thực mà vùng này tạo ra không chỉ nuôi được châu lục của mình mà là toàn thế giới”, tác giả của thiết kế công trình chia sẻ.
Những tầng khác nhau của công trình sẽ phục vụ những mục đích khác nhau, bao gồm nơi nghỉ ngơi, phòng học, cánh đồng, phòng thí nghiệm...
Phan Minh (Nguồn: designboom)
Tháp chọc trời Mashambas được thiết kế cho một vùng ở phía Đông Châu Phi để trở thành một cuộc cách mạng xanh đối với người dân sống ở Sub - Saharan, những con người vẫn còn sống trong cảnh nghèo khó. Được biết, tác giả của bản thiết kế là Pawel Lipinski và Mateausz Frankowski đến từ Ba Lan.
Mục tiêu chính của công trình này là sử dụng kiến trúc để cải thiện cuộc sống của những tiểu nông của vùng. Công trình sẽ được sử dụng như một trung tâm giáo dục lưu động, xây thẳng đứng ở khu vực nghèo nàn nhất của lục địa. Nơi đây sẽ đào tạo, huấn luyện người nông dân về cách sử dụng phân bón, chọn và gieo trồng hạt giống cũng như nhiều phương pháp đơn giản, ít tốn kém để hiệu quả sản xuất được cao nhất.
Điểm đặc biệt của công trình chính là tính lưu động của nó. Khi hoàn thành sứ mệnh đào tạo và những nông dân trong vùng có thể tự lo làm ăn thì Mashambas sẽ được tháo dỡ ra và di chuyển đến vùng khác.
“Ngày nay, đói và nghèo có thể chỉ là vấn đề của riêng Châu Phi nhưng dân số thế giới chắc chắn sẽ chạm mức 9 tỷ vào năm 2050, những nhà khoa học cũng cảnh báo rằng điều này có thể sẽ gây ra sự thiếu hụt lương thực trên phạm vi toàn thế giới. Đất nông nghiệp của Châu Phi thực sự rất màu mỡ, vì vậy lượng lương thực mà vùng này tạo ra không chỉ nuôi được châu lục của mình mà là toàn thế giới”, tác giả của thiết kế công trình chia sẻ.
Những tầng khác nhau của công trình sẽ phục vụ những mục đích khác nhau, bao gồm nơi nghỉ ngơi, phòng học, cánh đồng, phòng thí nghiệm...
Phan Minh (Nguồn: designboom)