Giải pháp xử lý rơm bỏ đi mang lại kinh tế cao

Rơm là nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền có thể phục vụ nhiều mục đích cho nông nghiệp và công nghiệp như làm giấy viết, sản xuất điện...
Rơm làm thành giấy viết

Với hàm lượng celulozo cao, rơm rạ là một trong những nguyên liệu lý tưởng làm thành giấy viết thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu quy trình chế tạo rơm thành giấy viết đã được ông Nguyễn Phúc Thanh (Tây Hồ, Hà Nội) thực hiện thành công, và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế. Phương pháp của ông làm được trong điều kiện thường, không yêu cầu áp suất, nhiệt độ cao, không sinh ra CO2 trong quá trình nấu.

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,... cũng tận dụng nguồn rơm rạ làm thành giấy, bìa các tông theo quy trình sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.

6b3af146b1428675a07699ee8d7cf5-6325-5656-1528440062.jpg

Sản phẩm giấy và bằng sáng chế của ông Nguyễn Phúc Thanh. Ảnh: cesti.gov​

Thái Lan, Indonesia tạo ra điện từ rơm rạ

Hiện nay, để tránh phụ thuộc vào nguồn than đá hữu hạn, con người cần tìm kiếm các loại tài nguyên khác thay thế than đá. Bên cạnh đó, hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nhu cầu nguyên liệu sạch tăng cao.

Bởi vậy, năng lượng điện từ rơm rạ đã được nhiều vựa lúa tại Đông Nam Á (Thái Lan, Indonexia, đảo Bali…) thực hiện trong nhiều năm nay.

Miền Trung Thái Lan có khoảng 4 nhà máy sản xuất điện từ rơm rạ, tạo ra khoảng 457MW, ước tính tiết kiệm được 1,3 triệu tấn dầu mỗi năm. Nhà máy sử dụng tuabin để đốt rơm tương tự với nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ga, hơi nước hay than đá.

Tại Thái Lan, nhà máy điện từ rơm đặt tại tỉnh Pichit có công suất tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ mỗi năm. Để có đủ nguyên liệu, nhà máy ký hợp đồng với các vùng lân cận thu gom rơm. Nhờ đó, các nghề liên quan như đóng kiện rơm, vận chuyển rơm, thu mua trung gian cũng phát triển theo với doanh thu khoảng 9 triệu USD mỗi năm.

Tại Bali (Indonesia), nhà máy điện sản xuất từ rơm rạ có công suất gần 22 MW, cung cấp điện cho gần 60.000 hộ từ 2016 – 2017

Nhật Bản hút khách du lịch từ rơm nghệ thuật

Thành phố Niigata nằm ở bờ biển phía Tây của Nhật Bản. Không chỉ có thắng cảnh đẹp, suối nước nóng Osen, đây còn là điểm diễn ra lễ hội nghệ thuật rơm Wara hàng năm.

Mùa thu mỗi năm, sau vụ thu hoạch, các loại rơm không dùng để làm thức ăn chăn nuôi hay phân ủ đều được gom lại. Phần rơm này được làm thành các “bức tượng” động vật khổng lồ, trưng bày trong lễ hội tại Công viên Uwasekigata.

Lễ hội bắt đầu năm 2008. Cộng đồng nông dân của Niigata đã liên lạc với đại học nghệ thuật Musashino để tìm giải pháp sáng tạo, tái sử dụng rơm thừa của họ.

Kể từ đó, mỗi năm, các sinh viên nghệ thuật đến công viên để giúp xây dựng các tác phẩm động vật khổng lồ bằng rơm. Sản phẩm sẽ được trưng bày tại đây tới cuối tháng 10.

bien-rom-thanh-tien---thoi-tro-lai-cua-rom-ra-1528430047_500x300.jpg


Malaysia làm hộp tự hủy sinh học từ rơm thay cho hộp xốp

Dự án rơm rạ theo chương trình phát triển cộng đồng sinh thái (BCDP) được ký 10 năm giữa công ty Free the Seed và các nông dân tại tại huyện Pendang, bang Kedah, Malaysia. Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ Malaysia thâm nhập vào ngành bao bì thân thiện với môi trường toàn cầu trị giá 178 tỷ đô la Mỹ.

Hàng năm, nông dân đã ký hợp đồng sẽ cung cấp khoảng 57.000 tấn rơm cho doanh nghiệp. Như vậy, nông dân có thêm thu nhập từ bán rơm và được cung ứng hạt giống.

Rơm rạ được xử lý bằng công nghệ enzyme sinh học để tạo thành loại bao bì tự hủy thân thiện với môi trường, cung cấp cho nội địa và xuất khẩu đi Hà Lan, Anh, Đức.

NewsOutSide-8-6-201827-4331706-9593-5884-1528432590.jpeg

Các loại hộp từ rơm thay cho hộp xốp. Ảnh: anneedwardstv.com

Ấn Độ làm tranh nghệ thuật từ rơm

Những bức tranh từ rơm (tranh chân dung, phong cảnh…) có giá bán từ 10-300 USD tùy theo độ phức tạp. Nguyên liệu chính để làm nên các bức tranh này là rơm lúa.

lam-tranh-nghe-thuat-tu-rom-1528431315_500x300.jpg


Rơm che phủ đất chống cỏ mọc và cung cấp chất hữu cơ cho đất

Theo cách làm nông thuận tự nhiên của lão nông Nhật Bản Fukuoka, ông gieo hạt giống của vụ mới và trước khi thu hoạch mỗi vụ lúa. Sau đó, lão nông rải rơm luôn trên cánh đồng, che phủ lên lớp đất cũ và để nguyên.

Tới đúng vụ gieo trồng mới, các hạt lúa mạch hoặc lúa gạo lại mọc lên mà không cần cày xới. Những cánh đồng của ông từng là một trong những đồnglúa đạt năng suất cao Nhật.

Tại Việt Nam, sau thu hoạch, nhiều nông dân cày và vùi lại rơm vào đất để tạo nguồn cacbon và nitơ cho đất. Tuy nhiên, bằng cách xử lý luôn với chế phẩm sinh học như Tricoderma, nông dân còn có thể tiết kiệm lượng lớn phân bón (đạm, lân, kali).

Theo tính toán, nếu xử lý tốt, 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có thể tạo ra 10 kg đạm, 9,5 kg lân và 21 kg kali, giúp nhà nông tiết kiệm chi phí phân bón cho vụ tới.

Trả rơm lại cho ruộng thay vì bỏ tiền mua phân bón

Trong “Nghiên cứu sự giải phóng kali đi kèm với quá trình hòa tan phytolith trong rơm rạ” được công bố trên tạp chí Chemosphere năm 2015, PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh đã chỉ ra rơm là một mỏ kali lớn. Bởi, trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, kali phần lớn tập trung lại ở thân lá.

Trong khi đó, kali là một trong những loại phân bón phải nhập khẩu nhiều của nước ta. Việc trả lại rơm cho ruộng đồng và có biện pháp xử lý thích hợp, tách lấy kali từ rơm rạ làm phân bón sẽ giúp giảm thiểu chi phí này.

Theo TS Minh, đốt rơm rạ cũng là một cách giải phóng kali. Tuy nhiên, khi nhiệt độ đốt lên cao trên 600 độ C, chất hữu cơ sẽ bị phân hủy hoàn toàn.

Bên cạnh đó, khí CO2, NOX (ni-tơ ô-xít) cũng bị giải phóng và Si bị chuyể hóa khiến kali càng bị khóa chặt hơn. Do đó, ông đề xuất phương pháp “đốt yếm khí có kiểm soát”. Cách xử lý này vừa hạn chế mất sinh khối, vừa tạo ra chế phẩm biochart cải tạo đất.

NewsOutSide-8-6-201845-6585868-3739-5921-1528432590.png
Rơm rạ chứa nhiều kali. Ảnh: vnu.edu.vn

Rơm làm nguyên liệu trồng nấm rơm

Nấm rơm là thực phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng vì giàu dinh dưỡng, giòn, ngọt. Ngoài ra, trồng nấm rơm không cần bổ sung thêm bất cứ chất nào, bởi bản thân rơm đã đủ cung cấp dinh dưỡng cho nấm sinh trưởng.

Người trồng chỉ cần theo dõi nhiệt độ, độ ẩm thường xuyên. Giá nấm rơm luôn ở mức ổn định nên mô hình nấm rơm hiện nay đang được phát triển tại nhiều địa phương, đem lại thêm thu nhập ổn định cho người trồng.

Dùng rơm để che phủ đất màu

Hiện, với sự mở rộng của các mô hình trồng hữu cơ, canh tác thuận tự nhiên, nhiều nông dân quay trở về với cách dùng rơm che phủ đất cho rau màu, tủ gốc cho cây ăn quả.

Thời gian cao điểm, giá rơm cuộn tại Đồng Tháp tới 30.000-35.000 đồng một cuộn 10-12 kg. Nhiều chủ nông trại tìm mua rơm không đủ vì bà con “đốt” mất rồi.

Tại California, bang sản xuất lúa gạo lớn tại Mỹ, năm 1989, 95% diện tích lúa đều được đốt trên đồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Từ năm 1991, nước Mỹ đã ra một đạo luật hạn chế đốt rơm rạ.

Chính sách này buộc các nhà trồng lúa phải dần giảm diện tích đốt rơm theo lịch trình giảm 10% mỗi năm, chỉ cho phép đốt đồng để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, đến năm 1997, mới chỉ có 13.500 tấn rơm được sử dụng ở bên ngoài, khoảng 98% rơm không đốt tiếp tục được cày trở lại đất.

Tại Nhật Bản, từ 2002, rơm lúa được sử dụng và tiêu hủy theo các cách sau: để cày xới lại vào đất trên đồng 61,5%, làm thức ăn cho động vật 11,6%, làm phân xanh 10,1%. Bên cạnh đó, lợp mái cho chuồng nuôi gia súc chiếm 6,5%, vật liệu che phủ trên ruộng 4%, đồ thủ công từ rơm 1,3%, các loại khác 0,3%, đốt cháy 4,6%. Chỉ có 4,6% tỷ lệ tiêu hủy, thông qua đốt cháy hiện tại, là có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng.

Tại Việt Nam, rơm được dùng để sản xuất với nhiều mục đích như chổi quét nhà, mũ chống bom đạn, chất đốt, phục vụ chăn nuôi gia cầm, gia súc, che phủ đất khi cây non xuống giống… Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này vẫn còn bị lãng phí và chưa có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngân Hà
Theo: vnexpress.net
 


File đính kèm

  • images951736_khoi_chieu.jpg
    images951736_khoi_chieu.jpg
    21.9 KB · Lượt xem: 32.015
D
Bác Thanh sinh 1930, nay đã 89 tuổi. Là nhà khoa học đáng kính nể. Rất - rất tiếc là ko có nhà đầu tư công nghệ nào mạnh dạn đầu tư sáng chế công nghệ của bác. Tôi thì " lực bất tòng tâm ".
 
Thấy cũng ngộ, cấp cho bằng sáng chế, bằng độc quyền mà không đưa vào ứng dụng thực tế,
Xin bó tay các loại giấy tờ, giấy khen, phát minh khoa học do nhà nước CHXHCN Viet Nam cấp,
 


Back
Top