Thời gian gần đây, người dân miền Tây Nam Bộ liên tục bị thương lái Trung Quốc lừa bịp, gạt gẫm với nhiều thủ đoạn, chiêu trò thu mua khiến nhiều người phải lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Khoác áo đại gia, thu mua hải sản
Tại Cà Mau, mặc hàng cua biển là đích nhắm đến của nhiều thương lái Trung Quốc. Với vẻ bề ngoài sang trọng, làm ăn song phẳng trong thời gian đầu, thương lái Trung Quốc đã dần lấy được lòng tin của đối tác. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi hợp tác làm ăn các thương lái này đã dần lộ diện là một “siêu lừa” khi quỵt hàng chục tỷ đồng tiền thu mua của của người dân ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn và huyện Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau.
Một ngày cuối năm 2013, trong vay một chủ vựa của ở cửa biển Gành Hào (Bạc Liêu) tìm đối tác làm ăn, chúng tôi được các chủ vựa thu mua cua ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn giới thiệu một thương lái Trung Quốc tên là Asin, mà theo chủ vựa địa phương thì người này làm ăn rất đàng hoàng. Asin dáng người cao ráo, trông giống thư sinh, đặc biệt nói tiếng Việt rất sành sỏi.
Tiếp xúc với chúng tôi tại một quán cà phê ở thị trấn Năm Căn, Asin tự giới thiệu mình chỉ mới 28 tuổi, nhưng có tìm lực kinh tế vững mạnh. “Tôi sang đây tìm mua cua biển chuyển về nước. Đã làm ăn thì phải lấy chữ tín làm đầu” – Asin khẳng định.
“Cứ an tâm, ai lừa chứ riêng Asin không lừa đâu. Anh muốn bán hàng thì cứ việc liên hệ với Asin. Giá thu mua, Asin chào mỗi buổi sáng, nhưng có điều cua biển anh phải trói bằng loại dây mà Asin cung cấp”.
A Sin – thương lái Trung Quốc
Trở lại vấn đề cung ứng nguồn hàng là cua biển cho Asin, thương lái này nói chắc như bắp “Cứ an tâm, ai lừa chứ riêng Asin không lừa đâu. Anh muốn bán hàng thì cứ việc liên hệ với Asin. Giá thu mua, Asin chào mỗi buổi sáng, nhưng có điều cua biển anh phải trói bằng loại dây mà Asin cung cấp”.
Được biết, các thương lái Trung Quốc hiện tại chỉ thu gom của biển ở huyện Năm Căn, còn các nơi khác họ không mua. Giá thu mua được thương lái chào ra tùy theo từng loại hàng. Cụ thể như cua trói dây loại I giá khác, loại II, III…giá lại khác. Nhưng dây trói cua bắt buộc phải là dây kiến Trung Quốc do họ cung cấp.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian gần đây các thương lái Trung Quốc còn săn lung tìm thu mua hải sâm (con banh lông) ở nhiều cửa biển của Cà Mau, Kiên Giang, với giá cao ngất ngưỡng.
“Trước đây bà con ngư dân ít chú trọng đến việc khai thác hải sâm để bán vì giá rẻ bèo, tuy nhiên sau khi có thương lái thu mua với giá từ 600.000 – 800.000 đồng/kg thì nhiều ngư dân đã chuyển hướng khai thác.
Tuy nhiên, sau khi đầu tư ngư cụ khai thác vài chục triệu đồng/ghe để khai thác hải sâm thì giá cả mặc hàng này hiện tại rớt giá mạnh chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Điều này khiến một số vựa thu mua hải sản và bà con ngư dân bị lỗ” – ông Từ Văn Hiền – Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau nói.
Ngư dân Lê Quốc Khởi, ngụ thị trấn Sông Đốc cho biết, hải sâm thường nằm sát đáy biển ở độ sâu hơn 20 mét nước, nó vùi mình sâu dưới lớp bùn nên rất khó khai thác.
Để khai thác, nhiều ngư dân đã bỏ từ 50 – 70 triệu đồng mua cần cẩu và lồng cào gắn phía sau tàu đánh bắt, nhưng tiền đầu tư chưa thu hồi được thì thương lái hạ giá thu mua khiến bà con ngư dân rất bất ngờ. Theo ông Khởi, trước đây thương lái Trung Quốc cũng thu gom cá cơm giá cao từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, nhưng khi bà con ùn ùn khai thác thì giá loại cá này chỉ còn 5.000/kg.
------
Còn tiếp (http://danviet.vn)
Khoác áo đại gia, thu mua hải sản
Tại Cà Mau, mặc hàng cua biển là đích nhắm đến của nhiều thương lái Trung Quốc. Với vẻ bề ngoài sang trọng, làm ăn song phẳng trong thời gian đầu, thương lái Trung Quốc đã dần lấy được lòng tin của đối tác. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi hợp tác làm ăn các thương lái này đã dần lộ diện là một “siêu lừa” khi quỵt hàng chục tỷ đồng tiền thu mua của của người dân ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn và huyện Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau.
Một ngày cuối năm 2013, trong vay một chủ vựa của ở cửa biển Gành Hào (Bạc Liêu) tìm đối tác làm ăn, chúng tôi được các chủ vựa thu mua cua ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn giới thiệu một thương lái Trung Quốc tên là Asin, mà theo chủ vựa địa phương thì người này làm ăn rất đàng hoàng. Asin dáng người cao ráo, trông giống thư sinh, đặc biệt nói tiếng Việt rất sành sỏi.
Tiếp xúc với chúng tôi tại một quán cà phê ở thị trấn Năm Căn, Asin tự giới thiệu mình chỉ mới 28 tuổi, nhưng có tìm lực kinh tế vững mạnh. “Tôi sang đây tìm mua cua biển chuyển về nước. Đã làm ăn thì phải lấy chữ tín làm đầu” – Asin khẳng định.
“Cứ an tâm, ai lừa chứ riêng Asin không lừa đâu. Anh muốn bán hàng thì cứ việc liên hệ với Asin. Giá thu mua, Asin chào mỗi buổi sáng, nhưng có điều cua biển anh phải trói bằng loại dây mà Asin cung cấp”.
A Sin – thương lái Trung Quốc
Trở lại vấn đề cung ứng nguồn hàng là cua biển cho Asin, thương lái này nói chắc như bắp “Cứ an tâm, ai lừa chứ riêng Asin không lừa đâu. Anh muốn bán hàng thì cứ việc liên hệ với Asin. Giá thu mua, Asin chào mỗi buổi sáng, nhưng có điều cua biển anh phải trói bằng loại dây mà Asin cung cấp”.
Được biết, các thương lái Trung Quốc hiện tại chỉ thu gom của biển ở huyện Năm Căn, còn các nơi khác họ không mua. Giá thu mua được thương lái chào ra tùy theo từng loại hàng. Cụ thể như cua trói dây loại I giá khác, loại II, III…giá lại khác. Nhưng dây trói cua bắt buộc phải là dây kiến Trung Quốc do họ cung cấp.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian gần đây các thương lái Trung Quốc còn săn lung tìm thu mua hải sâm (con banh lông) ở nhiều cửa biển của Cà Mau, Kiên Giang, với giá cao ngất ngưỡng.
“Trước đây bà con ngư dân ít chú trọng đến việc khai thác hải sâm để bán vì giá rẻ bèo, tuy nhiên sau khi có thương lái thu mua với giá từ 600.000 – 800.000 đồng/kg thì nhiều ngư dân đã chuyển hướng khai thác.
Tuy nhiên, sau khi đầu tư ngư cụ khai thác vài chục triệu đồng/ghe để khai thác hải sâm thì giá cả mặc hàng này hiện tại rớt giá mạnh chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Điều này khiến một số vựa thu mua hải sản và bà con ngư dân bị lỗ” – ông Từ Văn Hiền – Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau nói.
Ngư dân Lê Quốc Khởi, ngụ thị trấn Sông Đốc cho biết, hải sâm thường nằm sát đáy biển ở độ sâu hơn 20 mét nước, nó vùi mình sâu dưới lớp bùn nên rất khó khai thác.
Để khai thác, nhiều ngư dân đã bỏ từ 50 – 70 triệu đồng mua cần cẩu và lồng cào gắn phía sau tàu đánh bắt, nhưng tiền đầu tư chưa thu hồi được thì thương lái hạ giá thu mua khiến bà con ngư dân rất bất ngờ. Theo ông Khởi, trước đây thương lái Trung Quốc cũng thu gom cá cơm giá cao từ 14.000 – 15.000 đồng/kg, nhưng khi bà con ùn ùn khai thác thì giá loại cá này chỉ còn 5.000/kg.
------
Còn tiếp (http://danviet.vn)
Last edited by a moderator: