Gia đình ông Hoàng Văn Tân, ở xóm Hòa Hội, được coi là hộ chăn nuôi gà giỏi nhất xã Nam Cát (Nam Đàn, Nghệ An).  
Nếu ai mục sở thị căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và hệ thống chuồng trại 2 tầng khép kín rộng rãi được bảo vệ một cách khá nghiêm ngặt sẽ hiểu vì sao ông lại được suy tôn như vậy. Tiếp xúc với chúng tôi ông Tân cho biết, ông đã trải qua rất nhiều nghề để kiếm kế sinh nhai nhưng chỉ có nghề chăn nuôi gà gia công mới thực sự cho ông thu nhập cao và ổn định hơn cả.
 "Năm 2002, khi huyện Nam Đàn chủ trương phát triển kinh tế trang trại ra toàn huyện, tôi mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thật may mắn cho tôi là lúc đó, mô hình nuôi gia công gà công nghiệp do Công ty TNHH Charoen Pokphan VN triển khai thực hiện tại một số địa phương trong tỉnh đã khiến tôi chú ý. Các anh chẳng lạ gì trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nếu không cân đối được cả đầu vào lẫn đầu ra, sản phẩm làm ra nhiều mà không tiêu thụ được là "chết" như chơi. Bởi thế, tôi mới yên tâm tìm đến Công ty Charoen Pokphan VN để tìm hiểu ký kết hợp đồng với họ"- ông Tân cho biết.
Theo hợp đồng, phía Công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn về con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm, còn người nuôi gia công chỉ phải lo cơ sở vật chất, chuồng trại và công chăm sóc. Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật từ các mô hình nuôi gà gia công ở một số tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng…, ông Tân thấy hình thức chăn nuôi này vừa tạo việc làm thường xuyên vừa đỡ vất vả hơn trồng lúa lại có thu nhập ổn định và điều quan trọng nữa là có thể huy động mọi người trong gia đình cùng làm.
Thế là ông mạnh dạn lập dự án, vay ngân hàng 260 triệu đồng, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại 2 tầng ngay trên diện tích 0,5 ha đất của gia đình và đất đấu thầu của xã rồi mời Công ty Charoen Pokphan về kiểm tra để ký kết hợp đồng nuôi theo quy trình kỹ thuật nuôi công nghiệp khép kín. Và điều may mắn là mấy lứa gà nuôi năm đầu tiên đã thành công. Để có lợi nhuận cao, các năm tiếp theo ông tiếp tục đầu tư, cải tạo chuồng trại theo hướng lắp thêm hệ thống điện chiếu sáng, quạt thông gió (mùa hè), hệ thống sưởi ấm bằng than, điện (mùa đông) và hệ thống chiếu sáng tuỳ theo từng độ tuổi của từng lứa gà...
Nói thật là sau mỗi đợt nhập sản phẩm cho Công ty, được thanh toán một lúc hàng chục triệu đồng kể cũng sướng thật nhưng việc chăm gà con cũng bận rộn như nuôi con mọn. Từ lúc gà 1- 20 ngày tuổi phải thay nhau trực cả ngày lẫn đêm để cho chúng ăn và uống nước (ít nhất 6 bữa/ngày). Đến giai đoạn gà từ 1 tháng tuổi trở lên thì đỡ vất vả hơn nhưng vẫn phải hàng ngày theo dõi chặt chẽ việc ăn, ngủ, sinh hoạt của chúng xem có biểu hiện gì bất thường không.
Thật mừng là năm đầu tiên (2004) gia đình ông Tân đã xuất chuồng được 5 lứa, mỗi lứa 4.000 con (trung bình 10 - 11tấn/lứa). Mỗi kg gà thịt được Công ty trả 1.200 nghìn đồng, cả 5 lứa thu về trên 50 triệu đồng/năm. Quá trình chăn nuôi gà khi thấy lượng thức ăn thừa rơi vãi khá lớn ông Tân nảy sinh ý nghĩ dùng nó để nuôi cá. Thế là ông thuê đào 5 sào ao thả cá để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa và bán phân gà cho các hộ làm nông nghiệp tại địa phương. Nhờ đó, tổng thu nhập của gia đình ông tăng lên được vài chục triệu/năm...
Nói thế nhưng không phải lúc nào việc chăn nuôi cũng “thuận buồm xuôi gió”. Đại dịch cúm gia cầm năm 2005 đã làm cho gia đình ông lao đao. Trang trại của ông phải tiêu huỷ hơn 4.000 con gà 4 tháng tuổi. Cũng may là Công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn nên ông chỉ bị thất thu hơn 10 triệu đồng tiền công. Không bỏ cuộc, sau đận ấy, theo hướng dẫn của Công ty, ông Tân lại khử trùng, vệ sinh chuồng trại để khôi phục lại.
Khi đã thấy tự tin vào kinh nghiệm phòng chữa bệnh của mình, năm 2008 ông đã tăng tổng đàn gà lên 8.000 con/lứa và nuôi xen thêm gà Ấn Độ. Nhờ đó cả năm 2008 gia đình ông xuất chuồng 5 lứa (trung bình 20 tấn gà thịt/lứa), riêng tiền nuôi gia công gà thu về trên 90 triệu đồng/năm. Nếu cộng thêm các nguồn thu từ chăn nuôi lợn và nuôi cá tổng thu nhập đạt trên dưới 110 triệu đồng/năm. Từ năm 2009 đến nay, năm nào ông cũng có tổng thu nhập ổn định bình quân trên 110 triệu đồng.
Sau 7 năm nuôi gà gia công cho Công ty Charoen Pokphan VN, ông Tân đã tự rút ra một bài học cho mình là: Muốn chăn nuôi gia công thành công thì điều bắt buộc là người nuôi luôn phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật và luôn chủ động phòng dịch cho đàn gà. Trong đó phải lưu ý là trước khi đưa gà vào chuồng nuôi phải để trống chuồng trại khoảng 10 ngày, quét nước vôi nồng độ 40%, tiêu độc khử trùng bằng dung dịch NaOH 2% và phun tẩy uế bằng dung dịch Formalin 3%; nền chuồng phải được rải trấu và phun thuốc sát trùng...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Nếu ai mục sở thị căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và hệ thống chuồng trại 2 tầng khép kín rộng rãi được bảo vệ một cách khá nghiêm ngặt sẽ hiểu vì sao ông lại được suy tôn như vậy. Tiếp xúc với chúng tôi ông Tân cho biết, ông đã trải qua rất nhiều nghề để kiếm kế sinh nhai nhưng chỉ có nghề chăn nuôi gà gia công mới thực sự cho ông thu nhập cao và ổn định hơn cả.
 "Năm 2002, khi huyện Nam Đàn chủ trương phát triển kinh tế trang trại ra toàn huyện, tôi mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thật may mắn cho tôi là lúc đó, mô hình nuôi gia công gà công nghiệp do Công ty TNHH Charoen Pokphan VN triển khai thực hiện tại một số địa phương trong tỉnh đã khiến tôi chú ý. Các anh chẳng lạ gì trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nếu không cân đối được cả đầu vào lẫn đầu ra, sản phẩm làm ra nhiều mà không tiêu thụ được là "chết" như chơi. Bởi thế, tôi mới yên tâm tìm đến Công ty Charoen Pokphan VN để tìm hiểu ký kết hợp đồng với họ"- ông Tân cho biết.
Theo hợp đồng, phía Công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn về con giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm, còn người nuôi gia công chỉ phải lo cơ sở vật chất, chuồng trại và công chăm sóc. Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật từ các mô hình nuôi gà gia công ở một số tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng…, ông Tân thấy hình thức chăn nuôi này vừa tạo việc làm thường xuyên vừa đỡ vất vả hơn trồng lúa lại có thu nhập ổn định và điều quan trọng nữa là có thể huy động mọi người trong gia đình cùng làm.
Thế là ông mạnh dạn lập dự án, vay ngân hàng 260 triệu đồng, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại 2 tầng ngay trên diện tích 0,5 ha đất của gia đình và đất đấu thầu của xã rồi mời Công ty Charoen Pokphan về kiểm tra để ký kết hợp đồng nuôi theo quy trình kỹ thuật nuôi công nghiệp khép kín. Và điều may mắn là mấy lứa gà nuôi năm đầu tiên đã thành công. Để có lợi nhuận cao, các năm tiếp theo ông tiếp tục đầu tư, cải tạo chuồng trại theo hướng lắp thêm hệ thống điện chiếu sáng, quạt thông gió (mùa hè), hệ thống sưởi ấm bằng than, điện (mùa đông) và hệ thống chiếu sáng tuỳ theo từng độ tuổi của từng lứa gà...
Nói thật là sau mỗi đợt nhập sản phẩm cho Công ty, được thanh toán một lúc hàng chục triệu đồng kể cũng sướng thật nhưng việc chăm gà con cũng bận rộn như nuôi con mọn. Từ lúc gà 1- 20 ngày tuổi phải thay nhau trực cả ngày lẫn đêm để cho chúng ăn và uống nước (ít nhất 6 bữa/ngày). Đến giai đoạn gà từ 1 tháng tuổi trở lên thì đỡ vất vả hơn nhưng vẫn phải hàng ngày theo dõi chặt chẽ việc ăn, ngủ, sinh hoạt của chúng xem có biểu hiện gì bất thường không.
Thật mừng là năm đầu tiên (2004) gia đình ông Tân đã xuất chuồng được 5 lứa, mỗi lứa 4.000 con (trung bình 10 - 11tấn/lứa). Mỗi kg gà thịt được Công ty trả 1.200 nghìn đồng, cả 5 lứa thu về trên 50 triệu đồng/năm. Quá trình chăn nuôi gà khi thấy lượng thức ăn thừa rơi vãi khá lớn ông Tân nảy sinh ý nghĩ dùng nó để nuôi cá. Thế là ông thuê đào 5 sào ao thả cá để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa và bán phân gà cho các hộ làm nông nghiệp tại địa phương. Nhờ đó, tổng thu nhập của gia đình ông tăng lên được vài chục triệu/năm...
Nói thế nhưng không phải lúc nào việc chăn nuôi cũng “thuận buồm xuôi gió”. Đại dịch cúm gia cầm năm 2005 đã làm cho gia đình ông lao đao. Trang trại của ông phải tiêu huỷ hơn 4.000 con gà 4 tháng tuổi. Cũng may là Công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn nên ông chỉ bị thất thu hơn 10 triệu đồng tiền công. Không bỏ cuộc, sau đận ấy, theo hướng dẫn của Công ty, ông Tân lại khử trùng, vệ sinh chuồng trại để khôi phục lại.
Khi đã thấy tự tin vào kinh nghiệm phòng chữa bệnh của mình, năm 2008 ông đã tăng tổng đàn gà lên 8.000 con/lứa và nuôi xen thêm gà Ấn Độ. Nhờ đó cả năm 2008 gia đình ông xuất chuồng 5 lứa (trung bình 20 tấn gà thịt/lứa), riêng tiền nuôi gia công gà thu về trên 90 triệu đồng/năm. Nếu cộng thêm các nguồn thu từ chăn nuôi lợn và nuôi cá tổng thu nhập đạt trên dưới 110 triệu đồng/năm. Từ năm 2009 đến nay, năm nào ông cũng có tổng thu nhập ổn định bình quân trên 110 triệu đồng.
Sau 7 năm nuôi gà gia công cho Công ty Charoen Pokphan VN, ông Tân đã tự rút ra một bài học cho mình là: Muốn chăn nuôi gia công thành công thì điều bắt buộc là người nuôi luôn phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật và luôn chủ động phòng dịch cho đàn gà. Trong đó phải lưu ý là trước khi đưa gà vào chuồng nuôi phải để trống chuồng trại khoảng 10 ngày, quét nước vôi nồng độ 40%, tiêu độc khử trùng bằng dung dịch NaOH 2% và phun tẩy uế bằng dung dịch Formalin 3%; nền chuồng phải được rải trấu và phun thuốc sát trùng...
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: