Giới hạn tuổi thọ của chúng ta tới đâu là hết?

  • Thread starter đăng-đăng
  • Ngày gửi
Đ

đăng-đăng

Guest

(Kiến Thức) - Con người luôn ước mình trường sinh bất tử nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Vậy giới hạn của tuổi thọ loài người tới đâu là hết?
Sống “vắt” qua 3 thế kỷ
Chúng ta vẫn biết tuổi già rồi đến, một lúc nào đó ta sẽ về với tiên tổ. Nhưng có những người thọ đến 100 thậm chí là hơn. Vậy, tại sao cùng là con người mà người này thọ hơn người kia, tất nhiên không kể đến trường hợp rủi ro chết bất thình lình, tai nạn hoặc các tác động khác? Giới hạn của tuổi thọ loài người tới đâu là hết?
Trên thế giới từng xác nhận và ghi vào kỷ lục những trường hợp sống thọ nhất. Đó là cụ bà người Nhật Bản tên làMisao Okawa 117 tuổi. Cụ bà người Nhật Bản này đã ra đi vào ngày 1/4 vừa qua và danh hiệu người sống lâu nhất thế giới thuộc về cụ Weaver (Mỹ). Tuy nhiên, sau đúng 5 ngày giữ danh hiệu, cụ Weaver cũng từ giã cõi đời.
Nước ta cũng từng xôn xao về tuổi thọ của cụ Nguyễn Thị Trù sinh năm 1893 ở xã Đa Phước (Bình Chánh, TPHCM). Tính theo thế kỷ thì cụ sống “vắt” qua 3 thế kỷ. Còn tính tuổi cho đến thời điểm này thì cụ tròn 122 tuổi. Nếu thực sự cụ Trù sinh vào năm 1893 như chứng minh thư mà gia đình cung cấp, thì cụ Trù không chỉ là người sống lâu nhất Việt Nam, mà còn làngười sống thọ nhất thế giới.


Ở đâu đó trên đất nước ta vẫn có những địa danh mà người dân gọi chệch đi là: Xã thượng thọ, làng đại thọ, hay thung lũng trường sinh bởi ở đó có nhiều cụ già sống thọ hàng trăm tuổi. Ví như ở xã Đồng Sơn (Tân Sơn, Phú Thọ) hay Mường Chợm (Hòa Bình) với hàng trăm cao niên tuổi trên 90 hoặc xấp xỉ 100.

Chứng minh thư của cụ Trù ghi sinh năm 1893.
Tại sao chúng ta phải già?
Đó là câu hỏi mà rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đặt ra và cố đi tìm lời giải. Và người ta cho rằng, cơ thể con người cũng như một cái máy, theo thời gian năm tháng các bộ phận bị hao mòn và bào mòn dẫn đến những hỏng hóc.
Nhưng để lập luận theo cách khoa học, thì thuật ngữ “lão hóa tế bào” được các nhà nghiên cứu đưa ra, ngõ hầu giải thích cặn kẽ hơn về quy luật cơ thể con người. PGS.TS Phạm Duy Hiển, Chủ tịch Hội đồng khoa học, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K cho hay: “Trong sinh học, lão hóa là trạng thái hay quá trình tạo nên tuổi tác, già nua”.
Cũng theo PGS.TS Phạm Duy Hiển, lão hóa tế bào là một hiện tượng khi các tế bào phân lập trở nên hạn chế khả năng phân chia trong môi trường nuôi cấy. Tuổi già của sinh vật thường kèm theo biểu hiện giảm khả năng chống chọi, mất cân bằng nội môi và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cụ Trù hiện nay đã 122 tuổi.
Do đó, cái chết mà một kết cục cuối cùng của lão hóa. Và tuổi già, bản thân nó cũng chính là một loại bệnh nhưng có thể cứu chữa được, vấn đề là nó luôn gây ra những tranh cãi.
PGS.TS Phạm Duy Hiển đưa ra bằng chứng, rằng các nhà nghiên cứu đã xác định một số yếu tố di truyền và môi trường tác động đến quá trình lão hóa. Điều này đem lại hy vọng có thể làm chậm, giữ hoặc phục hồi quá trình lão hóa. Ví dụ, chế độ ăn kiêng khoảng 30% nhu cầu thường nhật đã kéo dài tuổi thọ của nấm men, sâu, ruồi, chuột và khỉ.
“Nguyên nhân gây lão hóa còn được giải thích nhiều thuyết khác nhau. Quá trình lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu thực hiện một số biện pháp thì chúng ta có thể trì hoãn quá trình lão hóa. Như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, họ phổ biến kiến thức này và dùng các dược thảo chống lão hóa như nhân sâm, thuốc bổ, thể dục... để kéo dài tuổi thọ và hạn chế lão hóa”, PGS.TS Phạm Duy Hiển cho biết.

Cụ Misao Okawa người Nhật thọ 117 tuổi.
Không chết vì tuổi già
Là con người, đến lúc nào đó, ai cũng phải rời bỏ cuộc sống hiện tại để “sang thế giới bên kia”, bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, không ai chết vì tuổi già, các nhà khoa học khẳng định.
Theo tìm hiểu của PGS.TS Phạm Duy Hiển, con người trong thực tế chỉ chết vì các tổn thương, chẳng hạn như do ngã hoặc tai nạn và bệnh tật.
Các chuyên gia quả quyết, con người không bao giờ chết vì tuổi già. Thường khi ai đó được nói đã “qua đời vì tuổi già sức yếu”, điều này có nghĩa là người ấy đã không qua khỏi một trong những căn bệnh phổ biến trong những năm tháng xế chiều.
PGS.TS Phạm Duy Hiển cho rằng, mặc dù có nhiều người cao tuổi mắc phải các vấn đề về sức khoẻ nhưng trong thực tế, bệnh tật không tự động đi kèm với quá trình lão hóa. Nói một cách khác, tuổi trẻ không bảo đảm cho bạn sức khoẻ tốt và tuổi già không đồng nghĩa với sức khoẻ yếu kém. Thống kê cho thấy, những người cao tuổi trên thế giới nhìn chung đang sống thọ hơn cũng như khoẻ mạnh hơn bao giờ hết.
Chúng ta chỉ chắc chắn về một điều, các tế bào sống có “vòng tuổi thọ” nhất định. Dẫu vậy, nó không có nghĩa một sinh vật sống đơn giản sẽ chết khi các tế bào của mình lão hóa. Thay vào đó, các đột biến về gene, bệnh tật và ảnh hưởng gây hại từ môi trường có thể nuôi dưỡng một rối loạn hoặc bệnh tật nhất định nào đó.
Khi con người già đi, các tế bào sẽ không còn hoạt động tốt và không thể chống chọi bệnh tật dễ dàng cũng như hồi phục tốt như khi chúng ta còn trẻ. Do vậy, người cao tuổi có thể chết vì các thương tổn hoặc bệnh tật mà những người trẻ hơn có thể dễ dàng vượt qua và hồi phục. Đây chính là lí do khiến con người thực tế không chết vì tuổi già.

“Thung lũng trường thọ” Mường Chợm – Hòa Bình.
Sẽ bất tử nếu không có “bệnh già”
Không ít người trong chúng ta thắc mắc, tuổi thọ tối đa của con người là bao nhiêu? Nếu dựa vào các tiêu chí đánh giá và so sánh với những người đại thọ trên thế giới thì xin thưa, con người chỉ sống đến 130 năm là chấm hết. Còn những chuyện kể như Lão Tử sống đến gần 200 tuổi chỉ coi là một giai thoại.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đều xác nhận con người sẽ trở thành bất tử nếu không có “bệnh già”. PGS.TS Phạm Duy Hiển giải thích: “Già là một căn bệnh gây chết người. Bởi vì bản thân tuổi già là một căn bệnh khó chữa”.
PGS.TS Phạm Duy Hiển dẫn giải thêm, người xưa vẫn quen nói “sinh – lão – bệnh – tử”. Cách sắp xếp như vậy rất đúng. Khi anh già, cơ thể anh không đủ khỏe mạnh để chống chọi lại sự tấn công của bệnh tật, kể cả những căn bệnh nhẹ mà thời còn trẻ anh hoàn toàn có thể vượt qua.
Chỉ khi già, anh mới sinh ra nhiều bệnh không thể cứu chữa và dẫn tới cái chết. Khi con người thắng được lão hóa, tức là các bộ phận cơ quan trong cơ thể vẫn đủ sức chống lại bệnh tật thì khi đó, con người bất tử. Không ai chết vì tuổi già, mà chỉ chết vì bệnh tật là lẽ ở đó.

“Giai đoạn lão suy là khi con người bắt đầu có những biến đổi cơ thể theo chiều hướng đi xuống, từ tốt sang xấu, cũng như có thay đổi về tính tình, cách đối xử. Công năng cơ thể giảm sút như là ăn chậm tiêu, ngủ ít,đại tiểu tiện bất thường, nói năng chậm, trí nhớ ngắn hạn sút kém. Thời kỳ này, một số bệnh cũng có thể xuất hiện. Ngoài ra, một số người cũng trở thành thụ động, không tham gia, có khuynh hướng sống lẻ loi, không đòi hỏi”.
PGS.TS Phạm Duy Hiển
Trần Hòa
 
Back
Top