Đầu tư thương hiệu
Lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI (2005 - 2010), vấn đề thương hiệu nông sản được đặt ra một cách trang trọng: “Đầu tư khôi phục lại vùng trồng khóm tại Vị Thanh và Long Mỹ qui mô 3.000 - 4.000 ha. Tiếp tục nâng cao thương hiệu “khóm Cầu Đúc”, “bưởi Năm Roi Phú Hữu”, “cá thác lác” để quảng bá đặc sản này của địa phương…”
Xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác
Tám Dũng (Nguyễn Văn Dũng), ở miệt ngàn Hậu Giang - cái nôi nuôi dưỡng cá thác lác của địa phương, đang sở hữu 10.000 con cá thác lác bố mẹ độc nhất vô nhị ở vùng Tây Sông Hậu.
Câu chuyện “bể nợ” vì cá tra, cá basa rồi chạy rong khắp chợ quê thu thập cá thác lác tự nhiên về làm giống để được tôn vinh là “vua cá thác lác” của Tám Dũng hẳn nhiều người đã biết. Điểm sản xuất cá giống thác lác của Tám Dũng cũng chính là hạt nhân để Hậu Giang xây dựng thương hiệu.
Chỉ hơn 2 năm sau ngày dựng cơ nghiệp bằng cá thác lác, doanh thu của Tám Dũng trong năm 2005 đã đạt trên 1,3 tỷ đồng. Nhiều người dân khắp đồng bằng lần mò xuống tận nhà Tám Dũng vì họ mê cái vị độc chiêu của cá thác lác Hậu Giang. Anh Nguyễn Văn Vui, Trưởng Phòng NN - PTNT huyện Vị Thủy khoe với chúng tôi: “Cái sướng của người nuôi cá thác lác là không lo chuyện đầu ra. Cá sống bán 50.000 đồng, chết cũng 50.000 đồng/kg. Cá chết làm chả giá còn cao hơn”.
Giờ đây, đâu chỉ có Tám Dũng, mà đã có nhiều người xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác Hậu Giang. Nổi lên là anh Trần Văn Hiệp ở ấp 7, xã Vị Trung nuôi gần 15.000 cá thát lát cườm thương phẩm. Cá thác lác cườm của anh Hiệp đến nay đã tròm trèm 1 ký/con. Nếu làm một phép tính hiện tại: 15.000 con cá thác lác - tương đương 7 tấn x 50.000đ/kg, anh Hiệp đã có trong tay doanh thu 350 triệu đồng; lợi nhuận tối thiểu cũng đạt 2/3 trên doanh thu.
Nếu như Tám Dũng tự lần mò từng công đoạn để sản xuất cá thác lác, thì tới anh Hiệp đã có nguồn tiếp sức của địa phương. Trong đó, huyện Vị Thủy đã hỗ trợ anh Hiệp 40% giá cá thác lác giống và các khâu kỹ thuật nuôi. Sức hấp dẫn, lan tỏa của cá thát lát rất nhanh ở Vị Thủy. Đến nay, ít nhất đã có 20 hộ nuôi cá thương phẩm trên diện tích từ 1.000 - 20.000m2/hộ.
Đây là một bước tiến cơ bản khi Hậu Giang tạo lập thương hiệu cho 3 mặt hàng nông sản: cá thác lác, bưởi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc. Xa hơn, huyện Vị Thủy đang phối hợp với tỉnh để qui hoạch 200 ha nuôi cá thác lác ở xã Vĩnh Trung và Vĩnh Tường. Kèm theo quy hoạch này là hàng loạt chính sách như đầu tư cơ sở hạ tầng: đê bao vùng, tập huấn kỹ thuật, định hướng nuôi, vay vốn, đầu ra…
Bước vào tuổi 80, ông Sáu Mão kể lại với chúng tôi: “Hơn 30 năm trước, cá thác lác cườm tự nhiên đông nghẹt trên kênh, rạch Hậu Giang. Quăng chài, bung lưới một đoạn sông đều tóm được cá thát lát. Cá thác lác nhiều đến nỗi người ta không bao giờ bắt cá con cỡ hai ngón tay. Dân địa phương gọi chúng là cá thác lác lưỡi mèo và thả chúng lại tự nhiên”.
Theo ông Sáu, hồi ấy dân điạï phương mỗi lần tát đìa, đều làm mắm cá thát lát. Mắm thát lát xứ Hậu Giang mà đem chưng hoặc chiên ăn hết ý. Do sau này, làm lúa hai, ba vụ một năm, đất sinh sản của cá thác lác hẹp lại, nguồn cá tự nhiên cạn dần. Những người tái đàn, tạo lập thương hiệu cá thác lác như Bảy Dũng, Hai Hiệp rất quí.
Tiếp chuyện chúng tôi, anh Chín Đồng (Nguyễn Văn Đồng), Giám đốc Sở NN - PTNT Hậu Giang không giấu được niềm phấn khích: “Trong 3 thương hiệu đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, hai thương hiệu: bưởi Phú Hữu và cá thác lác Hậu Giang đã hoàn thành, sắp được công nhận. Chỉ riêng khóm Cầu Đúc có lẽ chậm lại một thời gian do có trục trặc từ đơn vị đứng ra đăng ký”. Đây là một kết quả ngoài mong đợi của địa phương.
Những trăn trở...
Anh Nguyễn Văn Vui, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Vị Thủy, tâm sự: “Khi chúng ta làm thương hiệu, vấn đề quan trọng là giữ uy tín cho thương hiệu: ngon người ta mới dám mua… Hiện tại, cá thác lác thương phẩm, cá giống không đủ cung ứng cho thị trường. Đầu ra, cá thác lác trong 2 năm tới vẫn chưa đáng lo. Song, nếu mở rộng diện tích nuôi lớn hơn, thì sau năm 2008, chưa biết ra sao”. Đây cũng là nỗi lo chung cho mặt hàng khóm Cầu Đúc và bưởi Phú Hữu. Vậy để giải tỏa trăn trở này, chúng ta phải làm gì?
Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Văn Đồng khẳng định: “Chúng tôi xác định xây dựng thương hiệu cho khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, cá thác lác Hậu Giang là thị trường nội địa. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Trong tương lai xa, nếu chúng ta xuất khẩu được thì càng tốt. Trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng ba mặt hàng nổi tiếng này với chỉ dẫn địa lý như bánh pía Vung Thơm, nem Lai Vung…”.
Những bước tiến trên đường tạo lập thương hiệu đang hình thành vững chắc. Một vấn đề trăn trở lâu nay của lãnh đạo địa phương là khi tạo lập thương hiệu phải có vùng nguyên liệu ổn định đã được “tháo nút”. Khóm Cầu Đúc từ chỗ trên dưới 1.000 ha, nay đã mở ra gần 1.500 ha; bưởi Phú Hữu từ 700 ha, nay đã vọt lên 1.300 ha.
Quan trọng hơn, HTX Phú Thành đã tiếp cận được thị trường tiêu thụ để lo đầu ra cho bưởi Phú Hữu. Cá thác lác nay đã có hơn 100 ha nuôi thâm canh vững chắc… Anh Chín Đồng khẳng định: “Trong bối cảnh hội nhập, chuẩn bị vào AFTA, WTO… nếu chúng ta không chuyên canh lớn, thì hàng nông sản không cạnh tranh nổi ngay trên sân nhà”.
Tỉnh Hậu Giang đã và đang xúc tiến triển khai 3 vùng qui hoạch, gắn liền với 3 thương hiệu này. Trong đó, mỗi dự án quy hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ đồng qua các chương trình lồng ghép. Đồng thời, lấy kinh tế hợp tác làm hạt nhân trong vùng quy hoạch. 12 HTX điểm đã được “đánh dấu” trên bản đồ vùng quy hoạch. Một hướng tiếp cận mới từ các HTX này đã được hoạch định: đầu tư trang thiết bị vi tính, nối mạng, tiếp cận thị trường; các sản phẩm có thương hiệu sẽ liên thông với thị trường…
Lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI (2005 - 2010), vấn đề thương hiệu nông sản được đặt ra một cách trang trọng: “Đầu tư khôi phục lại vùng trồng khóm tại Vị Thanh và Long Mỹ qui mô 3.000 - 4.000 ha. Tiếp tục nâng cao thương hiệu “khóm Cầu Đúc”, “bưởi Năm Roi Phú Hữu”, “cá thác lác” để quảng bá đặc sản này của địa phương…”
Xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác
Tám Dũng (Nguyễn Văn Dũng), ở miệt ngàn Hậu Giang - cái nôi nuôi dưỡng cá thác lác của địa phương, đang sở hữu 10.000 con cá thác lác bố mẹ độc nhất vô nhị ở vùng Tây Sông Hậu.
Câu chuyện “bể nợ” vì cá tra, cá basa rồi chạy rong khắp chợ quê thu thập cá thác lác tự nhiên về làm giống để được tôn vinh là “vua cá thác lác” của Tám Dũng hẳn nhiều người đã biết. Điểm sản xuất cá giống thác lác của Tám Dũng cũng chính là hạt nhân để Hậu Giang xây dựng thương hiệu.
Chỉ hơn 2 năm sau ngày dựng cơ nghiệp bằng cá thác lác, doanh thu của Tám Dũng trong năm 2005 đã đạt trên 1,3 tỷ đồng. Nhiều người dân khắp đồng bằng lần mò xuống tận nhà Tám Dũng vì họ mê cái vị độc chiêu của cá thác lác Hậu Giang. Anh Nguyễn Văn Vui, Trưởng Phòng NN - PTNT huyện Vị Thủy khoe với chúng tôi: “Cái sướng của người nuôi cá thác lác là không lo chuyện đầu ra. Cá sống bán 50.000 đồng, chết cũng 50.000 đồng/kg. Cá chết làm chả giá còn cao hơn”.
Giờ đây, đâu chỉ có Tám Dũng, mà đã có nhiều người xuất chiêu “đánh bóng” thương hiệu cá thác lác Hậu Giang. Nổi lên là anh Trần Văn Hiệp ở ấp 7, xã Vị Trung nuôi gần 15.000 cá thát lát cườm thương phẩm. Cá thác lác cườm của anh Hiệp đến nay đã tròm trèm 1 ký/con. Nếu làm một phép tính hiện tại: 15.000 con cá thác lác - tương đương 7 tấn x 50.000đ/kg, anh Hiệp đã có trong tay doanh thu 350 triệu đồng; lợi nhuận tối thiểu cũng đạt 2/3 trên doanh thu.
Nếu như Tám Dũng tự lần mò từng công đoạn để sản xuất cá thác lác, thì tới anh Hiệp đã có nguồn tiếp sức của địa phương. Trong đó, huyện Vị Thủy đã hỗ trợ anh Hiệp 40% giá cá thác lác giống và các khâu kỹ thuật nuôi. Sức hấp dẫn, lan tỏa của cá thát lát rất nhanh ở Vị Thủy. Đến nay, ít nhất đã có 20 hộ nuôi cá thương phẩm trên diện tích từ 1.000 - 20.000m2/hộ.
Đây là một bước tiến cơ bản khi Hậu Giang tạo lập thương hiệu cho 3 mặt hàng nông sản: cá thác lác, bưởi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc. Xa hơn, huyện Vị Thủy đang phối hợp với tỉnh để qui hoạch 200 ha nuôi cá thác lác ở xã Vĩnh Trung và Vĩnh Tường. Kèm theo quy hoạch này là hàng loạt chính sách như đầu tư cơ sở hạ tầng: đê bao vùng, tập huấn kỹ thuật, định hướng nuôi, vay vốn, đầu ra…
Bước vào tuổi 80, ông Sáu Mão kể lại với chúng tôi: “Hơn 30 năm trước, cá thác lác cườm tự nhiên đông nghẹt trên kênh, rạch Hậu Giang. Quăng chài, bung lưới một đoạn sông đều tóm được cá thát lát. Cá thác lác nhiều đến nỗi người ta không bao giờ bắt cá con cỡ hai ngón tay. Dân địa phương gọi chúng là cá thác lác lưỡi mèo và thả chúng lại tự nhiên”.
Theo ông Sáu, hồi ấy dân điạï phương mỗi lần tát đìa, đều làm mắm cá thát lát. Mắm thát lát xứ Hậu Giang mà đem chưng hoặc chiên ăn hết ý. Do sau này, làm lúa hai, ba vụ một năm, đất sinh sản của cá thác lác hẹp lại, nguồn cá tự nhiên cạn dần. Những người tái đàn, tạo lập thương hiệu cá thác lác như Bảy Dũng, Hai Hiệp rất quí.
Tiếp chuyện chúng tôi, anh Chín Đồng (Nguyễn Văn Đồng), Giám đốc Sở NN - PTNT Hậu Giang không giấu được niềm phấn khích: “Trong 3 thương hiệu đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, hai thương hiệu: bưởi Phú Hữu và cá thác lác Hậu Giang đã hoàn thành, sắp được công nhận. Chỉ riêng khóm Cầu Đúc có lẽ chậm lại một thời gian do có trục trặc từ đơn vị đứng ra đăng ký”. Đây là một kết quả ngoài mong đợi của địa phương.
Những trăn trở...
Anh Nguyễn Văn Vui, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Vị Thủy, tâm sự: “Khi chúng ta làm thương hiệu, vấn đề quan trọng là giữ uy tín cho thương hiệu: ngon người ta mới dám mua… Hiện tại, cá thác lác thương phẩm, cá giống không đủ cung ứng cho thị trường. Đầu ra, cá thác lác trong 2 năm tới vẫn chưa đáng lo. Song, nếu mở rộng diện tích nuôi lớn hơn, thì sau năm 2008, chưa biết ra sao”. Đây cũng là nỗi lo chung cho mặt hàng khóm Cầu Đúc và bưởi Phú Hữu. Vậy để giải tỏa trăn trở này, chúng ta phải làm gì?
Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Văn Đồng khẳng định: “Chúng tôi xác định xây dựng thương hiệu cho khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, cá thác lác Hậu Giang là thị trường nội địa. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức. Trong tương lai xa, nếu chúng ta xuất khẩu được thì càng tốt. Trước mắt, chúng tôi sẽ xây dựng ba mặt hàng nổi tiếng này với chỉ dẫn địa lý như bánh pía Vung Thơm, nem Lai Vung…”.
Những bước tiến trên đường tạo lập thương hiệu đang hình thành vững chắc. Một vấn đề trăn trở lâu nay của lãnh đạo địa phương là khi tạo lập thương hiệu phải có vùng nguyên liệu ổn định đã được “tháo nút”. Khóm Cầu Đúc từ chỗ trên dưới 1.000 ha, nay đã mở ra gần 1.500 ha; bưởi Phú Hữu từ 700 ha, nay đã vọt lên 1.300 ha.
Quan trọng hơn, HTX Phú Thành đã tiếp cận được thị trường tiêu thụ để lo đầu ra cho bưởi Phú Hữu. Cá thác lác nay đã có hơn 100 ha nuôi thâm canh vững chắc… Anh Chín Đồng khẳng định: “Trong bối cảnh hội nhập, chuẩn bị vào AFTA, WTO… nếu chúng ta không chuyên canh lớn, thì hàng nông sản không cạnh tranh nổi ngay trên sân nhà”.
Tỉnh Hậu Giang đã và đang xúc tiến triển khai 3 vùng qui hoạch, gắn liền với 3 thương hiệu này. Trong đó, mỗi dự án quy hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ đồng qua các chương trình lồng ghép. Đồng thời, lấy kinh tế hợp tác làm hạt nhân trong vùng quy hoạch. 12 HTX điểm đã được “đánh dấu” trên bản đồ vùng quy hoạch. Một hướng tiếp cận mới từ các HTX này đã được hoạch định: đầu tư trang thiết bị vi tính, nối mạng, tiếp cận thị trường; các sản phẩm có thương hiệu sẽ liên thông với thị trường…
Last edited: