I. Vận chuyển cá giống
Để giảm thiểu hao hụt và đảm bảo sức khỏe cho cá khi phải vận chuyển đi xa, cần phải biết cách xử lý cá trước khi vận chuyển đồng thời nắm rõ các biện pháp kỹ thuật vận chuyển.
Cá mú giống
1. Xử lý cá trước khi vận chuyển
Cá mú con đánh bắt ngoài tự nhiên phải được nhốt tạm từ 1-2 tuần trong bể hoặc trong thùng có sục khí liên tục. Hai ngày đầu không cần cho ăn. Từ ngày thứ 3, cho ăn ít và tăng liều lượng lên dần. Sau đó dùng các học lưới với kích cỡ mắt lưới khác nhau để phan loại cá theo các kích cỡ sau đây:
– Cá bột nhỏ: 2,5-5cm
– Cá bột lớn: 5-7,5cm
– Cá giống nhỏ: 7,5-10cm
– Cá giống trung bình: 10-12,5cm
Sau khi phân loại, nên tắm cho cá bằng nước ngọt (từ 15-30 phút) để diệt các vi sinh vật có hại, sau đó mới vận chuyển về nơi ương nuôi. Lưu ý những con bị thương phải được nuôi dưỡng trong bể riêng, khi chúng hồi phục hoàn toàn thì mới vận chuyển về ao ương nuôi.
Với cá ương trong bể, thời điểm thu hoạch cá thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng vợt mềm vớt cá cho vào giai hoặc bể nước sạch đã chuẩn bị trước. Thao tác vớt phải nhanh và nhẹ nhàng.
Trước khi vận chuyển, phải nhốt cá trong giai nước sạch với mật độ dày để cho chúng quen dần với diều kiện sống chật hẹp và thải bớt phân. Có thể nhốt từ 8-12 giờ. Lưu ý: trong khoảng thời gian nhốt, không nên cho cá ăn.
2. Kỹ thuật vận chuyển cá
Trong quá trình vận chuyển cá giống, tỷ lệ sống và mức độ an toàn của cá phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật vận chuyển. Trong đó các yếu tố như dụng cụ đựng cá, phương tiện vận chuyển, nhiệt độ thời tiết, lượng oxy hòa tan trong nước, khí độc trong mưa, thời gian vận chuyển…đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống cho cá.
Phải ngưng cho cá ăn trong 24 giờ trước khi vận chuyển, đồng thời nên tắm cho cá bằng thuốc tím 0,15ppm (từ 5-10 phút) hoặc tắm bằng dung dịch Furacin 0,05% (từ 3-5 phút).
Có hai phương pháp vận chuyển cá: vận chuyển kín và vận chuyển hở.
– Phương pháp vận chuyển kín: vận chuyển cá bằng túi nilon có bơm oxy với áp suất thích hợp.
– Phương pháp vận chuyển hở: vận chuyển cá bằng thùng phuy, thùng tôn, thùng nhựa hoặc sót nilon.
* Phương pháp vận chuyển bằng túi nilon hoặc can nhựa được xem là phương pháp tiên tiến cho hiệu quả cao, vì vậy mà được rất nhiều người áp dụng.
* Phương pháp vận chuyển kín: Thường chứa cá trong túi nilon có bơm oxy rồi vận chuyển bằng các phương tiện như xe ô tô, máy kéo, ba gác máy, ghe, thuyền…
* Đóng túi: Dùng hai túi nilon có đáy bằng, cho vào khoảng 8 lít nước biển, nước được làm lạnh ở nhiệt độ 23-250C. Nếu vận chuyển trong thời gian dưới 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 4/5 túi. Nếu vận chuyển trong thời gian trên 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 2/3 túi. Vuốt hết không khí trong túi ra, bơm oxy vào, sau đó cho cá vào, tiếp tục bơm oxy vào đến khi căng túi, buộc túi lại. Cho túi cá vào thùng xốp, đặt các bao đá xung quanh để làm mát cá. Dán kín thùng xốp bằng băng keo rồi đưa lê phương tiện vận chuyển. Nên vận chuyển cá trên phương tiện có máy điều hòa nhiệt độ.
Mật độ cá trong túi: Mật độ cá trong túi nilon tùy thuộc vào kích cỡ của cá. Cá cỡ 2,5cm, nhốt từ 100-150con/lít nước; cá cỡ 5cm, nhốt từ 30-50con/lít; cá 7cm, nhốt từ 10-15con/lít.
Lưu ý: Nên vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm. Nếu vận chuyển cá trong mùa nắng thì phải che đậy kỹ càng, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào túi nilon vì có thể làm tăng nhiệt độ nước trong túi và dẫn đến chết cá. Sau 8 tiếng vận chuyển phải bơm oxy. Sau 16 tiếng phải thay nước và bơm oxy. Sau 24 tiếng phải cho cá nghỉ ngơi trong vèo lưới hay trong bể từ 8-12 giờ. Muốn vận chuyển tiếp phải đóng túi lại. Tổng thời gian vận chuyển cá không nên quá 50 giờ. Khi vận chuyển cá đến nơi, thao tác mở thùng phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá hoảng sợ. Trước khi thả cá, phải cân bằng nhiệt độ và độ mặn nước ao và nước trong túi cá.
II. Kỹ thuật nuôi cá mú thịt
1. Chuẩn bị ao nuôi
* Chọn vị trí ao
Ao nên nằm ở vùng đất sét hay cát pha sét, tránh vùng đất phèn. Mực nước thủy triều ít nhất là 80cm. Phải có ao lắng để xử lý nước thải.
Ao nằm ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, không bị bóng cây che khuất. Ao gần nguồn nước, gần nhà để tiện theo dõi và quản lý.
* Điều kiện ao nuôi
– Tùy theo từng điều kiện mà chọn ao có diện tích phù hợp, có thể từ 100m2 trở lên. Ao có độ sâu từ 1,5-2m. Độ sâu mực nước ao từ 1,2-1,5m. Bờ ao cao hơn mực nước ao trong năm, khoảng 0,5m để chống ngập.
– Cống, bọng phải được làm chắc chắn và thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Bờ ao phải đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ. Đáy ao bằng phẳng và dốc về bọng nước. Nếu có điều kiện thì trải bạt xung quanh bờ ao để ngăn cá đào hang. Bọng phải có lưới chắn để không cho cá ra ngoài cũng như không cho địch hại vào ao.
– Nguồn nước phải gần ao để thuận tiện cho việc cấp nước. Nước phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm và phải chủ động suốt quá trình nuôi. Yêu cầu về chất lượng nước: nhiệt độ= 25-32oC, độ mặn= 20-30‰, pH= 7,5-8,5, độ trong = 30-45cm, hàm lượng oxy hòa tan= 4-8mg/L, NH3 ≤0-0,008mg/L, độ kiềm= 60-100mg/L.
– Thả một số ống tre hoặc ống nhựa (đường kính 10-20cm) vào ao để làm nơi cho cá ẩn nấp nhằm hạn chế cá tấn công lẫn nhau đồng thời giúp việc kiểm tra và thu hoạch cá được đễ dàng.
* Cải tạo ao
– Tháo nước cạn ao và dọn sạch rác, bắt hết cá tạp và địch hại như: rắn, cua, ếch…Có thể diệt tạp bằng Rotenon (liều lượng 40kg/ha), bánh bã trà (liều lượng 150-200kg/ha). Vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao. Tu bổ lại bờ ao, cống rãnh. San lắp các lỗ mọi rò rỉ.
– Rải vôi bột xuống đáy ao và xung quanh ao để diệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng: 10-15kg/100m2. Sau đó phơi nắng đáy ao khoảng 3-4 ngày.
– Lấy nước: Lần đầu chỉ lấy nước ở mức 0,4-0,5cm, sau đó bón phân rồi lấy đủ nước. Lưu ý: nước phải chảy qua lưới lọc để ngăn cá tạp và địch hại.
– Bón phân cho ao: Sau khi lấy nước lần đầu, tiến hành bón phân để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Có thể bón phân chuồng (2tấn/ ha), cách bón: rải đều phân khắp đáy ao; phân urê (25kg/ha); hoặc phân Diamonium phosphat (50kg/ha), cách bón: hòa tan phân trong nước rồi tưới đều khắp đáy ao.
– Sau 4-5 ngày bón phân là có thể thả giống.
2. Chọn và thả cá giống
– Nên chọn cá giống có kích cỡ càng lớn càng tốt, từ 8-15cm. Cá giống càng lớn thì tỷ lệ hao hụt càng ít. Tốt nhất là lấy cá giống sinh sản nhân tạo ở các trại cá uy tín, hạn chế lấy cá từ nguồn khai thác tự nhiên.
– Chọn cá giống khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị say sát, không bị dị hình hay dị tật.
– Mật độ nuôi: nên thả với mật độ thưa, khoảng 2-3con/m2.
Cách thả cá:
Nên thả cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trước khi thả cá xuống ao, nên cân bằng nhiệt độ và độ mặn. Trường hợp cá giống đựng trong bọc nilon, thì phải ngâm bọc cá trong nước ao khoảng 10-15 phút để nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ nước ao, sau đó mới mở bọc và thả cá ra từ từ. Trường hợp cá giống đựng trong thùng hoặc can nhựa…thì trước khi cho cá vào bể, phải cho chúng qua một cái chậu lớn, từ từ thêm nước ao vào chậu để chúng thích nghi dần với điều kiện mới, sau khoảng 15 phút mới thả cá vào ao. Tuyệt đối không cho cá vào ao một cách đột ngột hoặc đứng trên bờ đổ cá xuống ao vì sẽ làm cho cá dễ bị sốc và chết.
3. Cho ăn và chăm sóc
a. Thức ăn
– Nhiều người dùng thức ăn là cá rô phi: thả cá rô phi (5000-10000 con/ha) trước khi thả cá mú 1 tháng. Khi thả cá mú vào ao thì chúng có thức ăn ngay.
- Hiện nay thức ăn hiệu quả được nhiều người sử dụng nhất ở giai đoạn cá nhỏ là Ruốc, cá cơm, thức ăn công nghiệp. Trong đó Ruốc thức ăn hiệu quả nhất
Cá mú thịt
– Ngoài ra cũng có thể cho ăn bằng các loại cá tạp tươi cắt nhỏ như cá cơm, cá trích, cá nục, cá liệt…
b. Cách cho ăn
– Để cá dễ ăn và dễ quản lý thức ăn, nên cho thức ăn vào sàn và đặt vào nhiều vịu trí trong ao cho cá ăn, nên đặt sàn ở 4 góc ao và giữa ao, sàn cách mặt nước khoảng 0,5-0,6m.
– Thức ăn của cá (các loại cá tạp) phải được rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa với cỡ miệng cá ăn.
– Mỗi ngày cho ăn hai lần, vào buổi sáng (7 giờ) và chiều mát (17 giờ); khẩu phần ăn hằng ngày bằng 7-10% tổng trọng lượng có trong ao (cứ 100 kg cá thì cho 7-10kg thức ăn), và giảm dần theo sự tăng trọng của cá. Khi cá đạt 200g/con trở lên, thì cho ăn ngày một lần và khẩu phần ăn giảm xuống còn 5%.
– Nên cho cá ăn đúng giờ và cho ăn từ từ.
- Đối với Ruốc ta cho ăn rửa sạch, cho ăn đến khi cá no. Lợi thế cho ăn ruốc giảm thiểu cá bị bệnh đường ruộc. Nguồn cung cấp ruốc biển Sieu Thi Ca Tuoi liên hệ 0978995551
– Định kỳ trộn Vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá. Lượng Vitamin C và Premix chiếm khoảng 2% lượng thức ăn.
c. Chăm sóc
– Thường xuyên theo dõi cá ăn để đánh giá được mức ăn của chúng mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa. Thiếu thức ăn thì cá chậm lớn, thừa thức ăn thì sẽ gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
– Duy trì màu xanh nước ao bằng cách định kỳ bón thêm phân chuồng. Khoảng 15 ngày bón 1 lần, liều lượng: 10-15kg/100 m2 ao.
– Định kỳ (1 tuần 2 lần) thay nước vào ao, mỗi lần thay khoảng 20-40% lượng nước ao, tùy theo chất lượng ao. Khi thấy nước có màu xanh quá đậm, màu xám hay có mùi hôi do tảo hoặc thức ăn phân hủy thì phải thay nước ngay. Có thể dùng nước thủy triều hoặc nước bơm từ ao chứa để thay. Khi thay nước, nên xả phần nước ở đáy rồi bơm nước mới vào. Nước dẫn vào ao phải qua lưới chắn để ngăn cá tạp và địch hại.
– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, và phải giữ cho các chỉ số này luôn ổn định.
– Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.
– Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống rãnh để khắc phục kịp thời khi bị sạc lở, rò rỉ.
– Hàng tuần lọc và phân đàn kích cỡ cá để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé đồng thời tăng không gian sống cho chúng.
4. Thu hoạch
Sau 6-10 tháng nuôi (tùy theo kích cỡ của cá giống) là có thể thu hoạch cá thịt, kích cỡ cá thường phẩm từ 0,6-1kg/con. Có thể thu tỉa những con cá lớn hoặc thu hoạch toàn bộ để lấy ao nuôi vụ khác.
Trước khi thu hoạch 2 giờ, nên khuấy mạnh nước để tránh trường hợp cơ của cá bị cứng. Đặt một lồng lưới trong ao để giữ tạm cá. Chuẩn bị các thau, chậu máy sục khí để đựng và bảo quản cá.
Thu hoạch toàn bộ: Tháo bớt một lượng nước ao, dùng lưới đánh bắt vài lần, sau đó tháo cạn nước và bắt toàn bộ. Nên thu hoạch vào lúc trời mát để cá ít bị mệt. Cá sau khi thu hoạch thì cho vào các dụng cụ chứa để rửa sạch bùn và xả bớt chất thải, sau đó chuyển đến nơi tiêu thụ. Khi phải nhốt cá trong các dụng cụ chứa quá lâu thì cần phải sục khí để chúng không bị ngợp.
Để giảm thiểu hao hụt và đảm bảo sức khỏe cho cá khi phải vận chuyển đi xa, cần phải biết cách xử lý cá trước khi vận chuyển đồng thời nắm rõ các biện pháp kỹ thuật vận chuyển.
Cá mú giống
1. Xử lý cá trước khi vận chuyển
Cá mú con đánh bắt ngoài tự nhiên phải được nhốt tạm từ 1-2 tuần trong bể hoặc trong thùng có sục khí liên tục. Hai ngày đầu không cần cho ăn. Từ ngày thứ 3, cho ăn ít và tăng liều lượng lên dần. Sau đó dùng các học lưới với kích cỡ mắt lưới khác nhau để phan loại cá theo các kích cỡ sau đây:
– Cá bột nhỏ: 2,5-5cm
– Cá bột lớn: 5-7,5cm
– Cá giống nhỏ: 7,5-10cm
– Cá giống trung bình: 10-12,5cm
Sau khi phân loại, nên tắm cho cá bằng nước ngọt (từ 15-30 phút) để diệt các vi sinh vật có hại, sau đó mới vận chuyển về nơi ương nuôi. Lưu ý những con bị thương phải được nuôi dưỡng trong bể riêng, khi chúng hồi phục hoàn toàn thì mới vận chuyển về ao ương nuôi.
Với cá ương trong bể, thời điểm thu hoạch cá thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng vợt mềm vớt cá cho vào giai hoặc bể nước sạch đã chuẩn bị trước. Thao tác vớt phải nhanh và nhẹ nhàng.
Trước khi vận chuyển, phải nhốt cá trong giai nước sạch với mật độ dày để cho chúng quen dần với diều kiện sống chật hẹp và thải bớt phân. Có thể nhốt từ 8-12 giờ. Lưu ý: trong khoảng thời gian nhốt, không nên cho cá ăn.
2. Kỹ thuật vận chuyển cá
Trong quá trình vận chuyển cá giống, tỷ lệ sống và mức độ an toàn của cá phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật vận chuyển. Trong đó các yếu tố như dụng cụ đựng cá, phương tiện vận chuyển, nhiệt độ thời tiết, lượng oxy hòa tan trong nước, khí độc trong mưa, thời gian vận chuyển…đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống cho cá.
Phải ngưng cho cá ăn trong 24 giờ trước khi vận chuyển, đồng thời nên tắm cho cá bằng thuốc tím 0,15ppm (từ 5-10 phút) hoặc tắm bằng dung dịch Furacin 0,05% (từ 3-5 phút).
Có hai phương pháp vận chuyển cá: vận chuyển kín và vận chuyển hở.
– Phương pháp vận chuyển kín: vận chuyển cá bằng túi nilon có bơm oxy với áp suất thích hợp.
– Phương pháp vận chuyển hở: vận chuyển cá bằng thùng phuy, thùng tôn, thùng nhựa hoặc sót nilon.
* Phương pháp vận chuyển bằng túi nilon hoặc can nhựa được xem là phương pháp tiên tiến cho hiệu quả cao, vì vậy mà được rất nhiều người áp dụng.
* Phương pháp vận chuyển kín: Thường chứa cá trong túi nilon có bơm oxy rồi vận chuyển bằng các phương tiện như xe ô tô, máy kéo, ba gác máy, ghe, thuyền…
* Đóng túi: Dùng hai túi nilon có đáy bằng, cho vào khoảng 8 lít nước biển, nước được làm lạnh ở nhiệt độ 23-250C. Nếu vận chuyển trong thời gian dưới 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 4/5 túi. Nếu vận chuyển trong thời gian trên 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 2/3 túi. Vuốt hết không khí trong túi ra, bơm oxy vào, sau đó cho cá vào, tiếp tục bơm oxy vào đến khi căng túi, buộc túi lại. Cho túi cá vào thùng xốp, đặt các bao đá xung quanh để làm mát cá. Dán kín thùng xốp bằng băng keo rồi đưa lê phương tiện vận chuyển. Nên vận chuyển cá trên phương tiện có máy điều hòa nhiệt độ.
Mật độ cá trong túi: Mật độ cá trong túi nilon tùy thuộc vào kích cỡ của cá. Cá cỡ 2,5cm, nhốt từ 100-150con/lít nước; cá cỡ 5cm, nhốt từ 30-50con/lít; cá 7cm, nhốt từ 10-15con/lít.
Lưu ý: Nên vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm. Nếu vận chuyển cá trong mùa nắng thì phải che đậy kỹ càng, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào túi nilon vì có thể làm tăng nhiệt độ nước trong túi và dẫn đến chết cá. Sau 8 tiếng vận chuyển phải bơm oxy. Sau 16 tiếng phải thay nước và bơm oxy. Sau 24 tiếng phải cho cá nghỉ ngơi trong vèo lưới hay trong bể từ 8-12 giờ. Muốn vận chuyển tiếp phải đóng túi lại. Tổng thời gian vận chuyển cá không nên quá 50 giờ. Khi vận chuyển cá đến nơi, thao tác mở thùng phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá hoảng sợ. Trước khi thả cá, phải cân bằng nhiệt độ và độ mặn nước ao và nước trong túi cá.
II. Kỹ thuật nuôi cá mú thịt
1. Chuẩn bị ao nuôi
* Chọn vị trí ao
Ao nên nằm ở vùng đất sét hay cát pha sét, tránh vùng đất phèn. Mực nước thủy triều ít nhất là 80cm. Phải có ao lắng để xử lý nước thải.
Ao nằm ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, không bị bóng cây che khuất. Ao gần nguồn nước, gần nhà để tiện theo dõi và quản lý.
* Điều kiện ao nuôi
– Tùy theo từng điều kiện mà chọn ao có diện tích phù hợp, có thể từ 100m2 trở lên. Ao có độ sâu từ 1,5-2m. Độ sâu mực nước ao từ 1,2-1,5m. Bờ ao cao hơn mực nước ao trong năm, khoảng 0,5m để chống ngập.
– Cống, bọng phải được làm chắc chắn và thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Bờ ao phải đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ. Đáy ao bằng phẳng và dốc về bọng nước. Nếu có điều kiện thì trải bạt xung quanh bờ ao để ngăn cá đào hang. Bọng phải có lưới chắn để không cho cá ra ngoài cũng như không cho địch hại vào ao.
– Nguồn nước phải gần ao để thuận tiện cho việc cấp nước. Nước phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm và phải chủ động suốt quá trình nuôi. Yêu cầu về chất lượng nước: nhiệt độ= 25-32oC, độ mặn= 20-30‰, pH= 7,5-8,5, độ trong = 30-45cm, hàm lượng oxy hòa tan= 4-8mg/L, NH3 ≤0-0,008mg/L, độ kiềm= 60-100mg/L.
– Thả một số ống tre hoặc ống nhựa (đường kính 10-20cm) vào ao để làm nơi cho cá ẩn nấp nhằm hạn chế cá tấn công lẫn nhau đồng thời giúp việc kiểm tra và thu hoạch cá được đễ dàng.
* Cải tạo ao
– Tháo nước cạn ao và dọn sạch rác, bắt hết cá tạp và địch hại như: rắn, cua, ếch…Có thể diệt tạp bằng Rotenon (liều lượng 40kg/ha), bánh bã trà (liều lượng 150-200kg/ha). Vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao. Tu bổ lại bờ ao, cống rãnh. San lắp các lỗ mọi rò rỉ.
– Rải vôi bột xuống đáy ao và xung quanh ao để diệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng: 10-15kg/100m2. Sau đó phơi nắng đáy ao khoảng 3-4 ngày.
– Lấy nước: Lần đầu chỉ lấy nước ở mức 0,4-0,5cm, sau đó bón phân rồi lấy đủ nước. Lưu ý: nước phải chảy qua lưới lọc để ngăn cá tạp và địch hại.
– Bón phân cho ao: Sau khi lấy nước lần đầu, tiến hành bón phân để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Có thể bón phân chuồng (2tấn/ ha), cách bón: rải đều phân khắp đáy ao; phân urê (25kg/ha); hoặc phân Diamonium phosphat (50kg/ha), cách bón: hòa tan phân trong nước rồi tưới đều khắp đáy ao.
– Sau 4-5 ngày bón phân là có thể thả giống.
2. Chọn và thả cá giống
– Nên chọn cá giống có kích cỡ càng lớn càng tốt, từ 8-15cm. Cá giống càng lớn thì tỷ lệ hao hụt càng ít. Tốt nhất là lấy cá giống sinh sản nhân tạo ở các trại cá uy tín, hạn chế lấy cá từ nguồn khai thác tự nhiên.
– Chọn cá giống khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị say sát, không bị dị hình hay dị tật.
– Mật độ nuôi: nên thả với mật độ thưa, khoảng 2-3con/m2.
Cách thả cá:
Nên thả cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trước khi thả cá xuống ao, nên cân bằng nhiệt độ và độ mặn. Trường hợp cá giống đựng trong bọc nilon, thì phải ngâm bọc cá trong nước ao khoảng 10-15 phút để nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ nước ao, sau đó mới mở bọc và thả cá ra từ từ. Trường hợp cá giống đựng trong thùng hoặc can nhựa…thì trước khi cho cá vào bể, phải cho chúng qua một cái chậu lớn, từ từ thêm nước ao vào chậu để chúng thích nghi dần với điều kiện mới, sau khoảng 15 phút mới thả cá vào ao. Tuyệt đối không cho cá vào ao một cách đột ngột hoặc đứng trên bờ đổ cá xuống ao vì sẽ làm cho cá dễ bị sốc và chết.
3. Cho ăn và chăm sóc
a. Thức ăn
– Nhiều người dùng thức ăn là cá rô phi: thả cá rô phi (5000-10000 con/ha) trước khi thả cá mú 1 tháng. Khi thả cá mú vào ao thì chúng có thức ăn ngay.
- Hiện nay thức ăn hiệu quả được nhiều người sử dụng nhất ở giai đoạn cá nhỏ là Ruốc, cá cơm, thức ăn công nghiệp. Trong đó Ruốc thức ăn hiệu quả nhất
Cá mú thịt
– Ngoài ra cũng có thể cho ăn bằng các loại cá tạp tươi cắt nhỏ như cá cơm, cá trích, cá nục, cá liệt…
b. Cách cho ăn
– Để cá dễ ăn và dễ quản lý thức ăn, nên cho thức ăn vào sàn và đặt vào nhiều vịu trí trong ao cho cá ăn, nên đặt sàn ở 4 góc ao và giữa ao, sàn cách mặt nước khoảng 0,5-0,6m.
– Thức ăn của cá (các loại cá tạp) phải được rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa với cỡ miệng cá ăn.
– Mỗi ngày cho ăn hai lần, vào buổi sáng (7 giờ) và chiều mát (17 giờ); khẩu phần ăn hằng ngày bằng 7-10% tổng trọng lượng có trong ao (cứ 100 kg cá thì cho 7-10kg thức ăn), và giảm dần theo sự tăng trọng của cá. Khi cá đạt 200g/con trở lên, thì cho ăn ngày một lần và khẩu phần ăn giảm xuống còn 5%.
– Nên cho cá ăn đúng giờ và cho ăn từ từ.
- Đối với Ruốc ta cho ăn rửa sạch, cho ăn đến khi cá no. Lợi thế cho ăn ruốc giảm thiểu cá bị bệnh đường ruộc. Nguồn cung cấp ruốc biển Sieu Thi Ca Tuoi liên hệ 0978995551
– Định kỳ trộn Vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá. Lượng Vitamin C và Premix chiếm khoảng 2% lượng thức ăn.
c. Chăm sóc
– Thường xuyên theo dõi cá ăn để đánh giá được mức ăn của chúng mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa. Thiếu thức ăn thì cá chậm lớn, thừa thức ăn thì sẽ gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
– Duy trì màu xanh nước ao bằng cách định kỳ bón thêm phân chuồng. Khoảng 15 ngày bón 1 lần, liều lượng: 10-15kg/100 m2 ao.
– Định kỳ (1 tuần 2 lần) thay nước vào ao, mỗi lần thay khoảng 20-40% lượng nước ao, tùy theo chất lượng ao. Khi thấy nước có màu xanh quá đậm, màu xám hay có mùi hôi do tảo hoặc thức ăn phân hủy thì phải thay nước ngay. Có thể dùng nước thủy triều hoặc nước bơm từ ao chứa để thay. Khi thay nước, nên xả phần nước ở đáy rồi bơm nước mới vào. Nước dẫn vào ao phải qua lưới chắn để ngăn cá tạp và địch hại.
– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, và phải giữ cho các chỉ số này luôn ổn định.
– Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.
– Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống rãnh để khắc phục kịp thời khi bị sạc lở, rò rỉ.
– Hàng tuần lọc và phân đàn kích cỡ cá để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé đồng thời tăng không gian sống cho chúng.
4. Thu hoạch
Sau 6-10 tháng nuôi (tùy theo kích cỡ của cá giống) là có thể thu hoạch cá thịt, kích cỡ cá thường phẩm từ 0,6-1kg/con. Có thể thu tỉa những con cá lớn hoặc thu hoạch toàn bộ để lấy ao nuôi vụ khác.
Trước khi thu hoạch 2 giờ, nên khuấy mạnh nước để tránh trường hợp cơ của cá bị cứng. Đặt một lồng lưới trong ao để giữ tạm cá. Chuẩn bị các thau, chậu máy sục khí để đựng và bảo quản cá.
Thu hoạch toàn bộ: Tháo bớt một lượng nước ao, dùng lưới đánh bắt vài lần, sau đó tháo cạn nước và bắt toàn bộ. Nên thu hoạch vào lúc trời mát để cá ít bị mệt. Cá sau khi thu hoạch thì cho vào các dụng cụ chứa để rửa sạch bùn và xả bớt chất thải, sau đó chuyển đến nơi tiêu thụ. Khi phải nhốt cá trong các dụng cụ chứa quá lâu thì cần phải sục khí để chúng không bị ngợp.