Dê là loài gia súc dễ nuôi, ít bị bệnh lại cung cấp nguồn thịt sạch đáp ứng được với nhu cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, do đó nhiều hộ nông dân đã áp dụng và nhân rộng mô hình chăn nuôi dê để cải thiện kinh tế của gia đình mình. Hầu hết mô hình chăn nuôi dê phổ biến nhất hiện nay là nuôi nhốt do năng suất cao, tốn ít công sức chăm sóc và dễ quản lý đàn. Để phát triển mô hình nuôi nhốt đạt hiệu quả tốt nhất, trước tiên bà con cần chú trọng tới kỹ thuật làm chuồng nuôi dê sao cho phù hợp với tập tính sinh trưởng của chúng.
Một số yêu cầu kỹ thuật trước khi làm chuồng dê
Khi làm chuồng trại nuôi dê bà con cần đảm bảo đạt được: Ấm áp vào mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Tốt nhất là làm chuồng theo hướng Đông Nam, tránh được mưa hắt, nắng chiếu trực tiếp và gió mạnh, chuồng phải có mái che, khô ráo, sạch sẽ, dễ dọn vệ sinh, tiện chăm sóc.
Đối với dê sữa bà con cần làm chuồng có nhiều gian ngăn cách mỗi con để thuận tiện cho việc vắt sữa và chăm sóc, mỗi gian có kích thước 1,2 x 1,5m.
Đối với dê thịt hay dê sinh trưởng thì bà con có thể làm chuồng có không gian rộng hơn để mỗi gian có thể nhốt nhiều con cùng một lúc, mỗi gian chuồng phải trang bị đầy đủ máng ăn, máng uống riêng biệt.
Vật liệu làm chuồng dê bà con có thể dùng tre nứa, gỗ hoặc lưới thép. Giá đỡ chuồng nên xây bằng gạch cho chắc chắn.
Mật độ (m2/con)
- Dê cái (không có thai): 1,4-1,6
- Dê cái (có thai): 1,8-2
- Dê cái nuôi con: 1,9-2,1
- Dê đực (thịt): 2,7-2,9
-Dê đực (giống): 1,5-2,5
- Dê con: 0,2-0,4
- Dê tơ:0,5-0,7
Một số yêu cầu kỹ thuật trước khi làm chuồng dê
Khi làm chuồng trại nuôi dê bà con cần đảm bảo đạt được: Ấm áp vào mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Tốt nhất là làm chuồng theo hướng Đông Nam, tránh được mưa hắt, nắng chiếu trực tiếp và gió mạnh, chuồng phải có mái che, khô ráo, sạch sẽ, dễ dọn vệ sinh, tiện chăm sóc.
Đối với dê sữa bà con cần làm chuồng có nhiều gian ngăn cách mỗi con để thuận tiện cho việc vắt sữa và chăm sóc, mỗi gian có kích thước 1,2 x 1,5m.
Đối với dê thịt hay dê sinh trưởng thì bà con có thể làm chuồng có không gian rộng hơn để mỗi gian có thể nhốt nhiều con cùng một lúc, mỗi gian chuồng phải trang bị đầy đủ máng ăn, máng uống riêng biệt.
Vật liệu làm chuồng dê bà con có thể dùng tre nứa, gỗ hoặc lưới thép. Giá đỡ chuồng nên xây bằng gạch cho chắc chắn.
- Hàng rào
- Các tiêu chuẩn của chuồng dê
- Sàn chuồng phải cách mặt đất khoảng 0,8 – 1,2m.
- Làm chuồng cách xa nhà 20 – 25m để đảm bảo vệ sinh.
- Làm chuồng dê dạng sàn, khe hở của sàn phải đảm bảo tiêu chuẩn với khoảng cách từ 1 – 1,5, chỉ vừa đủ cho phân và nước tiểu dê lọt xuống dưới nền. Không được làm sàn hở quá to vì dê sẽ bị kẹt móng và mắc phải một số bệnh do vết thương gây ra.
- Bà con chú ý tuyệt đối không làm chuồng theo hướng Đông Bắc vì đây là hướng gió Đông Bắc khi mùa lạnh về.
- Mái chuồng dê có thể lợp bằng tôn, tranh hoặc làm bằng gói. Mỗi khi trời mưa to, gió lớn bà con nên che xung quanh chuồng bằng bạt để đảm bảo cho dê không bị ướt hoặc bị lạnh.
- Máng ăn phải được thiết kế cao hơn sàn chuồng khoảng 0,5m vì dê là loài gia súc có tập tính thích ăn ở trên cao. Nên làm máng ăn đảm bảo để thức ăn không bị rơi xuống sàn chuồng vì dê sẽ không ăn thức ăn rơi xuống dưới sàn.
- Hàng ngày bà con cần phải vệ sinh máng ăn, máng uống, chuồng trại sạch sẽ, không để thức ăn và nước uống bị dư thừa qua ngày hôm sau.
- Diện tích và mật độ chuồng
Mật độ (m2/con)
- Dê cái (không có thai): 1,4-1,6
- Dê cái (có thai): 1,8-2
- Dê cái nuôi con: 1,9-2,1
- Dê đực (thịt): 2,7-2,9
-Dê đực (giống): 1,5-2,5
- Dê con: 0,2-0,4
- Dê tơ:0,5-0,7
Theo: Kỹ thuật nông nghiệp