Khan hiếm chuối xuất khẩu
Có những đơn đặt hàng ở thị trường Dubai lên tới 2.000 tấn nhưng doanh nghiệp chỉ đáp ứng được khoảng vài chục tấn.
(31/10/2015) 10 tháng đầu năm nay, các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai ngày càng gia tăng đơn hàng nhập khẩu đối với mặt hàng chuối, nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng để cung ứng.
Ông Lê Sĩ Công, Giám đốc Công ty La Ba Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, 3 tháng gần đây gần như “cháy” hàng. Công ty ông được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị đặt hàng nhưng không có để bán.
“Chúng tôi không chỉ trồng mà còn thu gom từ người dân. Tuy nhiên, lượng chuối đạt chất lượng vẫn còn ít, trong khi đó mỗi ngày thị trường Nhật Bản cần hàng chục tấn chuối laba nên hầu như đơn đặt hàng nào cũng không đáp ứng đủ”, ông Công nói.
Chuối là mặt hàng được khá nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe. Ảnh: Hồng Châu.
Cũng đang thiếu hàng xuất khẩu, lãnh đạo một công ty xuất khẩu nông sản ở Tiền Giang cho hay, thời gian gần đây giá chuối xuất khẩu khá ổn định, thậm chí còn tăng 1.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng để có hàng doanh nghiệp phải rất trầy trật trong thu mua. Bởi lẽ, diện tích trồng chuối của các hộ nông dân ở đây khá manh mún, chưa có vùng chuyên canh.
“Nếu chúng tôi đi thu gom ở những khu vực quá xa mà chuối kém chất lượng thì sẽ không có lời, nên đành ngậm ngùi nhìn những đơn hàng giá trị lớn”, lãnh đạo trên cho biết.
Hụt khá nhiều đơn hàng “khủng”, ông Trần Danh Thế, chủ cơ sở Sinh học Trần Thế (Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, năm nay ông có đơn hàng chuối đi Dubai với số lượng 2.000 tấn, nhưng vì sản lượng chuối đạt tiêu chuẩn không đủ nên cũng chỉ xuất sang thị trường này được 2 container vài chục tấn.
“Nếu năm ngoái chúng tôi trồng với số lượng lớn thì năm nay chỉ trồng khoảng trên 3ha vì không thuê được đất canh tác. Riêng việc thu gom từ nông dân, 10 tháng đầu năm công ty xuất khẩu được gần 600 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Giá chuối xuất khẩu dao động quanh mức 6.000 đồng một kg”, ông Thế chia sẻ.
Trong khi các doanh nghiệp phía Nam than phiền về thiếu hụt hàng xuất khẩu, tại khu vực miền Bắc, lượng hàng khá dồi dào. Tuy nhiên, để hàng đạt tiêu chuẩn xuất vào các nước khó tính thì lại trong tình trạng thiếu hụt.
Ông Trần Văn Căn, chủ cơ sở xuất khẩu chuối tại Hưng Yên cho biết, năm nay, sản lượng chuối thu gom từ người nông dân tăng cao. 10 tháng đầu năm, công ty ông xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 2.400 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ông Căn cũng thừa nhận, chuối thu gom từ người nông dân chất lượng còn chưa cao, nhiều trái nhỏ, thậm chí non vẫn được thương lái Trung Quốc chấp nhận. Còn cácthị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì các sản phẩm này bị từ chối.
“Chính vì sự dễ dãi này, nhiều đợt hàng của Việt Nam hay bị ép giá. Có những thời điểm, chuối bị ế ẩm vì thương lái Trung Quốc ngừng gom hàng. Cho nên, để tránh bị ép giá, chúng tôi chỉ còn cách khuyến khích nông dân chú ý hơn đến canh tác để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ của Trung Quốc mà còn cả các thị trường khó tính”, ông Căn nói.
Lý giải nguyên nhân khiến chuối ở miền Nam khan hiếm, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cho rằng sản phẩm Việt còn thiếu chất lượng, quy mô canh tác thiếu tập trung. Các nhà nhập khẩu thường quy định trái chuối phải tròn đều, độ sáng nhất định, nải chuối khoảng 30 trái hoặc nặng 3 - 5 kg. Thế nên, lượng hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn mỗi năm chỉ khoảng 1.000 - 3.000 tấn. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu cho rằng, vì phải thu gom nhiều nơi nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Mặt khác, trong quá trình vận chuyển từ các nhà vườn đến nơi tiêu thụ còn thiếu chuyên nghiệp nên hàng hay bị dập khiến giá trị xuất khẩu giảm.
Để nâng cao nội lực trong thời gian tới, các doanh nghiệp cho biết, đang tiến hành liên kết với người nông dân, hỗ trợ về kỹ thuật và cây giống để sản phẩm ra thị trường đạt chất lượng hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi phải là một quá trình dài và có nguồn vốn lớn.
Ông Trần Danh Thế cho biết, hơn năm trở lại đây ông cũng tích cực trong việc đưa giống hỗ trợ kỹ thuật cho người dân để cải thiện năng suất sản phẩm, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho thị trường.
"Thông thường, nếu đầu tư đến nơi đến chốn thì hiệu quả từ trồng chuối khá tốt, trung bình mỗi hecta cho lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, trong khi thời gian canh tác 9 -10 tháng", ông Thế nói.
Hồng Châu (VNexpress)
---------------------
Có lời bình rằng:
1) Chuối Đà lạt ở HCM bán từ 20k đến 25k/kg. Vậy XK sang Dubai 6k/kg. Vậy bán ở đâu lời hơn
2) Quê mình Hưng Yên mà xe container đã mua 5.000 đ/kg tại vườn rồi. Vậy doanh nghiệp
xuất đi 6.000 đ/kg thì lời lãi ở đâu nhỉ?
3) Trước tiên cảm ơn vì mọi người đã quan tâm và chia sẻ, mình là đơn vị cung cấp cây giống và hỗ trợ đầu ra. Những điều mọi người quan tâm đều đúng cụ thể như sau:
1. Chuối nhiều nơi ế vì chất lượng giống và chất lượng trái chuối.
2. Giá bán siêu thị lớn hơn nhiều lần xuất khẩu vì là giá bán lẻ và qua hệ thống siêu thị tăng giá.
3. Giá xuất khẩu thấp nhưng số lượng lớn và ổn định.
4. Khó liên kết doanh nghiệp và người trồng chuối vì đó là bản tính của người Việt Nam, nên chỉ những người nào hiểu được thì sẽ hợp tác được với nhau.
-------------------
Lẽ ra bài này đăng ở mục Tin Tức Nông Nghiệp, nhưng diễn đàn này lại "khóa" ?!
Có những đơn đặt hàng ở thị trường Dubai lên tới 2.000 tấn nhưng doanh nghiệp chỉ đáp ứng được khoảng vài chục tấn.
(31/10/2015) 10 tháng đầu năm nay, các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai ngày càng gia tăng đơn hàng nhập khẩu đối với mặt hàng chuối, nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng để cung ứng.
Ông Lê Sĩ Công, Giám đốc Công ty La Ba Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, 3 tháng gần đây gần như “cháy” hàng. Công ty ông được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị đặt hàng nhưng không có để bán.
“Chúng tôi không chỉ trồng mà còn thu gom từ người dân. Tuy nhiên, lượng chuối đạt chất lượng vẫn còn ít, trong khi đó mỗi ngày thị trường Nhật Bản cần hàng chục tấn chuối laba nên hầu như đơn đặt hàng nào cũng không đáp ứng đủ”, ông Công nói.
Chuối là mặt hàng được khá nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe. Ảnh: Hồng Châu.
Cũng đang thiếu hàng xuất khẩu, lãnh đạo một công ty xuất khẩu nông sản ở Tiền Giang cho hay, thời gian gần đây giá chuối xuất khẩu khá ổn định, thậm chí còn tăng 1.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng để có hàng doanh nghiệp phải rất trầy trật trong thu mua. Bởi lẽ, diện tích trồng chuối của các hộ nông dân ở đây khá manh mún, chưa có vùng chuyên canh.
“Nếu chúng tôi đi thu gom ở những khu vực quá xa mà chuối kém chất lượng thì sẽ không có lời, nên đành ngậm ngùi nhìn những đơn hàng giá trị lớn”, lãnh đạo trên cho biết.
Hụt khá nhiều đơn hàng “khủng”, ông Trần Danh Thế, chủ cơ sở Sinh học Trần Thế (Long Khánh, Đồng Nai) cho biết, năm nay ông có đơn hàng chuối đi Dubai với số lượng 2.000 tấn, nhưng vì sản lượng chuối đạt tiêu chuẩn không đủ nên cũng chỉ xuất sang thị trường này được 2 container vài chục tấn.
“Nếu năm ngoái chúng tôi trồng với số lượng lớn thì năm nay chỉ trồng khoảng trên 3ha vì không thuê được đất canh tác. Riêng việc thu gom từ nông dân, 10 tháng đầu năm công ty xuất khẩu được gần 600 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Giá chuối xuất khẩu dao động quanh mức 6.000 đồng một kg”, ông Thế chia sẻ.
Trong khi các doanh nghiệp phía Nam than phiền về thiếu hụt hàng xuất khẩu, tại khu vực miền Bắc, lượng hàng khá dồi dào. Tuy nhiên, để hàng đạt tiêu chuẩn xuất vào các nước khó tính thì lại trong tình trạng thiếu hụt.
Ông Trần Văn Căn, chủ cơ sở xuất khẩu chuối tại Hưng Yên cho biết, năm nay, sản lượng chuối thu gom từ người nông dân tăng cao. 10 tháng đầu năm, công ty ông xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 2.400 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ông Căn cũng thừa nhận, chuối thu gom từ người nông dân chất lượng còn chưa cao, nhiều trái nhỏ, thậm chí non vẫn được thương lái Trung Quốc chấp nhận. Còn cácthị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì các sản phẩm này bị từ chối.
“Chính vì sự dễ dãi này, nhiều đợt hàng của Việt Nam hay bị ép giá. Có những thời điểm, chuối bị ế ẩm vì thương lái Trung Quốc ngừng gom hàng. Cho nên, để tránh bị ép giá, chúng tôi chỉ còn cách khuyến khích nông dân chú ý hơn đến canh tác để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ của Trung Quốc mà còn cả các thị trường khó tính”, ông Căn nói.
Lý giải nguyên nhân khiến chuối ở miền Nam khan hiếm, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều cho rằng sản phẩm Việt còn thiếu chất lượng, quy mô canh tác thiếu tập trung. Các nhà nhập khẩu thường quy định trái chuối phải tròn đều, độ sáng nhất định, nải chuối khoảng 30 trái hoặc nặng 3 - 5 kg. Thế nên, lượng hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn mỗi năm chỉ khoảng 1.000 - 3.000 tấn. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu cho rằng, vì phải thu gom nhiều nơi nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Mặt khác, trong quá trình vận chuyển từ các nhà vườn đến nơi tiêu thụ còn thiếu chuyên nghiệp nên hàng hay bị dập khiến giá trị xuất khẩu giảm.
Để nâng cao nội lực trong thời gian tới, các doanh nghiệp cho biết, đang tiến hành liên kết với người nông dân, hỗ trợ về kỹ thuật và cây giống để sản phẩm ra thị trường đạt chất lượng hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi phải là một quá trình dài và có nguồn vốn lớn.
Ông Trần Danh Thế cho biết, hơn năm trở lại đây ông cũng tích cực trong việc đưa giống hỗ trợ kỹ thuật cho người dân để cải thiện năng suất sản phẩm, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ cho thị trường.
"Thông thường, nếu đầu tư đến nơi đến chốn thì hiệu quả từ trồng chuối khá tốt, trung bình mỗi hecta cho lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, trong khi thời gian canh tác 9 -10 tháng", ông Thế nói.
Hồng Châu (VNexpress)
---------------------
Có lời bình rằng:
1) Chuối Đà lạt ở HCM bán từ 20k đến 25k/kg. Vậy XK sang Dubai 6k/kg. Vậy bán ở đâu lời hơn
2) Quê mình Hưng Yên mà xe container đã mua 5.000 đ/kg tại vườn rồi. Vậy doanh nghiệp
xuất đi 6.000 đ/kg thì lời lãi ở đâu nhỉ?
3) Trước tiên cảm ơn vì mọi người đã quan tâm và chia sẻ, mình là đơn vị cung cấp cây giống và hỗ trợ đầu ra. Những điều mọi người quan tâm đều đúng cụ thể như sau:
1. Chuối nhiều nơi ế vì chất lượng giống và chất lượng trái chuối.
2. Giá bán siêu thị lớn hơn nhiều lần xuất khẩu vì là giá bán lẻ và qua hệ thống siêu thị tăng giá.
3. Giá xuất khẩu thấp nhưng số lượng lớn và ổn định.
4. Khó liên kết doanh nghiệp và người trồng chuối vì đó là bản tính của người Việt Nam, nên chỉ những người nào hiểu được thì sẽ hợp tác được với nhau.
-------------------
Lẽ ra bài này đăng ở mục Tin Tức Nông Nghiệp, nhưng diễn đàn này lại "khóa" ?!