Hội đồng khoa học tỉnh Bình Định vừa tổ chức nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài “Nghiên cứu khảo nghiệm khả năng sản xuất của giống gà Sao (Hungari) và gà Ai Cập nuôi tại Bình Định”. Đề tài do kỹ sư Nguyễn Đình Thái, Trưởng Trại thực nghiệm vật nuôi Diêu Trì (Trung tâm KHKT vật nuôi tỉnh) thực hiện.
Đề tài Nghiên cứu khảo nghiệm khả năng sản xuất của giống gà Sao (Hungari) và gà Ai Cập nuôi tại Bình Định được kỹ sư Nguyễn Đình Thái và các đồng sự tổ chức thực hiện từ đầu năm 2008. Mục đích đề tài là đánh giá khả năng sản xuất thịt của giống gà Sao và khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập trên địa bàn Bình Định, nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi gia cầm. Qua đó, hoàn thiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng 2 giống gà trên để chuyển giao cho người chăn nuôi. Trên cơ sở đó, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo nghiệm khả năng phát triển của 800 con gà Ai Cập và 300 con gà Sao được nuôi tại Trại thực nghiệm vật nuôi Diêu Trì và nuôi trong nông hộ để đối chứng kết quả.
Qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi chặt chẽ, khoa học, kết quả cho thấy, khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Sao và gà Ai Cập khá tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Bình Định. Giống gà Ai Cập tuy có tầm vóc nhỏ, nhưng nhanh nhẹn, tiết diện hình nêm, da trắng, lông đen đốm trắng, mào đơn, chân cao màu chì, có sức sống tốt, tỉ lệ nuôi sống đạt cao, tỉ lệ đẻ trứng đạt cao, chất lượng trứng khá tốt. Kết quả nuôi gà Ai Cập tại Trại Diêu Trì cho thấy, khối lượng cơ thể gà trống lúc 9 tuần tuổi đạt từ 963,3 - 996,7 gam, gà mái đạt 728,3 - 775 gam. Gà mái nuôi 20 tuần tuổi đạt 1.440 - 1.443 gam. Về chỉ số tiêu tốn thức ăn, gà mái nuôi 20 tuần tuổi (nuôi nhốt hoàn toàn) tiêu tốn 8.506 gam; nuôi bán chăn thả tiêu tốn 8.709 gam. Năng suất trứng của gà Ai Cập nuôi nhốt hoàn toàn đạt 184,94 quả/mái/năm, nuôi bán chăn thả đạt 178,57 quả/mái/năm.
Từ kết quả đạt được của đề tài, Trạm thực nghiệm vật nuôi Diêu Trì đang hoàn chỉnh các quy trình kỹ thuật nuôi gà Sao và gà Ai Cập để chuyển giao cho người chăn nuôi, góp phần đa dạng các đối tượng vật nuôi, tăng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.
Đối với khả năng sản xuất của gà Sao nuôi thịt, qua khảo nghiệm cho thấy, khối lượng cơ thể gà lúc 12 tuần tuổi đạt từ 1.401,6 gam - 1.816,6 gam. Khả năng thu nhận thức ăn trong giai đoạn từ 1-12 tuần tuổi từ 2.981 gam - 3.263 gam, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Sao đạt từ 2,17kg đến 2,36kg. Tỉ lệ nuôi sống đạt từ 92 - 97,9%, chất lượng thịt với tỉ lệ thịt đùi, thịt ngực đạt từ 51,27 - 52,78%, tỉ lệ mỡ bụng từ 0,76% - 2,39%...
Kỹ sư Nguyễn Đình Thái cho biết: “Hiện nay, ở Bình Định việc chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh. Thời gian qua, ngoài những giống gà nội, Trạm đã tiến hành nhập nhiều giống gà mới Tam Hoàng, Lương Phượng, Sasso, Kabir… để khảo nghiệm cho kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, những giống gà trên cho năng suất trứng, thịt vẫn chưa thật sự cao. Đối với 2 giống gà Ai Cập và gà Sao vừa khảo nghiệm đã cho kết quả về chất lượng trứng và thịt là đặc biệt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi”.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Đề tài Nghiên cứu khảo nghiệm khả năng sản xuất của giống gà Sao (Hungari) và gà Ai Cập nuôi tại Bình Định được kỹ sư Nguyễn Đình Thái và các đồng sự tổ chức thực hiện từ đầu năm 2008. Mục đích đề tài là đánh giá khả năng sản xuất thịt của giống gà Sao và khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập trên địa bàn Bình Định, nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi gia cầm. Qua đó, hoàn thiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng 2 giống gà trên để chuyển giao cho người chăn nuôi. Trên cơ sở đó, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo nghiệm khả năng phát triển của 800 con gà Ai Cập và 300 con gà Sao được nuôi tại Trại thực nghiệm vật nuôi Diêu Trì và nuôi trong nông hộ để đối chứng kết quả.
Qua áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi chặt chẽ, khoa học, kết quả cho thấy, khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Sao và gà Ai Cập khá tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu của Bình Định. Giống gà Ai Cập tuy có tầm vóc nhỏ, nhưng nhanh nhẹn, tiết diện hình nêm, da trắng, lông đen đốm trắng, mào đơn, chân cao màu chì, có sức sống tốt, tỉ lệ nuôi sống đạt cao, tỉ lệ đẻ trứng đạt cao, chất lượng trứng khá tốt. Kết quả nuôi gà Ai Cập tại Trại Diêu Trì cho thấy, khối lượng cơ thể gà trống lúc 9 tuần tuổi đạt từ 963,3 - 996,7 gam, gà mái đạt 728,3 - 775 gam. Gà mái nuôi 20 tuần tuổi đạt 1.440 - 1.443 gam. Về chỉ số tiêu tốn thức ăn, gà mái nuôi 20 tuần tuổi (nuôi nhốt hoàn toàn) tiêu tốn 8.506 gam; nuôi bán chăn thả tiêu tốn 8.709 gam. Năng suất trứng của gà Ai Cập nuôi nhốt hoàn toàn đạt 184,94 quả/mái/năm, nuôi bán chăn thả đạt 178,57 quả/mái/năm.
Từ kết quả đạt được của đề tài, Trạm thực nghiệm vật nuôi Diêu Trì đang hoàn chỉnh các quy trình kỹ thuật nuôi gà Sao và gà Ai Cập để chuyển giao cho người chăn nuôi, góp phần đa dạng các đối tượng vật nuôi, tăng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.
Đối với khả năng sản xuất của gà Sao nuôi thịt, qua khảo nghiệm cho thấy, khối lượng cơ thể gà lúc 12 tuần tuổi đạt từ 1.401,6 gam - 1.816,6 gam. Khả năng thu nhận thức ăn trong giai đoạn từ 1-12 tuần tuổi từ 2.981 gam - 3.263 gam, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà Sao đạt từ 2,17kg đến 2,36kg. Tỉ lệ nuôi sống đạt từ 92 - 97,9%, chất lượng thịt với tỉ lệ thịt đùi, thịt ngực đạt từ 51,27 - 52,78%, tỉ lệ mỡ bụng từ 0,76% - 2,39%...
Kỹ sư Nguyễn Đình Thái cho biết: “Hiện nay, ở Bình Định việc chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh. Thời gian qua, ngoài những giống gà nội, Trạm đã tiến hành nhập nhiều giống gà mới Tam Hoàng, Lương Phượng, Sasso, Kabir… để khảo nghiệm cho kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, những giống gà trên cho năng suất trứng, thịt vẫn chưa thật sự cao. Đối với 2 giống gà Ai Cập và gà Sao vừa khảo nghiệm đã cho kết quả về chất lượng trứng và thịt là đặc biệt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi”.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: