Đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo về “Đề án mở rộng và phát triển khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM” do Sở NN-PTNT TP.HCM phối hợp với BQL Khu NNCNC TP.HCM tổ chức hôm qua ngày 3/11.
Không phủ nhận những thành công của Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM góp phần chuyển dịch nền nông nghiệp truyền thống sang hiện đại và tạo bước đột phá từ việc ứng dụng mô hình CNC của Isarel hay một số quốc gia khác như Pháp, Đài Loan- Trung Quốc… Với mục tiêu đó, hiện một Khu NNCNC TP.HCM trong lĩnh vực trồng trọt đang được hoàn thành (giai đoạn 1) tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, với quy mô 88,17 ha. Đến nay TP đang tiếp tục cho mở rộng thêm Khu NNCNC với diện tích 300 ha cũng trên địa bàn huyện Củ Chi nhằm thu hút công nghệ cao nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi.
GS.TS Nguyễn Thơ, Liên hiệp Hội KHKT VN cho rằng, hiện tỉ trọng nông nghiệp của TP.HCM chỉ chiếm 2%, nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cần phải theo hướng chất lượng cao, truy được nguồn gốc, vì thế việc hình thành nên Khu NNCNC của TP.HCM là rất đúng hướng. “Cần liên kết với lực lượng các nhà khoa học từ các Viện, Trường TW để phục vụ tốt cho CNC của thành phố. Đồng thời, cần rút kinh nghiệm từ các nơi khác để tập trung đầu tư xây dựng mô hình NNCNC của TP hiệu quả, tránh tình trạng bệnh… hình thức!” - GS Nguyễn Thơ nói.
Với chủ trương của TP cho mở rộng Khu NNCNC thì hiện vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có sự đồng thuận của các Sở, ngành liên quan…TS. Phạm Hữu Nhượng, Phó BQL Khu NNCNC TP.HCM cho hay: “Chúng tôi đã tổ chức trưng cầu thông tin đóng góp từ các đơn vị nhưng gặp phải… “ý kiến bàn vô thì ít, bàn ra thì nhiều” khiến đề án đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ để trình UBND TP duyệt”. Thực tế đề án mở rộng Khu NNCNC TP.HCM đã “nhắm” được một số địa điểm gồm 100 ha phía đối diện đường Phạm Văn Cội và 200 ha trên địa bàn xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Tuy nhiên, đại diện Sở KH-ĐT TP cho rằng: “Khu NNCNC khi cho “phình ra” 100 ha tại điểm xã Phạm Văn Cội thì sẽ bị mất toi 100 ha cao su của Cty bò sữa TP quản lý khai thác. Chưa kể đây cũng là mảng cây xanh “lá phổi” của TP rất cần được bảo tồn”.
Theo ông Lê Văn Thành, cán bộ Sở KH-ĐT TP.HCM, thực tế trước đó đã có một số dự án nhảy vào xâu xé hết một phần diện tích cao su ở đây. Đến nay nếu tiếp tục cho phá nốt cả khu… lá phổi xanh này để xây dựng Khu NNCNC như vậy có nên chăng. Thay vì chờ đến khi hết tuổi khai thác mủ cao su rồi hãy tính? Còn PGS.TS Lê Thanh Hùng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng thống nhất với mục tiêu đề án phát triển mở rộng và đa ngành, nhưng cần quy hoạch tập trung vào một khu. Tuy nhiên, cũng cần xem lại có nhất thiết Khu NNCNC phải “ôm” cả lĩnh vực chăn nuôi vì còn liên quan đến việc quy hoạch, kiểm soát nước thải, chất thải… ô nhiễm. Do vậy, hãy tập trung vào đầu tư xây dựng theo đúng nghĩa “một khu cho chín còn hơn chín khu” và chưa cần thiết phải vội vàng nghĩ đến việc cho “phình” thêm tới 200 ha Khu NNCNC.
Theo BQL Khu NNCNC TP.HCM, sau khi Khu NNCNC được mở rộng sẽ đi theo hướng đa chức năng như nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, dịch vụ… và đa ngành gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Các sản phẩm của Khu NNCNC sẽ là giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản CLC và công nghệ sản xuất. TS. Phạm Hữu Nhượng, Phó trưởng BQL Khu NNCNC TP.HCM cho biết: Đến nay dự án Khu NNCNC (88,17 ha) đang bước vào giai đoạn cuối, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nội đồng trong toàn khu.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Không phủ nhận những thành công của Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TP.HCM góp phần chuyển dịch nền nông nghiệp truyền thống sang hiện đại và tạo bước đột phá từ việc ứng dụng mô hình CNC của Isarel hay một số quốc gia khác như Pháp, Đài Loan- Trung Quốc… Với mục tiêu đó, hiện một Khu NNCNC TP.HCM trong lĩnh vực trồng trọt đang được hoàn thành (giai đoạn 1) tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, với quy mô 88,17 ha. Đến nay TP đang tiếp tục cho mở rộng thêm Khu NNCNC với diện tích 300 ha cũng trên địa bàn huyện Củ Chi nhằm thu hút công nghệ cao nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi.
GS.TS Nguyễn Thơ, Liên hiệp Hội KHKT VN cho rằng, hiện tỉ trọng nông nghiệp của TP.HCM chỉ chiếm 2%, nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cần phải theo hướng chất lượng cao, truy được nguồn gốc, vì thế việc hình thành nên Khu NNCNC của TP.HCM là rất đúng hướng. “Cần liên kết với lực lượng các nhà khoa học từ các Viện, Trường TW để phục vụ tốt cho CNC của thành phố. Đồng thời, cần rút kinh nghiệm từ các nơi khác để tập trung đầu tư xây dựng mô hình NNCNC của TP hiệu quả, tránh tình trạng bệnh… hình thức!” - GS Nguyễn Thơ nói.
Với chủ trương của TP cho mở rộng Khu NNCNC thì hiện vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn vì chưa có sự đồng thuận của các Sở, ngành liên quan…TS. Phạm Hữu Nhượng, Phó BQL Khu NNCNC TP.HCM cho hay: “Chúng tôi đã tổ chức trưng cầu thông tin đóng góp từ các đơn vị nhưng gặp phải… “ý kiến bàn vô thì ít, bàn ra thì nhiều” khiến đề án đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ để trình UBND TP duyệt”. Thực tế đề án mở rộng Khu NNCNC TP.HCM đã “nhắm” được một số địa điểm gồm 100 ha phía đối diện đường Phạm Văn Cội và 200 ha trên địa bàn xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Tuy nhiên, đại diện Sở KH-ĐT TP cho rằng: “Khu NNCNC khi cho “phình ra” 100 ha tại điểm xã Phạm Văn Cội thì sẽ bị mất toi 100 ha cao su của Cty bò sữa TP quản lý khai thác. Chưa kể đây cũng là mảng cây xanh “lá phổi” của TP rất cần được bảo tồn”.
Theo ông Lê Văn Thành, cán bộ Sở KH-ĐT TP.HCM, thực tế trước đó đã có một số dự án nhảy vào xâu xé hết một phần diện tích cao su ở đây. Đến nay nếu tiếp tục cho phá nốt cả khu… lá phổi xanh này để xây dựng Khu NNCNC như vậy có nên chăng. Thay vì chờ đến khi hết tuổi khai thác mủ cao su rồi hãy tính? Còn PGS.TS Lê Thanh Hùng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng thống nhất với mục tiêu đề án phát triển mở rộng và đa ngành, nhưng cần quy hoạch tập trung vào một khu. Tuy nhiên, cũng cần xem lại có nhất thiết Khu NNCNC phải “ôm” cả lĩnh vực chăn nuôi vì còn liên quan đến việc quy hoạch, kiểm soát nước thải, chất thải… ô nhiễm. Do vậy, hãy tập trung vào đầu tư xây dựng theo đúng nghĩa “một khu cho chín còn hơn chín khu” và chưa cần thiết phải vội vàng nghĩ đến việc cho “phình” thêm tới 200 ha Khu NNCNC.
Theo BQL Khu NNCNC TP.HCM, sau khi Khu NNCNC được mở rộng sẽ đi theo hướng đa chức năng như nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, dịch vụ… và đa ngành gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Các sản phẩm của Khu NNCNC sẽ là giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản CLC và công nghệ sản xuất. TS. Phạm Hữu Nhượng, Phó trưởng BQL Khu NNCNC TP.HCM cho biết: Đến nay dự án Khu NNCNC (88,17 ha) đang bước vào giai đoạn cuối, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nội đồng trong toàn khu.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: