kĩ thuật nuôi rắn hổ mang

  • Thread starter linhtai
  • Ngày gửi
em đọc được bài này và cảm thấy ace trên diễn đàn cũng có nhiều người cần tham khảo. nên coppy ra đây cho ace cùng đọc.( không biết có vi phạm luật bản quyền k?). tiện đây cho em hỏi nếu ace nào biết cách chỉ liên kết đến trang mà mình cảm thấy hay cho ace tham khảo thì chỉ em với nhá!

Nuôi rắn hổ mang
[FONT=times new roman, times, serif]Xin giới thiệu với bà con cách nuôi rắn hổ mang.[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]I. Giống và đặc điểm giống
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Tên gọi:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Tên Việt Nam gọi là rắn hổ mang; Tên Latin là Naja naja; Họ rắn hổ Elapidae; Bộ có vảy Squamata; Nhóm: Bò sát
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Vóc dáng:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn cỡ lớn, đầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng. Rắn hổ mang ở Việt Nam, hai bên vòng tròn thường có giải màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, nâu đen, vàng lục, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể trung bình 2m hoặc hơn.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Tập tính sinh hoạt và môi trường sống:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn hổ mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, dưới gốc cây lớn, trong bụi tre… Rắn trưởng thành hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn ban ngày.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Phân bố:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Ở Việt Nam phân bố trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc đến Nam. Trên thế giới ở Nam trung Á, Nêpan, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Malaixia, Inđônêxia…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Thực trạng và giải pháp:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Số lượng rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều, do bị săn bắt triệt để. Cần có biện pháp bảo vệ như: Cấm săn bắt rắn trong mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8 và tổ chức nuôi…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Giá trị và thị trường:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn hổ mang là nguồn dược liệu quý:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Mật rắn hổ mang pha rượu uống có tác dụng bổ khỏe và tinh thần sảng khoái, hay dùng để xoa bóp các vết thương tụ máu, nơi có các khớp bị sưng đau… tác dụng tương đương mật gấu.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Huyết rắn pha với rượu uống có tác dụng bổ khỏe, tinh thần sảng khoái và chữa các bệnh chóng mặt, hoa mắt…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Nọc độc của rắn dùng làm thuốc tê, thuốc chữa đau các khớp xương, tê thấp…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Rắn hổ mang cùng với rắn cạp nong, rắn ráo ngâm rượu, thành rượu tam xà chữa bệnh tê thấp và viêm đau khớp xương… Ngoài ra, rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Nuôi rắn có thu nhập cao trong khi việc chăm sóc lại rất đơn giản, bởi rắn là loài rất ít khi bị bệnh, thức ăn của rắn là chuột, cóc… Hơn nữa, rắn chỉ ăn 2 lần trong 1 tuần, mỗi vụ nuôi rắn thịt chỉ kéo dài 5 đến 6 tháng (thường từ tháng 5-11) nên không tốn nhiều thời gian. Nuôi rắn sẽ giúp cho bà con làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thị trường tiêu thụ phong phú và đa dạng:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán, không những vi phạm luật, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, đồng thời lại gây nên nạn chuột phá hại mùa màng trên diện rộng. Nhưng, nay nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán, làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột”.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Hiện nay, thịt rắn đang là món “đặc sản” được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Rắn hổ mang, giá bán khoảng 200 -300 000 đ/kg, có khi hơn, nhất là khi chế biến thành món ăn có thể bán với giá cao hơn nhiều. Chế biến cũng đơn giản: bỏ đầu, vảy, ruột là được. Thịt rắn hổ mang trắng, thơm, ngon và bổ dưỡng…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Cách phân biệt rắn đực, rắn cái:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Việc phân biệt một con rắn đực với một con rắn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt. Thường rắn đực có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại. Kích thước và trọng lượng của rắn đực cũng thường nhỏ hơn rắn cái…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Rắn đực: Thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan giao cấu lộ ra.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Rắn cái: Thân to mập, cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong. Vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]II. Chọn giống và phối giống
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]1.Chọn giống:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Căn cứ nguồn gốc: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của thế hệ trước.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]- Căn cứ bản thân: Về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản… của bản thân cá thể. Chọn những con lớn nhất, lanh lợi, siêng bắt mồi, thân hình dài, màu sắc đẹp, da bóng…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]2. Phối giống:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thông thường rắn sống đơn độc, chỉ đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau. Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch, rắn nuôi nhốt có thể muộn hơn… Khi động dục, rắn cái, bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực… Đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]III. Chuồng nuôi
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Về chuồng trại, phải xây kiên cố bằng gạch, chia thành từng ô, mỗi ô nuôi 1con/m2. Đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông vì rắn là loài máu lạnh.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Chuồng nuôi thường là hình hộp chữ nhật, có bộ khung bằng gỗ hoặc sắt thép, bốn phía xung quanh là lưới thép, có lỗ nhỏ hơn đầu rắn, cửa ra vào ở mặt trước chuồng và có khoá cẩn thận.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Kích thước chuồng nuôi (0,5-1m x 0,5-1m x 1m), có thể nuôi một con rắn sinh sản hay 1 con rắn thịt từ 3-4 tháng tuổi cho tới lúc bán thịt, thường là 5-6 tháng, hiệu quả kinh tế cao.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]IV. Thức ăn và khẩu phần thức ăn
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái... Ngoài ra, chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun, dế…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn có tập tính ăn mồi cử động, muốn rắn ăn mồi không cử động thì phải tập hay dùng que đung đưa mồi thì rắn mới ăn. Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm… Răng cong vào trong và nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Khẩu phần thức ăn: Rắn dưới 6 tháng tuổi, định lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 7-10 lần; rắn trên 6 tháng đến 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 5-6 lần; rắn trên 1 năm tuổi, định lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể/tháng, chia làm 2-4 lần.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Nước uống: Tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]V. Chăm sóc nuôi dưỡng:
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn đực, rắn cái phải nuôi riêng để tiện theo dõi, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Quá trình sinh trưởng, phát triển phải trải qua những lần lột da. Sự lột da không diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Rắn lột da nhằm rũ bỏ lớp da cũ, già cỗi, chật chội, tạo điều kiện cho tế bào mới phát triển tốt hơn. Sắp lột da, rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh. Lớp da mới mang màu sắc đẹp, mềm bóng, sau 2-3 tuần da rắn trở lại bình thường.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Sau khi lột da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Tuổi thành thục sinh dục của rắn hổ mang thường trên hai năm. Thông thường rắn sống đơn độc, chỉ đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau. Rắn động dục và sinh sản theo mùa, thường từ tháng 3-8 âm lịch, rắn nuôi nhốt có thể muộn hơn… Khi động dục rắn cái bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trước mùa phối giống 1 tháng cần cho rắn sinh sản ăn no, đủ dinh dưỡng để phối giống và tạo trứng.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Khi chuẩn bị đẻ, con cái bò đi bò lại trong chuồng, tìm chỗ trũng, có rơm, cỏ khô để đẻ. Có thể làm ổ đẻ cho rắn bằng bao xác rắn đựng trấu cài đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn hổ mang mang thai hơn hai tháng thì đẻ trứng, thường đẻ 10-20 trứng, có khi hơn, kích thước trứng thường từ 59-62/25-30mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trong tự nhiên, sau khi đẻ hết trứng vào ổ, rắn cái tự cuộn tròn lại trên trứng để ấp, tỷ lệ nở khoảng 40-80%.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trứng rắn sau khi ấp 55-60 ngày nở ra rắn con. Rắn con tự mổ vỏ trứng chui ra vận động và làm quen với môi trường sống mới. Trứng nào chưa nở, ta hỗ trợ bằng cách xé vỏ trứng dài 1cm, cho rắn con ra. Rắn con mới nở dài 200-350mm, nặng 30-50g và có khả năng bạnh cổ.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng rắn con xẹp lại, da nhăn nheo và lột xác đầu tiên.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Loài rắn hổ mang hoang dã có đặc tính hung bạo, khi con cái ấp nở thì con đực ở ngoài rình chờ con nở ra ăn thịt. Rắn hổ mang con phải lanh lẹ, khôn ngoan mới có thể thoát khỏi miệng rắn bố.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trong điều kiện chăn nuôi, ấp trứng nhân tạo, cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ. Tổ chức ấp trứng nhân tạo đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khó nhất là nuôi sao cho rắn hổ mang chịu bắt cặp, vì nuôi nhốt trong chuồng trại chúng rất “lười biếng”, ít chịu giao phối.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Trong mỗi chuồng nuôi rắn nên để một máng nước sạch và mát cho rắn uống hoặc tắm (nhất là giai đoạn lột da), đồng thời tăng thêm độ ẩm khi thời tiết hanh khô, vì nếu hanh khô quá rắn chậm lớn và da bị hỏng.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Thường ngày phải dọn sạch phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân khô, ít gây mùi thối.
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Định kỳ, 5-7 ngày vệ sinh chuồng trại một lần, lau chùi sạch sẽ những chất thải cho khỏi hôi hám, ruồi nhặng không bu bám đem theo mầm bệnh. Trời nắng nóng thì phun nước tắm rửa cho rắn, trời lạnh và ẩm không cần tắm, chỉ vệ sinh khô, mùa đông cần che chắn xung quanh chuồng cho rắn. Tránh mùi lạ cho rắn… Khi vào chuồng rắn phải luôn đề phòng rắn tấn công…
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]VI. Công tác thú y
[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]Rắn là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, phòng bệnh tổng hợp là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho rắn: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loài côn trùng khác gây hại cho rắn. Đặc biệt, khi môi trường sống thay đổi phải chăm sóc nuôi dưỡng thật chu đáo để phòng và chống stress gây hại cho rắn[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif].........................................................[/FONT]
[FONT=times new roman, times, serif]............................................................
[/FONT]
..... em đã xóa địa chỉ của các trại nuôi rắn mà bài này đã nêu. vì k biết những người này có cho phep hay k.
 
Rắn hổ mang thực sự rất ...cù lần....không biết tấn công phóng tới..như hổ mang chúa...nếu bạn để nó cắn trúng...thì bạn còn dở hơn nó nữa đó...trẻ em Ấn Độ coi rắn hổ mang như trò chơi...vì biết nó rất ...dở
 
nếu bạn bị nó cắn trúng sẽ không đau đâu...mà chỉ có cảm giác buồn ngủ..lờ đờ sau đó hôn mê
 
sùi bọt mép...và tử vong mà không một chút cảm giác đau đớn hoặc sợ hãi...cái chết đến rất êm...do nọc độc hủy diệt thần kinh
 
Bác tả thế em lại càng sợ .
huhu.

Phải tránh mấy con độc độc ra không nuôi cho chắc .
Tính em trông thế mà rát lắm bác ợ .
 
con rắn cắn mà nạn nhân đau đớn...co giật hoảng sợ..rồi mới chết là các loại rắn LỤC
 
dường như đây chính là nguyên nhân...mà người ta không nuôi rắn lục
 
trong cuốn film rất hay : nữ hoàng cleopate...đoạn cuối vị nữ hoàng này để một con rắn nhỏ và dài cắn vào ngực sau đó cái chết đến rất êm ái...là đạo diền đã làm sai
vì nhỏ và dài chỉ có ở các loại rắn lục....rất đau đớn...không thể chết êm ái như vậy đâu
 
Bác bình minh rải thảm ghê quá . Bác có ý định đua top post với anh trường giang hay sao ^_^ ^_^

dường như đây chính là nguyên nhân...mà người ta không nuôi rắn lục

Em nghĩ người ta ko nuôi Rắn lục vì nó nhỏ nuôi làm kinh tế không có lời . trong khi các loại rắn hổ có con lên đến vài kg lại có thể ngâm rượu được nữa vì thế nhu cầu ẩm thực và chữa bệnh cao tiêu thụ Dễ hơn các loại rắn lục . Và em chưa thấy ai ngâm rượu bằng rắn lục cả
 
Last edited by a moderator:
Bác bình minh rải thảm ghê quá . Bác có ý định đua top post với anh trường giang hay sao ^_^ ^_^
em chưa thấy ai ngâm rượu bằng rắn lục cả
Nuoide à...BM không phải là B52 đâu..đừng bắn nhe...
ngừoi ta không ngâm rượu bằng rắn lục...vì họ không có..không ai dám nuôi nó đâu...vì nó nhanh lắm
nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy những người thợ bán rắn dạo...mổ rắn lục và ngâm rượu tại chỗ cho khách đó
 
Last edited by a moderator:
Các bác nói đến con rắn lục là rắn lá màu xanh phải không ? Em nhìn thấy một con màu xanh trên cây na nhà em một lần, sau đó không dám ra gần khu vực đó nữa !
 
Rắn hổ mang bằm nhỏ ra trộn với trứng gà thêm chút tiêu chiên vàng lên như những miếng chả...ăn quên..thôi.thêm rượu đế uống quên say.. là very good
 
Last edited by a moderator:
Rắn hổ ăn sống là Excellent ? Các bác định tổ chức lớp bổ túc tiếng Anh sao vậy ? Chuyên ngành nông nghiệp nhé !
 
Vài món thịt rắn

Rắn lục cũng có ngâm rượu, theo tôi thấy ng ta dùng rắn lục ngâm chung với 1 số rắn khác .Gọi là thất xà gì đó, mình cũng không rõ lắm. Rắn lục cũng ít thấy ng ta bán. Về mặt thể năng , tính năng thì không rõ, nhưng nó nhỏ xíu ,chẳng ăn đc mấy miếng !

rắng hổ mang nấu cháo đậu xanh nhạu là good
Rắn hổ mà nấu cháo đậu xanh là phí!

Rắn hổ mang bằm nhỏ ra trộn với trứng gà thêm chút tiêu chiên vàng lên như những miếng chả
Món này dùng cá mối hay rắn nước thay thế cũng tuyệt lắm a:5^:. Hồi nhỏ cháu rất khoái ăn món cá mối chiên hành tiêu, ăn rất ngon .Đã lâu rồi không ăn món ấy !Ôi tuổi thơ :1^:

Cháu biết có 1 món như vầy ăn mùi vị không tệ.
Rắn dần nhừ xương,nhừ cả xương sống , bằm nhuyễn , ướp bột ngọt,ít muối
Sả,ớt bằm nhuyễn
Đậu phộng rang , giã dập nửa hột , giã nát nhuyễn ăn mất cái vị
Bánh tráng mè nướng giòn (còn gọi là bánh đa)

Bắc chảo, cho ít dầu , xào sả ớt vàng thơm , đổ thịt rắn bằm vào xào thấm gia vị, bắc xuống, đổ đậu phộng vào .Ăn lúc còn nóng với bánh tráng mè
Lần đó bắt đc con rắn nước, nhỏ quá chẳng biết làm món gì, xào sả ớt như vậy ăn cũng không quá tệ .
------------------------
Rắn hổ mang hay rắn các loại trọng lượng khoảng 2kg trở lên nấu cháo hay bằm nhuyễn thì phải nói là uổng

Rắn cắt cổ , lấy tiết , cho vào ly rượu .Cắm cây sả vào
Rắn hơ lửa cạo vảy , đừng có trụng nước sôi---> Tanh rình , cũng đừng lột vảy bỏ--> Uổng lắm . Sau khi cạo vảy rửa sạch , móc bộ đồ lòng ra , bỏ mật vào ly rượu tiết .Vậy là có 1 món huyết xà đởm :8^:
Rắn dần mềm xương, chặt khúc = 1 ngón tay ướp muối hột ,ớt hiểm . Bỏ tủ lạnh ngăn mát khoảng 2 tiếng , muốn ngon thì 6 tiếng . Đúng bài là 24 h ,nhưng em ko có kiên nhẫn đó:wacko: . Lửa than , quạt khói bay phần phật, hoa lửa tí tóe , cho hàng xóm biết mình sắp nướng đồ ăn. Đem rắn nướng trên than hồng, nướng từ từ, đừng để khét.
Các bác sẽ thấy rất ngon :eek:
--------------------------
Các món dồi rắn thì làm mắc công , cũng có thể xắt thịt rắn thành sợi nấu súp rắn ,kiểu như súp cua í , hay cuốn lá lốt nướng ăn cũng đc, không tệ.
 
Khi tôi còn nhỏ...thể tạng tôi rất yếu..bịnh hoài..
cha mẹ tô có vườn rộng và nhiều ao cá to. những người làm vườn đều được mẹ tôi dặn bắt được rắn phải trao cho bà...bà cho tiền..không những thế mẹ tôi còn mua thêm của những người địa phương chung quanh
những con rắn này ( trong đó đôi khi có cả rắn độc) bà chế biến thành nhiều món..trong đó có món chả rắn..tôi và cô em út được ăn nhiều nhất.ăn thường xuyên và .ăn trong nhiều năm...
Cái món gọi là (huyết xà) mà VTTGIANG đã viết ở trên tôi đã từng bị mẹ tôi bắt phải uống nhiều lần..
Bạn có tin điều này không:
tôi khỏe lên hồi nào tôi không nhớ nữa..nhưng từ khi tôi ý thức được rằng : tôi đã khỏe cho đến nay : tôi không biết bịnh là gì vì tôi chưa hề bịnh..ngay cả đến cái gọi là cảm mạo...tôi cũng bị rất hiếm
Cô em gái của tôi năm nào cùng được ăn thịt rắn vói tôi..nó nhỏ hơn tôi 2 tuổi...nó đang ở tuổi 50..mà trông nó như 40
hiện đang ở Bắc Mỹ...cái lạnh mùa đông bắc mỹ khủng khiếp không nhằm nhò gì với nó...lội tuyết tói đầu gối đi chơi thoải mái...nó cũng không biết bịnh là gì ?!! ngay cả cảm mạo hầu như cũng hiếm..
trong khi các anh chị của tôi hồi đó to và khỏe như trâu...bây giờ tất cả đang khốn khổ vì bịnh tật đủ kiểu
Kinh ngiệm cho thấy rằng.. thịt rắn muốn có công dụng phải ăn nhiều..và ăn trong nhiều năm, nhất là ăn khi tuổi còn nhỏ
 
Last edited by a moderator:
Hà hà bác Bình Minh đã online !

Cậu em tôi vừa thông báo về bắt được trong vườn một con hổ mang bành to khoảng 2 ngón tay, dài khoảng 1,2 m. Con rắn này đang ăn 1 con cóc to ( không phải là các "con cóc cụ" mà AE vẫn sản xuất hàng đêm đâu!) nên chạy không thoát. Các bác góp ý nên xử lý con rắn này như thế nào cho an toàn và ngon lành ? Xin cảm ơn.
 
Back
Top