Với 5 ha trồng điều năng suất cao nằm heo hút tại khu vực giáp ranh biên giới Campuchia (ấp 9, xã Thanh Hoà, huyện Bù Đốp, Bình Phước), nông dân Đoàn Văn Hoài đã tạo dựng nên cơ ngơi khang trang và cuộc sống đủ đầy cho cả gia đình…
Tiếp chúng tôi với tư cách PCT UBMTTQVN xã Thanh Hoà tại trụ sở xã, vị “cán bộ nông dân” Đoàn Văn Hoài tuổi đã tròm trèm 60 vẫn hết sức sôi nổi, nhiệt tình. Khi được hỏi về danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” của tỉnh Bình Phước và danh “kiện tướng” trồng điều mà mọi người gán cho, ông đã cười khà khà vẻ khoái trá rồi khoát tay nói: “Cứ đi theo tôi”.
Sau khoảng 10 phút chạy ngoắt nghoéo trên những con đường đất đỏ màu mỡ hai bên thơm phức mùi điều chín, ông đưa chúng tôi bước vào khu vườn rộng mênh mông có hàng trăm cây điều lớn đang cho thu hoạch trái. “5 ha vụ này chắc thu được hơn chục tấn. Giá bán hiện khá cao đạt 16 triệu đồng/tấn nên gia đình lại có tiền gửi ngân hàng rồi”. Đây cũng là vụ thu hoạch “trúng quả” thứ 13 mà gia đình ông được thụ hưởng trong suốt 16 năm gắn bó với cây điều. Ông Hoài nói rằng, cây điều đã từng là ân nhân cứu giúp cho đứa cháu gái thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Số là năm 2007, đứa cháu nội bị bệnh tim biến chứng nặng nên Viện tim TPHCM yêu cầu mổ gấp. Bố mẹ cháu đang loay hoay không biết lấy đâu ra số tiền viện phí khổng lồ lên tới gần 100 triệu đồng, thì ngay lúc đó vườn điều của ông nội cho thu hoạch rộ. Ông Hoài quyết định gọi thương lái đến bán nhanh và dành toàn bộ số tiền lo chi phí mổ tim cho cháu trong niềm vui mừng khôn xiết của cả gia đình.
Chỉ ngôi nhà mới xây nằm ngay cuối vườn, ông Hoài cho biết đây là một trong hai căn nhà được dựng lên từ mấy vụ thu hoạch điều gần đây. “Ngay khi căn nhà này xây xong, vụ điều năm ngoái tôi dồn tiền bán điều trên 150 triệu đồng xây cho vợ chồng đứa con gái út căn hộ riêng”. Ông nói rằng, lúc cả gia đình từ Trà Vinh nơi vùng nước phèn mặn vào đây lập nghiệp (năm 1996), chẳng bao giờ dám nghĩ lại có cơ ngơi đề huề như hiện nay. Điều hai vợ chồng ông lo lắng nhất lúc di cư là làm gì để có gạo, có chữ cho 4 đứa con nheo nhóc? “Vậy mà chỉ với vườn điều, giờ đứa con trai cả đã làm bí thư Chi bộ ấp, một đứa làm Chánh văn phòng Đảng uỷ xã, một đứa làm cán bộ thú y và còn lại một đứa nối nghiệp tôi tiếp tục gắn bó với vườn điều, nơi quê hương thân thương thứ hai của mình” – ông Hoài rưng rưng nói.
Để có được “trái ngọt” như ngày hôm nay và danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” của tỉnh Bình Phước, “kiện tướng” trồng điều Đoàn Văn Hoài đã luôn biết chăm chút và tìm tòi những biện pháp để vườn điều cho chất lượng cao và đạt năng suất từ 2 – 2,5 tấn/ha. Nói về kinh nghiệm của mình, ông Hoài cho biết: Sau khi thu hoạch trái, vào đầu mùa mưa (tháng 4) phải bón phân NPK với lượng: điều lớn 3 kg phân/gốc, điều nhỏ 1,5 – 2 kg/gốc. Vào cuối mùa mưa (tháng 9) tiếp tục bón phân lần 2 với liều lượng giống như trên, sau đó phun thuốc diệt cỏ và đợi cỏ chết khô thì tiến hành cào cỏ, lá. Trong suốt vụ điều, phải tiến hành bơm thuốc dưỡng cây 3 lần/năm vào thời điểm: cho ra bông - dưỡng bông - dưỡng trái.
Đặc biệt lưu ý, khi cây điều trổ bông sẽ xuất hiện rất nhiều rầy gây hại, vì thế phải tiến hành phun thuốc trừ sâu không để chúng sinh sôi, phát triển. Cũng cần chú ý vào mùa mưa không cần tưới nước cho cây, nhưng vào mùa khô khi điều ra bông và cho trái thì cứ 15 ngày phải tiến hành tưới nước một lần để kích thích. Ngoài ra, cần thường xuyên thăm vườn vào thời điểm cây trổ bông, cho trái để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh (như sâu bệnh, cỏ dại…), tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển thì chắc chắn điều sẽ “trả ơn” cho năng suất và chất lượng thật cao.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Tiếp chúng tôi với tư cách PCT UBMTTQVN xã Thanh Hoà tại trụ sở xã, vị “cán bộ nông dân” Đoàn Văn Hoài tuổi đã tròm trèm 60 vẫn hết sức sôi nổi, nhiệt tình. Khi được hỏi về danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” của tỉnh Bình Phước và danh “kiện tướng” trồng điều mà mọi người gán cho, ông đã cười khà khà vẻ khoái trá rồi khoát tay nói: “Cứ đi theo tôi”.
Sau khoảng 10 phút chạy ngoắt nghoéo trên những con đường đất đỏ màu mỡ hai bên thơm phức mùi điều chín, ông đưa chúng tôi bước vào khu vườn rộng mênh mông có hàng trăm cây điều lớn đang cho thu hoạch trái. “5 ha vụ này chắc thu được hơn chục tấn. Giá bán hiện khá cao đạt 16 triệu đồng/tấn nên gia đình lại có tiền gửi ngân hàng rồi”. Đây cũng là vụ thu hoạch “trúng quả” thứ 13 mà gia đình ông được thụ hưởng trong suốt 16 năm gắn bó với cây điều. Ông Hoài nói rằng, cây điều đã từng là ân nhân cứu giúp cho đứa cháu gái thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Số là năm 2007, đứa cháu nội bị bệnh tim biến chứng nặng nên Viện tim TPHCM yêu cầu mổ gấp. Bố mẹ cháu đang loay hoay không biết lấy đâu ra số tiền viện phí khổng lồ lên tới gần 100 triệu đồng, thì ngay lúc đó vườn điều của ông nội cho thu hoạch rộ. Ông Hoài quyết định gọi thương lái đến bán nhanh và dành toàn bộ số tiền lo chi phí mổ tim cho cháu trong niềm vui mừng khôn xiết của cả gia đình.
Chỉ ngôi nhà mới xây nằm ngay cuối vườn, ông Hoài cho biết đây là một trong hai căn nhà được dựng lên từ mấy vụ thu hoạch điều gần đây. “Ngay khi căn nhà này xây xong, vụ điều năm ngoái tôi dồn tiền bán điều trên 150 triệu đồng xây cho vợ chồng đứa con gái út căn hộ riêng”. Ông nói rằng, lúc cả gia đình từ Trà Vinh nơi vùng nước phèn mặn vào đây lập nghiệp (năm 1996), chẳng bao giờ dám nghĩ lại có cơ ngơi đề huề như hiện nay. Điều hai vợ chồng ông lo lắng nhất lúc di cư là làm gì để có gạo, có chữ cho 4 đứa con nheo nhóc? “Vậy mà chỉ với vườn điều, giờ đứa con trai cả đã làm bí thư Chi bộ ấp, một đứa làm Chánh văn phòng Đảng uỷ xã, một đứa làm cán bộ thú y và còn lại một đứa nối nghiệp tôi tiếp tục gắn bó với vườn điều, nơi quê hương thân thương thứ hai của mình” – ông Hoài rưng rưng nói.
Để có được “trái ngọt” như ngày hôm nay và danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” của tỉnh Bình Phước, “kiện tướng” trồng điều Đoàn Văn Hoài đã luôn biết chăm chút và tìm tòi những biện pháp để vườn điều cho chất lượng cao và đạt năng suất từ 2 – 2,5 tấn/ha. Nói về kinh nghiệm của mình, ông Hoài cho biết: Sau khi thu hoạch trái, vào đầu mùa mưa (tháng 4) phải bón phân NPK với lượng: điều lớn 3 kg phân/gốc, điều nhỏ 1,5 – 2 kg/gốc. Vào cuối mùa mưa (tháng 9) tiếp tục bón phân lần 2 với liều lượng giống như trên, sau đó phun thuốc diệt cỏ và đợi cỏ chết khô thì tiến hành cào cỏ, lá. Trong suốt vụ điều, phải tiến hành bơm thuốc dưỡng cây 3 lần/năm vào thời điểm: cho ra bông - dưỡng bông - dưỡng trái.
Đặc biệt lưu ý, khi cây điều trổ bông sẽ xuất hiện rất nhiều rầy gây hại, vì thế phải tiến hành phun thuốc trừ sâu không để chúng sinh sôi, phát triển. Cũng cần chú ý vào mùa mưa không cần tưới nước cho cây, nhưng vào mùa khô khi điều ra bông và cho trái thì cứ 15 ngày phải tiến hành tưới nước một lần để kích thích. Ngoài ra, cần thường xuyên thăm vườn vào thời điểm cây trổ bông, cho trái để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh (như sâu bệnh, cỏ dại…), tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển thì chắc chắn điều sẽ “trả ơn” cho năng suất và chất lượng thật cao.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: