Chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch là điều bắt buộc đối với các nhà vườn trồng bưởi diễn nếu muốn cây cho nhiều quả vào vụ sau.
Sau khi thu hoạch cây bưởi diễn thường rất yếu và cần bổ sung chất dinh dưỡng cũng như cắt tỉa các cành yếu, cành khô, các cuống quả còn xót lại trên cây để cây tập trung phát triển các cành lộc ngủ và chuẩn bị cho vụ ra hoa sắp tới.
Chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch cần làm các việc như sau: cắt tỉa cành cành cho cây, vệ sinh cây bưởi khỏi nấm mốc và sâu bệnh, xới đất bón phân, tưới nước…
1. Cắt tỉa cành cho cây bưởi
Việc làm đầu tiên sau thu hoạch quả là cắt tỉa cành để tạo tán thông thoáng cho bưởi diễn. Việc cắt tỉa sau khi thu hoạch quả sẽ giúp cây bưởi ra đợt lộc ổn định, tạo tán thông thoáng, để tiếp xúc nhiều với ánh sáng, giảm sâu bệnh.
Khi cắt tỉa ta cần loại bỏ những loại cành dưới đây:
– Những cành vượt, cành lộc đông mới phát triển hay những cành tăm nhỏ.
– Cắt tỉa hạ thấp chiều cao cây, mở rộng tán ở phần đỉnh. Đối với những cành ở trên cao bà con nên mua cho mình một bộ kéo cắt tỉa cành trên cao để tăng hiệu quả và năng suất của công việc.
2. Xịt rửa vệ sinh cây
– Đối với vườn cây có nhiều nấm mốc ta cân phải xịt rửa gốc cây cho sạch. Ta sử dụng bơm cao áp suất cao như vòi rửa xe xịt vào gốc cây để nấm mốc bám trên thân cây bay đi hết. Việc xịt rửa thân cây ta có thể làm từ 2-3 năm 1 lần. Tùy từng nhà vườn.
– Sau khi quá trình cắt tỉa hoàn tất, ta nên dùng vôi nước đặc để quét vào thân cây từ phần gốc tới độ cao 80 – 100 cm để hạn chế sâu bệnh cũng như ốc sên bò lên cây ăn lá.
3. Làm sạch cỏ
Việc làm sạch cỏ sẽ loại bỏ được chỗ trú ẩn của sâu bệnh và côn trung hại. Loại bỏ cỏ còn đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây không bị lấy mất.
Việc làm sạch cỏ ta nên sử dụng máy cắt cỏ hoặc cắt bằng tay. Chú ý, không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ vì loại thuốc này sẽ ảnh hưởng tới bộ rễ cây.
4. Bón phân
Phân bón là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc cây trồng. Phân bón giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây để tăng cường sự phát triển và sản xuất trái cây. Phân bón giúp cải tạo lại độ màu mỡ của đất từ đó tái tạo lại bộ rễ của cây bưởi và từ đó giúp cành lá phát triển tốt hơn sau một thời gian dài mang quả,
Để đất không bị bạc màu, trả lại độ màu mỡ cho đất ta nên dùng phân chuồng hoai mục đển bón cho cây. Nếu không có phân chuồng ta có thể thay thế bằng phân hữu cơ tổng hợp NPK 5-10-3(Na 5% – P 10% – K 3%) hoặc NPK 16-16-8-13S(N 16% – P 16% – K 8% và S 13%) Kết hợp Supe Lân để kích thích rễ non mọc ra,đồng thời làm khỏe chúng,rắc thêm vôi bột nếu đất chua.
Liều lượng bón
Dựa vào độ tuổi của cây, sức khỏe cũng như chất đất để có thể tính được lượng phân bón cần bón cho cây tránh thừa gây lãng phí hoặc thiếu làm cây không đủ dưỡng chất.
Thông thường cây 3 – 4 năm tuổi ta sẽ sử dụng công thức bón cho 1 gốc,giai đoạn sau thu (tháng 1) như sau:
– Phân chuồng ủ khoai mục 10kg/cây
– Dùng 1 – 2kg NPK 5-10 -3 (hoặc NPK 16-16-8 những khu đất thiếu màu mỡ dùng NPK 16-6-16 để tăng cường bổ sung lượng đạm cần thiết)
– Lân 0.5 kg /cây
– Vôi bột 0.5 kg /cây rắc đều quanh gốc
– Ure 0.5kg /cây
Lưu ý:
Khi bón phân cho bưởi nên xới nhẹ lớp đất mỏng phía trên cách gốc 50cm tránh cuốc sâu sẽ làm đứt dễ tơ,sau đó rải đều phân quanh gốc,cuối cùng phủ đất lên trên và tưới thêm nước(ta có thể tận dụng những hôm mưa xuân vừa kết thúc,sẽ làm tăng hiệu quả bón)
5. Tưới nước và giữ ẩm
Tưới nước và giữ ẩm cho đất cũng cần được bà con lưu ý, lưu tâm trong khi chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch.
Cây bưởi diễn thời gian này cần được cung cấp lượng nước lớn, Cây được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dễ dàng hấp thu các loại phân bón,làm cành lá xanh tốt.
Nên sử dụng vòi tưới đầu hoa sen, tưới vòng quanh gốc, cần tránh phun nước trực tiếp vào gốc (gây thối gốc) hay vào lá cây(sẽ làm rụng lá,rụng lộc).
Thời gian tưới tốt nhất là vào sáng sớm và chiều tối, tránh tưới khi trời đang nắng to khiến cây bị hấp hơi mà héo rụng lá.
Với những vườn bưởi Diễn việc cung cấp nước là khó khăn,thì nên chuẩn bị thêm phương án giữ ẩm bằng cách dùng rơm ra,hoặc lá cây để ủ quanh gốc
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm để giúp bà con nhà vườn trồng bưởi diễn hiểu thêm về cách chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch. Chúc bà con có những cây bưởi diễn sai trĩu quả và những quả bưởi diễn ngon ngọt được giá cao.
Nguồn: Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch cây bưởi diễn thường rất yếu và cần bổ sung chất dinh dưỡng cũng như cắt tỉa các cành yếu, cành khô, các cuống quả còn xót lại trên cây để cây tập trung phát triển các cành lộc ngủ và chuẩn bị cho vụ ra hoa sắp tới.
Chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch cần làm các việc như sau: cắt tỉa cành cành cho cây, vệ sinh cây bưởi khỏi nấm mốc và sâu bệnh, xới đất bón phân, tưới nước…
1. Cắt tỉa cành cho cây bưởi
Việc làm đầu tiên sau thu hoạch quả là cắt tỉa cành để tạo tán thông thoáng cho bưởi diễn. Việc cắt tỉa sau khi thu hoạch quả sẽ giúp cây bưởi ra đợt lộc ổn định, tạo tán thông thoáng, để tiếp xúc nhiều với ánh sáng, giảm sâu bệnh.
Khi cắt tỉa ta cần loại bỏ những loại cành dưới đây:
– Những cành vượt, cành lộc đông mới phát triển hay những cành tăm nhỏ.
– Cắt tỉa hạ thấp chiều cao cây, mở rộng tán ở phần đỉnh. Đối với những cành ở trên cao bà con nên mua cho mình một bộ kéo cắt tỉa cành trên cao để tăng hiệu quả và năng suất của công việc.
2. Xịt rửa vệ sinh cây
– Đối với vườn cây có nhiều nấm mốc ta cân phải xịt rửa gốc cây cho sạch. Ta sử dụng bơm cao áp suất cao như vòi rửa xe xịt vào gốc cây để nấm mốc bám trên thân cây bay đi hết. Việc xịt rửa thân cây ta có thể làm từ 2-3 năm 1 lần. Tùy từng nhà vườn.
– Sau khi quá trình cắt tỉa hoàn tất, ta nên dùng vôi nước đặc để quét vào thân cây từ phần gốc tới độ cao 80 – 100 cm để hạn chế sâu bệnh cũng như ốc sên bò lên cây ăn lá.
3. Làm sạch cỏ
Việc làm sạch cỏ sẽ loại bỏ được chỗ trú ẩn của sâu bệnh và côn trung hại. Loại bỏ cỏ còn đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây không bị lấy mất.
Việc làm sạch cỏ ta nên sử dụng máy cắt cỏ hoặc cắt bằng tay. Chú ý, không nên lạm dụng thuốc diệt cỏ vì loại thuốc này sẽ ảnh hưởng tới bộ rễ cây.
4. Bón phân
Phân bón là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc cây trồng. Phân bón giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây để tăng cường sự phát triển và sản xuất trái cây. Phân bón giúp cải tạo lại độ màu mỡ của đất từ đó tái tạo lại bộ rễ của cây bưởi và từ đó giúp cành lá phát triển tốt hơn sau một thời gian dài mang quả,
Để đất không bị bạc màu, trả lại độ màu mỡ cho đất ta nên dùng phân chuồng hoai mục đển bón cho cây. Nếu không có phân chuồng ta có thể thay thế bằng phân hữu cơ tổng hợp NPK 5-10-3(Na 5% – P 10% – K 3%) hoặc NPK 16-16-8-13S(N 16% – P 16% – K 8% và S 13%) Kết hợp Supe Lân để kích thích rễ non mọc ra,đồng thời làm khỏe chúng,rắc thêm vôi bột nếu đất chua.
Liều lượng bón
Dựa vào độ tuổi của cây, sức khỏe cũng như chất đất để có thể tính được lượng phân bón cần bón cho cây tránh thừa gây lãng phí hoặc thiếu làm cây không đủ dưỡng chất.
Thông thường cây 3 – 4 năm tuổi ta sẽ sử dụng công thức bón cho 1 gốc,giai đoạn sau thu (tháng 1) như sau:
– Phân chuồng ủ khoai mục 10kg/cây
– Dùng 1 – 2kg NPK 5-10 -3 (hoặc NPK 16-16-8 những khu đất thiếu màu mỡ dùng NPK 16-6-16 để tăng cường bổ sung lượng đạm cần thiết)
– Lân 0.5 kg /cây
– Vôi bột 0.5 kg /cây rắc đều quanh gốc
– Ure 0.5kg /cây
Lưu ý:
Khi bón phân cho bưởi nên xới nhẹ lớp đất mỏng phía trên cách gốc 50cm tránh cuốc sâu sẽ làm đứt dễ tơ,sau đó rải đều phân quanh gốc,cuối cùng phủ đất lên trên và tưới thêm nước(ta có thể tận dụng những hôm mưa xuân vừa kết thúc,sẽ làm tăng hiệu quả bón)
5. Tưới nước và giữ ẩm
Tưới nước và giữ ẩm cho đất cũng cần được bà con lưu ý, lưu tâm trong khi chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch.
Cây bưởi diễn thời gian này cần được cung cấp lượng nước lớn, Cây được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dễ dàng hấp thu các loại phân bón,làm cành lá xanh tốt.
Nên sử dụng vòi tưới đầu hoa sen, tưới vòng quanh gốc, cần tránh phun nước trực tiếp vào gốc (gây thối gốc) hay vào lá cây(sẽ làm rụng lá,rụng lộc).
Thời gian tưới tốt nhất là vào sáng sớm và chiều tối, tránh tưới khi trời đang nắng to khiến cây bị hấp hơi mà héo rụng lá.
Với những vườn bưởi Diễn việc cung cấp nước là khó khăn,thì nên chuẩn bị thêm phương án giữ ẩm bằng cách dùng rơm ra,hoặc lá cây để ủ quanh gốc
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm để giúp bà con nhà vườn trồng bưởi diễn hiểu thêm về cách chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch. Chúc bà con có những cây bưởi diễn sai trĩu quả và những quả bưởi diễn ngon ngọt được giá cao.
Nguồn: Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch