Kỹ sư 'chân đất' chế hệ thống phun, tưới tự động

Anh Cao Phát Triển đã chế ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại giúp giảm chi phí cả trăm lần so lao động tay chân. Hơn nữa, mô hình này giúp thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay.
6a_EWAW.jpg.ashx

Anh Cao Phát Triển xem hệ thống van khóa nước.


Tư duy hội nhập

Anh Cao Phát Triển, ở ấp Thới Xương 1, phường Thới Long (Ô Môn, TP Cần Thơ) có 0,8 ha trồng quýt. “Tết năm nay thu hoạch 16 tấn quýt tiều và 1 tấn quýt đường bán với giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu được trên 500 triệu đồng. Trong khi chỉ cần ngồi nhà điều khiển là xong. Điều mà trước đây có nằm mơ cũng không thấy”, anh Triển tươi cười nói.

Theo anh Triển, hiện nay biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, thể hiện rõ nhất tại địa phương anh nước sông ngày cạn kiệt. Đồng thời, nước ta hiện đang hội nhập sâu, rộng vào sân chơi quốc tế nên không thay đổi tư duy thì sẽ thua trên sân nhà mà điển hình là nông sản Thái Lan đã lấn lướt sản phẩm Việt. Anh phân tích, với hệ thống phun thuốc và tưới tự động như của anh thì chỉ cần bơm nước vào mương một lần trữ lại đó rồi sử dụng cho vài tháng, cho dù nước sông có kiệt đi nữa cũng không lo vì mỗi lần tưới tốn ít nước. Trong khi đó, sử dụng tưới bằng máy hoặc tay thì vất vả với thời tiết nắng khắc nghiệt như hiện nay. “Ưu điểm là không tác động trực tiếp lên cây, hệ thống phun sẽ làm hạn chế tối đa các côn trùng gây hại giúp trái đẹp, bóng loáng để cạnh tranh với sản phẩm ngoại”, anh Triển tự tin nói.

Với thành công như hiện nay, anh Triển còn thấy mình nhỏ bé khi nước ngoài họ đã chế tạo máy hái quýt tương tự như vườn của anh mà chỉ cần vài ba người là có thể thay thế cả mấy chục người làm cả ngày. “Hiện nay, thanh niên địa phương phần lớn đã đi làm thuê xa nên mỗi lần thu hoạch là chạy đôn chạy đáo tìm nhân công hái trái nên tôi đang nghĩ tìm cách để làm sao giảm được công lao động mà năng suất tăng lên”, anh Triển tâm sự.

Nói về ý tưởng, anh Triển kể, năm 17 tuổi là đã có ý tưởng làm hệ thống tưới tự động vì thấy ở các công viên và trên ti vi chiếu nhiều mô hình hay như thế này vì có lợi từ công lao động đến chi phí đầu tư. Từ đó, anh về nhà tìm tòi, học hỏi trên sách báo, internet. Đồng thời, đi tham quan nhiều mô hình khác của nông dân trong vùng để học hỏi kinh nghiệm trồng cây và xem nguyên lý hoạt động của hệ thống phun, tưới tự động có hiệu quả trên rau màu và cây ăn trái. Nghĩ là làm, năm 1997, anh bắt đầu làm hệ thống tưới tự động nhưng lần đó thất bại vì kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và vốn đầu tư không đủ nên anh đành gác lại ý tưởng đó để chờ cơ hội. Mãi đến đầu năm 2013, sau nhiều năm tích lũy được vốn rồi anh bắt tay vào thiết kế bản vẽ mới trên lý thuyết và thành công. “Tôi lo nhất là khi ráp xong lượng nước không đủ để tưới đều cả vườn. Nhưng khi bật motor lên thì nước phun đều khắp cả vườn. Lúc đó, cả tháng trời mừng không ngủ được”, anh Triển vui vẻ nhớ lại. Theo lời anh, để thành công, anh chạy nhiều nơi mua dụng cụ về thử, tháo ra ráp vào thử nghiệm nhiều lần từ bét phun sương nhuyễn hao điện, đến bét đa chức năng cánh đập… lắp vào vườn. “Nhiều đêm thức trắng tìm thông tin, thông số, phác thảo mô hình. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng mất mấy tháng trời mới thành công”, anh Triển tâm sự.

Giảm chi phí… trăm lần

Anh Triển cho biết, trên diện tích 0,8 ha của anh, trước đây mỗi lần tưới máy mất 5 giờ và thuê 1 người theo cầm ống, tốn 140.000 đồng/lần tưới, còn tưới tay sẽ mất gần 2 ngày mới giáp, chi phí thuê nhân công gần 300.000 đồng. Còn hiện nay chỉ cần điều khiển bằng điện thoại khoảng 10 phút, tốn 2.000 đồng là xong, giảm chi phí 70 lần so tưới máy và 150 lần tưới tay. Anh Triển nói: “Điều quan trọng là giảm được chi phí và giá thành sản xuất. Đồng thời, mình chủ động hoàn toàn trong quy trình chăm sóc như sử dụng cỏ để che phủ, chống xói mòn, giúp bộ rễ có đầy đủ ô xy, nước… giúp vườn cây phát triển xanh tốt”. Theo anh, trước khi có hệ thống tự động, vợ chồng cực khổ ngoài vườn quanh năm nhưng trừ chi phí, còn lãi khoảng 100 triệu đồng, còn giờ nhẹ công chăm sóc mà lãi tăng gấp nhiều lần.

Chưa dừng lại ở hệ thống tưới tự động, đầu năm 2014, anh nghiên cứu lắp thêm hệ thống phun thuốc và bón phân tự động. Anh cho biết, để sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp thì cần phải giải quyết vấn đề về sâu bệnh. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh mà con người không cần phải trực tiếp tác động vào. Mô hình phun thuốc tự động, sẽ tiết kiệm hóa chất, công lao động là khoảng 35 triệu đồng mỗi năm. Chi phí lắp hệ thống tưới tự động khoảng 50 triệu đồng/ha, còn lắp hệ thống phun thuốc là 70 triệu đồng.

Theo lời anh Triển, điểm nổi bật của mô hình là có thể tưới tự động ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí hàng trăm cây số mà chỉ cần có sóng điện thoại, điều khiển bằng điện thoại thông minh qua kết nối con chip điện từ được lắp tại hệ thống máy bơm với phần mềm cài trên điện thoại di động.

Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân đến tham quan và nhờ hướng dẫn cách làm. Anh Triển cho biết, đến nay đã giúp lắp ráp hệ thống tưới và phun thuốc tự động trên mấy chục hécta ở khắp các tỉnh ĐBSCL. Anh cho biết, trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ nông dân trong vùng lắp ráp hệ thống phun, tưới tự động khi có nhu cầu.
Nguồn: Tiền Phong
 
Mời chú vodinhtien chia sẽ!
+Công nghệ điều khiển hệ thống tưới bằng điện thoại di động thực ra xuất phát từ nước ngoài (Trung Quốc). Nhiều người ở VN đã làm cái này và tự nhận do mình "phát minh" ra (Search trên GG xem thêm). Còn việc thiết kế hệ thống tưới thì chẳng có gì mới lạ; khoa học về hệ thống tưới có từ thời xưa, chúng ta chỉ ứng dụng kiến thức đã có chứ có sáng chế gì mới đâu? Chưa kể chàng trai này thử sai nhiều lần theo kiểu làm mò.
+Hiện nay,nhiều tờ báo thổi phồng quá đáng trước những ứng dụng phổ thông mà không xem xét toàn diện sự việc. Bên cạnh đó, có nhiều nông dân, những người ít học nhưng từ những bức xúc trong thực tiển sản xuất, đã đưa ra nhiều giải pháp hay...có thể là sáng chế hoặc chỉ là ứng dụng, nhưng rất đáng ngợi khen.
 
+Công nghệ điều khiển hệ thống tưới bằng điện thoại di động thực ra xuất phát từ nước ngoài (Trung Quốc). Nhiều người ở VN đã làm cái này và tự nhận do mình "phát minh" ra (Search trên GG xem thêm). Còn việc thiết kế hệ thống tưới thì chẳng có gì mới lạ; khoa học về hệ thống tưới có từ thời xưa, chúng ta chỉ ứng dụng kiến thức đã có chứ có sáng chế gì mới đâu? Chưa kể chàng trai này thử sai nhiều lần theo kiểu làm mò.
+Hiện nay,nhiều tờ báo thổi phồng quá đáng trước những ứng dụng phổ thông mà không xem xét toàn diện sự việc. Bên cạnh đó, có nhiều nông dân, những người ít học nhưng từ những bức xúc trong thực tiển sản xuất, đã đưa ra nhiều giải pháp hay...có thể là sáng chế hoặc chỉ là ứng dụng, nhưng rất đáng ngợi khen.
Chú ơi. Cháu đã làm cái ramp pump rồi. Ý định của cháu là bơm nước lên trên cao và giữ nước lại cho nhiều chừng 3-4 khối rồi lắp vòi nước tưới cho vườn phía dưới. Chú cho cháu ý kiến về ý tưởng này với.thank chú
 
Chú ơi. Cháu đã làm cái ramp pump rồi. Ý định của cháu là bơm nước lên trên cao và giữ nước lại cho nhiều chừng 3-4 khối rồi lắp vòi nước tưới cho vườn phía dưới. Chú cho cháu ysnh! kiến về ý tưởng này với.thank chú
Ý tưởng đúg quá rồi.Cháu cũng đã làm được cải RAM pump.Giờ chỉ cần sửa lại cho đúmg thiết kế là thầh công
Nếu cháu làm hệ thống tưới nhỏ giot nữa thì nó tự bơm tưới suốt ngày..Quá sướng!
 
Ý tưởng đúg quá rồi.Cháu cũng đã làm được cải RAM pump.Giờ chỉ cần sửa lại cho đúmg thiết kế là thầh công
Nếu cháu làm hệ thống tưới nhỏ giot nữa thì nó tự bơm tưới suốt ngày..Quá sướng!
Cháu đã làm 1 hệ thống tưới 250 vòi xoay. Téc chứa 3m3, chênh cao cos vườn và cos đáy téc là 11m, chênh cao giữa miệng téc và mặt nguồn nước là 9m. như thế thì cháu dùng được bơm Ram không hả chú! Hiện tại mỗi tháng cháu tốn khoảng 200 nghìn tiền bơm nước?
 
Cháu đã làm 1 hệ thống tưới 250 vòi xoay. Téc chứa 3m3, chênh cao cos vườn và cos đáy téc là 11m, chênh cao giữa miệng téc và mặt nguồn nước là 9m. như thế thì cháu dùng được bơm Ram không hả chú! Hiện tại mỗi tháng cháu tốn khoảng 200 nghìn tiền bơm nước?
Muốn làm bơm RAM phải có dòng nước chảy (sông, suối).Có dòng chảy là làm được...
 
Muốn làm bơm RAM phải có dòng nước chảy (sông, suối).Có dòng chảy là làm được...
dòng nước chảy xả ra từ ống 110 trên mặt ao được không chú? bản thân cả cái ao thì không có dòng chảy nhưng ngay đầu nước vào thì có
 
dòng nước chảy xả ra từ ống 110 trên mặt ao được không chú? bản thân cả cái ao thì không có dòng chảy nhưng ngay đầu nước vào thì có
Như vậy là có dòng chảy, độ chênh cao 11 m là quá tốt. Làm được.
 
công nghệ tưới này mình thấy rất hay, tuy là ứng dụng từ nước ngoài nhưng không thể phụ nhân được lợi ích từ mô hình tưới này mang lại. Ủng hộ anh
 
Người Việt Nam dù nhỏ bé nhưng luôn có “ võ ”

Lên dùng từ “ cover” để làm tiêu đề cho bài viết thì hay hơn là từ “ chế hay sáng chế ”

Không rõ chủ top coppy bài từ người khác mà không trích nguồn hay tự mình thu thập thông tin rồi viết ra chứ theo ý kiến chủ quan của cá nhân tôi về phần bộ điều khiển từ xa qua điện thoại thì không chính xác chứ k muốn nói thẳng là viết tào lao ! Còn vì sao tôi nói thế thì vui lòng seach lại trên gg thank !
 
Như vậy là có dòng chảy, độ chênh cao 11 m là quá tốt. Làm được.
chào chú Tiến, cháu có 1 vấn đề xin chút ý kiến của chú. cháu có hồ nước nằm gần trên đỉnh núi, chiều cao từ hồ xuống đến vị trí sử dụng nước cháu ước cũng khoảng 50-70m là ít. và từ hồ đến đó khoảng 1km. cháu hút nước từ hồ xuống làm hệ thống tưới nhưng áp lực qá mạnh, chú có cách nào giảm áp lực nước xuống ko ạ? vì bờ hồ cao nên cháu chỉ mồi nước để nó tự hút xuống và chỉ có áp lực của lượng nước trong ống dẫn chứ ko có áp lực của nước trong hồ nhé chú
 
chào chú Tiến, cháu có 1 vấn đề xin chút ý kiến của chú. cháu có hồ nước nằm gần trên đỉnh núi, chiều cao từ hồ xuống đến vị trí sử dụng nước cháu ước cũng khoảng 50-70m là ít. và từ hồ đến đó khoảng 1km. cháu hút nước từ hồ xuống làm hệ thống tưới nhưng áp lực qá mạnh, chú có cách nào giảm áp lực nước xuống ko ạ? vì bờ hồ cao nên cháu chỉ mồi nước để nó tự hút xuống và chỉ có áp lực của lượng nước trong ống dẫn chứ ko có áp lực của nước trong hồ nhé chú
+Chú đã từng làm đường ống dẫn nước trên núi xuống, cao độ cử 40m. Theo lý thuyết, cứ 10m cao độ thì áp suất là 1 bar. Cở 5-70 m cao độ thì áp suất khá lớn, 3 chàng thanh niên cầm ống mềm để dí nó vào bồn (để đo lưu lượng) mà cái ống nó quẩy như rồng phun nước, phải dùng ống cứng có co ở đầu cho vào bồn, mở van mới đo được.
+Cháu quá sướngvì được "Trời đãi" cho điều kiên như thế. Người ta cần áp lực mạnh, còn cháu muốn làm yếu nó đi. Cái này mà gắn thủy điện máy ngồi cở 2-4KW là có "điện chùa" xài thoải mái; nước ra sau khi làm quay tua bin áp lực giảm, sử dụng cho nhu cầu của cháu.
+Còn nếu không làm thủy điện siêu nhỏ mà muốn giảm áp lực đường ống thì rất dễ: gắn một cái van ở đầu hút vào của đường ống, chỉnh van nhỏ dần thì lưu luuwjng nước vào ống cũng giảm dần, cho đến khi vừa ý. Không nên gắn van ở cuối đường ống vì khi siết van, áp lực nước trong óng tăng lên, gây vở đường ống...
 
..từ người làm khoa học đến thực tiễn của người nông dân..???? ,bởi vậy bây giờ nếu làm khoa học phải áp dụng thực tế ..!!!
 
Chú tiến cho cháu hỏi bơm ram đẩy cao và xa được bao nhiêu mét vậy chú?cháu có mảnh vườn cách con suối 300m độ dốc khá lơn cháu không biết là bao nhiêu độ.dốc va xa như vậy bơm ram có đẩy lên đươc không chú?
 
+Chú đã từng làm đường ống dẫn nước trên núi xuống, cao độ cử 40m. Theo lý thuyết, cứ 10m cao độ thì áp suất là 1 bar. Cở 5-70 m cao độ thì áp suất khá lớn, 3 chàng thanh niên cầm ống mềm để dí nó vào bồn (để đo lưu lượng) mà cái ống nó quẩy như rồng phun nước, phải dùng ống cứng có co ở đầu cho vào bồn, mở van mới đo được.
+Cháu quá sướngvì được "Trời đãi" cho điều kiên như thế. Người ta cần áp lực mạnh, còn cháu muốn làm yếu nó đi. Cái này mà gắn thủy điện máy ngồi cở 2-4KW là có "điện chùa" xài thoải mái; nước ra sau khi làm quay tua bin áp lực giảm, sử dụng cho nhu cầu của cháu.
+Còn nếu không làm thủy điện siêu nhỏ mà muốn giảm áp lực đường ống thì rất dễ: gắn một cái van ở đầu hút vào của đường ống, chỉnh van nhỏ dần thì lưu luuwjng nước vào ống cũng giảm dần, cho đến khi vừa ý. Không nên gắn van ở cuối đường ống vì khi siết van, áp lực nước trong óng tăng lên, gây vở đường ống...
Hì, cái này là hồ chứa nước để tưới cà phê mùa nắng của ngta thôi chú ui. vì cũng quen biết và thời gian còn lại trong năm họ cũng ko dùng đến nên cháu muốn tận dụng tiết kiệm giúp ông chú nằm bên dưới. Phương án như chú chỉ dạy cháu cũng đã nghĩ đến nhưng có chút băn khoăn là với chiều dài ống dẫn là khoảng 1km và độ cao đó thì áp lực của lượng nước chứa trong ống dẫn tự sinh ra có quá lớn so vs nhu cầu của mình ko. và nếu tiếp tục muốn giảm áp lực nữa thì mình còn cách gì ngoài gắn van giảm áp ko ạ. cháu ko có kinh nghiệm nên có gì sai chú thông cảm cháu nhé.
 
Hì, cái này là hồ chứa nước để tưới cà phê mùa nắng của ngta thôi chú ui. vì cũng quen biết và thời gian còn lại trong năm họ cũng ko dùng đến nên cháu muốn tận dụng tiết kiệm giúp ông chú nằm bên dưới. Phương án như chú chỉ dạy cháu cũng đã nghĩ đến nhưng có chút băn khoăn là với chiều dài ống dẫn là khoảng 1km và độ cao đó thì áp lực của lượng nước chứa trong ống dẫn tự sinh ra có quá lớn so vs nhu cầu của mình ko. và nếu tiếp tục muốn giảm áp lực nữa thì mình còn cách gì ngoài gắn van giảm áp ko ạ. cháu ko có kinh nghiệm nên có gì sai chú thông cảm cháu nhé.
Đường ống càng dài thì ta tăng thêm kích thước 1 bậc dể bùhao hụt doa sát. c chảyVí dụ ống thiết kế là 60mm thì chọn ống 76mm
Dùng vưn khống chế ở đầu vào là điều chỉnh áp suất trong ống tùy ý, kể cả cho bằng 0.(khóa van lại, không cho nước chảy).Vậy không cần cách nào khác...
 
Hì, cái này là hồ chứa nước để tưới cà phê mùa nắng của ngta thôi chú ui. vì cũng quen biết và thời gian còn lại trong năm họ cũng ko dùng đến nên cháu muốn tận dụng tiết kiệm giúp ông chú nằm bên dưới. Phương án như chú chỉ dạy cháu cũng đã nghĩ đến nhưng có chút băn khoăn là với chiều dài ống dẫn là khoảng 1km và độ cao đó thì áp lực của lượng nước chứa trong ống dẫn tự sinh ra có quá lớn so vs nhu cầu của mình ko. và nếu tiếp tục muốn giảm áp lực nữa thì mình còn cách gì ngoài gắn van giảm áp ko ạ. cháu ko có kinh nghiệm nên có gì sai chú thông cảm cháu nhé.

Tính toán thủy lực thì không phải chuyên môn của anh.
Nhưng mà anh góp ý là mua 1km ống tiết diện nhỏ
Khi đến nơi sử dụng mình tăng đường kính ống lên thì lưu lượng và áp suất sẽ giảm.
....
Mà 1km ống nước thì cũng bộn tiền... Nhất là cần ống tốt
 
Đường ống càng dài thì ta tăng thêm kích thước 1 bậc dể bùhao hụt doa sát. c chảyVí dụ ống thiết kế là 60mm thì chọn ống 76mm
Dùng vưn khống chế ở đầu vào là điều chỉnh áp suất trong ống tùy ý, kể cả cho bằng 0.(khóa van lại, không cho nước chảy).Vậy không cần cách nào khác...
Ví dụ như bây giờ mình tận dụng được hết áp suất đó đi chú. thì mình có cách nào để khi siết van ở điểm cuối mà ko gây nổ ống dẫn ko . vì 1km đường rừng, ngày tưới 1 lần thì leo lên leo xuống 2 lần...chắc chớt ông chú qá :v
Tính toán thủy lực thì không phải chuyên môn của anh.
Nhưng mà anh góp ý là mua 1km ống tiết diện nhỏ
Khi đến nơi sử dụng mình tăng đường kính ống lên thì lưu lượng và áp suất sẽ giảm.
....
Mà 1km ống nước thì cũng bộn tiền... Nhất là cần ống tốt
mình tận dụng hồ chứa nên tận thu nốt cái ống dẫn của chủ hồ rồi nên ko băn khoăn khoản chi phí a ơi. cái vấn đề bi giờ là mình sử dụng như thế nào cho nó thật sự hiệu quả mà thôi :D
 
Back
Top