[h=3]Gà ta thả vườn -Các vấn đề trao đổi[/h]Gà ta thả vườn –Vấn đề nhiệt độ cho gà
Thức ăn cho gà có 02 loại chính là thức ăn công nghiệp và thức ăn gia đình.Thức ăn công nghiệp là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp được các công ty sản xuất thép dây chuyền công nghiệp, thức ăn gia đình là loại thức ăn tận dụn từ địa phường và gia đình như cơm gạo lúa bắp.Khi tôi nuôi trộn cả 02 loại thức ăn trên vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gà và giảm dc chi phí thức ăn.
Khi trộn thức ăn cho gà tôi trộn theo tuần tuổi của gà như sau:
*Khi 1 tuần tuổi thì cho ăn cám gạo, cám bắp đậm đặc
*Từ 02 tuần-3 tuần tuôit trộn như trên nhưng thêm tấm gạo và thức ăn hôn hợp
*Tuần 4 trộn gạo và lúa 1 ít cho gà làm quen
*Sau 1 tháng cho gà ra vườn, ban ngày cho ăn ít vì gà sẽ tự tìm thức ăn dinh dưỡng thiếu cho nó, buổi tối trộn thêm hỗn hợp đậm đặc cho gà ăn để bổ sung dinh dưỡng ///////////////////////
Gà ta thả vườn –Vấn đề nhiệt độ cho gà
Khi gà con nhỏ nhiệt độ cũng không kém phần quan trọng.Gà càng nhỏ nhiệt độ càng quan trọng thà hơi nóng chứ đừng để lạnh vì gà lạnh sẽ bị sệ cánh??? Dễ bị chết.
-Nếu bạn có điều kiện và ở địa phương có cots thì mua vài tấm cót về để úm gà con quay tròn lại, lót nền bằng trấu, bắt bóng đèn tròn sợi đốt, lấy bìa carton phủ trên chỉ cần 10 phút nhiệt độ sẽ đủ hoặc vượt( gà con 31 độ) sau đó thả gà vào,
-nếu không có cót bạn có thể lấy bao bì, carton gỗ ván đều ok nhưng phải che ở trên để giữ cho nhiệt độ ko toẩ ra mội trừong.
-Khi gà lớn hơn thif nhiệt độ giảm dần, gà lớn thêm một tuần tuổi thì giảm đi 1,5 độ
-Làm vậy hoàn toàn không được, ban ngày khi trời nắng được khoảng vài tiếng thì cho gà ra vườn, tối phải lùa gà vào chuồng. đó là điều gần như bắt buộc
còn một điều nữa là khi thời tiết thay đổi đột ngột nen làm một lò than nóng bỏ quả bồ kết vào xông gà và xông chuồng, tôi đã thử, hiệu quả trên cả mong đợi. máy con rù rù khỏi hẳn sau vài ba lần xông bồ kết.
-Việc ngày thả gà ra và bạn có chuồng nuôi thì cứ tới gần tối bạn thắp bóng sáng trong chuồng là gà tự tìm vào chuồng ngủ mà không cần lùa mất công.
Một vấn đề nữa mình thấy là nuôi gà thả vườn thì gà hay bới đất tim mồi và ăn cỏ, bạn đổ cát như vậy không có chỗ cho cây cỏ phát triển gà thiếu đi chất xơ
////////////////////////////////////////////////
Cảm ơn bác Mauxanhaolinh!
Cót để quây gà thì không phải quá khó để mua. Nguồn nhiệt rất quan trọng, nhất là các bac nào nuôi ở Miền bắc. Chúng ta có thể sử dụng các nguồn nhiệt sau: 1- Bóng đèn Hồng Ngoại (90-120k/bóng 175W hoặc 250W).2- Chụp sưởi ga. 3- Bếp than tổ ong (phải có chụp dẫn khí ra ngoài). Trong các cách này thì tôi khuyên các bác nên dùng bóng điện Hồng Ngoại, bởi vì: Nhiệt sinh ra lớn, tập trung (bên trong bóng đã tráng bạc để tạo thành chao đèn), Có khả năng đâm xuyên nên có thể sưởi ấm cả chất độn chuồng và lớp gạch nền chuồng, có tác dụng diệt khuẩn, có tác dụng tăng cường tổng hợp viatminD3, không gây chói mắt ....nói chung tác dụng rất tối ưu.
Các bác không nên dùng bóng điện tròn (bóng đỏ) bởi vì để tạo được nhiệt độ đủ ấm chúng ta phải dùng nhiều bóng-> gây chói mắt cho gà ->stress -> chậm lớn, kích thích thần kinh (các bác cứ tưởng tượng khi con gà nhìn thấy các bóng đèn trong quây úm giống như lúc nào chúng ta cũng nhìn thẳng vào ông mặt trời vậy, chói mắt lắm)
Không nên dùng bìa cattong để đậy, bởi vì: kín -> thiếu Oxy, không thoát được hơi nước -> bí ->gà bị bết lông, ướt lông, khó thở -> dễ bị hen và cầu trùng. Các bác nên tìm vậtliệu nào mà có thể giữu nhiệt nhưngg phải thoát được hơi nước (ví dụ chiếu rách, mành tre,....) là tốt nhất.
Đó là một vài ý kiến của tôi các bac tham khảo nhé.
///////////////////////////////////////////////////////////////
Việc điều chỉnh nhiệt độ có thể căn cứ vào:
1- Kinh nghiệm: Trong quây umé, nếu gà tản đều, không kêu thì nhiệt độ vừa đủ. Nếu gà tản hết ra rìa quây úm, tránh xa nguồn nhiệt thì đó là thừa nhiệt (nóng quá). Nếu gà tụm lại ngay dưới nguồn nhiệt thì la lạnh quá. Nếu gà dồn hết về một góc quây úm thì trong quây úm đang bị gió lùa quá mạnh. Ngoài trường hợp gà đủ nhiệt ra thì các trường hợp khác gà đều kêu nhiều, nếu bác nào chịu khó để ý một chút là phát hiện ra ngay tiếng kêu khác bình thường này.
2- Đo bằng nhiệt kế: Dùng loại nhiệt kế chuyên thiết kế để đo nhiệt độ môi trường (biên độ từ 0 độ đến 50 độ). Cách treo: Treo ở vị trí cách thành quây úm 10cm về vị trí trung tâm, độ cao cách mặt đêm lót khoảng 5cm (ngang với chiều cao của gà và nâng dần lên theo độ lớn). Nhiệt độ điều chỉnh như sau: ngày 1-3: 32độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, 11-14: 28 độ, >14 ngày: dao động 26-28 ngày và nếu nuôi thả vườn thì các bác bắt đầu cho gà tập làm quen với nhiệt độ môi trường. Trong Miền Nam hoặc mùa hè các bác chú ý là đừng để nóng quá, mùa đông đừng để lạnh quá nhé. Chúc các bác chăn nuôi thành công!
Ý kiến của bạn rất hay. Việc thiết kế ra bóng đèn có khả năng điều chỉnh nhiệt độ thì phải nhờ các nhà khoa học vật lý rồi. Tuy nhiên phát triển từ ý kiến của bạn mình có ý kiến thế này: có thể sử dụng bộ phận cảm biến nhiệt (giống như trong máy ấp gà) để cài đặt vào hệ thống quây úm, nhưng mình nghĩ chi phí cũng không nhỏ.
Mình không biết các bạn thế nào nhưng việc phát hiện nhiệt độ căn cứ vào kinh nghiệm nghe tiếng gà kêu như mình đã trình bầy, cái đó mình phát hiện ra từ năm học lớp 8 nhưng bây giờ mình không trực tiếp nuôi nữa rồi.
Chơi cái công tắc cảm biến như đèn ngủ là được=Có thật cần thiết ko ta?
///////////////////////////////////////////////////////////////////
Gà ta thả vườn –Vấn đề vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại là việc cần thiết.Đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh cho gà, giúp nâng cao năng suất và kinh tế.
Khi nuôi gà gần như bắt buộc phải sử dụng vật liệu lót nền, thường thì dùng trấu để hạn chế thấp nhất nấm mốc, gây dịch bệnh cho gà đặc biệt là gà con.
Trước khi lót nền phải rắc thuộc bột khống chế vi khuẩn, rải trấu xong rắc tiếp và trộn đều, cuối cùng rắc một it lên mặt và nên xung quanh chuồng(loại thuốc này có bán ở các hiệu thuốc thú y).
Khỏang 5-7 ngày nên thay lót nền một lần.Để lâu quá sẽ dễ gây nấm mốc sẽ gây bệnh cho gà.
Khi gà lớn đến thời điểm thả vườn, cần quét sân vườn sạch sẽ không để các vũng nước đọng ở trong vườn, gà uống sẽ bị bệnh đau bụng ỉa chạy(cái này bản thân thôi đã bị rồi) Khi gà thả ra vườn thì cũng nên rắc trấu vào nền, làm như vậy chuồng sẽ không bị hôi tanh tránh ruồi muỗi, nhưng chỉ cần rắc một lớp thật mỏng thôi 3-4 ngày quét rọn xịt rửa một lần sạch sẽ,
Một điều cực kỳ quan trọng trong khâu vệ sinh mà nếu các bạn ko chú ý thì những cố gắng trên sé thành công cốc đó là vệ tsinh thức ăn và nước uống cho gà
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Mình có ý kiến một chút về vấn đề bao nhiêu ngày nên thay đệm lót. Việc thay đệm lót không nhất thiết cứ 5-6 ngày phải thay, có khi 2-3 ngày hoặc 15-20 ngày thậm chí cả tháng. Mấu chốt của việc thay sớm hay muộn là do mức độ dầy và độ khô của chất độn chuồng. Thông thường chất độn chuồng (đệm lót) dày 7-10cm ~ chiều bề dầy một viên gạch chỉ) thì phải 15-20 ngày mới phải thay. Chất độn chuồng cần thay khi: 1-ướt: do mắc bệnh tiêu chảy hoặc ngoại cảnh tác động. 2- Khi điều trị bệnh cầu trùng (thay hàng ngày). 3- Đến ngày phải thay (bẩn). Bình thường có thể có chỗ bị ướt (do nước uống đổ, gà tập chung ỉa ở góc chuồng, ... thì chúng ta chỉ nên thay cục bộ chỗ đó.
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Bài viết này khá chuẩn về vấn đề thay lớp độn chuồng. Tôi chỉ các bác cách xác định thời điểm phải thay: bước vào chuồng gà thấy có mùi khai bốc lên hoặc đứng hướng dưới gió sẽ thấy mùi này, trong trường hợp nặng mùi thì ta bước vào chuồng sẽ có cảm giác cay mắt đó, cái này là do phản ứng hóa học:
NH[SUB]3[/SUB] (mùi khai) + H[SUB]2[/SUB]O (nước trong mắt - hok biết phải nước mắt ko?!) <> NH[SUB]4[/SUB](OH) (chất kiềm)
chất này làm mắt bị cay nhè nhẹ đó. Đây là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến gà bị bệnh hô hấp!
Còn về độ dày chất độn chuồng. Theo bản thân tôi, chúng ta chỉ cần độ dày khoảng 5cm thôi, độ dày này nếu nuôi mật độ 10 con/m2 thì khoảng 10 ngày sẽ thay chất độn chuồng 1 lần.
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Bác ơi tôi nghĩ chưa hẳn là cảm giác cay mắt là như bác giải thích đâu. Về mặt bản chất thì các loại khí độc trong chuồng nuôi (NH3, H2S) có tính gây kích ứng niêm mạc mắt và niêm mạc đường khô hấp, kết hợp với CO, CO2, và một số loại khí sinh ra trong quá trình phân huỷ chât thừa trong phân làm giảm thị phần khí O2 -> gà phải thở nhiều để đủ O2, kết hợp với niêm mạc đường hô hấp đang bị kích ứng nên dễ xảy ra bệnh đường hô hấp.
Một vấn đề nữa là nếu khi chúng ta cảm nhận được mùi khai và thấy cay mắt trong chuồng nuôi thì lúc đó chuồng nuôi đã bị ô nhiễm quá rồi. Các bác cứ hình dung: khí độc trong chuồng nuôi nặng hơn O2 nên chúng sẽ phổ biến ở tầng dưới (bề mặt nền chuồng), khí thải sinh ra cứ tăng dần và chúng sẽ chiếm chỗ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ròi dâng cao lên đến khi nào chúng ta thấy cay mắt là hàm lượng khí đã quá lớn trong chuồng nuôi. Vậy con gà hay vật nuôi nói chung nó sống ở tầng dưới bầu không khí thì hàm lượng đã quá cao rồi, như vậy không xảy ra bệnh mới là lạ. Do đó chúng ta không được hoặc phải hạn chế việc có thể cảm nhận được bằng cảm nhận của chúng ta khi vào chuồng, cố gắng giữ cho không khí chuồng nuôi luôn khô và thoáng, không có mùi.
Chúc các bác chăn nuôi thành công!
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Gà ta thả vườn –Vấn đề dinh dưỡng
Dinh dưỡng là điều kiện quan trọng quyết định gà có lớn và phát triển đều hay không. trước đây khi mình nuôi lứa đầu, minh không chú ý vấn đề thức ăn, một phần vì không chú ý, nhưng quan trọng là không biết làm thế nào, cách nào để bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu cho gà. qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước mình đã có một số kinh nghiệm cụ thể trong vấn đề dinh dưỡng cho gà.
Khi cho gà ăn nên mua bột ENZIM và bột BCOMLEC trộn vào thức ăn theo tỷ lệ quy định trên nhãn bao. nếu không có ENZIM trộn thức ăn có thể mua loại ENZIM trộn vào nước uống
Trong quá trình nuôi nên tìm thêm mối hoặc trùn cho gà ăn. mình thường tìm mối cho gà ăn, 3 đến 5 ngày cho ăn một lần, có đủ chất tươi và chất tanh đầy đủ thì gà sẽ không phụ lòng các bạn đâu.
Nên thường xuyên cho gà ăn thêm các chấy phụ gia đình như:rau, chuối, bèo.....
Chào các bạn, cảm ơn các bạn đã quan tâm. bài sau của mình sẽ về vấn đề THUỐC VÀ VĂCXIN cho gà
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Mình có một thắc mắc mong các bác giải đáp giúp:ngày nào mình cũng trộn hay định kỳ tuần trộn với thức ăn một lần vậy các bác.Ah một vấn đề nữa là gà mình 12 ngày tuổi thì có nên trộn men tiêu hóa vào trong thức ăn không vậy các bác.Mong các bác góp ý để được học hỏi kinh nghiệm.Mình mới nuôi nên còn nhiều thắc mắc.
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Trao đổi về nuôi gà
Hôm nay trời mưa không đi làm, minh ngồi gõ vài dòng về kỹ thuật nuôi gà (chung cả gà thả vườn, nuôi nhốt), viết vội quá nên chưa kịp chỉnh sửa gì, nội dung cũng chưa đầy các bác đọc tham khảo có gì thì cùng trao đổi thêm.
Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt
1. Các yếu tố cần thíêt cho gà: 5 yếu tố
a. Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất và gần như quyết định phần lớn sự thành công. Cần chú ý:
- Nguồn nhiệt: Điện Hồng Ngoại (tốt nhất), Bếp than có dẫn khí thải ra ngoài, Chụp sưởi ga.
- Sưởi quây úm trước khi thả gà khoảng 12h về mùa đông, mùa hè chỉ cần khảng 2h. Mục đích: sấy ấm không khí, chất độn chuồng và cả bề mặt nền chuồng. Nếu không sấy ấm nền chuồng gà sẽ bị lạnh chân, dễ bị các bệnh tiêu chảy, thương hàn.
- Nhiệt độ qua các giai đoạn: ngày 1-3: 32 độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, ngày 11-14: 28 độ, >14 ngày: 28 độ
- Cách kiểm tra: dùng nhiệt kế hoặc kinh nghiệm (có trao đổi trong comment của bác Mauxanhaolinh rui)
-
b. Ánh sáng: ánh sáng giúp gà có thể tìm đợc thức ăn và nớc uống, dàn đều trong chuồng. Chú ý: Không nên dùng bóng điện đỏ để chiếu sáng và sởi ấm.
c. Nước: Chiếm 70% khối lượng cơ thể gà trong những ngày đầu nên việc cung cấp đủ nước cả về số lượng và chất lượng cho gà là rất cần thiết. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày bằng khoảng 2 lần cám. Trong những giờ đầu khi thả gà nên đưa cả nước vào quây úm để sưởi ấm (về mùa đông), nếu gà không chịu uống có thể bắt vài con nhúng mỏ vào bình để tập cho gà uống.
d. Oxy: gà không thể sống nếu ngừng thở.
- Nếu dùng nguồn nhiệt là bếp than hay chụp sưởi rất dễ gây thiếu Oxy -> gà dễ bị bệnh đường hô hấp, báng nước.
- Nếu dùng bạt, nilon che đậy trên đỉnh quây úm thì gà rất dễ bị thiếu Oxy, thừa khí thải (CO2, NH3, H2S) và ẩm độ.
- Cách khắc phục: Tạo thông thoáng ngay từ khi bật nguồn sưởi và ngay cả khi trời lạnh.
e. Thức ăn: Đảm bảo vệ sinh và đầy đủ và phù hợp (kích thước, dinh dưỡng)
- Đảm bảo luôn đủ: cho gà ăn thành nhiều lần trong ngày, không được đổ cám quá nhiều làm thức ăn thừa, tích lại rồi lại đổ thức ăn mới lên -> dễ bị ô nhiễm, mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy, ngộ độc.
- Chất lượng: phù hợp dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, luôn bổ sung men tiêu hoá giúp gà dễ tiêu hoá và tăng tỷ lệ hấp thu.
2. Mật độ: 7-8 con/m2 hoặc đến 10 con/m2 tuỳ loại gà và tuỳ thời tiết.
- Ngày 1: 40con/m2
- Ngày 4: 35 con/m2
- Ngày 7: 30con/m2 rồi tăng dần lên ¼ diện tích chuồng nuôi.
- Ngày 10: ½ diện tích chuồng nuôi
- Ngày 16: toàn bộ diện tích chuồng nuôi
- Lưu ý: Nếu nuôi gà thả vườn thì có thể tăng mật độ trong chuồng, tuy nhiên phải đảm bảo mật độ phù hợp như trên ở những ngày chưa thả gà ra vườn.
3. Vệ sinh:
- Mầm bệnh cư trú mọi nơi trong chuồng nuôi, kể cả trong cơ thể vật nuôi.
- Vật nuôi có thể chịu được một ngưỡng nào đó khi bị mầm bệnh tác động và xâm nhập. Khi sự tác động vượt qua giới hạn chịu đựng của vật nuôi thì sẽ xảy ra bệnh.
- Vệ sinh bằng cách phun thuốc sát trùng giúp làm giảm số lượng mầm bệnh trong chuồng, khử mùi hôi -> gà không bị bệnh.
- Phương pháp phun: Pha thuốc sát trùng và phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi.
- Thời điểm phun: khô và ấm nhất trong ngày.
- Cách phun: dùng máy bơm cao áp hoặc bình phun tay, điều chỉnh vòi phun sao cho tơi và mịn nhất có thể (giống sương mù) và phun ngửa vòi, phun vào trong không khí (không phun úp vòi giống phun thuốc trừ cỏ)
- Trước khi vào gà và sau khi xuất hết gà phải tiến hành vệ sinh chuồng trại và để trống chuồng khoảng 2-3 tuần. Phương pháp: dọn toàn bộ phân và chất độn chuồng ra ngoài, quét sạch, rửa bằng nước sạch, rửa lại bằng xút, để khô rồi phun thuốc sát trùng, để trống chuồng, trước khi vào gà lại phun lại một lần nứa.
4. Khi gà về trại
- Nhanh chóng thả gà vào quây úm đã bật trước nguồn nhiệt, thả thật nhẹ nhàng.
- Pha điện giải có vitamin cho gà uống trước khi cho ăn (giúp cân bằng điện giải trong quá trình vận chuyển, nhanh tiêu lòng đỏ)
- Sau 12h mới cho ăn (nếu gà vận chuyển đường dài có thể cho ăn sơm hơn)
- Kiểm tra gà: sau khi cho gà ăn tiến hành lấy mẫu ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. Kiểm tra 2 vị trí: 1- Sờ diều: thấy căng và mêm, 2-Sờ chân thấy ấm là đạt yêu cầu. Nếu trong những giờ đầu tiên dìêu không đầy hoặc ăn không tiêu (diều cứng) và chân lạnh thì đàn gà sẽ yếu và có vấn đề về sau.
5. Qui trình phòng bệnh
- Ngày 1-3: cho uống kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 5: ND-IB lần 1, nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống
- Ngày 10: Gumboro lần 1, nhỏ miệng
- Ngày 11-13: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 20: ND-IB lần 2 + Đậu (chủng màng cánh)
- Ngày 21-23: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 24: Gumboro lần 2, nhỏ miệng hoặc cho uống
- Ngày 31-33: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 35: Tiêm Newcastle
- Các ngày sau: cứ 2 tuần cho uống kháng sinh phòng 3 ngày
- Lưu ý: lịch phòng bệnh có thể thay đổi tuỳ vùng dịch tễ và sức khoẻ đàn gà.
6. Một số chú ý
- Cho gà uống thuốc: thuốc chỉ pha và cho gà uống trong vòng 2h (liều của cả ngày) là phải hết, sau đó cho uống nước trắng hoặc thuốc khác.
- Không pha thuốc kháng sinh với vitamin hay điện giải hoặc kháng sinh khác nếu không có chỉ dẫn của BSTY.
- Không dùng thuốc điều trị bệnh quá 7 ngày.
- Không cho gà uống thuốc vào ban đêm, kể cả thuốc bổ.
- Trước khi cho gà uống thuốc gì thì nên cho gà nhin nước 30phút đến 1 giờ để cho gà khát nước, khi cho uống thuốc thì nên bổ sung thêm máng để gà uống được đồng đều.
- Nếu trong ngày phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như sau:
o Sáng: kềng sinh 1
o Trưa: điện giải + vitamin (có thể cả men tiêu hoá)
o Chiều: Kháng sinh 2
o Chiều tối: bổ gan thận, giải độc
o Tối: Nước trắng
Trong thời gian hêt thuốc nhưng chưa đến giờ uống thuốc khác thì cho uống nước trắng, men tiêu hoá có thể trộn cám cho ăn, kháng sinh nếu dùng 2 loại thì một loại có thể trộn cám.
- Khi mua thuốc điều trị bệnh (kháng sinh, cầu trùng) thì không được dùng theo liều chỉ dẫn (VD: 1g/1lít thì cứ pha 1g/1lít để cho uống) mà phải qui đổi như sau:
o 1g/1lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 5kg thể trọng
o 2g/lít: 1 gram thuốc sẽ điều trị được 2,5kg thể trọng
o 1/2lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 10kg thể trọng
- Tính liều dùng: tính kg thể trọng của cả đàn (bình quân 01 con nhân Tổng đàn) sau đó chia cho liều dùng (theo hướng dẫn rồi qui đổi thành Kg) sẽ được liều dùng của 01 ngày(ngày đầu cho uống gấp 1,5-2 lần).
- Tính lượng nước uống để pha thuốc (chỉ tương đối thôi): Lượng nước tiêu thụ trong 1h = lượng cám cho ăn nhân 2 rồi chia cho số giờ chiếu sáng. VD: 1 ngày ăn hết 100kg cám, gà nuôi nhốt chiếu sáng 24/24 thì lượng nước 1h= 100*2/24= 8,3 lít. Chúng ta cho uống thuốc trong 2h sẽ hết 16,6lít. Cách tính này chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc thời tiết (nóng, lạnh) và phương thức nuôi (nhốt, thả vườn).
Chúc các bác chăn nuôi thành công
Thức ăn cho gà có 02 loại chính là thức ăn công nghiệp và thức ăn gia đình.Thức ăn công nghiệp là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp được các công ty sản xuất thép dây chuyền công nghiệp, thức ăn gia đình là loại thức ăn tận dụn từ địa phường và gia đình như cơm gạo lúa bắp.Khi tôi nuôi trộn cả 02 loại thức ăn trên vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gà và giảm dc chi phí thức ăn.
Khi trộn thức ăn cho gà tôi trộn theo tuần tuổi của gà như sau:
*Khi 1 tuần tuổi thì cho ăn cám gạo, cám bắp đậm đặc
*Từ 02 tuần-3 tuần tuôit trộn như trên nhưng thêm tấm gạo và thức ăn hôn hợp
*Tuần 4 trộn gạo và lúa 1 ít cho gà làm quen
*Sau 1 tháng cho gà ra vườn, ban ngày cho ăn ít vì gà sẽ tự tìm thức ăn dinh dưỡng thiếu cho nó, buổi tối trộn thêm hỗn hợp đậm đặc cho gà ăn để bổ sung dinh dưỡng ///////////////////////
Gà ta thả vườn –Vấn đề nhiệt độ cho gà
Khi gà con nhỏ nhiệt độ cũng không kém phần quan trọng.Gà càng nhỏ nhiệt độ càng quan trọng thà hơi nóng chứ đừng để lạnh vì gà lạnh sẽ bị sệ cánh??? Dễ bị chết.
-Nếu bạn có điều kiện và ở địa phương có cots thì mua vài tấm cót về để úm gà con quay tròn lại, lót nền bằng trấu, bắt bóng đèn tròn sợi đốt, lấy bìa carton phủ trên chỉ cần 10 phút nhiệt độ sẽ đủ hoặc vượt( gà con 31 độ) sau đó thả gà vào,
-nếu không có cót bạn có thể lấy bao bì, carton gỗ ván đều ok nhưng phải che ở trên để giữ cho nhiệt độ ko toẩ ra mội trừong.
-Khi gà lớn hơn thif nhiệt độ giảm dần, gà lớn thêm một tuần tuổi thì giảm đi 1,5 độ
-Làm vậy hoàn toàn không được, ban ngày khi trời nắng được khoảng vài tiếng thì cho gà ra vườn, tối phải lùa gà vào chuồng. đó là điều gần như bắt buộc
còn một điều nữa là khi thời tiết thay đổi đột ngột nen làm một lò than nóng bỏ quả bồ kết vào xông gà và xông chuồng, tôi đã thử, hiệu quả trên cả mong đợi. máy con rù rù khỏi hẳn sau vài ba lần xông bồ kết.
-Việc ngày thả gà ra và bạn có chuồng nuôi thì cứ tới gần tối bạn thắp bóng sáng trong chuồng là gà tự tìm vào chuồng ngủ mà không cần lùa mất công.
Một vấn đề nữa mình thấy là nuôi gà thả vườn thì gà hay bới đất tim mồi và ăn cỏ, bạn đổ cát như vậy không có chỗ cho cây cỏ phát triển gà thiếu đi chất xơ
////////////////////////////////////////////////
Cảm ơn bác Mauxanhaolinh!
Cót để quây gà thì không phải quá khó để mua. Nguồn nhiệt rất quan trọng, nhất là các bac nào nuôi ở Miền bắc. Chúng ta có thể sử dụng các nguồn nhiệt sau: 1- Bóng đèn Hồng Ngoại (90-120k/bóng 175W hoặc 250W).2- Chụp sưởi ga. 3- Bếp than tổ ong (phải có chụp dẫn khí ra ngoài). Trong các cách này thì tôi khuyên các bác nên dùng bóng điện Hồng Ngoại, bởi vì: Nhiệt sinh ra lớn, tập trung (bên trong bóng đã tráng bạc để tạo thành chao đèn), Có khả năng đâm xuyên nên có thể sưởi ấm cả chất độn chuồng và lớp gạch nền chuồng, có tác dụng diệt khuẩn, có tác dụng tăng cường tổng hợp viatminD3, không gây chói mắt ....nói chung tác dụng rất tối ưu.
Các bác không nên dùng bóng điện tròn (bóng đỏ) bởi vì để tạo được nhiệt độ đủ ấm chúng ta phải dùng nhiều bóng-> gây chói mắt cho gà ->stress -> chậm lớn, kích thích thần kinh (các bác cứ tưởng tượng khi con gà nhìn thấy các bóng đèn trong quây úm giống như lúc nào chúng ta cũng nhìn thẳng vào ông mặt trời vậy, chói mắt lắm)
Không nên dùng bìa cattong để đậy, bởi vì: kín -> thiếu Oxy, không thoát được hơi nước -> bí ->gà bị bết lông, ướt lông, khó thở -> dễ bị hen và cầu trùng. Các bác nên tìm vậtliệu nào mà có thể giữu nhiệt nhưngg phải thoát được hơi nước (ví dụ chiếu rách, mành tre,....) là tốt nhất.
Đó là một vài ý kiến của tôi các bac tham khảo nhé.
///////////////////////////////////////////////////////////////
Việc điều chỉnh nhiệt độ có thể căn cứ vào:
1- Kinh nghiệm: Trong quây umé, nếu gà tản đều, không kêu thì nhiệt độ vừa đủ. Nếu gà tản hết ra rìa quây úm, tránh xa nguồn nhiệt thì đó là thừa nhiệt (nóng quá). Nếu gà tụm lại ngay dưới nguồn nhiệt thì la lạnh quá. Nếu gà dồn hết về một góc quây úm thì trong quây úm đang bị gió lùa quá mạnh. Ngoài trường hợp gà đủ nhiệt ra thì các trường hợp khác gà đều kêu nhiều, nếu bác nào chịu khó để ý một chút là phát hiện ra ngay tiếng kêu khác bình thường này.
2- Đo bằng nhiệt kế: Dùng loại nhiệt kế chuyên thiết kế để đo nhiệt độ môi trường (biên độ từ 0 độ đến 50 độ). Cách treo: Treo ở vị trí cách thành quây úm 10cm về vị trí trung tâm, độ cao cách mặt đêm lót khoảng 5cm (ngang với chiều cao của gà và nâng dần lên theo độ lớn). Nhiệt độ điều chỉnh như sau: ngày 1-3: 32độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, 11-14: 28 độ, >14 ngày: dao động 26-28 ngày và nếu nuôi thả vườn thì các bác bắt đầu cho gà tập làm quen với nhiệt độ môi trường. Trong Miền Nam hoặc mùa hè các bác chú ý là đừng để nóng quá, mùa đông đừng để lạnh quá nhé. Chúc các bác chăn nuôi thành công!
Ý kiến của bạn rất hay. Việc thiết kế ra bóng đèn có khả năng điều chỉnh nhiệt độ thì phải nhờ các nhà khoa học vật lý rồi. Tuy nhiên phát triển từ ý kiến của bạn mình có ý kiến thế này: có thể sử dụng bộ phận cảm biến nhiệt (giống như trong máy ấp gà) để cài đặt vào hệ thống quây úm, nhưng mình nghĩ chi phí cũng không nhỏ.
Mình không biết các bạn thế nào nhưng việc phát hiện nhiệt độ căn cứ vào kinh nghiệm nghe tiếng gà kêu như mình đã trình bầy, cái đó mình phát hiện ra từ năm học lớp 8 nhưng bây giờ mình không trực tiếp nuôi nữa rồi.
Chơi cái công tắc cảm biến như đèn ngủ là được=Có thật cần thiết ko ta?
///////////////////////////////////////////////////////////////////
Gà ta thả vườn –Vấn đề vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại là việc cần thiết.Đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh cho gà, giúp nâng cao năng suất và kinh tế.
Khi nuôi gà gần như bắt buộc phải sử dụng vật liệu lót nền, thường thì dùng trấu để hạn chế thấp nhất nấm mốc, gây dịch bệnh cho gà đặc biệt là gà con.
Trước khi lót nền phải rắc thuộc bột khống chế vi khuẩn, rải trấu xong rắc tiếp và trộn đều, cuối cùng rắc một it lên mặt và nên xung quanh chuồng(loại thuốc này có bán ở các hiệu thuốc thú y).
Khỏang 5-7 ngày nên thay lót nền một lần.Để lâu quá sẽ dễ gây nấm mốc sẽ gây bệnh cho gà.
Khi gà lớn đến thời điểm thả vườn, cần quét sân vườn sạch sẽ không để các vũng nước đọng ở trong vườn, gà uống sẽ bị bệnh đau bụng ỉa chạy(cái này bản thân thôi đã bị rồi) Khi gà thả ra vườn thì cũng nên rắc trấu vào nền, làm như vậy chuồng sẽ không bị hôi tanh tránh ruồi muỗi, nhưng chỉ cần rắc một lớp thật mỏng thôi 3-4 ngày quét rọn xịt rửa một lần sạch sẽ,
Một điều cực kỳ quan trọng trong khâu vệ sinh mà nếu các bạn ko chú ý thì những cố gắng trên sé thành công cốc đó là vệ tsinh thức ăn và nước uống cho gà
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Mình có ý kiến một chút về vấn đề bao nhiêu ngày nên thay đệm lót. Việc thay đệm lót không nhất thiết cứ 5-6 ngày phải thay, có khi 2-3 ngày hoặc 15-20 ngày thậm chí cả tháng. Mấu chốt của việc thay sớm hay muộn là do mức độ dầy và độ khô của chất độn chuồng. Thông thường chất độn chuồng (đệm lót) dày 7-10cm ~ chiều bề dầy một viên gạch chỉ) thì phải 15-20 ngày mới phải thay. Chất độn chuồng cần thay khi: 1-ướt: do mắc bệnh tiêu chảy hoặc ngoại cảnh tác động. 2- Khi điều trị bệnh cầu trùng (thay hàng ngày). 3- Đến ngày phải thay (bẩn). Bình thường có thể có chỗ bị ướt (do nước uống đổ, gà tập chung ỉa ở góc chuồng, ... thì chúng ta chỉ nên thay cục bộ chỗ đó.
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Bài viết này khá chuẩn về vấn đề thay lớp độn chuồng. Tôi chỉ các bác cách xác định thời điểm phải thay: bước vào chuồng gà thấy có mùi khai bốc lên hoặc đứng hướng dưới gió sẽ thấy mùi này, trong trường hợp nặng mùi thì ta bước vào chuồng sẽ có cảm giác cay mắt đó, cái này là do phản ứng hóa học:
NH[SUB]3[/SUB] (mùi khai) + H[SUB]2[/SUB]O (nước trong mắt - hok biết phải nước mắt ko?!) <> NH[SUB]4[/SUB](OH) (chất kiềm)
chất này làm mắt bị cay nhè nhẹ đó. Đây là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến gà bị bệnh hô hấp!
Còn về độ dày chất độn chuồng. Theo bản thân tôi, chúng ta chỉ cần độ dày khoảng 5cm thôi, độ dày này nếu nuôi mật độ 10 con/m2 thì khoảng 10 ngày sẽ thay chất độn chuồng 1 lần.
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Bác ơi tôi nghĩ chưa hẳn là cảm giác cay mắt là như bác giải thích đâu. Về mặt bản chất thì các loại khí độc trong chuồng nuôi (NH3, H2S) có tính gây kích ứng niêm mạc mắt và niêm mạc đường khô hấp, kết hợp với CO, CO2, và một số loại khí sinh ra trong quá trình phân huỷ chât thừa trong phân làm giảm thị phần khí O2 -> gà phải thở nhiều để đủ O2, kết hợp với niêm mạc đường hô hấp đang bị kích ứng nên dễ xảy ra bệnh đường hô hấp.
Một vấn đề nữa là nếu khi chúng ta cảm nhận được mùi khai và thấy cay mắt trong chuồng nuôi thì lúc đó chuồng nuôi đã bị ô nhiễm quá rồi. Các bác cứ hình dung: khí độc trong chuồng nuôi nặng hơn O2 nên chúng sẽ phổ biến ở tầng dưới (bề mặt nền chuồng), khí thải sinh ra cứ tăng dần và chúng sẽ chiếm chỗ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ròi dâng cao lên đến khi nào chúng ta thấy cay mắt là hàm lượng khí đã quá lớn trong chuồng nuôi. Vậy con gà hay vật nuôi nói chung nó sống ở tầng dưới bầu không khí thì hàm lượng đã quá cao rồi, như vậy không xảy ra bệnh mới là lạ. Do đó chúng ta không được hoặc phải hạn chế việc có thể cảm nhận được bằng cảm nhận của chúng ta khi vào chuồng, cố gắng giữ cho không khí chuồng nuôi luôn khô và thoáng, không có mùi.
Chúc các bác chăn nuôi thành công!
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Gà ta thả vườn –Vấn đề dinh dưỡng
Dinh dưỡng là điều kiện quan trọng quyết định gà có lớn và phát triển đều hay không. trước đây khi mình nuôi lứa đầu, minh không chú ý vấn đề thức ăn, một phần vì không chú ý, nhưng quan trọng là không biết làm thế nào, cách nào để bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu cho gà. qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước mình đã có một số kinh nghiệm cụ thể trong vấn đề dinh dưỡng cho gà.
Khi cho gà ăn nên mua bột ENZIM và bột BCOMLEC trộn vào thức ăn theo tỷ lệ quy định trên nhãn bao. nếu không có ENZIM trộn thức ăn có thể mua loại ENZIM trộn vào nước uống
Trong quá trình nuôi nên tìm thêm mối hoặc trùn cho gà ăn. mình thường tìm mối cho gà ăn, 3 đến 5 ngày cho ăn một lần, có đủ chất tươi và chất tanh đầy đủ thì gà sẽ không phụ lòng các bạn đâu.
Nên thường xuyên cho gà ăn thêm các chấy phụ gia đình như:rau, chuối, bèo.....
Chào các bạn, cảm ơn các bạn đã quan tâm. bài sau của mình sẽ về vấn đề THUỐC VÀ VĂCXIN cho gà
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Mình có một thắc mắc mong các bác giải đáp giúp:ngày nào mình cũng trộn hay định kỳ tuần trộn với thức ăn một lần vậy các bác.Ah một vấn đề nữa là gà mình 12 ngày tuổi thì có nên trộn men tiêu hóa vào trong thức ăn không vậy các bác.Mong các bác góp ý để được học hỏi kinh nghiệm.Mình mới nuôi nên còn nhiều thắc mắc.
////////////////////////////////////////////////////////////////////
Trao đổi về nuôi gà
Hôm nay trời mưa không đi làm, minh ngồi gõ vài dòng về kỹ thuật nuôi gà (chung cả gà thả vườn, nuôi nhốt), viết vội quá nên chưa kịp chỉnh sửa gì, nội dung cũng chưa đầy các bác đọc tham khảo có gì thì cùng trao đổi thêm.
Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt
1. Các yếu tố cần thíêt cho gà: 5 yếu tố
a. Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất và gần như quyết định phần lớn sự thành công. Cần chú ý:
- Nguồn nhiệt: Điện Hồng Ngoại (tốt nhất), Bếp than có dẫn khí thải ra ngoài, Chụp sưởi ga.
- Sưởi quây úm trước khi thả gà khoảng 12h về mùa đông, mùa hè chỉ cần khảng 2h. Mục đích: sấy ấm không khí, chất độn chuồng và cả bề mặt nền chuồng. Nếu không sấy ấm nền chuồng gà sẽ bị lạnh chân, dễ bị các bệnh tiêu chảy, thương hàn.
- Nhiệt độ qua các giai đoạn: ngày 1-3: 32 độ, ngày 4-6: 31 độ, ngày 7-10: 29 độ, ngày 11-14: 28 độ, >14 ngày: 28 độ
- Cách kiểm tra: dùng nhiệt kế hoặc kinh nghiệm (có trao đổi trong comment của bác Mauxanhaolinh rui)
-
b. Ánh sáng: ánh sáng giúp gà có thể tìm đợc thức ăn và nớc uống, dàn đều trong chuồng. Chú ý: Không nên dùng bóng điện đỏ để chiếu sáng và sởi ấm.
c. Nước: Chiếm 70% khối lượng cơ thể gà trong những ngày đầu nên việc cung cấp đủ nước cả về số lượng và chất lượng cho gà là rất cần thiết. Lượng nước tiêu thụ hàng ngày bằng khoảng 2 lần cám. Trong những giờ đầu khi thả gà nên đưa cả nước vào quây úm để sưởi ấm (về mùa đông), nếu gà không chịu uống có thể bắt vài con nhúng mỏ vào bình để tập cho gà uống.
d. Oxy: gà không thể sống nếu ngừng thở.
- Nếu dùng nguồn nhiệt là bếp than hay chụp sưởi rất dễ gây thiếu Oxy -> gà dễ bị bệnh đường hô hấp, báng nước.
- Nếu dùng bạt, nilon che đậy trên đỉnh quây úm thì gà rất dễ bị thiếu Oxy, thừa khí thải (CO2, NH3, H2S) và ẩm độ.
- Cách khắc phục: Tạo thông thoáng ngay từ khi bật nguồn sưởi và ngay cả khi trời lạnh.
e. Thức ăn: Đảm bảo vệ sinh và đầy đủ và phù hợp (kích thước, dinh dưỡng)
- Đảm bảo luôn đủ: cho gà ăn thành nhiều lần trong ngày, không được đổ cám quá nhiều làm thức ăn thừa, tích lại rồi lại đổ thức ăn mới lên -> dễ bị ô nhiễm, mầm bệnh phát triển gây tiêu chảy, ngộ độc.
- Chất lượng: phù hợp dinh dưỡng cho từng lứa tuổi, luôn bổ sung men tiêu hoá giúp gà dễ tiêu hoá và tăng tỷ lệ hấp thu.
2. Mật độ: 7-8 con/m2 hoặc đến 10 con/m2 tuỳ loại gà và tuỳ thời tiết.
- Ngày 1: 40con/m2
- Ngày 4: 35 con/m2
- Ngày 7: 30con/m2 rồi tăng dần lên ¼ diện tích chuồng nuôi.
- Ngày 10: ½ diện tích chuồng nuôi
- Ngày 16: toàn bộ diện tích chuồng nuôi
- Lưu ý: Nếu nuôi gà thả vườn thì có thể tăng mật độ trong chuồng, tuy nhiên phải đảm bảo mật độ phù hợp như trên ở những ngày chưa thả gà ra vườn.
3. Vệ sinh:
- Mầm bệnh cư trú mọi nơi trong chuồng nuôi, kể cả trong cơ thể vật nuôi.
- Vật nuôi có thể chịu được một ngưỡng nào đó khi bị mầm bệnh tác động và xâm nhập. Khi sự tác động vượt qua giới hạn chịu đựng của vật nuôi thì sẽ xảy ra bệnh.
- Vệ sinh bằng cách phun thuốc sát trùng giúp làm giảm số lượng mầm bệnh trong chuồng, khử mùi hôi -> gà không bị bệnh.
- Phương pháp phun: Pha thuốc sát trùng và phun với liều 2-4lít dung dịch đã pha cho 100m2 chuồng nuôi.
- Thời điểm phun: khô và ấm nhất trong ngày.
- Cách phun: dùng máy bơm cao áp hoặc bình phun tay, điều chỉnh vòi phun sao cho tơi và mịn nhất có thể (giống sương mù) và phun ngửa vòi, phun vào trong không khí (không phun úp vòi giống phun thuốc trừ cỏ)
- Trước khi vào gà và sau khi xuất hết gà phải tiến hành vệ sinh chuồng trại và để trống chuồng khoảng 2-3 tuần. Phương pháp: dọn toàn bộ phân và chất độn chuồng ra ngoài, quét sạch, rửa bằng nước sạch, rửa lại bằng xút, để khô rồi phun thuốc sát trùng, để trống chuồng, trước khi vào gà lại phun lại một lần nứa.
4. Khi gà về trại
- Nhanh chóng thả gà vào quây úm đã bật trước nguồn nhiệt, thả thật nhẹ nhàng.
- Pha điện giải có vitamin cho gà uống trước khi cho ăn (giúp cân bằng điện giải trong quá trình vận chuyển, nhanh tiêu lòng đỏ)
- Sau 12h mới cho ăn (nếu gà vận chuyển đường dài có thể cho ăn sơm hơn)
- Kiểm tra gà: sau khi cho gà ăn tiến hành lấy mẫu ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. Kiểm tra 2 vị trí: 1- Sờ diều: thấy căng và mêm, 2-Sờ chân thấy ấm là đạt yêu cầu. Nếu trong những giờ đầu tiên dìêu không đầy hoặc ăn không tiêu (diều cứng) và chân lạnh thì đàn gà sẽ yếu và có vấn đề về sau.
5. Qui trình phòng bệnh
- Ngày 1-3: cho uống kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 5: ND-IB lần 1, nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống
- Ngày 10: Gumboro lần 1, nhỏ miệng
- Ngày 11-13: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 20: ND-IB lần 2 + Đậu (chủng màng cánh)
- Ngày 21-23: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 24: Gumboro lần 2, nhỏ miệng hoặc cho uống
- Ngày 31-33: Kháng sinh phòng bệnh
- Ngày 35: Tiêm Newcastle
- Các ngày sau: cứ 2 tuần cho uống kháng sinh phòng 3 ngày
- Lưu ý: lịch phòng bệnh có thể thay đổi tuỳ vùng dịch tễ và sức khoẻ đàn gà.
6. Một số chú ý
- Cho gà uống thuốc: thuốc chỉ pha và cho gà uống trong vòng 2h (liều của cả ngày) là phải hết, sau đó cho uống nước trắng hoặc thuốc khác.
- Không pha thuốc kháng sinh với vitamin hay điện giải hoặc kháng sinh khác nếu không có chỉ dẫn của BSTY.
- Không dùng thuốc điều trị bệnh quá 7 ngày.
- Không cho gà uống thuốc vào ban đêm, kể cả thuốc bổ.
- Trước khi cho gà uống thuốc gì thì nên cho gà nhin nước 30phút đến 1 giờ để cho gà khát nước, khi cho uống thuốc thì nên bổ sung thêm máng để gà uống được đồng đều.
- Nếu trong ngày phải dùng nhiều loại thuốc có thể chia ra như sau:
o Sáng: kềng sinh 1
o Trưa: điện giải + vitamin (có thể cả men tiêu hoá)
o Chiều: Kháng sinh 2
o Chiều tối: bổ gan thận, giải độc
o Tối: Nước trắng
Trong thời gian hêt thuốc nhưng chưa đến giờ uống thuốc khác thì cho uống nước trắng, men tiêu hoá có thể trộn cám cho ăn, kháng sinh nếu dùng 2 loại thì một loại có thể trộn cám.
- Khi mua thuốc điều trị bệnh (kháng sinh, cầu trùng) thì không được dùng theo liều chỉ dẫn (VD: 1g/1lít thì cứ pha 1g/1lít để cho uống) mà phải qui đổi như sau:
o 1g/1lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 5kg thể trọng
o 2g/lít: 1 gram thuốc sẽ điều trị được 2,5kg thể trọng
o 1/2lít: 1gram thuốc sẽ điều trị được 10kg thể trọng
- Tính liều dùng: tính kg thể trọng của cả đàn (bình quân 01 con nhân Tổng đàn) sau đó chia cho liều dùng (theo hướng dẫn rồi qui đổi thành Kg) sẽ được liều dùng của 01 ngày(ngày đầu cho uống gấp 1,5-2 lần).
- Tính lượng nước uống để pha thuốc (chỉ tương đối thôi): Lượng nước tiêu thụ trong 1h = lượng cám cho ăn nhân 2 rồi chia cho số giờ chiếu sáng. VD: 1 ngày ăn hết 100kg cám, gà nuôi nhốt chiếu sáng 24/24 thì lượng nước 1h= 100*2/24= 8,3 lít. Chúng ta cho uống thuốc trong 2h sẽ hết 16,6lít. Cách tính này chỉ mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc thời tiết (nóng, lạnh) và phương thức nuôi (nhốt, thả vườn).
Chúc các bác chăn nuôi thành công