1. Chọn vị trí ao nuôi
- Ao nuôi nằm ở vùng hạ triều thuận lợi trong việc cấp và thoát nước theo thuỷ triều hoặc có thể xây dựng ao nuôi ở vùng trung, cao triều, có thiết kế hệ thống cấp và xả nước riêng biệt và chủ động được trong việc cấp và thoát nước.
- Chất đáy: Cát, cát có ít bùn
- Nguồn nước: nước biển có độ mặn từ 25 – 35‰, không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của sông suối.
- Diện tích ao: Từ 500 - 3.000 m2, tốt nhất từ 1.000 - 1.500 m2.
- Độ sâu ao nuôi: từ 1,2 - 1,5 m.
- Có hệ thống điện lưới, giao thông thuận lợi.
- Đối với ao đáy cát lót bạt: Cần chọn nơi có độ kiềm cao và thuận lợi cho việc thay nước.
2. Chuẩn bị ao nuôi
- Tháo cạn, vét hết lớp cát bẩn trong ao nuôi hoặc dùng ống nước có áp suất mạnh để rửa lớp cát.
- Tu sửa bờ, cống, ống thoát, ống sy phong, đắp lại bờ ao sạt lỡ, đảm bảo bờ ao chắc chắn giữ được nước.
- Đối với ao đáy cát lót bạt nên kiểm tra lại bạt lót ở đáy ao và xung quanh bờ ao, tu sửa kịp thời để tránh thất thoát nước mạnh trong quá trình nuôi.
- Bón vôi Ca(OH)2: Liều lượng từ 300 - 400 kg/ha và phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày.
- Đổ lớp cát (chú ý là cát không được mịn quá) dày từ 20 - 30 cm lên trên bề mặt ao sau đó san phẳng đáy ao.
- Rào lưới ruồi xung quanh bờ ao, chiều cao lưới đạt từ 40 - 60 cm so với mặt nước nuôi, lưới hơi nghiêng về phía trong ao để ngăn ốc bò lên bờ, kích thước mắt lưới 2a = 1,5mm.
- Cấp nước vào ao thông qua túi lọc để ngăn địch hại của ốc vào trong ao nuôi, với độ sâu đạt từ 1,2 - 1,5m.
- Lắp dàn quạt nước trong ao, số lượng dàn quạt từ 2 - 4 dàn tùy vào mật độ nuôi (mỗi dàn quạt từ 15 – 20 cánh quạt).
- Kiểm tra các yếu tố môi trường nước, có thể gây màu nước nhằm ngăn sự phát triển của rong mền và rong đáy trước khi tiến hành thả giống nuôi.
- Đối với ao nuôi trên cát có thể che lưới lan cho mùa nắng.
- Trường hợp ao đất mới: Khi xây dựng ao xong, đổ lớp cát lên bề mặt ao, san phẳng và tiến hành các bước chuẩn bị giống như trên.
- Trường hợp ao cát lót bạt mới: Khi xây dựng ao xong, lót bạt xung quanh bờ ao và đáy ao nuôi, đổ lớp cát dày 20 – 30 cm lên bề mặt ao, san phẳng và tiến hành các bước chuẩn bị ao giống như trên.
3. Chọn giống và thả giống
- Nên chọn giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín và được cơ quan chức năng cấp phép.
- Kích cỡ giống: Nên thả cỡ giống tối thiểu đạt 20.000 con/kg.
Giống thường được vận chuyển bằng phương pháp kín (túi nilon bơm ôxy), hạ nhiệt độ còn 25 - 260C, đặt vào thùng xốp có nắp đậy kín.
Mật độ thả nuôi:
+ Giai đoạn nhỏ từ 1 - 2 tháng: Nuôi ở mật độ từ 500 - 700 con/m2 (tính theo diện tích vây lưới).
+ Sau 2 tháng nuôi san thưa với mật độ 200 - 300 con/m2 (tính theo diện tích vây lưới).
- Mùa vụ: Có thể thả nuôi quanh năm. Tuy nhiên, người nuôi nên tránh thời điểm mưa nhiều trong năm.
- Giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả nuôi, ốc giống được thuần hóa để thích nghi dần với điều kiện môi trường ao nuôi, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ mặn. Sau đó tiến hành rải ốc đều khắp ao.
4. Cho ăn
4.1. Thức ăn
- Ốc hương từ giai đoạn bò lê sống đáy đã có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, động vật thân mềm 2 mảnh vỏ. Chúng nhận biết mùi tanh và tìm đến mồi rất nhanh nhờ hoạt động xúc tu và các cơ quản cảm giác.
- Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các loại cá, các loại giáp xác bao gồm cua, ghẹ, tôm...
- Thức ăn cho ốc phải tươi, không được dùng loại thức ăn được bảo quản bằng hóa chất.
- Nguồn thức ăn hiệu quả nhất hiện nay đó là Ruốc tươi cho giai đoạn ốc nhỏ.
4.2. Phương pháp cho ăn
Việc xác định lượng thức ăn cho ăn hằng ngày là rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi, phải bảo đảm thức ăn không thừa cũng không thiếu.
- Lượng thức ăn cho ốc được tính như sau:
+ Tháng thứ 1: 15 - 20% trọng lượng ốc nuôi;
+ Tháng thứ 2: 10 - 15% khối lượng ốc nuôi;
+ Tháng thứ 3: 8 - 10% khối lượng ốc nuôi;+ Tháng thứ 4 về sau: 5 - 7% khối lượng ốc nuôi.
Từ tháng thứ 2 trở đi căn cứ vào tình hình thực tế trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Việc điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày cần phải dựa trên những căn cứ khoa học kết hợp với những kinh nghiệm, quan sát thực tế, nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ để ốc vừa lớn nhanh vừa đảm bảo môi trường ít bị ô nhiễm. Việc điều chỉnh được tính toán dựa trên các yếu tố sau:
- Số lượng ốc giống thả ban đầu;
- Khối lượng trung bình của ốc nuôi;
- Tỉ lệ sống của ốc;
Số lần cho ăn trong ngày: 1-2 lần/ngày, buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào nguồn cung cấp thức ăn.
Chuẩn bị thức ăn: Cá các loại, cua, ghẹ đập vỡ vỏ sau đó cắt nhỏ phù hợp với kích cỡ ốc nuôi. Thức ăn có thể cắt bằng máy hoặc bằng tay sau đó được rãi đều trong ao.
Sau khi cho ăn khoảng 2 giờ, lặn xuống đáy kiểm tra để xác định mức độ tiêu thụ thức ăn của ốc. Nếu lặn kiểm tra thấy hết thức ăn trong ao thì ngày hôm sau tăng 5 - 10 % so với lượng thức ăn ngày trước đó, nếu thức ăn còn 5-10 % thì không tăng và nếu còn hơn 15 % thì giảm đi 10 - 20 % lượng thức ăn cho ngày sau.
Nếu vào thời kỳ con nước cường, thay nước thuận lợi, môi trường nước ao trong sạch nên tăng lượng thức ăn cho ốc, ngược lại vào kỳ con nước kém, thay nước ít nên giảm lượng thức ăn.
5. Quản lý môi trường ao nuôi
Trong quá trình nuôi ốc hương, việc sử dụng thức ăn tươi sống làm cho môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, do vậy cần phải:
- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, không để bị thừa; định kỳ cua, ghẹ, sò, hàu,… còn sót lại của ngày hôm trước.
- Thường xuyên kiểm tra vớt bỏ toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ cua, ghẹ...để tránh ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.
- Thường xuyên thay nước, mỗi lần thay 30 - 70% lượng nước trong ao. Đặc biệt vào những ngày con nước cường nên tổng vệ sinh toàn bộ nền đáy ao kết hợp với thay nước một cách triệt để, nhằm loại bỏ chất bẩn lắng đọng trên nền đáy. Đối với những ao ở vùng trung và cao triều nên chủ động bơm thay nước hàng ngày nhằm đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch.
- Vào các thời điểm không thay được nước, môi trường ao nuôi diễn biến xấu, thực hiện đồng thời các biện pháp sau: Giảm lượng thức ăn; bơm cấp thêm nước mới; tăng cường quạt nước; sử dụng vôi thủy sản, chế phẩm sinh học,… để cải thiện môi trường ao nuôi.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, vôi, các khoáng chất nhằm phân hủy các chất lắng tụ, chất bẩn trên bề mặt ao nuôi và tăng độ kiềm nước ao nuôi.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng tảo trong ao để tránh hiện tượng tảo tàn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của ốc.
- Tăng cường quạt nước trong ao nhất là khi trời nóng và ban đêm. Có thể che lưới lan cho ốc nuôi trong ao đáy cát lót bạt vào mùa nắng nóng.
- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ mặn, độ kiềm, khí độc... để kịp thời diều chỉnh và xử lý.
- Kiểm tra lưới bao xung quanh ao nuôi, tiến hành chà rửa lưới nếu lưới dơ nhằm tăng cường khả năng lưu thông của nước, thay mới nếu lưới quá dơ hoặc bị rách.
- Trước khi cho ăn nên dọn sạch đáy ao nuôi kết hợp với thay nước ao nuôi.
- Ao nuôi nằm ở vùng hạ triều thuận lợi trong việc cấp và thoát nước theo thuỷ triều hoặc có thể xây dựng ao nuôi ở vùng trung, cao triều, có thiết kế hệ thống cấp và xả nước riêng biệt và chủ động được trong việc cấp và thoát nước.
- Chất đáy: Cát, cát có ít bùn
- Nguồn nước: nước biển có độ mặn từ 25 – 35‰, không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của sông suối.
- Diện tích ao: Từ 500 - 3.000 m2, tốt nhất từ 1.000 - 1.500 m2.
- Độ sâu ao nuôi: từ 1,2 - 1,5 m.
- Có hệ thống điện lưới, giao thông thuận lợi.
- Đối với ao đáy cát lót bạt: Cần chọn nơi có độ kiềm cao và thuận lợi cho việc thay nước.
2. Chuẩn bị ao nuôi
- Tháo cạn, vét hết lớp cát bẩn trong ao nuôi hoặc dùng ống nước có áp suất mạnh để rửa lớp cát.
- Tu sửa bờ, cống, ống thoát, ống sy phong, đắp lại bờ ao sạt lỡ, đảm bảo bờ ao chắc chắn giữ được nước.
- Đối với ao đáy cát lót bạt nên kiểm tra lại bạt lót ở đáy ao và xung quanh bờ ao, tu sửa kịp thời để tránh thất thoát nước mạnh trong quá trình nuôi.
- Bón vôi Ca(OH)2: Liều lượng từ 300 - 400 kg/ha và phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày.
- Đổ lớp cát (chú ý là cát không được mịn quá) dày từ 20 - 30 cm lên trên bề mặt ao sau đó san phẳng đáy ao.
- Rào lưới ruồi xung quanh bờ ao, chiều cao lưới đạt từ 40 - 60 cm so với mặt nước nuôi, lưới hơi nghiêng về phía trong ao để ngăn ốc bò lên bờ, kích thước mắt lưới 2a = 1,5mm.
- Cấp nước vào ao thông qua túi lọc để ngăn địch hại của ốc vào trong ao nuôi, với độ sâu đạt từ 1,2 - 1,5m.
- Lắp dàn quạt nước trong ao, số lượng dàn quạt từ 2 - 4 dàn tùy vào mật độ nuôi (mỗi dàn quạt từ 15 – 20 cánh quạt).
- Kiểm tra các yếu tố môi trường nước, có thể gây màu nước nhằm ngăn sự phát triển của rong mền và rong đáy trước khi tiến hành thả giống nuôi.
- Đối với ao nuôi trên cát có thể che lưới lan cho mùa nắng.
- Trường hợp ao đất mới: Khi xây dựng ao xong, đổ lớp cát lên bề mặt ao, san phẳng và tiến hành các bước chuẩn bị giống như trên.
- Trường hợp ao cát lót bạt mới: Khi xây dựng ao xong, lót bạt xung quanh bờ ao và đáy ao nuôi, đổ lớp cát dày 20 – 30 cm lên bề mặt ao, san phẳng và tiến hành các bước chuẩn bị ao giống như trên.
3. Chọn giống và thả giống
- Nên chọn giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín và được cơ quan chức năng cấp phép.
- Kích cỡ giống: Nên thả cỡ giống tối thiểu đạt 20.000 con/kg.
Giống thường được vận chuyển bằng phương pháp kín (túi nilon bơm ôxy), hạ nhiệt độ còn 25 - 260C, đặt vào thùng xốp có nắp đậy kín.
Mật độ thả nuôi:
+ Giai đoạn nhỏ từ 1 - 2 tháng: Nuôi ở mật độ từ 500 - 700 con/m2 (tính theo diện tích vây lưới).
+ Sau 2 tháng nuôi san thưa với mật độ 200 - 300 con/m2 (tính theo diện tích vây lưới).
- Mùa vụ: Có thể thả nuôi quanh năm. Tuy nhiên, người nuôi nên tránh thời điểm mưa nhiều trong năm.
- Giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả nuôi, ốc giống được thuần hóa để thích nghi dần với điều kiện môi trường ao nuôi, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ mặn. Sau đó tiến hành rải ốc đều khắp ao.
4. Cho ăn
4.1. Thức ăn
- Ốc hương từ giai đoạn bò lê sống đáy đã có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, động vật thân mềm 2 mảnh vỏ. Chúng nhận biết mùi tanh và tìm đến mồi rất nhanh nhờ hoạt động xúc tu và các cơ quản cảm giác.
- Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các loại cá, các loại giáp xác bao gồm cua, ghẹ, tôm...
- Thức ăn cho ốc phải tươi, không được dùng loại thức ăn được bảo quản bằng hóa chất.
- Nguồn thức ăn hiệu quả nhất hiện nay đó là Ruốc tươi cho giai đoạn ốc nhỏ.
4.2. Phương pháp cho ăn
Việc xác định lượng thức ăn cho ăn hằng ngày là rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi, phải bảo đảm thức ăn không thừa cũng không thiếu.
- Lượng thức ăn cho ốc được tính như sau:
+ Tháng thứ 1: 15 - 20% trọng lượng ốc nuôi;
+ Tháng thứ 2: 10 - 15% khối lượng ốc nuôi;
+ Tháng thứ 3: 8 - 10% khối lượng ốc nuôi;+ Tháng thứ 4 về sau: 5 - 7% khối lượng ốc nuôi.
Từ tháng thứ 2 trở đi căn cứ vào tình hình thực tế trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Việc điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày cần phải dựa trên những căn cứ khoa học kết hợp với những kinh nghiệm, quan sát thực tế, nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ để ốc vừa lớn nhanh vừa đảm bảo môi trường ít bị ô nhiễm. Việc điều chỉnh được tính toán dựa trên các yếu tố sau:
- Số lượng ốc giống thả ban đầu;
- Khối lượng trung bình của ốc nuôi;
- Tỉ lệ sống của ốc;
Số lần cho ăn trong ngày: 1-2 lần/ngày, buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào nguồn cung cấp thức ăn.
Chuẩn bị thức ăn: Cá các loại, cua, ghẹ đập vỡ vỏ sau đó cắt nhỏ phù hợp với kích cỡ ốc nuôi. Thức ăn có thể cắt bằng máy hoặc bằng tay sau đó được rãi đều trong ao.
Sau khi cho ăn khoảng 2 giờ, lặn xuống đáy kiểm tra để xác định mức độ tiêu thụ thức ăn của ốc. Nếu lặn kiểm tra thấy hết thức ăn trong ao thì ngày hôm sau tăng 5 - 10 % so với lượng thức ăn ngày trước đó, nếu thức ăn còn 5-10 % thì không tăng và nếu còn hơn 15 % thì giảm đi 10 - 20 % lượng thức ăn cho ngày sau.
Nếu vào thời kỳ con nước cường, thay nước thuận lợi, môi trường nước ao trong sạch nên tăng lượng thức ăn cho ốc, ngược lại vào kỳ con nước kém, thay nước ít nên giảm lượng thức ăn.
5. Quản lý môi trường ao nuôi
Trong quá trình nuôi ốc hương, việc sử dụng thức ăn tươi sống làm cho môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, do vậy cần phải:
- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, không để bị thừa; định kỳ cua, ghẹ, sò, hàu,… còn sót lại của ngày hôm trước.
- Thường xuyên kiểm tra vớt bỏ toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ cua, ghẹ...để tránh ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.
- Thường xuyên thay nước, mỗi lần thay 30 - 70% lượng nước trong ao. Đặc biệt vào những ngày con nước cường nên tổng vệ sinh toàn bộ nền đáy ao kết hợp với thay nước một cách triệt để, nhằm loại bỏ chất bẩn lắng đọng trên nền đáy. Đối với những ao ở vùng trung và cao triều nên chủ động bơm thay nước hàng ngày nhằm đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch.
- Vào các thời điểm không thay được nước, môi trường ao nuôi diễn biến xấu, thực hiện đồng thời các biện pháp sau: Giảm lượng thức ăn; bơm cấp thêm nước mới; tăng cường quạt nước; sử dụng vôi thủy sản, chế phẩm sinh học,… để cải thiện môi trường ao nuôi.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, vôi, các khoáng chất nhằm phân hủy các chất lắng tụ, chất bẩn trên bề mặt ao nuôi và tăng độ kiềm nước ao nuôi.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng tảo trong ao để tránh hiện tượng tảo tàn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của ốc.
- Tăng cường quạt nước trong ao nhất là khi trời nóng và ban đêm. Có thể che lưới lan cho ốc nuôi trong ao đáy cát lót bạt vào mùa nắng nóng.
- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ mặn, độ kiềm, khí độc... để kịp thời diều chỉnh và xử lý.
- Kiểm tra lưới bao xung quanh ao nuôi, tiến hành chà rửa lưới nếu lưới dơ nhằm tăng cường khả năng lưu thông của nước, thay mới nếu lưới quá dơ hoặc bị rách.
- Trước khi cho ăn nên dọn sạch đáy ao nuôi kết hợp với thay nước ao nuôi.