Kỹ thuật nuôi rắn Ráo Trâu mới

  • Thread starter ptthang63
  • Ngày gửi
Nghề nuôi rắn ráo trâu (còn gọi hổ vện, hổ trâu, hổ hèo...) đang rất hấp dẫn với nhiều người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi, rắn thương phẩm cho các nhà hàng và cả thị trường xuất khẩu thì nguồn cung vẫn còn hạn chế. Nắm bắt tình hình trên, từ đầu năm 2010, tại khu vực ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), một trang trại rắn ráo trâu được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đó.




Bằng sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ cùng với sự đam mê con rắn ráo trâu, anh Nguyễn Hoàng Quốc Việt đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nên một trang trại rắn ráo trâu thật bài bản. Anh Việt cho biết, mặc dù trại rắn của anh mới thành lập hơn một năm mà đã có hàng trăm bà con từ các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM và cả Hà Nội đến tham quan, mua con giống và các nhà hàng cũng tìm đến đặt mua rắn thương phẩm khá lớn.

Trại rắn của anh nằm bên một dòng sông sát biên giới, bên kia là huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal - Campuchia. Nhờ đất vườn rộng rãi nên việc chăn nuôi đối với anh rất thuận lợi. Công việc tiến hành khá suôn sẻ nhờ anh có một khoảng thời gian nuôi rắn ri voi. Theo anh Việt so sánh, nuôi rắn ráo trâu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát số lượng rắn bố mẹ và tỉ lệ nở, sinh trưởng của đàn rắn con. Còn rắn ri voi thì rất khó biết được tỉ lệ hao hụt vì phải nuôi trong môi trường nước. Vả lại rắn ri voi rất hung dữ và kén mồi hơn. Do đó mà kể từ đầu năm 2010, anh Việt đã bắt đầu chuyển hẳn sang nuôi rắn ráo trâu.





Ban đầu anh đi thu gom rắn của bà con ở địa phương nuôi nhưng không hiệu quả, được hơn chục cặp bố mẹ. Để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài, ngay từ khi chuẩn bị thành lập trang trại, anh Việt đã chủ động tìm đến Chi cục Kiểm lâm An Giang để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký “Trại gây nuôi sinh sản – nuôi sinh trưởng động vật hoang dã” và đã được chấp thuận ngay sau đó. Đây có lẽ là điều động viên khích lệ những người có ham thích với nghề nuôi động vật hoang dã như anh. Bên cạnh đó, vừa tạo điều kiện dễ dàng cho người nuôi trong việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã, vừa có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận, anh Việt không ngừng tự mày mò qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và xây dựng chuồng trại đúng quy cách. Hiện tại nhiều nhà hàng, quán ăn đã đến trang trại của anh thu mua rắn với giá khá cao, từ 600.000đ – 700.000 đ/kg nhưng không đủ để bán. Do đó, một vài bà con nông dân ở hai huyện An Phú và Tân Châu (An Giang) đã nuôi ráo trâu cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.

Theo kinh nghiệm của anh Việt, loài rắn ráo trâu dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh tật, đầu ra lại ổn định. Nếu chăm sóc đúng theo hướng dẫn thì chỉ sau 6 tháng là rắn trưởng thành và khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự bắt cặp (phối giống) và bắt đầu đẻ, mỗi lứa khoảng 10 trứng, nhiều nhất là 20 trứng. Sau khi rắn đẻ xong, người nuôi cho tất cả trứng vào riêng một cái thùng hoặc khạp có đổ cát hoặc giẻ khô để ấp, mặt đậy kín giữ ấm. Sau hai tháng, trứng sẽ nở đạt tỉ lệ từ 85 – 95%. Qua theo dõi của anh Việt, rắn ráo trâu mỗi năm đẻ hai lần, thường bắt cặp vào tháng chạp và đẻ nhiều vào tháng 2, 3 hoặc giữa năm.

Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới. Trại rắn của anh Việt chia làm 6 khu riêng biệt, tất cả đều được xây bằng gạch khá kiên cố và các vách xung quanh được bao lưới để có tạo môi trường thông thoáng cho rắn sinh hoạt. Ngoài ra để giữ cho chuồng trại sạch sẽ và tiện chi việc phân loại cỡ rắn, anh Việt đều có khu dành riêng cho rắn đẻ, rắn lứa, rắn con và rắn thương phẩm... Đặc biệt, mỗi chuồng đều có lót vỉ tre hoặc lưới sao cho mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi. Thức ăn chính của rắn là động vật như ếch, nhái, chuột hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm (đặc biệt là đầu gà).

Theo kinh nghiệm của nhiều người, rắn đực và cái nên nhốt chung một chuồng. Nhưng sau một thời gian cần phải tách ra theo kích cỡ lớn nhỏ riêng để tránh việc giành ăn có thể gây ra thương tích lẫn nhau. Nhất là trong thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ khi kiếm bạn tình. Do đó nên bố trí mỗi chuồng theo tỉ lệ 1đực/2 cái. Riêng rắn con mới nở phải được nhốt riêng. Rắn giống hiện nay có giá từ 200.000 – 400.000đ/con, tùy theo ngày tuổi. Tính ra, nuôi rắn ráo trâu lợi nhuận cao hơn nuôi rắn ri voi và các loài động vật hoang dã khác, nhất là nuôi rắn cho sinh sản, lợi nhuận sẽ còn cao hơn nhiều.

Chỉ mới hơn một năm phát triển mà trang trại của anh Việt đã gầy dựng trên 200 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa và nhiều rắn con mới nở. Đó là chưa kể số rắn thương phẩm và rắn giống đã bán ra trên 600 con. Anh cho biết, hiện nay con giống đang khan hiếm, trang trại duy nhất của anh ở An Giang không đủ cung cấp cho các hộ nuôi và các nhà hàng. Đây là loại động vật hoang dã nên việc nuôi và thuần dưỡng ráo trâu, ngoài lợi nhuận ra còn góp phần bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm. Mặc dù được cấp giấy phép nhưng ước mơ của anh là cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của chính quyền và các ngành chức năng về hành lang pháp lý để anh yên tâm mở rộng chuồng trại.

I. Kỹ thuật nuôi
1. Chuông nuôi





- Chuồng nuôi rắn có nhiều dạng, chuồng xi măng hoặc chuồng lưới.

- Diện tích chuồng nuôi: 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao).

- Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.

- Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.

- Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm

- Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.

- Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.

- Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.

- Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.

2. Thức ăn



- Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.

- Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.

- Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.

- Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn.

- Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông).

II. Kỹ thuật sinh sản
Việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.

1. Chọn và chăm sóc rắn sinh sản
- Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối.

- Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.

- Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.

- Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.

- Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng.

2. Kỹ thuật ấp trứng



- Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở.

- Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.

3. Kỹ thuật nuôi rắn con





- Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.

- Rắn con để nuôi hiện có giá từ 200.000- 400.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.

III. Quản lý chăm sóc, phòng trị bệnh
- Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.

- Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.

→ Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.

→ Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).

IV. Thông tin giá thành
- Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.

- Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.

- Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.

- Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.

* Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 200.000- 400.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 164 triệu đến 259 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).

 
Last edited by a moderator:
Không thấy có gì mới trong bài của bạn, mà lại thấy cũ.
Bầi bạn viết:
với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì
với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm
*
Theo tin 24 giờ
http://hanam24h.org/Tin-tuc-ha-nam/duy-tien-lang-nuoi-ran-noi-tieng-bach-xa.html
*
Làng rắn Bạch Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội
6 chục kilomét về phía nam:
giá bán rắn là 1 triệu/kg, bán 300 con rắn, trừ chi phí,
còn được 80 triệu.
*
So sánh ra, ngoài bắc giá rắn bán cao gấp đôi
nhưng lời lãi chỉ bằng nửa trong nam. Nếu giá
bán rắn bằng giá trong nam, thì miền bắc nuôi
rắn bị lỗ.
*
 
Không thấy có gì mới trong bài của bạn, mà lại thấy cũ.
Bầi bạn viết:

*
Theo tin 24 giờ
http://hanam24h.org/Tin-tuc-ha-nam/duy-tien-lang-nuoi-ran-noi-tieng-bach-xa.html
*
Làng rắn Bạch Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội
6 chục kilomét về phía nam:
giá bán rắn là 1 triệu/kg, bán 300 con rắn, trừ chi phí,
còn được 80 triệu.
*
So sánh ra, ngoài bắc giá rắn bán cao gấp đôi
nhưng lời lãi chỉ bằng nửa trong nam. Nếu giá
bán rắn bằng giá trong nam, thì miền bắc nuôi
rắn bị lỗ.
*
bác cho biết nguyên nhân tại sao giá rắn ngoài bắc tính lời lãi lại bằng nửa trong nam ...?
 
Tôi chỉ đọc bài và nhận xét thôi.
Còn suy nghĩ thì không nghĩ ra được gì cả.
Đoán mò thì nguyên nhân gồm nhiệt độ, và thức ăn.
Cần phải đọc bài nói về nguyên nhân thì mới thấy được.
Tiếc rằng các nhà báo không biết câu hỏi của bạn mà viết.
*
 
Ngoài Bắc lạnh, Ráo Trâu nuôi rất hao. Hồi tháng 4-6 trứng Ráo Trâu lên đến >300/quả. Khi TQ ko mua nữa => down!
 
Đúng đó bác. Nuôi hao hụt nhiều nên tính ra chi phí cao lắm. Nuôi cả năm mà bán thấp coi như huề vốn. Mắc công cả năm.hi
 
nói như bác sao còn có làng nuôi rắn mấy chục năm đấy ,tuy rằng là kinh doanh có lúc được lúc mất nhưng nhìn mặt bằng chung thì vẫn ok
 
Đứng về mặt kinh doanh mà nói, huề vốn là tốt rồi.
Huề vốn có nghĩa là đủ tiền trang trải chi phí, hao
mòn, và có tiền công trả cho người đi làm, trong đó
chính người chủ cũng đi làm, cũng có công.
*
Nếu người chủ không có tiền công, ấy mới là lỗ.
Từ xa xưa, đã có câu: Lấy công làm lãi. Ấy là huề vốn.
Khi người chủ có thu nhập, phải trừ tiền công đi,
được bao nhiêu mới gọi là Lời Lãi. Báo chí cứ viết
trừ chi phí còn lại là lời lãi, nghe chẳng biêt rõ
là có trừ tiền công của chủ đi không?
*
 
Hàng chủ lực của ngoài Bắc vẫn là rắn hổ mang vì nó chịu đc điều kiệm khắc nghiệt hơn. Với con Ráo Trâu, nhập chủ yếu từ trong Nam ra, qua lái buôn đã mông má rồi. Nhập rắn này, may mắn gặp đàn tốt thì nuôi mấy tháng đẻ trứng, bán trứng rồi vỗ báo bán mẹ thì lời lớn. Nhưng không phải ai nhập vào cũng thuận lợi như vậy, nhiều bà con nhập vào chết cả đàn, nó cứ chết từ từ vì khí hậu không hợp vv..vv. Số còn lại, sống khỏe nếu không bán, giữ lại qua đông => hao một phần nữa. Như vậy, với người có nhiều kinh nghiệm mới có thể thu lời lớn (mà chủ yếu là vào rắn mẹ, kiếm mẻ trứng rồi bán xác, tống khứ nó đi TQ). Với rắn con, hàng tự gột giá bán cũng rất cao do thương lái TQ mua, còn bà con mua ít lắm vì khó giữ qua đông. Với Ráo Trâu, một là lời lớn, 2 là trắng tay, những người vốn ít thường không chơi con này, hoặc chơi số lượng ít đc thì ăn....
Ngoài Bắc-Hổ mang, Trong Nam-Ráo Trâu!!!!
 
Thường Thu trừ Chi thì không tính Công của người nuôi đâu? Vì họ còn làm cùng lúc nhiều thứ, chỉ so sánh nếu mình nuôi cái này với việc mình đi trồng cái khác thì cái nào lời hơn và quyết định có nên tiếp tục hay không thôi. Nếu không khéo thì lời ít trừ Công sức mình đi thì không lời?
 
đúng rồi !thì nghề nông lấy công làm lãi ...bây jo ví dụ như a tốt nghiệp 1 trường cao đẳng nào đấy ra lương khoảng 6_7 triệu /tháng trừ chi phí ăn uống ,xe cộ ,dt,thuê nhà v..v thì 1 năm a để ra được bao nhiêu ?họ lấy cái tri thức được đào tạo từ nhà trường ra làm nghề kiếm ăn ,thì mình (nhà nông) chân lấm tay bùn ,mồ hôi , lấy công làm lãi tính ra chưa biết a nào kiếm nhiều hơn a nào .Nhưng được cái những a trí thức thì được xã hội họ (nể ) và ko vất vả và ko phải mạo hiểm hay suy nghĩ nhiều về đầu ra (chăn nuôi động vật hoang dã )như nhà nông ,và cái cuối cùng là họ ổn định lâu dài ... các bác có nghĩ thế ko ?
 
Last edited by a moderator:
Chào các bác. Em ở ngoài bắc đang định nuôi rắn ráo trâu nhưng thấy có vẻ nó không hợp với khí hậu lạnh của miền bắc thì phải. Em cũng đã tìm hiểu nhiều (chủ yếu là trên diễn đàn này của các bác) và đọc được nhiều điều hay. Nhưng em thấy khó nhất khi nuôi bất cứ vật nuôi nào cũng là cho sinh sản và thời kỳ sơ sinh. Hôm trước em đọc được trên diễn đàn có bác đã qua Trung Quốc tham quan mô hình nuôi rắn của họ, đề nghị bác chia sẻ thêm kinh nghiệm và học hỏi được gì cho anh em cùng tham khảo. Các bác tư vấn giúp em nếu nuôi rắn ráo trâu ngoài bắc thì cần chú ý điều gì. Em chưa có chút kinh nghiệm nào trong việc nuôi rắn cả. Mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác.
 
người ta nói nhiều rồi bạn ,tự tìm những trang cũ mà đọc lại thôi
hahha hôm nay mình được lên nhà nông chính hiệu roài hihi thích quá ,mấy hum trước mới còn là nhà nông nghiệp dư:huh:
:huh::huh:
 
Bạn mới ở số lượng thôi à. Ráng nâng chất lượng "chuyên nghiệp" lên, hii

Nhiều thông tin lắm cứ đọc nhiều trước đi rồi hỏi nhé bạn?
 
Chào các bác. Demobee ở chỗ nào Hà Nội vậy, tôi cũng ở Hà Nội. Tôi đang tính nuôi rắn ráo trâu và hổ mang, không biết có thể gặp nhau để tôi học tập kinh nghiệm được không.
 
Chào các bác. Demobee ở chỗ nào Hà Nội vậy, tôi cũng ở Hà Nội. Tôi đang tính nuôi rắn ráo trâu và hổ mang, không biết có thể gặp nhau để tôi học tập kinh nghiệm được không.

Chào bạn, bạn muốn nuôi rắn ráo trâu thì nên vào Miền Nam tham quan một chuyến tận mắt rồi mua con giống về nuôi
con giống rắn ráo trâu trong Miền Nam nuôi mau lớn hơn và giá cả lúc nào cũng nhỉn hơn ngoài Bắc cả

Chào Bạn
 
Miền Nam và miền Bắc khí hậu khác nhau, nên cũng có những kiểu nuôi khác nhau. Tùy điều kiện, hay vị trí địa lý mà chọn lựa mô hình phù hợp.
Mô hình nào cũng có cái ưu và nhược điểm của nó.
 
Last edited by a moderator:
mình đọc bài này cũng không thấy gì mới cả, cám ơn bạn đã có công tổng hợp để bà con mới nuôi học hỏi.
 
Back
Top