Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Bằng Phương Pháp ít Thay Nước

  • Thread starter tamlua_mientren
  • Ngày gửi
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÍT THAY NƯỚC

Để giúp cho ngư dân hiểu thêm về kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, xin giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm sú từ kinh nghiệm của một số tỉnh đã làm để bà con thực hiện, quá trình làm sẽ bổ sung và hoàn chỉnh.

I. Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi:

- Chọn vị trí: Khu ao nuôi bố trí cạnh ao lắng, ao lọc. Nếu diện tích ao nuôi là 1-2 ha thì diện tích ao lắng bằng 20 - 25% và ao xử lý nước thải bằng 15 - 20% diện tích ao nuôi.

- Đất ao nuôi: Nên chọn nơi đất thịt, không chua hoặc kiềm quá, cũng có thể chọn những ao cũ để cải tạo, quy hoạch lại có ao nuôi, ao lắng, ao xử lý. Nên xây dựng hình chữ nhật, để bố trí dàn máy sục khí và thao tác dễ dàng. Đất có độ pH trung bình 7 - 7,5, có nồng độ muối ổn định từ 15 - 22%o, ao sâu 1 - 1,2m. Có nguồn nước cung cấp dễ dàng.

- Sau khi chọn địa điểm: cần quy hoạch tổng thể cả vùng rộng, trong đó có một vùng nhỏ thực hiện nuôi tôm thâm canh.

- Diện tích ao nuôi từ 1-2 ha hình chữ nhật, bờ đắp chắc chắn, không rò rỉ, đáy ao nghiêng về phía cống, có cống chảy sang ao xử lý. Khi nước bẩn, được tháo từ ao nuôi sang ao xử lý, các chất hữu cơ, khí độc hại sẽ được lắng đọng tại đây.

- Ao xử lý diện tích bằng 15-20% diện tích ao nuôi. Ao này chứa nước thải từ ao nuôi sang từ 5 đến 7 ngày rồi tháo sang ao lắng.

- Ao lắng có diện tích bằng 20-25% diện tích ao nuôi, có cống lấy nước biển vào, được xử lý bằng Chlorin nồng độ 30ppm. Sau 5 ngày mới bơm vào ao nuôi tôm.

II. Chuẩn bị ao nuôi: Trong quá trình ao nuôi, có nhiều khâu, song khâu quan trọng, có tính quyết định là chuẩn bị và cải tạo ao nuôi. Việc nuôi thâm canh tôm sú càng đòi công tác chuẩn bị ao chu đáo.

- Cải tạo ao nuôi:

+ Ao được tát cạn nước, bóc bớt lớp bùn đáy đưa lên bờ, lấp hết hang hốc, trát phẳng xung quanh bờ, trang phẳng đáy.

+ Bón vôi cho ao theo tỷ số độ pH đã kiểm tra từ 300 đến 500 kg vôi/ha, nếu độ pH thấp thì tăng lượng vôi lên.

+ Trộn vôi với bùn đáy, rồi phơi nắng đáy ao từ 7 đến 10 ngày cho phân huỷ hết chất hữu cơ, khí độc, sinh vật gây bệnh cho tôm.

+ Sửa lại cống, phải đảm bảo chắc chắn lấy nước không có cá tạp theo vào.

+ Lọc nước, bón phân gây màu nước.

+ Nước từ ngoài kênh lấy vào ao lắng, dùng lưới chắn ở cửa cống, ngăn không cho cá tạp theo vào, sau đó dùng Chlorin nồng độ 30ppm để diệt mầm bệnh vào ao nuôi. Tiếp đó bón phân cho sinh vật trong nước phát triển làm thức ăn cho tôm (dùng Urê và NPK, lượng dùng 20-30kg/ha, rắc đều trên mặt nước).

+ Nước lấy vào sâu từ 0,7 đến 1m, sau khi thả giống sẽ bơm tăng dần đến 1 - 1,2m.

III. Thả giống:

- Giống tom phảo chọn giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, đều con, thân sáng, đuôi râu hoàn chỉnh, phản ứng nhanh với tiếng động.

- Mật độ thả 25 - 30 con/m2, tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi và nguồn cung cấp thức ăn, chăm sóc.

- Cỡ tôm: thả loại P15- 22, thả nhẹ nhàng xuống ao nuôi, nếu vận chuyển về phải thẻ túi tôm xuống 1-2 phút cho tôm ổn định, mở túi cho nước vào từ từ rồi mới cho tôm ra, tránh đột ngột gây sốc, tôm chết hàng loạt.

Theo www.ninhthuanpt.com.vn


Bài nầy thật hay, ai có nhu cầu từ từ nghiên cứu nhé.

================================

Không một ai chịu tham gia tham khảo, thì topic nầy nên đóng lại.
 


Last edited by a moderator:


Back
Top