Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam.Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Cây ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới, ngô được xếp thứ 3 về diện tích, thứ 2 về sản lượng và thứ nhất về năng suất. ở nước ta hiện nay, ngô là một trong những cây trồng đang được coi trọng để phát triển cả diện tích cũng như năng suất và chất lượng.
Sơn La là một trong những tỉnh vùng cao có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. Sơn La có đất đai phù hợp với nhiều loại cây đặc biệt là cây ngô. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên),., quỹ đất nông nghiệp cho sản xuất Ngô là 16 %. Do đó cây ngô là cây lương thực chủ lực của tỉnh.
Với năng suất đạt từ 46 đến 48 tạ/ha, góp phần cùng các cây màu khác nâng thu nhập bình quân lương thực qui thóc trên đầu người đạt từ 350kg/ người (năm 2000) đến trung bình 600kg/người/năm. Vừa giúp nông dân chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa và xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Tuy nhiên bảo quản nông sản sau thu hoạch ở tỉnh Sơn La hiện đang là khâu yếu của bà con nông dân, gây lãng phí rất lớn... Nếu tính bình quân tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ngô chiếm 15% thì Sơn La mỗi năm sẽ mất khoảng trên 60 tỷ đồng.
Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng. Đặc biệt sẽ xảy ra quá trình hô hấp trong quá trình bảo quản.
Mục tiêu của bảo quản: Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
Do vậy, để góp phần làm tăng chất lượng ngô và giảm thiểu tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch, chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây thất thoát sau thu hoạch ngô và có những giải pháp tích cực để hạn chế những thất thoát đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân địa phương.
 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT BẢO QUẢN NGô
1.Cơ sở khoa học
Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản:
- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
Bảo quản khô:
Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt.
Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao:
Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
Có mối liên quan thuận giữa hô hấp với nhiệt độ của môi trường trong khoảng từ nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt độ tối ưu, sau đó hô hấp sẽ giảm mạnh khi nhiệt độ tăng lên.
Mối liên quan giữa độ ẩm của mô, cơ quan, cơ thể với hô hấp cũng là mối liên quan thuận.
Mối liên quan giữa nồng độ CO2 với hô hấp là mối liên quan nghịch. Trong quá trình bảo quản phải giữ cho cường độ hô hấp giảm đến mức tối thiểu. Vì vậy, có thể áp dụng hai biện pháp bảo quản ngô: bảo quản khô, bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của ngô
-Nhiệt độ:
Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0oC-10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30oC-35oC . Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40- 45oC.
-Hàm lượng nước:
Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, hạt ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu).
- Nồng độ O2, CO2:
ôxy tham gia trực tiếp vào việc ôxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi chuyển êlectron để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng.
Cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.
II. KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGô
1. Thu hoạch ngô
- Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm).
- Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng hái ngô đã chín về rải mỏng phơi khô.
- Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi.
- Ngô hái về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.
2. Kỹ thuật làm khô ngô
Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...) ngoài chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng. Vì vậy cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng.
Có thể làm ngô khô bằng hai cách: Phơi nắng hoặc sấy.
a) Phơi ngô
Phơi ngô là cách làm khô cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, nhu cầu đầu tư ban đầu thấp.
Phơi ngô trên sân hoặc dàn phơi.
- Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể sử dụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp.
- Chiều dày lớp bắp (hoặc hạt) phơi khoảng 5-10 cm. Thường mỗi giờ đảo đều lớp ngô phơi.
- Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.
- Sân phơi: Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước. Nên láng thêm một lớp xi măng sẫm màu và tạo độ dốc thoát nước mưa cho sân. Trên sân đất phải lót cót, hạt hoặc tấm nhựa (màu càng sẫm càng tốt).
- Dàn phơi: Sử dụng dàn phơi làm tăng được diện tích sân phơi, dễ dàng thu gom ngô hàng ngày hoặc khi mưa dông bất thường. Thuận lợi nhất là dàn phơi có lắp bánh xe. Dàn phơi có thể làm bằng tre, gỗ hoặc sắt thép. Mỗi dàn có 5-7 tầng. Các tầng có thể điều chỉnh độ nghiêng theo hướng ánh sáng mặt trời. Mỗi tầng đặt nhiều khay phơi (như nong, nia hoặc sàng kim loại). Để chủ động bảo quản được ngô trong điều kiện thời tiết mưa ẩm dài ngày (thường gặp nhiều trong vụ thu hoạch ngô ở nước ta), phải sử dụng thiết bị sấy, nhất là đối với sản xuất ngô giống hoặc sản xuất ngô quy mô lớn.
- Kho hong gió: Dùng để hong khô ngô bắp khi thời tiết thu hoạch không thuận lợi, phù hợp với hoàn cảnh thiếu năng lực sấy, thích hợp với việc tạm thời bảo quản ngô bắp. Kho hong gió chủ yếu dùng để bảo quản ngô bắp tạm thời chờ nắng. Riêng những địa phương có khí hậu khô ráo có thể sử dụng kho hóng gió để bảo quản ngô bắp dài ngày.
Kho hong gió thường làm cao 2,5 - 3,5m, rộng 1m và chiều dài tùy theo lượng ngô bắp. Khung kho được làm bằng tre, gỗ, bê tông hoặc kim loại và có mái che mưa. Thành kho phải thoáng cho gió lùa qua, chỉ cần ngô bắp không rơi lọt. Thành kho thường được làm bằng phên tre nứa đan mắt cáo, lưới kim loại 25 x 25 mm hoặc ghép gỗ thưa có khe hở.
Bố trí kho hong gió ở nơi cao ráo, thoáng gió, bề mặt kho vuông góc với hướng gió chính của địa phương, sàn kho cách mặt đất trên 60 cm.
b) Sấy ngô
Sử dụng thiết bị sấy để làm khô ngô có các ưu điểm sau: Chủ động, nhanh chóng làm khô lượng ngô lớn tới độ ẩm cần thiết, bảo toàn được chất lượng sản phẩm, tránh hiện tượng bốc nóng, men mốc, thối hỏng.
- Máy sấy MS: Là kiểu máy đơn giản của Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng. Máy sấy MS có ba loại giải pháp kết cấu giống nhau với sức chứa 200, 600 và 1.000 kg ngô hạt.
Máy sấy MS có các ưu điểm: Sấy khô được nhiều loại nông sản (ngô, thóc, đậu, lạc, nhãn, vải, táo, mận...) tiêu tốn ít nhiên liệu, có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau (cùi, trấu, than...).
- Lò sấy thủ công SH -200: Là kiểu lò sấy không sử dụng điện (không sử dụng quạt gió), đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá rẻ. Lò sấy SH -200 đã được Viện Công nghệ sau thu hoạch chuyển giao cho nhiều hộ nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng chiêm trũng, chưa có điện.
Ngoài các loại máy sấy trên, hiện có nhiều loại máy sấy công suất khác nhau có thể sử dụng để sấy ngô.
3. Kỹ thuật bảo quản ngô
Để hạn chế tỷ lệ tổn thất trong bảo quản phải có dụng cụ bảo quản và chất lượng ngô đem bảo quản thích hợp.
Về dụng cụ bảo quản
- Các dụng cụ chứa (chum, vại, thùng...), kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ và có nắp kín.
- Có thể dùng bao nhựa lồng trong bao đay hoặc bao tơ dứa.
- Nơi bảo quản phải có mái che, khô ráo, thoáng, không bị ẩm, dột, có biện pháp phòng chống sâu mọt, chuột, chim....
- Nhà kho phải có phên cót ngăn cách sàn và tường kho, có lưới mắt cáo chống chim chuột, được làm vệ sinh và phun thuốc phòng trừ côn trùng hại kho (như Sumithion, Malathion, DDVP, phốt phua nhôm...)
Chất lượng ngô đem bảo quản:
- Ngô đưa vào bảo quản phải đạt các tiêu chuẩn khô, sạch và có phân loại.
- Để phòng chống sự phá hoại của sâu mọt, men mốc, ngô đưa vào bảo quản phải có độ ẩm dưới 13%.
- Tỷ lệ tạp chất trong ngô đưa vào bảo quản phải dưới 1%.
- Không có sâu mọt sống trong khối hạt.
- Bằng mắt thường quan sát không thấy có hạt bị men mốc.
- Tỷ lệ hạt tốt trên 97%.
- Tỷ lệ bắp tốt 100%.
a) Bảo quản ngô bắp
Bảo quản ngô bắp có lợi là hạn chế được tác động của không khí ẩm và vi sinh vật xâm nhập và phá hạt ngô vì phôi ngô là bộ phận dễ bị phá hại nhất của hạt ngô vẫn được cắm sâu vào lõi ngô; thuận lợi cho việc điều hòa nhiệt ẩm trong khối ngô do độ rỗng của khối bắp cao.
Bảo quản ngô bắp trong hộ nông dân: Sau khi được làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao buộc chặt miệng, lớp trong là bao nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao tơ dứa. Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, thoáng đãng không bị ẩm mốc, có kê sàn giá đỡ cao cách mặt đất trên 100 cm và cách bờ tường vách trên 30 cm. Nếu nơi bảo quản ngô đã có khả năng phòng chống chuột thì có thể bảo quản ngô trên sàn có lót lớp trấu khô sạch dày trên 20 cm và có phủ phên, cót.
Phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. Khi kiểm tra phải tẽ thử và quan tâm xem xét tình trạng phôi ngô.
Khi phôi ngô có hiện tượng biến màu, biến dạng, xuất hiện sâu mọt, khối ngô bị mốc nóng phải tiến hành tẽ ngô, làm khô, làm sạch, phân loại, xử lý sâu mọt rồi mới bảo quản tiếp.
b) Bảo quản ngô hạt
Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng.
Bảo quản ngô hạt ở hộ nông dân: Trong các hộ nông dân có thể bảo quản ngô bằng các dụng cụ có thể hàn kín được (chum, vại, thùng có nắp kín, bao nhựa buộc kín miệng).
- Có thể bảo quản ngô bằng vựa 2 lòng (bằng phên hoặc cót). Giữa 2 phên cót lót trấu khô sạch. Nền vựa được lót trấu sạch dày hơn 20 cm. Lớp trấu lót được phủ 2 lượt phên, cót hoặc bao tải. Giữa 2 lớp phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày hơn 3 cm. Mặt khối ngô được san phẳng. Trên mặt khối ngô được phủ một lớp phên cót hoặc bao tải và một lớp vôi cục dày trên 5 cm.
Bảo quản ngô ở nơi thoáng mát, không ẩm dột.
- Có thể bảo quản ngô bằng cách trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô khô theo tỷ lệ 1 - 1, 5 kg lá khô cho 100 kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô phải sàng sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.
- Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4 cm. Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và đậy nắp kín.
c) Bảo quản ngô hạt tươi dùng cho chăn nuôi
Khi thu hoạch ngô gặp thời tiết mưa ẩm liên tục không có điều kiện phơi nắng kịp thời, ngoài biện pháp sấy hoặc bảo quản ngô bắp tạm thời nêu trên có thể bảo quản kín ngô hạt tươi dùng cho chăn nuôi.
Sau khi tẽ, ngô hạt tươi được chứa trong các túi kín, không có lỗ thùng (dù nhỏ) và buộc thật kín miệng túi khi đã cho ngô vào túi. Túi càng dày càng tốt. Nếu túi mỏng có thể lồng 2-3 túi vào nhau.
Trong túi kín, hạt ngô tươi có cường độ hô hấp cao, tạo nhiều khí CO2 có tác dụng ức chế men mốc gây thối hỏng và sâu mọt. Cần phải giữ túi không thủng rách.
Nếu cần, nên phân chia lượng ngô thành các túi phù hợp với nhu cầu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hàng ngày.
Ngô hạt tươi có thể bảo quản kín trong 20 ngày không thối hỏng. Cho gia súc ăn, ngô hạt tươi bảo quản kín có mùi lên men nhẹ nhưng không suy giảm giá trị dinh dưỡng và sức ăn của vật nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi, tiến hành làm khô để bảo quản ngô lâu dài./.
4.Một số mô hình bảo quản ngô được ứng dụng ở tỉnh Sơn La
a.Các loại mô hình trình diễn quy mô nhỏ cấp xã
- Mô hình máy sấy SH1-200:
Gồm có 20 mô hình lắp đặt ở 20 xã ở Sơn La, đây là loại máy sấy đầu tư thấp, sấy các loại nông sản dạng hạt, dùng điện 1 pha với công suất 220W, nguồn nhiệt dùng than tổ ong, than đá hoặc củi, lõi ngô... thiết bị sấy được cung cấp bởi Viện Cơ điện và công nghệ sau thu hoạch. Kết cấu dạng hình trụ gọn nhẹ, dễ mang vác, lắp đặt, dễ thao tác vận hành, công suất của máy 250-280 kg/mẻ (thóc: 250 kg/mẻ, ngô: 280 kg/mẻ). Kết quả chạy thử ngô thương phẩm và qua thực tế vận hành sấy ở các xã cuối vụ ngô năm 2004 và vụ ngô 2005 cho thấy, máy sấy rất tốt, máy dễ di động, sử dụng đơn giản phù hợp với trình độ của nông dân giá thành sấy 60-80 đ/kg sản phẩm. Đặc biệt máy sấy đã giải quyết rất tốt việc sấy lúa vụ lúa chiêm xuân và đỗ tương trong mùa mưa 2005, khả năng ứng dụng nhân rộng mô hình trình diễn vào thực tế sản xuất ở các địa phương lớn. Điển hình là các mô hình máy sấy ở xã Chiềng Mung, Chiềng Chăn, Chiềng Lương - Mai Sơn; xã Chiềng Khoa - Mộc Châu; xã Mường Lựm- Yên Châu.
- Mô hình xi lô bảo quản ngô, thóc:
Gồm có 20 mô hình đã được lắp đặt, xi lô được chế tạo bằng tôn hoa, có kết cấu gân cứng, được chế tạo thành 4 khoanh, có cửa xả liệu, nắp đậy. Với kết cấu mẫu chế tạo xi lô có sức chứa 0,9 - 1 tấn ngô hạt, vốn đầu tư khoảng 800.000 đ, mô hình trình diễn chiếm ít diện tích và rất linh hoạt tùy theo khối lượng nông sản đưa vào bảo quản. Qua theo dõi đánh giá đối với ngô, thóc đã đủ tiêu chuẩn bảo quản trong thời gian 6 tháng chưa thấy nông sản hút ẩm trở lại, chưa xuất hiện mọt phá hoại, trong khi ngô bảo quản ở thùng gỗ hoặc bao tải bên cạnh đã bị mọt và chuột phá hoại với tỷ lệ khá nhiều. Kết cấu xi lô như mô hình trình diễn đang được nông dân chấp nhận và đánh giá cao, phù hợp với việc bảo quản nông sản dạng hạt ở các hộ gia đình có qui mô nhỏ và vừa, từ đó đã có gần 200 xi lô đã được các nông dân ở huyện Mộc Châu và Yên Châu tham gia tập huấn tự mua sắm để bảo quản nông sản.
- Mô hình lều bảo quản ngô bắp cải tiến:
Với kết cấu theo thiết kế lều có bề rộng nhỏ; có lưới xung quanh vách thoáng, đồng thời chiều dài của lều vuông góc với hướng gió chính trong năm; độ cao mặt sàn cao (0,9 -1m); các cột có bố trí phễu chống chuột, do vậy trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, ngô bắp có độ ẩm cao được bảo quản ngô trong lều phơi cải tiến đã cho kết quả tốt hơn so với lều bảo quản ngô kiểu cũ của nông dân. Với kết cấu trên và cách chọn hướng đặt lều đã được nông dân chấp nhận và có thể ứng dụng vào thực tiễn phù hợp với hộ qui mô nhỏ vùng sâu, vùng xa khi thu hoạch về không có điều kiện phơi để bảo quản.
- Mô hình máy tẽ ngô quay tay:
Gồm có 20 mô hình trên địa bàn 20 xã đã được bàn giao cho các hộ, đây là loại mô hình kỹ thuật phù hợp với quy mô hộ gia đình tiết kiệm công lao động, sử dụng tẽ ngô khô để sử dụng dần và đã được phổ biến rộng rãi trong nông dân ở Sơn La từ những năm trước. Loại mô hình này kết hợp với máy sấy SH1-200 và xi lô bảo quản ngô, thóc có thể ứng dụng vào thực tiễn phù hợp với hộ quy mô vừa và nhỏ.
b.Các loại mô hình trình diễn quy mô vừa và lớn cấp tỉnh
- Mô hình trình diễn tẽ sấy ngô hoàn chỉnh qui mô vừa:
Hệ thống gồm 1 máy tẽ và làm sạch hạt năng suất 4 tấn/h, 1 máy sấy sàn phẳng năng suất 4 tấn/mẻ, 1 kho chứa 60 tấn với diện tích 40 m2, diện tích nhà xưởng rộng 30 m2 với tổng kinh phí đầu tư cho mô hình là 145 triệu đồng. Mô hình trình diễn được UBND huyện Thuận Châu lựa chọn và có quyết định giao cho nhóm hộ tại bản Liên Minh B xã Noong Lay tiếp nhận quản lý. Công trình nhà xưởng được thiết kế bởi Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế công trình thủy lợi Sơn La và đã được Hợp phần xử lý sau thu hoạch chọn thầu theo đúng qui định, giao cho Công ty Cổ phần Xây dựng Chiềng Sinh-Sơn La xây lắp.
- Mô hình trình diễn tẽ sấy ngô hoàn chỉnh qui mô lớn:
Chương trình trang bị hoàn chỉnh hệ thống gồm: 1 máy bóc bẹ tẽ hạt và làm sạch hạt năng suất 2,5 tấn/h, 1 máy sấy sàn phẳng năng suất 12 tấn/mẻ, 1 kho chứa 180 tấn với diện tích 120m2, diện tích nhà xưởng rộng 60m2, với tổng kinh phí đầu tư là 347 triệu đồng. Mô hình trình diễn được UBND huyện Mai Sơn lựa chọn và có quyết định giao cho HTX chuyển đổi xã Cò Nòi tiếp nhận quản lý. Công trình nhà xưởng được thiết kế bởi Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế công trình thủy lợi Sơn La và đã được Hợp phần xử lý sau thu hoạch chọn thầu theo đúng qui định, giao cho Công ty Cổ phần xây dựng.
 Ths. DDH
TàI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo quản nông sản sau thu hoạch.
2. Giáo trình cây lương thực.
3. Thông tin khoa học công nghệ tỉnh Sơn La.
Sơn La là một trong những tỉnh vùng cao có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. Sơn La có đất đai phù hợp với nhiều loại cây đặc biệt là cây ngô. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên),., quỹ đất nông nghiệp cho sản xuất Ngô là 16 %. Do đó cây ngô là cây lương thực chủ lực của tỉnh.
Với năng suất đạt từ 46 đến 48 tạ/ha, góp phần cùng các cây màu khác nâng thu nhập bình quân lương thực qui thóc trên đầu người đạt từ 350kg/ người (năm 2000) đến trung bình 600kg/người/năm. Vừa giúp nông dân chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa và xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Tuy nhiên bảo quản nông sản sau thu hoạch ở tỉnh Sơn La hiện đang là khâu yếu của bà con nông dân, gây lãng phí rất lớn... Nếu tính bình quân tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ngô chiếm 15% thì Sơn La mỗi năm sẽ mất khoảng trên 60 tỷ đồng.
Để nâng cao giá trị sử dụng nhiều mặt của ngô thì các công đoạn sau thu hoạch như làm khô, bảo quản và chế biến nhằm làm giảm tổn thất cũng như duy trì chất lượng ngô là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng. Đặc biệt sẽ xảy ra quá trình hô hấp trong quá trình bảo quản.
Mục tiêu của bảo quản: Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
Do vậy, để góp phần làm tăng chất lượng ngô và giảm thiểu tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch, chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây thất thoát sau thu hoạch ngô và có những giải pháp tích cực để hạn chế những thất thoát đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân địa phương.
 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT BẢO QUẢN NGô
1.Cơ sở khoa học
Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản:
- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu (không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:
Bảo quản khô:
Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% tuỳ theo từng loại hạt.
Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao:
Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi pôliêtilen. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ CO2 thích hợp (không thấp quá vì không tác dụng, không quá cao vì ức chế hoàn toàn hô hấp) là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.
Có mối liên quan thuận giữa hô hấp với nhiệt độ của môi trường trong khoảng từ nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt độ tối ưu, sau đó hô hấp sẽ giảm mạnh khi nhiệt độ tăng lên.
Mối liên quan giữa độ ẩm của mô, cơ quan, cơ thể với hô hấp cũng là mối liên quan thuận.
Mối liên quan giữa nồng độ CO2 với hô hấp là mối liên quan nghịch. Trong quá trình bảo quản phải giữ cho cường độ hô hấp giảm đến mức tối thiểu. Vì vậy, có thể áp dụng hai biện pháp bảo quản ngô: bảo quản khô, bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của ngô
-Nhiệt độ:
Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0oC-10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30oC-35oC . Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40- 45oC.
-Hàm lượng nước:
Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, hạt ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu).
- Nồng độ O2, CO2:
ôxy tham gia trực tiếp vào việc ôxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi chuyển êlectron để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng.
Cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.
II. KỸ THUẬT THU HOẠCH BẢO QUẢN NGô
1. Thu hoạch ngô
- Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm).
- Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng hái ngô đã chín về rải mỏng phơi khô.
- Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi.
- Ngô hái về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.
2. Kỹ thuật làm khô ngô
Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...) ngoài chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng. Vì vậy cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng.
Có thể làm ngô khô bằng hai cách: Phơi nắng hoặc sấy.
a) Phơi ngô
Phơi ngô là cách làm khô cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng rộng rãi, nhu cầu đầu tư ban đầu thấp.
Phơi ngô trên sân hoặc dàn phơi.
- Có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể sử dụng lá bẹ để bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản nguyên bắp.
- Chiều dày lớp bắp (hoặc hạt) phơi khoảng 5-10 cm. Thường mỗi giờ đảo đều lớp ngô phơi.
- Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.
- Sân phơi: Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước. Nên láng thêm một lớp xi măng sẫm màu và tạo độ dốc thoát nước mưa cho sân. Trên sân đất phải lót cót, hạt hoặc tấm nhựa (màu càng sẫm càng tốt).
- Dàn phơi: Sử dụng dàn phơi làm tăng được diện tích sân phơi, dễ dàng thu gom ngô hàng ngày hoặc khi mưa dông bất thường. Thuận lợi nhất là dàn phơi có lắp bánh xe. Dàn phơi có thể làm bằng tre, gỗ hoặc sắt thép. Mỗi dàn có 5-7 tầng. Các tầng có thể điều chỉnh độ nghiêng theo hướng ánh sáng mặt trời. Mỗi tầng đặt nhiều khay phơi (như nong, nia hoặc sàng kim loại). Để chủ động bảo quản được ngô trong điều kiện thời tiết mưa ẩm dài ngày (thường gặp nhiều trong vụ thu hoạch ngô ở nước ta), phải sử dụng thiết bị sấy, nhất là đối với sản xuất ngô giống hoặc sản xuất ngô quy mô lớn.
- Kho hong gió: Dùng để hong khô ngô bắp khi thời tiết thu hoạch không thuận lợi, phù hợp với hoàn cảnh thiếu năng lực sấy, thích hợp với việc tạm thời bảo quản ngô bắp. Kho hong gió chủ yếu dùng để bảo quản ngô bắp tạm thời chờ nắng. Riêng những địa phương có khí hậu khô ráo có thể sử dụng kho hóng gió để bảo quản ngô bắp dài ngày.
Kho hong gió thường làm cao 2,5 - 3,5m, rộng 1m và chiều dài tùy theo lượng ngô bắp. Khung kho được làm bằng tre, gỗ, bê tông hoặc kim loại và có mái che mưa. Thành kho phải thoáng cho gió lùa qua, chỉ cần ngô bắp không rơi lọt. Thành kho thường được làm bằng phên tre nứa đan mắt cáo, lưới kim loại 25 x 25 mm hoặc ghép gỗ thưa có khe hở.
Bố trí kho hong gió ở nơi cao ráo, thoáng gió, bề mặt kho vuông góc với hướng gió chính của địa phương, sàn kho cách mặt đất trên 60 cm.
b) Sấy ngô
Sử dụng thiết bị sấy để làm khô ngô có các ưu điểm sau: Chủ động, nhanh chóng làm khô lượng ngô lớn tới độ ẩm cần thiết, bảo toàn được chất lượng sản phẩm, tránh hiện tượng bốc nóng, men mốc, thối hỏng.
- Máy sấy MS: Là kiểu máy đơn giản của Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng. Máy sấy MS có ba loại giải pháp kết cấu giống nhau với sức chứa 200, 600 và 1.000 kg ngô hạt.
Máy sấy MS có các ưu điểm: Sấy khô được nhiều loại nông sản (ngô, thóc, đậu, lạc, nhãn, vải, táo, mận...) tiêu tốn ít nhiên liệu, có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau (cùi, trấu, than...).
- Lò sấy thủ công SH -200: Là kiểu lò sấy không sử dụng điện (không sử dụng quạt gió), đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá rẻ. Lò sấy SH -200 đã được Viện Công nghệ sau thu hoạch chuyển giao cho nhiều hộ nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng chiêm trũng, chưa có điện.
Ngoài các loại máy sấy trên, hiện có nhiều loại máy sấy công suất khác nhau có thể sử dụng để sấy ngô.
3. Kỹ thuật bảo quản ngô
Để hạn chế tỷ lệ tổn thất trong bảo quản phải có dụng cụ bảo quản và chất lượng ngô đem bảo quản thích hợp.
Về dụng cụ bảo quản
- Các dụng cụ chứa (chum, vại, thùng...), kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ và có nắp kín.
- Có thể dùng bao nhựa lồng trong bao đay hoặc bao tơ dứa.
- Nơi bảo quản phải có mái che, khô ráo, thoáng, không bị ẩm, dột, có biện pháp phòng chống sâu mọt, chuột, chim....
- Nhà kho phải có phên cót ngăn cách sàn và tường kho, có lưới mắt cáo chống chim chuột, được làm vệ sinh và phun thuốc phòng trừ côn trùng hại kho (như Sumithion, Malathion, DDVP, phốt phua nhôm...)
Chất lượng ngô đem bảo quản:
- Ngô đưa vào bảo quản phải đạt các tiêu chuẩn khô, sạch và có phân loại.
- Để phòng chống sự phá hoại của sâu mọt, men mốc, ngô đưa vào bảo quản phải có độ ẩm dưới 13%.
- Tỷ lệ tạp chất trong ngô đưa vào bảo quản phải dưới 1%.
- Không có sâu mọt sống trong khối hạt.
- Bằng mắt thường quan sát không thấy có hạt bị men mốc.
- Tỷ lệ hạt tốt trên 97%.
- Tỷ lệ bắp tốt 100%.
a) Bảo quản ngô bắp
Bảo quản ngô bắp có lợi là hạn chế được tác động của không khí ẩm và vi sinh vật xâm nhập và phá hạt ngô vì phôi ngô là bộ phận dễ bị phá hại nhất của hạt ngô vẫn được cắm sâu vào lõi ngô; thuận lợi cho việc điều hòa nhiệt ẩm trong khối ngô do độ rỗng của khối bắp cao.
Bảo quản ngô bắp trong hộ nông dân: Sau khi được làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao buộc chặt miệng, lớp trong là bao nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao tơ dứa. Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, thoáng đãng không bị ẩm mốc, có kê sàn giá đỡ cao cách mặt đất trên 100 cm và cách bờ tường vách trên 30 cm. Nếu nơi bảo quản ngô đã có khả năng phòng chống chuột thì có thể bảo quản ngô trên sàn có lót lớp trấu khô sạch dày trên 20 cm và có phủ phên, cót.
Phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. Khi kiểm tra phải tẽ thử và quan tâm xem xét tình trạng phôi ngô.
Khi phôi ngô có hiện tượng biến màu, biến dạng, xuất hiện sâu mọt, khối ngô bị mốc nóng phải tiến hành tẽ ngô, làm khô, làm sạch, phân loại, xử lý sâu mọt rồi mới bảo quản tiếp.
b) Bảo quản ngô hạt
Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô vì phôi ngô dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng.
Bảo quản ngô hạt ở hộ nông dân: Trong các hộ nông dân có thể bảo quản ngô bằng các dụng cụ có thể hàn kín được (chum, vại, thùng có nắp kín, bao nhựa buộc kín miệng).
- Có thể bảo quản ngô bằng vựa 2 lòng (bằng phên hoặc cót). Giữa 2 phên cót lót trấu khô sạch. Nền vựa được lót trấu sạch dày hơn 20 cm. Lớp trấu lót được phủ 2 lượt phên, cót hoặc bao tải. Giữa 2 lớp phên, cót, bao tải là lớp vôi cục dày hơn 3 cm. Mặt khối ngô được san phẳng. Trên mặt khối ngô được phủ một lớp phên cót hoặc bao tải và một lớp vôi cục dày trên 5 cm.
Bảo quản ngô ở nơi thoáng mát, không ẩm dột.
- Có thể bảo quản ngô bằng cách trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô khô theo tỷ lệ 1 - 1, 5 kg lá khô cho 100 kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô phải sàng sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.
- Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, san phẳng và phủ lên trên mặt một lớp tro bếp khô dày 2-4 cm. Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và đậy nắp kín.
c) Bảo quản ngô hạt tươi dùng cho chăn nuôi
Khi thu hoạch ngô gặp thời tiết mưa ẩm liên tục không có điều kiện phơi nắng kịp thời, ngoài biện pháp sấy hoặc bảo quản ngô bắp tạm thời nêu trên có thể bảo quản kín ngô hạt tươi dùng cho chăn nuôi.
Sau khi tẽ, ngô hạt tươi được chứa trong các túi kín, không có lỗ thùng (dù nhỏ) và buộc thật kín miệng túi khi đã cho ngô vào túi. Túi càng dày càng tốt. Nếu túi mỏng có thể lồng 2-3 túi vào nhau.
Trong túi kín, hạt ngô tươi có cường độ hô hấp cao, tạo nhiều khí CO2 có tác dụng ức chế men mốc gây thối hỏng và sâu mọt. Cần phải giữ túi không thủng rách.
Nếu cần, nên phân chia lượng ngô thành các túi phù hợp với nhu cầu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hàng ngày.
Ngô hạt tươi có thể bảo quản kín trong 20 ngày không thối hỏng. Cho gia súc ăn, ngô hạt tươi bảo quản kín có mùi lên men nhẹ nhưng không suy giảm giá trị dinh dưỡng và sức ăn của vật nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi, tiến hành làm khô để bảo quản ngô lâu dài./.
4.Một số mô hình bảo quản ngô được ứng dụng ở tỉnh Sơn La
a.Các loại mô hình trình diễn quy mô nhỏ cấp xã
- Mô hình máy sấy SH1-200:
Gồm có 20 mô hình lắp đặt ở 20 xã ở Sơn La, đây là loại máy sấy đầu tư thấp, sấy các loại nông sản dạng hạt, dùng điện 1 pha với công suất 220W, nguồn nhiệt dùng than tổ ong, than đá hoặc củi, lõi ngô... thiết bị sấy được cung cấp bởi Viện Cơ điện và công nghệ sau thu hoạch. Kết cấu dạng hình trụ gọn nhẹ, dễ mang vác, lắp đặt, dễ thao tác vận hành, công suất của máy 250-280 kg/mẻ (thóc: 250 kg/mẻ, ngô: 280 kg/mẻ). Kết quả chạy thử ngô thương phẩm và qua thực tế vận hành sấy ở các xã cuối vụ ngô năm 2004 và vụ ngô 2005 cho thấy, máy sấy rất tốt, máy dễ di động, sử dụng đơn giản phù hợp với trình độ của nông dân giá thành sấy 60-80 đ/kg sản phẩm. Đặc biệt máy sấy đã giải quyết rất tốt việc sấy lúa vụ lúa chiêm xuân và đỗ tương trong mùa mưa 2005, khả năng ứng dụng nhân rộng mô hình trình diễn vào thực tế sản xuất ở các địa phương lớn. Điển hình là các mô hình máy sấy ở xã Chiềng Mung, Chiềng Chăn, Chiềng Lương - Mai Sơn; xã Chiềng Khoa - Mộc Châu; xã Mường Lựm- Yên Châu.
- Mô hình xi lô bảo quản ngô, thóc:
Gồm có 20 mô hình đã được lắp đặt, xi lô được chế tạo bằng tôn hoa, có kết cấu gân cứng, được chế tạo thành 4 khoanh, có cửa xả liệu, nắp đậy. Với kết cấu mẫu chế tạo xi lô có sức chứa 0,9 - 1 tấn ngô hạt, vốn đầu tư khoảng 800.000 đ, mô hình trình diễn chiếm ít diện tích và rất linh hoạt tùy theo khối lượng nông sản đưa vào bảo quản. Qua theo dõi đánh giá đối với ngô, thóc đã đủ tiêu chuẩn bảo quản trong thời gian 6 tháng chưa thấy nông sản hút ẩm trở lại, chưa xuất hiện mọt phá hoại, trong khi ngô bảo quản ở thùng gỗ hoặc bao tải bên cạnh đã bị mọt và chuột phá hoại với tỷ lệ khá nhiều. Kết cấu xi lô như mô hình trình diễn đang được nông dân chấp nhận và đánh giá cao, phù hợp với việc bảo quản nông sản dạng hạt ở các hộ gia đình có qui mô nhỏ và vừa, từ đó đã có gần 200 xi lô đã được các nông dân ở huyện Mộc Châu và Yên Châu tham gia tập huấn tự mua sắm để bảo quản nông sản.
- Mô hình lều bảo quản ngô bắp cải tiến:
Với kết cấu theo thiết kế lều có bề rộng nhỏ; có lưới xung quanh vách thoáng, đồng thời chiều dài của lều vuông góc với hướng gió chính trong năm; độ cao mặt sàn cao (0,9 -1m); các cột có bố trí phễu chống chuột, do vậy trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, ngô bắp có độ ẩm cao được bảo quản ngô trong lều phơi cải tiến đã cho kết quả tốt hơn so với lều bảo quản ngô kiểu cũ của nông dân. Với kết cấu trên và cách chọn hướng đặt lều đã được nông dân chấp nhận và có thể ứng dụng vào thực tiễn phù hợp với hộ qui mô nhỏ vùng sâu, vùng xa khi thu hoạch về không có điều kiện phơi để bảo quản.
- Mô hình máy tẽ ngô quay tay:
Gồm có 20 mô hình trên địa bàn 20 xã đã được bàn giao cho các hộ, đây là loại mô hình kỹ thuật phù hợp với quy mô hộ gia đình tiết kiệm công lao động, sử dụng tẽ ngô khô để sử dụng dần và đã được phổ biến rộng rãi trong nông dân ở Sơn La từ những năm trước. Loại mô hình này kết hợp với máy sấy SH1-200 và xi lô bảo quản ngô, thóc có thể ứng dụng vào thực tiễn phù hợp với hộ quy mô vừa và nhỏ.
b.Các loại mô hình trình diễn quy mô vừa và lớn cấp tỉnh
- Mô hình trình diễn tẽ sấy ngô hoàn chỉnh qui mô vừa:
Hệ thống gồm 1 máy tẽ và làm sạch hạt năng suất 4 tấn/h, 1 máy sấy sàn phẳng năng suất 4 tấn/mẻ, 1 kho chứa 60 tấn với diện tích 40 m2, diện tích nhà xưởng rộng 30 m2 với tổng kinh phí đầu tư cho mô hình là 145 triệu đồng. Mô hình trình diễn được UBND huyện Thuận Châu lựa chọn và có quyết định giao cho nhóm hộ tại bản Liên Minh B xã Noong Lay tiếp nhận quản lý. Công trình nhà xưởng được thiết kế bởi Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế công trình thủy lợi Sơn La và đã được Hợp phần xử lý sau thu hoạch chọn thầu theo đúng qui định, giao cho Công ty Cổ phần Xây dựng Chiềng Sinh-Sơn La xây lắp.
- Mô hình trình diễn tẽ sấy ngô hoàn chỉnh qui mô lớn:
Chương trình trang bị hoàn chỉnh hệ thống gồm: 1 máy bóc bẹ tẽ hạt và làm sạch hạt năng suất 2,5 tấn/h, 1 máy sấy sàn phẳng năng suất 12 tấn/mẻ, 1 kho chứa 180 tấn với diện tích 120m2, diện tích nhà xưởng rộng 60m2, với tổng kinh phí đầu tư là 347 triệu đồng. Mô hình trình diễn được UBND huyện Mai Sơn lựa chọn và có quyết định giao cho HTX chuyển đổi xã Cò Nòi tiếp nhận quản lý. Công trình nhà xưởng được thiết kế bởi Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế công trình thủy lợi Sơn La và đã được Hợp phần xử lý sau thu hoạch chọn thầu theo đúng qui định, giao cho Công ty Cổ phần xây dựng.
 Ths. DDH
TàI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo quản nông sản sau thu hoạch.
2. Giáo trình cây lương thực.
3. Thông tin khoa học công nghệ tỉnh Sơn La.
Last edited: