Lãi cao nhờ trồng dong riềng

  • Thread starter ThanhNM
  • Ngày gửi
ừ nhiều năm nay, dong riềng đã trở thành loại cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân thôn Minh Hồng, xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội).
Ông Nguyễn Văn Duẫn, Trưởng thôn Minh Hồng cho biết, với lợi thế diện tích đất đồi rộng lớn, gần chân núi Ba Vì, cây dong riềng ở Minh Hồng rất phát triển, với 271/289 hộ tham gia trồng. Tổng diện tích canh tác loại cây này ở địa phương lên tớu 250ha, mang về sản lượng bột hàng năm khoảng 20.000 tấn.

Nhờ sản lượng cao, năm nay bột dong riềng được giá nên bà con vào vụ thu hoạch sớm hơn trước. Với năng suất bình quân 70-80 tấn bột một ha, giá bán từ 1.200-1.400 đồng một kg bột tươi, người dân ở đây có thu nhập trung bình 80-100 triệu đồng một ha sau khi đã trừ chi phí.

rong-2926-1418521441.jpg

Ông Ngô Anh Tuấn đang thu hoạch dong riềng tại ruộng của gia đình.

Một trong những hộ trồng nhiều dong riềng ở thôn Minh Hồng, ông Ngô Anh Tuấn ở đội 2 chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi trồng hơn chục nương dong riềng, với diện tích ước khoảng 6-7 sào, thu được 6 tấn bột. Tôi bán cho thương lái và những hộ làm nghề sản xuất miến với giá 1.300 đồng một kg, thu lãi gần 60 triệu đồng”.

Tương tự, vụ này nhà ông Lê Văn Giáp ở gần đó cũng thu được gần 10 tấn bột, sau khi trừ chi phí, ông Giáp lãi hơn 70 triệu đồng. Chia sẻ về công việc, ông Hoàng Ngọc Công, một hộ khác bộc bạch, trồng dong riềng không tốn công chăm sóc, nhưng khâu thu hoạch thì rất vất vả vì phải vận chuyển từ trên núi xuống. Trước khi đưa dong riềng vào nghiền, bà con phải rửa sạch đất cát rồi mới cho vào máy nghiền cùng với nước để thu lại tinh bột.

Ưu điểm của dong riềng là dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, càng nắng hanh thì củ càng cho bột đẹp, trắng và thơm hơn. Đặc biệt khâu tiêu thụ cũng rất thuận lợi, hàng năm cứ đến mùa thu hoạch là thương lái khắp nơi đổ về đây thu mua rồi đem về xuôi bán cho các nhà máy chế biến bánh kẹo. “Nhận thấy cây dong riềng phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng của địa phương nên lãnh đạo thôn, xã đã có chủ trương phát triển thành cây hàng hóa gắn với chế biến. Hiện thôn có 10 hộ sản xuất miến dong, bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 5 tạ miến khô một vụ”, ông Duẫn cho biết.

Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh trên, ông Nguyễn Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết thêm: “Năm 2001, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tây (cũ) đã cấp bằng công nhận làng nghề cho thôn Minh Hồng. Theo quy hoạch của địa phương, mỗi năm diện tích đất trồng dong riềng sẽ tăng khoảng 15%. Theo đó, xã sẽ khoanh vùng những nơi trồng dong riềng tập trung gắn với chế biến để tiến tới xây dựng thương hiệu làng nghề miến dong. Tuy nhiên, hiện nay vốn của các hộ làm nghề cũng có hạn nên chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành, doanh nghiệp”.

Theo Dân Việt
 
Chẳng phải ban đầu đâu bạn ạ. Dong riềng
đã trồng nhiều làm miến dong từ khi bác Hồ
còn sống kia. Lúc ấy nhiều người làm giàu.
Cái giàu lúc ấy là không bị đói như các nhà
khác, một năm mua được một bộ quần áo mới
trong khi người khác giỏi lắm thì mua được
một bộ quần áo bộ đội.

Nói là một héc ta bán bột được 100 triệu,
nhưng nếu thuê người làm bột, thì phải trả
90 triệu, mình được 10 triệu tiền củ. Gọi
là lãi, nhưng lấy công làm lãi. Không trồng
dong riềng thì lấy đâu ra việc mà làm công?

Cây dong riềng thì tôi rành từ thuở còn mặc
quần thủng đít. Lúc ấy, nhà không có đàn ông
con trai thì mới trồng dong riềng. Nó là củ
rẻ nhất, chỉ để nuôi lợn. Củ thật già, luộc
lên bóc vỏ, có màu xám hơi tím thẫm thì mới
có chút bột, người mới ăn được. Củ non thi
chỉ nuôi lợn, vì tỷ lệ bột hầu như bằng không.
Mãi đến năm Sáu mấy, mới sáng kiến xay bột làm
miếng dong, thì củ này mới được trồng ở mạn
ngược, như Đại Từ (Thái Nguyên), Sông Mã (Sơn
La) và miến dong từ đó chở về Hà Nội mà bán đi
các tỉnh.

Năm 1975, đánh được Sài Gòn, đẩy người đi kinh
tế mới, thì Sài Gòn cũng dấy lên phong trào xay
củ dong riềng làm miến dong. Kỳ lạ ở chỗ Sài Gòn
cũng có máy xay dong riềng làm bột y chang như
máy ngoài bắc năm 1960 mấy. Được mấy tháng, Sài
Gòn đành bấm bụng ăn Bo bo, chứ không thể kinh
doanh làm bột dong riềng làm miến dong nữa.

Nhà báo viết láo. Ai nghe nhà báo phá lúa phá
ngô đi trồng dong riềng thì chết đó. Thương thay
cho người Hà Nội, đến giờ này mà còn trồng dong
riềng để làm giàu, thi người Hà Nội nghèo còn
khổ đến chừng nào?
 
Chẳng phải ban đầu đâu bạn ạ. Dong riềng
đã trồng nhiều làm miến dong từ khi bác Hồ
còn sống kia. Lúc ấy nhiều người làm giàu.
Cái giàu lúc ấy là không bị đói như các nhà
khác, một năm mua được một bộ quần áo mới
trong khi người khác giỏi lắm thì mua được
một bộ quần áo bộ đội.

Nói là một héc ta bán bột được 100 triệu,
nhưng nếu thuê người làm bột, thì phải trả
90 triệu, mình được 10 triệu tiền củ. Gọi
là lãi, nhưng lấy công làm lãi. Không trồng
dong riềng thì lấy đâu ra việc mà làm công?

Cây dong riềng thì tôi rành từ thuở còn mặc
quần thủng đít. Lúc ấy, nhà không có đàn ông
con trai thì mới trồng dong riềng. Nó là củ
rẻ nhất, chỉ để nuôi lợn. Củ thật già, luộc
lên bóc vỏ, có màu xám hơi tím thẫm thì mới
có chút bột, người mới ăn được. Củ non thi
chỉ nuôi lợn, vì tỷ lệ bột hầu như bằng không.
Mãi đến năm Sáu mấy, mới sáng kiến xay bột làm
miếng dong, thì củ này mới được trồng ở mạn
ngược, như Đại Từ (Thái Nguyên), Sông Mã (Sơn
La) và miến dong từ đó chở về Hà Nội mà bán đi
các tỉnh.

Năm 1975, đánh được Sài Gòn, đẩy người đi kinh
tế mới, thì Sài Gòn cũng dấy lên phong trào xay
củ dong riềng làm miến dong. Kỳ lạ ở chỗ Sài Gòn
cũng có máy xay dong riềng làm bột y chang như
máy ngoài bắc năm 1960 mấy. Được mấy tháng, Sài
Gòn đành bấm bụng ăn Bo bo, chứ không thể kinh
doanh làm bột dong riềng làm miến dong nữa.

Nhà báo viết láo. Ai nghe nhà báo phá lúa phá
ngô đi trồng dong riềng thì chết đó. Thương thay
cho người Hà Nội, đến giờ này mà còn trồng dong
riềng để làm giàu, thi người Hà Nội nghèo còn
khổ đến chừng nào?
bác anhmytran nhầm to rồi xưa ăn rong riềng thay cơm còn nay ăn để thưởng thức hương vị lạ .
bởi vậy nên ở việt nam bây giờ 1kg khoai lang còn đắt hơn 1kg thóc.1kg miến rong cỡ 45k mà miến rong [bằng 4kg gạo ]nấu chim bồ câu hoặc miến nấu canh cá rô đồng thì ở mỹ bác có nằm mơ mà chép nước miếng
 
bác anhmy điên đâu nói lên trời đâu. bác chỉ nói hùi xửa hùi xưa tui còn o miền bắc. và giờ tui ở bên mỹ nay bên mỹ kia, như thế này như thế nọ thui. ổng đau biết thời nãy thời nay VN mình như thế nào đâu. dúng là chó sang bên mỹ cũng khác, toàn ăn bít tết nên sủa ra cũng ko giông chó nhà mình.
 
Bạn nói đúng lắm. Chó ăn cứt thì sủa
thối lắm.

Nói miến dong ăn ngon hơn miến gạo
chẳng sai. Miệng mỗi người một khác.

Đúng là tôi chỉ biết thời Cải Cách Ruộng
Đất, thời Bao Cấp, chứ không biết thời
bây giờ nông dân đều là tỷ phú cả, ăn
nói khác hẳn cha ông ngày xưa.
 
Tại sao có quá nhiều người nói xấu ông bác anhmytran này nhỉ ?????
Lý do tại vì sao ?
cái gì cũng thấy bác anhmytran vo nói trên trời
bác anhmy điên đâu nói lên trời đâu. bác chỉ nói hùi xửa hùi xưa tui còn o miền bắc. và giờ tui ở bên mỹ nay bên mỹ kia, như thế này như thế nọ thui. ổng đau biết thời nãy thời nay VN mình như thế nào đâu. dúng là chó sang bên mỹ cũng khác, toàn ăn bít tết nên sủa ra cũng ko giông chó nhà mình.
Tôi thấy ít nhất 10 người trên diễn đàn này không ưa thích bác anhmytran - Có nói người ta điên thì cũng có dẫn chứng chứ ????? , nhưng tôi không hay chưa bao giờ thấy lý do được giải thích cho câu nói của chính các bạn ????? Hay là các bạn chỉ biết nhìn cây già lại nói là cây ma trong khi người khác gọi là '' cổ thụ ''
 
Chẳng phải ban đầu đâu bạn ạ. Dong riềng
đã trồng nhiều làm miến dong từ khi bác Hồ
còn sống kia. Lúc ấy nhiều người làm giàu.
Cái giàu lúc ấy là không bị đói như các nhà
khác, một năm mua được một bộ quần áo mới
trong khi người khác giỏi lắm thì mua được
một bộ quần áo bộ đội.

Nói là một héc ta bán bột được 100 triệu,
nhưng nếu thuê người làm bột, thì phải trả
90 triệu, mình được 10 triệu tiền củ. Gọi
là lãi, nhưng lấy công làm lãi. Không trồng
dong riềng thì lấy đâu ra việc mà làm công?

Cây dong riềng thì tôi rành từ thuở còn mặc
quần thủng đít. Lúc ấy, nhà không có đàn ông
con trai thì mới trồng dong riềng. Nó là củ
rẻ nhất, chỉ để nuôi lợn. Củ thật già, luộc
lên bóc vỏ, có màu xám hơi tím thẫm thì mới
có chút bột, người mới ăn được. Củ non thi
chỉ nuôi lợn, vì tỷ lệ bột hầu như bằng không.
Mãi đến năm Sáu mấy, mới sáng kiến xay bột làm
miếng dong, thì củ này mới được trồng ở mạn
ngược, như Đại Từ (Thái Nguyên), Sông Mã (Sơn
La) và miến dong từ đó chở về Hà Nội mà bán đi
các tỉnh.

Năm 1975, đánh được Sài Gòn, đẩy người đi kinh
tế mới, thì Sài Gòn cũng dấy lên phong trào xay
củ dong riềng làm miến dong. Kỳ lạ ở chỗ Sài Gòn
cũng có máy xay dong riềng làm bột y chang như
máy ngoài bắc năm 1960 mấy. Được mấy tháng, Sài
Gòn đành bấm bụng ăn Bo bo, chứ không thể kinh
doanh làm bột dong riềng làm miến dong nữa.

Nhà báo viết láo. Ai nghe nhà báo phá lúa phá
ngô đi trồng dong riềng thì chết đó. Thương thay
cho người Hà Nội, đến giờ này mà còn trồng dong
riềng để làm giàu, thi người Hà Nội nghèo còn
khổ đến chừng nào?
Trồng dong riềng quá vất vả luôn. Lấy công làm lãi. Đi gom dong đi bán ăn lãi 1 2 giá là cùng. còn trồng dong thì gần tết mới đi đào. lấy đâu ra lãi ghê gớm như bài viết trên. Mình không trải qua như bài trích dẫn nhưng cũng đã vác cuốc đi đào dong riềng rồi.(nhà mình không trồng) vất vả lắm ạ. Mây ông chém gió bên dưới thì đúng là thánh chém. vác cuốc lên ra đồng đi sẽ rõ cả thôi.
1 like cho bác anhmytran
 
Back
Top