Dendrobium rừng Việt Nam xin được gọi một tên chung: Lan hoàng thảo. Đối với những người trồng lan rừng thì đây là một loại “khó chịu” nhất nhưng lại có nhiều sắc hoa đẹp nhất.
Khó chịu vì cây không dễ thuần hoá, có những giò nuôi trồng được nhiều năm ở vườn nhà nhưng chỉ một trận mưa hay một đợt rét là không giữ được. Có những giống cây như Hoàng thảo Trúc mành (Den fancolnery) hoặc hoàng thảo Ngũ tinh (Den wardianum) đến bây giờ vẫn gây nhiều khó khăn cho người trồng.
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoàng thảo thì đã có rất nhiều bài viết, nhưng để có những giò đẹp về thẩm mỹ, thích hợp với từng loại thì cần có một giá thể tương thích đáp ứng được những đòi hỏi về điều kiện sống của từng loại cây và điều kiện của nhà vườn.
1. Ghép gỗ:
Với tên gọi Dendrobium – sống ở trên cây – Loại nào cũng có thể ghép gỗ. Tuy nhiên, với tiêu chí “đẹp”, “bền” và “dễ chăm sóc” ta nên chọn những loại gỗ chắc (nhãn, sưa, vú sữa…) và tuỳ từng sở thích và không gian vườn mà ta chọn giá thể to hay nhỏ.
Hoàng thảo là loại thân thẳng, mọc đứng hay thòng nhưng theo thời gian do chiều dài và sức nặng cây sẽ có xu hướng ngả thòng, tôi thường chọn những khúc gỗ thẳng, tròn và treo ngang, bó cây một phía (treo sát tường) hoặc 2 bên (ở không gian rộng).
Với giá thể gỗ, ta có thể ghép được nhiều loại cây, những loại rễ trung bình hoặc nhỏ, ví dụ như Hạc vỹ, long tu, giả hạc, đùi gà, kim điệp, hoàng phi hạc… nói chung những loại thân tròn, dài, có xu hướng thòng xuống.
Ưu điểm của giá thể này là không giữ nước, thoáng, dễ buộc lan (trong quá trình ghép mới), rễ lan dễ bám, có nhiều hình thù đẹp tạo tổng thể một giò lan đẹp.
Nhược điểm: nhanh mục, hay có sâu bọ ký sinh ảnh hưởng đến rễ lan, hay bị các loài nấm, mốc bám, mọc trùm lên rễ gây teo rễ, giá thể nhanh khô nên không thích hợp với người thiếu thời gian chăm sóc thường xuyên.
Tôi đã rất thành công với giá thể này đối với hạc vỹ (Den aphylum), giả hạc (Den anosmum), long tu (Den primulinum) , các loại thuỷ tiên, hoàng lạp , phi điệp vàng, kim điệp (Den capillipes), vảy rồng (Den lindleyi)…
Kinh nghiệm cho thấy hoàng thảo được bón phân thường xuyên sẽ phát triển tốt hơn, tôi hay dùng phân nhả chậm đặt phía trên giá thể, buộc chặt để khỏi rơi khi tưới.
2. Dớn:
Loại giá thể thứ 2 thích hợp với hoàng thảo là dớn, có nhiều cách để sử dụng dớn: Để nguyên cả cây dớn rồi ghép cây vào
Với cách này nên chọn những khúc dớn có chu vi nhỏ và nên đặt nằm ngang.
Có thể trồng trên bảng dớn, cách này được ưa chuộng vì dễ treo, dễ ghép cây và dễ chăm sóc.
Hoặc có thể làm một chậu dớn bằng cách cưa ngang thân cây dớn chiều cao khoảng 10-20cm rồi khoét ruột dần tạo thành hình một cái chậu, đáy ta có thể gác mấy thanh dớn ngang, nông sâu tuỳ theo cây mình ghép. Cách này đặc biệt thích hợp cho những cây có chiều cao từ 50cm trở xuống.
Khi trồng ta chỉ cần đặt cây vào chậu, lấy mấy cục dớn nhỏ chèn chặt cho gốc cây khỏi lay khi tưới.
Một cách làm chậu dớn nữa rất đơn giản và tôi thấy rất đẹp, không những thích hợp cho hoàng thảo mà các bác trồng catt cũng có thể áp dụng: Cưa dớn thành các thanh vuông dài khoảng 15cm, xếp đan xen tạo thành cũi. Giá thể này thích hợp với những cây ưa khô, bền và nhẹ hơn nhiều lần so với gỗ.
Với giá thể này, ưu điểm cũng lắm mà nhược điểm cũng nhiều, tuỳ cách sử dụng dớn mà có nhiều loại cây thích hợp.
Bảng dớn:
Ưu điểm: thoáng, xốp, giữ nước vừa phải, rễ lan dễ bám chui sâu vào giá thể. giá thể có thể cắt to nhỏ, hình vuông tròn tuỳ ý, tiện mang đi mang lại, trưng bày …
Nhược điểm: Do đặc điểm nên thường được treo dựng đứng nên khó giữ được lượng phân, nước cần thiết cho cây.
Nên: chọn bảng dớn cọng cứng, ép chặt. Khi mua về nên xử lý như luộc hoặc ngâm kỹ để tránh trứng sên, côn trùng và các hoá chất có hại.
Không nên: chọn bảng dớn mềm sợi nhỏ, những bảng cưa trực tiếp từ thân cây dớn (có nhiều mùn và những đoạn hoá gỗ sẽ nhanh mục)
Thích hợp đối với các loại thân thòng, nhỏ như long tu, hạc vỹ, hồng câu, kim điệp, nghệ tâm, đơn cam…
Chậu dớn
Ưu điểm: Giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, nhỏ gọn, dễ di chuyển, dễ ghép. giữ được phân bón nên thời gian dành cho cây không nhiều .
Nhược điểm: Giữ ẩm trong thời gian dài, không thích hợp với những loại cây cần khô thoáng như đơn cam, u lồi…
Nên: đẽo gọt cho thành chậu dày vừa phải, tạo lỗ thoát nước lớn (chỉ để chậu giữ nước ở thành chậu).
Không nên: cho thêm các chất trồng giữ ẩm như xơ dừa, rêu… thêm vào chậu, không nên buộc cây ngoài chậu sẽ dẫn đến mất cân đối về tương lai.
Thích hợp với những loại “lông đen”, những cây mập, ngắn, đứng thẳng như nhất điểm hồng, nhất điểm hoàng, vạch đỏ, đại bạch hạc, bạch trinh nữ….
3. Dớn cọng
Là một dạng khác của dớn, đó là những cọng nhỏ được tách rời ra từ thân cây dớn, có thể dùng cọng dài ngắn tuỳ vào kích thước chậu sử dụng. Do là cọng rời nên phải có giỏ hoặc chậu để chứa. Có thể kết hợp với các vật liệu khác như xở dừa, rêu, vỏ cây… để tăng hiệu quả sử dụng.
Ưu điểm: thoáng, thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt, giữ được các khoáng chất, gọn nhẹ và chủ động được số lượng khi dùng hỗn hợp với các chất trồng khác.
Nhược điểm: Do có kết cấu rời nên sẽ khó khăn trong quá trình cố định cây trong chậu. Nhanh bị khô ở trên mặt chậu, và đáy chậu có xu hướng hoá mùn do ẩm thường xuyên nên phải có cách để hạn chế tình trạng này. Tôi hay dùng vài thanh dớn dài hơn đáy chậu gác ngang, cách đáy chậu khoảng 3cm rồi đổ dớn vào, như thế sẽ tạo độ thoáng cho đáy chậu.
Nên: xử lý ngâm kỹ để tránh côn trùng và xả các chất “chát” có hại cho rễ lan, cho thêm các chất kích thích rễ tạo điều kiện cho rễ lan phát triển nhanh trong chậu. Khi trồng nên đặt gốc cây hơi nằm trong giá thể, nhớ ấn tay thật chặt tạo một chút kết cấu cho giá thể có thể giữ được gốc cây.
Cách này thích hợp cho những loại cây nhỏ, số lượng ít như đơn cam, bạch hạc, nhất điểm hoàng… và nên trồng với những cây có độ ưu tiên đặc biệt. Nên đặt một gói phân nhả chậm xa gốc một chút khi bộ rễ đã phát triển ổn định.
Khó chịu vì cây không dễ thuần hoá, có những giò nuôi trồng được nhiều năm ở vườn nhà nhưng chỉ một trận mưa hay một đợt rét là không giữ được. Có những giống cây như Hoàng thảo Trúc mành (Den fancolnery) hoặc hoàng thảo Ngũ tinh (Den wardianum) đến bây giờ vẫn gây nhiều khó khăn cho người trồng.
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoàng thảo thì đã có rất nhiều bài viết, nhưng để có những giò đẹp về thẩm mỹ, thích hợp với từng loại thì cần có một giá thể tương thích đáp ứng được những đòi hỏi về điều kiện sống của từng loại cây và điều kiện của nhà vườn.
1. Ghép gỗ:
Với tên gọi Dendrobium – sống ở trên cây – Loại nào cũng có thể ghép gỗ. Tuy nhiên, với tiêu chí “đẹp”, “bền” và “dễ chăm sóc” ta nên chọn những loại gỗ chắc (nhãn, sưa, vú sữa…) và tuỳ từng sở thích và không gian vườn mà ta chọn giá thể to hay nhỏ.
Hoàng thảo là loại thân thẳng, mọc đứng hay thòng nhưng theo thời gian do chiều dài và sức nặng cây sẽ có xu hướng ngả thòng, tôi thường chọn những khúc gỗ thẳng, tròn và treo ngang, bó cây một phía (treo sát tường) hoặc 2 bên (ở không gian rộng).
Với giá thể gỗ, ta có thể ghép được nhiều loại cây, những loại rễ trung bình hoặc nhỏ, ví dụ như Hạc vỹ, long tu, giả hạc, đùi gà, kim điệp, hoàng phi hạc… nói chung những loại thân tròn, dài, có xu hướng thòng xuống.
Ưu điểm của giá thể này là không giữ nước, thoáng, dễ buộc lan (trong quá trình ghép mới), rễ lan dễ bám, có nhiều hình thù đẹp tạo tổng thể một giò lan đẹp.
Nhược điểm: nhanh mục, hay có sâu bọ ký sinh ảnh hưởng đến rễ lan, hay bị các loài nấm, mốc bám, mọc trùm lên rễ gây teo rễ, giá thể nhanh khô nên không thích hợp với người thiếu thời gian chăm sóc thường xuyên.
Tôi đã rất thành công với giá thể này đối với hạc vỹ (Den aphylum), giả hạc (Den anosmum), long tu (Den primulinum) , các loại thuỷ tiên, hoàng lạp , phi điệp vàng, kim điệp (Den capillipes), vảy rồng (Den lindleyi)…
Kinh nghiệm cho thấy hoàng thảo được bón phân thường xuyên sẽ phát triển tốt hơn, tôi hay dùng phân nhả chậm đặt phía trên giá thể, buộc chặt để khỏi rơi khi tưới.
2. Dớn:
Loại giá thể thứ 2 thích hợp với hoàng thảo là dớn, có nhiều cách để sử dụng dớn: Để nguyên cả cây dớn rồi ghép cây vào
Với cách này nên chọn những khúc dớn có chu vi nhỏ và nên đặt nằm ngang.
Có thể trồng trên bảng dớn, cách này được ưa chuộng vì dễ treo, dễ ghép cây và dễ chăm sóc.
Hoặc có thể làm một chậu dớn bằng cách cưa ngang thân cây dớn chiều cao khoảng 10-20cm rồi khoét ruột dần tạo thành hình một cái chậu, đáy ta có thể gác mấy thanh dớn ngang, nông sâu tuỳ theo cây mình ghép. Cách này đặc biệt thích hợp cho những cây có chiều cao từ 50cm trở xuống.
Khi trồng ta chỉ cần đặt cây vào chậu, lấy mấy cục dớn nhỏ chèn chặt cho gốc cây khỏi lay khi tưới.
Một cách làm chậu dớn nữa rất đơn giản và tôi thấy rất đẹp, không những thích hợp cho hoàng thảo mà các bác trồng catt cũng có thể áp dụng: Cưa dớn thành các thanh vuông dài khoảng 15cm, xếp đan xen tạo thành cũi. Giá thể này thích hợp với những cây ưa khô, bền và nhẹ hơn nhiều lần so với gỗ.
Với giá thể này, ưu điểm cũng lắm mà nhược điểm cũng nhiều, tuỳ cách sử dụng dớn mà có nhiều loại cây thích hợp.
Bảng dớn:
Ưu điểm: thoáng, xốp, giữ nước vừa phải, rễ lan dễ bám chui sâu vào giá thể. giá thể có thể cắt to nhỏ, hình vuông tròn tuỳ ý, tiện mang đi mang lại, trưng bày …
Nhược điểm: Do đặc điểm nên thường được treo dựng đứng nên khó giữ được lượng phân, nước cần thiết cho cây.
Nên: chọn bảng dớn cọng cứng, ép chặt. Khi mua về nên xử lý như luộc hoặc ngâm kỹ để tránh trứng sên, côn trùng và các hoá chất có hại.
Không nên: chọn bảng dớn mềm sợi nhỏ, những bảng cưa trực tiếp từ thân cây dớn (có nhiều mùn và những đoạn hoá gỗ sẽ nhanh mục)
Thích hợp đối với các loại thân thòng, nhỏ như long tu, hạc vỹ, hồng câu, kim điệp, nghệ tâm, đơn cam…
Chậu dớn
Ưu điểm: Giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, nhỏ gọn, dễ di chuyển, dễ ghép. giữ được phân bón nên thời gian dành cho cây không nhiều .
Nhược điểm: Giữ ẩm trong thời gian dài, không thích hợp với những loại cây cần khô thoáng như đơn cam, u lồi…
Nên: đẽo gọt cho thành chậu dày vừa phải, tạo lỗ thoát nước lớn (chỉ để chậu giữ nước ở thành chậu).
Không nên: cho thêm các chất trồng giữ ẩm như xơ dừa, rêu… thêm vào chậu, không nên buộc cây ngoài chậu sẽ dẫn đến mất cân đối về tương lai.
Thích hợp với những loại “lông đen”, những cây mập, ngắn, đứng thẳng như nhất điểm hồng, nhất điểm hoàng, vạch đỏ, đại bạch hạc, bạch trinh nữ….
3. Dớn cọng
Là một dạng khác của dớn, đó là những cọng nhỏ được tách rời ra từ thân cây dớn, có thể dùng cọng dài ngắn tuỳ vào kích thước chậu sử dụng. Do là cọng rời nên phải có giỏ hoặc chậu để chứa. Có thể kết hợp với các vật liệu khác như xở dừa, rêu, vỏ cây… để tăng hiệu quả sử dụng.
Ưu điểm: thoáng, thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt, giữ được các khoáng chất, gọn nhẹ và chủ động được số lượng khi dùng hỗn hợp với các chất trồng khác.
Nhược điểm: Do có kết cấu rời nên sẽ khó khăn trong quá trình cố định cây trong chậu. Nhanh bị khô ở trên mặt chậu, và đáy chậu có xu hướng hoá mùn do ẩm thường xuyên nên phải có cách để hạn chế tình trạng này. Tôi hay dùng vài thanh dớn dài hơn đáy chậu gác ngang, cách đáy chậu khoảng 3cm rồi đổ dớn vào, như thế sẽ tạo độ thoáng cho đáy chậu.
Nên: xử lý ngâm kỹ để tránh côn trùng và xả các chất “chát” có hại cho rễ lan, cho thêm các chất kích thích rễ tạo điều kiện cho rễ lan phát triển nhanh trong chậu. Khi trồng nên đặt gốc cây hơi nằm trong giá thể, nhớ ấn tay thật chặt tạo một chút kết cấu cho giá thể có thể giữ được gốc cây.
Cách này thích hợp cho những loại cây nhỏ, số lượng ít như đơn cam, bạch hạc, nhất điểm hoàng… và nên trồng với những cây có độ ưu tiên đặc biệt. Nên đặt một gói phân nhả chậm xa gốc một chút khi bộ rễ đã phát triển ổn định.