Lỗ 20 tỷ vẫn quyết tâm nuôi lợn lần hai

  • Thread starter Tin Tức NN
  • Ngày gửi
Dù thất bại trong lần đầu tiên làm trang trại khiến số vốn 20 tỷ đồng gần như mất trắng, anh Phương vẫn tiếp tục bán nhà cửa và vay thêm ngân hàng để khởi nghiệp dự án nông nghiệp lần thứ hai.

Dưới đây là những chia sẻ về con đường khởi nghiệp đầy gian truân của anh Công Phương gửi tới bạn đọc VnExpress.

Tôi 43 tuổi, cách đây 6 năm khi công việc và gia đình đang ổn định thì tôi đã từ bỏ tất cả, mang theo 20 tỷ đồng rời Hà Nội để về quê làm trang trại tổng hợp nhím - rắn - gà - cá và lợn.

Tuy nhiên, tôi đã thất bại thảm hại do không có quy hoạch, giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu tư dàn trải lại thiếu kinh nghiệm, không chủ động đầu vào, đầu ra và cũng không có quy trình sản xuất khép kín. Sau 5 năm (từ 2009-2013) tài sản còn lại chỉ là quả đồi đất 5ha với bao chuồng trại ngổn ngang và khoản nợ hơn 500 triệu đồng.

Đầu năm 2014, tôi rời quê về Hà Nội đi làm lại từ đầu. Do quen biết và công việc chuyên môn còn nắm vững nên được lãnh đạo ưu ái giao cho làm trưởng phòng chuyên môn với mức lương trên 20 triệu đồng một tháng. Vì quen làm tự do và chi tiêu thoải mái nên mức lương đó cũng chỉ tạm ổn cho gia đình 4 người ở Hà Nội.

Do áp lực công việc, gia đình và mong muốn lấy lại những gì trước đây đã mất, tôi vẫn muốn tiếp tục làm giàu với dự án từ nông nghiệp. Gia đình tôi lúc ấy đã trải qua cuộc bất hoà lớn do mấy năm gần đây tôi làm gì cũng thất bại.

Vì hai con trai còn nhỏ (đứa 3 tuổi và đứa 6 tuổi), nên vợ chồng tôi đã không ly hôn mà chọn ly thân có điều kiện và tôi vẫn là người chịu trách nhiệm chính về kinh tế với con cái. Vợ tôi trước đây vừa đi học vừa sinh con, bây giờ đã đi làm và ở bên nhà ngoại cùng các con. Nhà tôi ở Hà Nội đã bán được hơn 3 tỷ đồng, vợ yêu cầu gửi ngân hàng 2 tỷ lấy tiền lãi nuôi con và cho chúng sau này. Số còn lại tôi dùng làm vốn khởi nghiệp.

Số tiền một tỷ đồng ấy không đủ nên tôi đã kêu gọi nhiều bạn bè, anh em cùng góp vốn để khôi phục lại trang trại cũ với nhiều phương án mới nhưng tất cả đều từ chối vì họ sợ lại tiếp tục thất bại. Do vậy, trang trại hơn 5ha trước đây, vì là đất dự án thuê 50 năm nên giá trị cũng không cao, tôi đã quyết định thanh lý tất cả tài sản, trả xong nợ ngân hàng và bán đất trang trại được hơn 5 tỷ đồng.

Với số vốn này, tôi quyết định tiếp tục bắt đầu lại với dự án làm nông nghiệp tại nơi mới vì nghĩ rằng, ai cũng chỉ có một lần sống nên cứ làm những gì mình yêu thích. Do đó, tôi lại một lần nữa rời bỏ thành phố để về quê lập nghiệp.

Hãy gửi câu hỏi cần tư vấn hoặc chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, làm giàu vềkinhdoanh@vnexpress.net

Lần này, tôi không vội vã, ồ ạt như trước, mà tham gia nhiều khoá học về nông nghiệp, đi thăm các mô hình ở trong và ngoài nước. Tôi luôn dặn mình phải cẩn trọng hơn vì cảm thấy sợ rủi ro, mạo hiểm thực sự. Việc đầu tiên của tôi là tiến hành lựa chọn địa điểm đầu tư. Tôi đã chọn mua một mảnh đất nơi bản thân đã được sinh ra - cách Hà Nội hơn 50km để vừa ở, vừa làm trang trại.

hinh-jpeg-5403-1455934699.jpg

Một phần cơ ngơi của anh Phương hiện tại.​

Mảnh đất này rộng hơn một ha được tôi mua từ vài hộ dân, có nguồn gốc vừa là đất ao tù, đất vườn tạp xen kẹt cạnh khu dân cư với giá 2 tỷ đồng. Tôi tiến hành xây nhà ở hết một tỷ đồng; quy hoạch, cải tạo đất, xây dựng trang trại khép kín trên tổng diện tích 5.000m2 chuồng trại hết 3 tỷ đồng, còn lại hơn 5.000m2 để làm sân vườn, trồng hoa phong lan, cây ăn quả, rau xanh, nuôi gà, vịt, chó, ngan và ao cá.

Nhìn tổng thể thì đây không phải là dự án làm kinh tế trang trại, cũng không đủ tiêu chí là trang trại do gần khu dân cư nên tôi đã lựa chọn vừa làm "gia trại" tổng hợp quy mô nhỏ, khép kín để xử lý ô nhiễm, vừa làm nơi ăn ở sinh hoạt lâu dài.

Sau khi mua đất, cải tạo và làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở, đất vườn hộ lâu dài, đầu tư xây dựng xong thì cũng là lúc tôi hết sạch tiền vốn tự có hơn 6 tỷ đồng. Tôi phải dùng tài sản này thế chấp vay ngân hàng hai tỷ đồng và vay thêm hai tỷ tại ngân hàng có tài khoản tiền gửi trước đó của con. Nhờ đó, tôi có được 4 tỷ đồng làm vốn lưu động. Tôi thuê 5 người làm với mức lương trả hàng tháng khoảng 5 triệu đồng một người.

Tôi bắt đầu kinh doanh từ giữa năm 2015 đến nay với tổng vốn khoảng trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cơ cấu nợ lên đến gần 50% nên áp lực trả lãi và gốc là rất lớn. Sản phẩm bán ra chủ yếu của tôi vẫn là lợn, gà, ngan, vịt và cá. Trong đó, lợn giống ngoại là mặt hàng chủ đạo, dự kiến có sản lượng bán ra trên 10 tỷ đồng mỗi năm được tôi sản xuất theo quy trình khép kín từ heo bố mẹ đến heo thịt, nhưng thức ăn và thuốc thú y vẫn phải mua ngoài từ các tập đoàn lớn.

Nhờ làm chủ được quy trình sản xuất từ khâu lợn bố mẹ, heo giống, phòng và chữa bệnh tốt nên tôi hạn chế được các rủi ro dịch bệnh, xử lý được cơ bản ô nhiễm môi trường. Chi phí chăn nuôi được tôi tiết giảm tối đa nên giá lợn thương phẩm tương đối rẻ so với các trại khác. Chẳng hạn, nếu giá bán hiện nay của thị trường trên 40.000 đồng mỗi kg thì tôi đã có lãi hơn 5.000 đồng một kg lợn hơi.

Với những nỗ lực không mệt mỏi ấy, kết quả đạt được khá khả quan khi kết thúc năm 2015, tôi có tổng doanh thu các loại (lợn, gà, vịt, ngan, cá, chó, rau, quả) đạt trên 7 tỷ đồng, lợi nhuận thu về hơn một tỷ đồng. Dự kiến từ năm 2016 trở đi, tất cả các chỉ tiêu đạt gấp đôi.

Trong tương lai, tôi dự kiến sẽ điều chỉnh thức ăn chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp rau xanh - ngũ cốc - thảo dược - men vi sinh ở khâu cuối từ 60kg đến xuất chuồng như một số nơi đã làm để có thể khẳng định về chất lượng nhằm chào bán cho các siêu thị. Còn hiện tại vì áp lực lợi nhuận nên tôi vẫn làm theo quy trình công nghiệp.

Mặc dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ngồi ngẫm lại, tôi thấy rằng, so với trước đây làm việc ở thành phố lương 20 triệu đồng mỗi tháng thì dự án làm nông nghiệp lần này có vẻ tốt hơn. Hiện tại, cường độ làm việc là rất cao và khá vất vả nhưng tôi lại thấy tinh thần thoải mái vì được làm đúng những gì mình đam mê.

Công việc kinh doanh có thể coi là tạm ổn nhưng cuộc sống gia đình của tôi thì vẫn mâu thuẫn. Gia đình chỉ được sum họp vào kỳ nghỉ dài ngày hay kỳ nghỉ lễ Tết. Tôi đã động viên rất nhiều để vợ con về quê nhưng thực sự là khó khăn vì không nhận được sự đồng thuận. Do vậy, ngồi chia sẻ những dòng này mà tôi không biết mình đã đúng hay sai khi vẫn quyết định về quê lập nghiệp lần thứ hai.

Công Phương
Từ: http://kinhdoanh.vnexpress.net/
 
Dài quá, giống ông bạn đồng niên bố t. Đầu tư bđs, trang trại lỗ chỏng vó. Thật sự mấy người nghĩ mình có tiền là nhất nhanh lụi bại.
 
ước gì mình có 1/2 sự Táo bạo của anh ấy! Chúc anh thành công
Ở đời có bao nhiêu người cũng táo bạo như anh ấy. Và họ cũng chết như anh ấy. Nhưng phần lớn họ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được để quay lại, để chia sẻ với bạn câu chuyện của mình. Tốt nhất hãy ước mình đừng bao giờ (được) như anh ấy. Đau tim lắm bạn ạ!
 
Ở đời có bao nhiêu người cũng táo bạo như anh ấy. Và họ cũng chết như anh ấy. Nhưng phần lớn họ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được để quay lại, để chia sẻ với bạn câu chuyện của mình. Tốt nhất hãy ước mình đừng bao giờ (được) như anh ấy. Đau tim lắm bạn ạ!
Phai giam mao hiem thi moi giau dx .cai j o doi nay cung phai danh do I
 
Dù thất bại trong lần đầu tiên làm trang trại khiến số vốn 20 tỷ đồng gần như mất trắng, anh Phương vẫn tiếp tục bán nhà cửa và vay thêm ngân hàng để khởi nghiệp dự án nông nghiệp lần thứ hai.

Dưới đây là những chia sẻ về con đường khởi nghiệp đầy gian truân của anh Công Phương gửi tới bạn đọc VnExpress.

Tôi 43 tuổi, cách đây 6 năm khi công việc và gia đình đang ổn định thì tôi đã từ bỏ tất cả, mang theo 20 tỷ đồng rời Hà Nội để về quê làm trang trại tổng hợp nhím - rắn - gà - cá và lợn.

Tuy nhiên, tôi đã thất bại thảm hại do không có quy hoạch, giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu tư dàn trải lại thiếu kinh nghiệm, không chủ động đầu vào, đầu ra và cũng không có quy trình sản xuất khép kín. Sau 5 năm (từ 2009-2013) tài sản còn lại chỉ là quả đồi đất 5ha với bao chuồng trại ngổn ngang và khoản nợ hơn 500 triệu đồng.

Đầu năm 2014, tôi rời quê về Hà Nội đi làm lại từ đầu. Do quen biết và công việc chuyên môn còn nắm vững nên được lãnh đạo ưu ái giao cho làm trưởng phòng chuyên môn với mức lương trên 20 triệu đồng một tháng. Vì quen làm tự do và chi tiêu thoải mái nên mức lương đó cũng chỉ tạm ổn cho gia đình 4 người ở Hà Nội.

Do áp lực công việc, gia đình và mong muốn lấy lại những gì trước đây đã mất, tôi vẫn muốn tiếp tục làm giàu với dự án từ nông nghiệp. Gia đình tôi lúc ấy đã trải qua cuộc bất hoà lớn do mấy năm gần đây tôi làm gì cũng thất bại.

Vì hai con trai còn nhỏ (đứa 3 tuổi và đứa 6 tuổi), nên vợ chồng tôi đã không ly hôn mà chọn ly thân có điều kiện và tôi vẫn là người chịu trách nhiệm chính về kinh tế với con cái. Vợ tôi trước đây vừa đi học vừa sinh con, bây giờ đã đi làm và ở bên nhà ngoại cùng các con. Nhà tôi ở Hà Nội đã bán được hơn 3 tỷ đồng, vợ yêu cầu gửi ngân hàng 2 tỷ lấy tiền lãi nuôi con và cho chúng sau này. Số còn lại tôi dùng làm vốn khởi nghiệp.

Số tiền một tỷ đồng ấy không đủ nên tôi đã kêu gọi nhiều bạn bè, anh em cùng góp vốn để khôi phục lại trang trại cũ với nhiều phương án mới nhưng tất cả đều từ chối vì họ sợ lại tiếp tục thất bại. Do vậy, trang trại hơn 5ha trước đây, vì là đất dự án thuê 50 năm nên giá trị cũng không cao, tôi đã quyết định thanh lý tất cả tài sản, trả xong nợ ngân hàng và bán đất trang trại được hơn 5 tỷ đồng.

Với số vốn này, tôi quyết định tiếp tục bắt đầu lại với dự án làm nông nghiệp tại nơi mới vì nghĩ rằng, ai cũng chỉ có một lần sống nên cứ làm những gì mình yêu thích. Do đó, tôi lại một lần nữa rời bỏ thành phố để về quê lập nghiệp.

Hãy gửi câu hỏi cần tư vấn hoặc chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, làm giàu vềkinhdoanh@vnexpress.net

Lần này, tôi không vội vã, ồ ạt như trước, mà tham gia nhiều khoá học về nông nghiệp, đi thăm các mô hình ở trong và ngoài nước. Tôi luôn dặn mình phải cẩn trọng hơn vì cảm thấy sợ rủi ro, mạo hiểm thực sự. Việc đầu tiên của tôi là tiến hành lựa chọn địa điểm đầu tư. Tôi đã chọn mua một mảnh đất nơi bản thân đã được sinh ra - cách Hà Nội hơn 50km để vừa ở, vừa làm trang trại.

hinh-jpeg-5403-1455934699.jpg

Một phần cơ ngơi của anh Phương hiện tại.​

Mảnh đất này rộng hơn một ha được tôi mua từ vài hộ dân, có nguồn gốc vừa là đất ao tù, đất vườn tạp xen kẹt cạnh khu dân cư với giá 2 tỷ đồng. Tôi tiến hành xây nhà ở hết một tỷ đồng; quy hoạch, cải tạo đất, xây dựng trang trại khép kín trên tổng diện tích 5.000m2 chuồng trại hết 3 tỷ đồng, còn lại hơn 5.000m2 để làm sân vườn, trồng hoa phong lan, cây ăn quả, rau xanh, nuôi gà, vịt, chó, ngan và ao cá.

Nhìn tổng thể thì đây không phải là dự án làm kinh tế trang trại, cũng không đủ tiêu chí là trang trại do gần khu dân cư nên tôi đã lựa chọn vừa làm "gia trại" tổng hợp quy mô nhỏ, khép kín để xử lý ô nhiễm, vừa làm nơi ăn ở sinh hoạt lâu dài.

Sau khi mua đất, cải tạo và làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở, đất vườn hộ lâu dài, đầu tư xây dựng xong thì cũng là lúc tôi hết sạch tiền vốn tự có hơn 6 tỷ đồng. Tôi phải dùng tài sản này thế chấp vay ngân hàng hai tỷ đồng và vay thêm hai tỷ tại ngân hàng có tài khoản tiền gửi trước đó của con. Nhờ đó, tôi có được 4 tỷ đồng làm vốn lưu động. Tôi thuê 5 người làm với mức lương trả hàng tháng khoảng 5 triệu đồng một người.

Tôi bắt đầu kinh doanh từ giữa năm 2015 đến nay với tổng vốn khoảng trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cơ cấu nợ lên đến gần 50% nên áp lực trả lãi và gốc là rất lớn. Sản phẩm bán ra chủ yếu của tôi vẫn là lợn, gà, ngan, vịt và cá. Trong đó, lợn giống ngoại là mặt hàng chủ đạo, dự kiến có sản lượng bán ra trên 10 tỷ đồng mỗi năm được tôi sản xuất theo quy trình khép kín từ heo bố mẹ đến heo thịt, nhưng thức ăn và thuốc thú y vẫn phải mua ngoài từ các tập đoàn lớn.

Nhờ làm chủ được quy trình sản xuất từ khâu lợn bố mẹ, heo giống, phòng và chữa bệnh tốt nên tôi hạn chế được các rủi ro dịch bệnh, xử lý được cơ bản ô nhiễm môi trường. Chi phí chăn nuôi được tôi tiết giảm tối đa nên giá lợn thương phẩm tương đối rẻ so với các trại khác. Chẳng hạn, nếu giá bán hiện nay của thị trường trên 40.000 đồng mỗi kg thì tôi đã có lãi hơn 5.000 đồng một kg lợn hơi.

Với những nỗ lực không mệt mỏi ấy, kết quả đạt được khá khả quan khi kết thúc năm 2015, tôi có tổng doanh thu các loại (lợn, gà, vịt, ngan, cá, chó, rau, quả) đạt trên 7 tỷ đồng, lợi nhuận thu về hơn một tỷ đồng. Dự kiến từ năm 2016 trở đi, tất cả các chỉ tiêu đạt gấp đôi.

Trong tương lai, tôi dự kiến sẽ điều chỉnh thức ăn chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp rau xanh - ngũ cốc - thảo dược - men vi sinh ở khâu cuối từ 60kg đến xuất chuồng như một số nơi đã làm để có thể khẳng định về chất lượng nhằm chào bán cho các siêu thị. Còn hiện tại vì áp lực lợi nhuận nên tôi vẫn làm theo quy trình công nghiệp.

Mặc dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ngồi ngẫm lại, tôi thấy rằng, so với trước đây làm việc ở thành phố lương 20 triệu đồng mỗi tháng thì dự án làm nông nghiệp lần này có vẻ tốt hơn. Hiện tại, cường độ làm việc là rất cao và khá vất vả nhưng tôi lại thấy tinh thần thoải mái vì được làm đúng những gì mình đam mê.

Công việc kinh doanh có thể coi là tạm ổn nhưng cuộc sống gia đình của tôi thì vẫn mâu thuẫn. Gia đình chỉ được sum họp vào kỳ nghỉ dài ngày hay kỳ nghỉ lễ Tết. Tôi đã động viên rất nhiều để vợ con về quê nhưng thực sự là khó khăn vì không nhận được sự đồng thuận. Do vậy, ngồi chia sẻ những dòng này mà tôi không biết mình đã đúng hay sai khi vẫn quyết định về quê lập nghiệp lần thứ hai.

Công Phương
Từ: http://kinhdoanh.vnexpress.net/[ anh có nhiều tiền nhưng kinh doanh ko hiệu quá .dự án trước đây thất bại rồi ko tính .giờ có 1hecta mà đã đầu tư tới hơn sáu tỷ vào cơ bản rồi .cộng thêm 4 tỹ vốn lưu động là 10 tỷ .nếu bây giờ 1 tháng trừ chi phí mà anh ko bỏ ra được 100 triệu thì coi như anh thất bại
 
1 tháng 20tr k phải lao động chân tay . Nếu là các bác . Các bác có bỏ công việc đó k .. là e thì k bao giờ .. hehe
 
ko hề điên.sống trên đời phải biết vươn lên.em cũng muốn làm nông nghiệp lắm nhưng chẳng có vốn.vay chẳng đc nhung em cũng sắp lam 1 cái chuồng heo nhỏ.
chúc bác thành công
 
Em nghe thấy có mùi chém gió ở đây.

5tỷ riêng tiền lãi 1năm nếu mức tèng tèng 12%/1 năm thì đã đốt hết 600 triệu tiền lãi +tiền gốc?+300 triệu tiền nhân công. Như vậy chi phí lãi vay +nhân công + trả gốc chắc chắn đã đốt hết hơn 1 tỷ.

7 tỷ doanh thu nếu tính giá lợn giai đoạn cuối 2015 trung binh 6 tháng 4,3 triệu/1 tấn thì xuất 1628 tấn. Lãi trên 1 tỷ+ (lãi vay+tiền gốc+nhân công) trên 1 tỷ nữa. Em tính 2 tỷ thì 1 tấn lợn bác ý phải lãi trên 1,3 triệu 1 tấn. Tức là giá thành lợn hơi của bác ý sẽ dưới 3 triệu 1 tấn.

Nhưng bác ý lại nói câu này: "nếu giá bán hiện nay của thị trường trên 40.000 đồng mỗi kg thì tôi đã có lãi hơn 5.000 đồng một kg lợn hơi." thì giá thành của bác ý chắc chắn ở mức trên 3,5 triệu 1 tấn. Giá thành vênh nhau 0.5 triệu 1 tấn thôi nhân với 1628 tấn thì lợi nhuận sẽ giảm 800 triệu. Giảm 800 triệu thì bác ý chỉ lãi khoảng 1,2 tỷ mà 1,2 tỷ trừ đi hơn 1tỷ tiền (lãi vay+tiền gốc+nhân công) thì bác ý còn tý lợi nhuận nào nữa.

Thức ăn vẫn phải nhập cám công ty, vay tiền ngân hàng được có 4 tỷ trong khi cần hơn 5 tỷ vốn lưu động thì em nghĩ chắc chắn bác ý sẽ mua chịu của đại lý hơn 1tỷ tiền cám mà mua chịu dạng tín chấp thì không mua với giá đắt hơn khoảng 5% so với bác ý tự nhập thẳng từ công ty em đi đầu xuống đất. 1tỷ tiền chịu này đẩy giá thức ăn lên cao thì lấy đâu mà tiết kiệm chi phí, hạ được giá thành. Lại còn chém gió là giá thành hạ hơn các trang trại khác!

KẾT LUẬN:
Nhìn vào cái trang trại của bác này, duy trì nó hoạt động được đã là giỏi rồi. Lấy đâu ra lãi hơn 1 tỷ! Nếu giá lợn hơi giữ được đẹp như năm 2015 thì chắc tích được tý để trả nợ gốc 4 tỷ kia. Nhưng đen cho bác ý là bây giờ đang có xu hướng nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn. Cái kịch bản lợn rớt giá và thua lỗ rất dễ xảy ra. Bác ý còn khướt mới hết nợ nần.

Cá nhân em đánh giá bác ý thích chém gió, không biết tự lượng sức mình, đầu tư vượt quá khả năng bản thân nên rất dễ chết. Cái kịch bản chết về trại lợn trong đợt giá lợn suy thoái 4 năm về trước rất dễ xảy ra.
 
Em nghe thấy có mùi chém gió ở đây.

5tỷ riêng tiền lãi 1năm nếu mức tèng tèng 12%/1 năm thì đã đốt hết 600 triệu tiền lãi +tiền gốc?+300 triệu tiền nhân công. Như vậy chi phí lãi vay +nhân công + trả gốc chắc chắn đã đốt hết hơn 1 tỷ.

7 tỷ doanh thu nếu tính giá lợn giai đoạn cuối 2015 trung binh 6 tháng 4,3 triệu/1 tấn thì xuất 1628 tấn. Lãi trên 1 tỷ+ (lãi vay+tiền gốc+nhân công) trên 1 tỷ nữa. Em tính 2 tỷ thì 1 tấn lợn bác ý phải lãi trên 1,3 triệu 1 tấn. Tức là giá thành lợn hơi của bác ý sẽ dưới 3 triệu 1 tấn.

Nhưng bác ý lại nói câu này: "nếu giá bán hiện nay của thị trường trên 40.000 đồng mỗi kg thì tôi đã có lãi hơn 5.000 đồng một kg lợn hơi." thì giá thành của bác ý chắc chắn ở mức trên 3,5 triệu 1 tấn. Giá thành vênh nhau 0.5 triệu 1 tấn thôi nhân với 1628 tấn thì lợi nhuận sẽ giảm 800 triệu. Giảm 800 triệu thì bác ý chỉ lãi khoảng 1,2 tỷ mà 1,2 tỷ trừ đi hơn 1tỷ tiền (lãi vay+tiền gốc+nhân công) thì bác ý còn tý lợi nhuận nào nữa.

Thức ăn vẫn phải nhập cám công ty, vay tiền ngân hàng được có 4 tỷ trong khi cần hơn 5 tỷ vốn lưu động thì em nghĩ chắc chắn bác ý sẽ mua chịu của đại lý hơn 1tỷ tiền cám mà mua chịu dạng tín chấp thì không mua với giá đắt hơn khoảng 5% so với bác ý tự nhập thẳng từ công ty em đi đầu xuống đất. 1tỷ tiền chịu này đẩy giá thức ăn lên cao thì lấy đâu mà tiết kiệm chi phí, hạ được giá thành. Lại còn chém gió là giá thành hạ hơn các trang trại khác!

KẾT LUẬN:
Nhìn vào cái trang trại của bác này, duy trì nó hoạt động được đã là giỏi rồi. Lấy đâu ra lãi hơn 1 tỷ! Nếu giá lợn hơi giữ được đẹp như năm 2015 thì chắc tích được tý để trả nợ gốc 4 tỷ kia. Nhưng đen cho bác ý là bây giờ đang có xu hướng nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn. Cái kịch bản lợn rớt giá và thua lỗ rất dễ xảy ra. Bác ý còn khướt mới hết nợ nần.

Cá nhân em đánh giá bác ý thích chém gió, không biết tự lượng sức mình, đầu tư vượt quá khả năng bản thân nên rất dễ chết. Cái kịch bản chết về trại lợn trong đợt giá lợn suy thoái 4 năm về trước rất dễ xảy ra.
Phân tích chi cho nhiều thế .. không thấy ảnh chụp trang trại tiền vài tỷ .. mà giống cái trại cỡ trăm triệu đó à. Không phải ông chủ trại chém gió .. mà là thằng viết bài nó sóc ra đó!
 
Ở đời có bao nhiêu người cũng táo bạo như anh ấy. Và họ cũng chết như anh ấy. Nhưng phần lớn họ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được để quay lại, để chia sẻ với bạn câu chuyện của mình. Tốt nhất hãy ước mình đừng bao giờ (được) như anh ấy. Đau tim lắm bạn ạ!
không đau tim thì cứ mãi êm đềm ở một xó xỉnh nào đó và... chết cũng êm đềm thế thì cuộc đời cũng chán lắm.
 
Kể các bác chuyện có thật về ông đồng niên bố t. Thời đất sốt đầu tư thế chấp tới nổ bong bóng, mất đất ở. Vợ chồng ly dị, mình ông thuê đất, người trồng cây, chăn nuôi. Nhưng ông vẫn lỗ, vẫn rong ruổi hỏi nhà đầu tư hùn vốn. Ngày giầu có k biết bạn là ai. Lúc khốn khó mới muốn nhiều người làm bạn.
Thói quen sống là rất lười, chảnh choẹ kiểu dân phố. Nên có giầu như hitler cũng chết gọn lẹ.
 
Phân tích chi cho nhiều thế .. không thấy ảnh chụp trang trại tiền vài tỷ .. mà giống cái trại cỡ trăm triệu đó à. Không phải ông chủ trại chém gió .. mà là thằng viết bài nó sóc ra đó!

Em thấy 1 số bà con tỏ thái độ quá khâm phục nên phân tích để bà con hiểu. Để chém gió mà ra được "gió" thời bây giờ không dễ đâu. Quả thật rất khó chịu khi nghe chém gió trên các phương tiện báo chí và truyền hình. Có nói phét thì cũng phải biết bịa ra cho nó thuyết phục 1 tý. Nhưng buồn là nhiều người vẫn tin. Và dính quả đắng. Mình phản bác mà không phân tích thì nhiều người lại nói mình đố kỵ với người thành công.

Bài này không phải nhà báo nó tự bịa đâu bác ạ. Chủ trang trại thuê viết để PR cho trang trại thôi. Có mục đích hẳn hoi. Ngoài bắc em nhìn như nuôi con bồ câu có ST, HP sau khi lên truyền hình và nhiều báo ca ngợi kiểu chém gió như bài này, bà con khắp mọi miền về thăm quan và mua giống rất nhiều. Kết quả bán giống đắt như tôm tươi, mà lại bán chim giống "lởm". Toàn mua chim thịt đã vỗ béo về nuôi làm chim giông. Kết quả bà con dính vố nặng vì nhẹ dạ cả tin.
 
Em thấy 1 số bà con tỏ thái độ quá khâm phục nên phân tích để bà con hiểu. Để chém gió mà ra được "gió" thời bây giờ không dễ đâu. Quả thật rất khó chịu khi nghe chém gió trên các phương tiện báo chí và truyền hình. Có nói phét thì cũng phải biết bịa ra cho nó thuyết phục 1 tý. Nhưng buồn là nhiều người vẫn tin. Và dính quả đắng. Mình phản bác mà không phân tích thì nhiều người lại nói mình đố kỵ với người thành công.

Bài này không phải nhà báo nó tự bịa đâu bác ạ. Chủ trang trại thuê viết để PR cho trang trại thôi. Có mục đích hẳn hoi. Ngoài bắc em nhìn như nuôi con bồ câu có ST, HP sau khi lên truyền hình và nhiều báo ca ngợi kiểu chém gió như bài này, bà con khắp mọi miền về thăm quan và mua giống rất nhiều. Kết quả bán giống đắt như tôm tươi, mà lại bán chim giống "lởm". Toàn mua chim thịt đã vỗ béo về nuôi làm chim giông. Kết quả bà con dính vố nặng vì nhẹ dạ cả tin.
Cũng có nhiều lúc không cần thuê PR .. thằng viết bài về chủ đề nông nghiệp thì nó đi kiếm đối tượng để viết ... nhiều lúc nó cũng vơ đại vài người thích lên báo .. thế là có bài. Nó được tiền, người kia cũng được tiếng. Số liệu này nó phịa cho thích thú thôi.
 
Tuyệt vời.
Dù thất bại trong lần đầu tiên làm trang trại khiến số vốn 20 tỷ đồng gần như mất trắng, anh Phương vẫn tiếp tục bán nhà cửa và vay thêm ngân hàng để khởi nghiệp dự án nông nghiệp lần thứ hai.

Dưới đây là những chia sẻ về con đường khởi nghiệp đầy gian truân của anh Công Phương gửi tới bạn đọc VnExpress.

Tôi 43 tuổi, cách đây 6 năm khi công việc và gia đình đang ổn định thì tôi đã từ bỏ tất cả, mang theo 20 tỷ đồng rời Hà Nội để về quê làm trang trại tổng hợp nhím - rắn - gà - cá và lợn.

Tuy nhiên, tôi đã thất bại thảm hại do không có quy hoạch, giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu tư dàn trải lại thiếu kinh nghiệm, không chủ động đầu vào, đầu ra và cũng không có quy trình sản xuất khép kín. Sau 5 năm (từ 2009-2013) tài sản còn lại chỉ là quả đồi đất 5ha với bao chuồng trại ngổn ngang và khoản nợ hơn 500 triệu đồng.

Đầu năm 2014, tôi rời quê về Hà Nội đi làm lại từ đầu. Do quen biết và công việc chuyên môn còn nắm vững nên được lãnh đạo ưu ái giao cho làm trưởng phòng chuyên môn với mức lương trên 20 triệu đồng một tháng. Vì quen làm tự do và chi tiêu thoải mái nên mức lương đó cũng chỉ tạm ổn cho gia đình 4 người ở Hà Nội.

Do áp lực công việc, gia đình và mong muốn lấy lại những gì trước đây đã mất, tôi vẫn muốn tiếp tục làm giàu với dự án từ nông nghiệp. Gia đình tôi lúc ấy đã trải qua cuộc bất hoà lớn do mấy năm gần đây tôi làm gì cũng thất bại.

Vì hai con trai còn nhỏ (đứa 3 tuổi và đứa 6 tuổi), nên vợ chồng tôi đã không ly hôn mà chọn ly thân có điều kiện và tôi vẫn là người chịu trách nhiệm chính về kinh tế với con cái. Vợ tôi trước đây vừa đi học vừa sinh con, bây giờ đã đi làm và ở bên nhà ngoại cùng các con. Nhà tôi ở Hà Nội đã bán được hơn 3 tỷ đồng, vợ yêu cầu gửi ngân hàng 2 tỷ lấy tiền lãi nuôi con và cho chúng sau này. Số còn lại tôi dùng làm vốn khởi nghiệp.

Số tiền một tỷ đồng ấy không đủ nên tôi đã kêu gọi nhiều bạn bè, anh em cùng góp vốn để khôi phục lại trang trại cũ với nhiều phương án mới nhưng tất cả đều từ chối vì họ sợ lại tiếp tục thất bại. Do vậy, trang trại hơn 5ha trước đây, vì là đất dự án thuê 50 năm nên giá trị cũng không cao, tôi đã quyết định thanh lý tất cả tài sản, trả xong nợ ngân hàng và bán đất trang trại được hơn 5 tỷ đồng.

Với số vốn này, tôi quyết định tiếp tục bắt đầu lại với dự án làm nông nghiệp tại nơi mới vì nghĩ rằng, ai cũng chỉ có một lần sống nên cứ làm những gì mình yêu thích. Do đó, tôi lại một lần nữa rời bỏ thành phố để về quê lập nghiệp.

Hãy gửi câu hỏi cần tư vấn hoặc chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, làm giàu vềkinhdoanh@vnexpress.net

Lần này, tôi không vội vã, ồ ạt như trước, mà tham gia nhiều khoá học về nông nghiệp, đi thăm các mô hình ở trong và ngoài nước. Tôi luôn dặn mình phải cẩn trọng hơn vì cảm thấy sợ rủi ro, mạo hiểm thực sự. Việc đầu tiên của tôi là tiến hành lựa chọn địa điểm đầu tư. Tôi đã chọn mua một mảnh đất nơi bản thân đã được sinh ra - cách Hà Nội hơn 50km để vừa ở, vừa làm trang trại.

hinh-jpeg-5403-1455934699.jpg

Một phần cơ ngơi của anh Phương hiện tại.​

Mảnh đất này rộng hơn một ha được tôi mua từ vài hộ dân, có nguồn gốc vừa là đất ao tù, đất vườn tạp xen kẹt cạnh khu dân cư với giá 2 tỷ đồng. Tôi tiến hành xây nhà ở hết một tỷ đồng; quy hoạch, cải tạo đất, xây dựng trang trại khép kín trên tổng diện tích 5.000m2 chuồng trại hết 3 tỷ đồng, còn lại hơn 5.000m2 để làm sân vườn, trồng hoa phong lan, cây ăn quả, rau xanh, nuôi gà, vịt, chó, ngan và ao cá.

Nhìn tổng thể thì đây không phải là dự án làm kinh tế trang trại, cũng không đủ tiêu chí là trang trại do gần khu dân cư nên tôi đã lựa chọn vừa làm "gia trại" tổng hợp quy mô nhỏ, khép kín để xử lý ô nhiễm, vừa làm nơi ăn ở sinh hoạt lâu dài.

Sau khi mua đất, cải tạo và làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở, đất vườn hộ lâu dài, đầu tư xây dựng xong thì cũng là lúc tôi hết sạch tiền vốn tự có hơn 6 tỷ đồng. Tôi phải dùng tài sản này thế chấp vay ngân hàng hai tỷ đồng và vay thêm hai tỷ tại ngân hàng có tài khoản tiền gửi trước đó của con. Nhờ đó, tôi có được 4 tỷ đồng làm vốn lưu động. Tôi thuê 5 người làm với mức lương trả hàng tháng khoảng 5 triệu đồng một người.

Tôi bắt đầu kinh doanh từ giữa năm 2015 đến nay với tổng vốn khoảng trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cơ cấu nợ lên đến gần 50% nên áp lực trả lãi và gốc là rất lớn. Sản phẩm bán ra chủ yếu của tôi vẫn là lợn, gà, ngan, vịt và cá. Trong đó, lợn giống ngoại là mặt hàng chủ đạo, dự kiến có sản lượng bán ra trên 10 tỷ đồng mỗi năm được tôi sản xuất theo quy trình khép kín từ heo bố mẹ đến heo thịt, nhưng thức ăn và thuốc thú y vẫn phải mua ngoài từ các tập đoàn lớn.

Nhờ làm chủ được quy trình sản xuất từ khâu lợn bố mẹ, heo giống, phòng và chữa bệnh tốt nên tôi hạn chế được các rủi ro dịch bệnh, xử lý được cơ bản ô nhiễm môi trường. Chi phí chăn nuôi được tôi tiết giảm tối đa nên giá lợn thương phẩm tương đối rẻ so với các trại khác. Chẳng hạn, nếu giá bán hiện nay của thị trường trên 40.000 đồng mỗi kg thì tôi đã có lãi hơn 5.000 đồng một kg lợn hơi.

Với những nỗ lực không mệt mỏi ấy, kết quả đạt được khá khả quan khi kết thúc năm 2015, tôi có tổng doanh thu các loại (lợn, gà, vịt, ngan, cá, chó, rau, quả) đạt trên 7 tỷ đồng, lợi nhuận thu về hơn một tỷ đồng. Dự kiến từ năm 2016 trở đi, tất cả các chỉ tiêu đạt gấp đôi.

Trong tương lai, tôi dự kiến sẽ điều chỉnh thức ăn chăn nuôi bằng thức ăn hỗn hợp rau xanh - ngũ cốc - thảo dược - men vi sinh ở khâu cuối từ 60kg đến xuất chuồng như một số nơi đã làm để có thể khẳng định về chất lượng nhằm chào bán cho các siêu thị. Còn hiện tại vì áp lực lợi nhuận nên tôi vẫn làm theo quy trình công nghiệp.

Mặc dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ngồi ngẫm lại, tôi thấy rằng, so với trước đây làm việc ở thành phố lương 20 triệu đồng mỗi tháng thì dự án làm nông nghiệp lần này có vẻ tốt hơn. Hiện tại, cường độ làm việc là rất cao và khá vất vả nhưng tôi lại thấy tinh thần thoải mái vì được làm đúng những gì mình đam mê.

Công việc kinh doanh có thể coi là tạm ổn nhưng cuộc sống gia đình của tôi thì vẫn mâu thuẫn. Gia đình chỉ được sum họp vào kỳ nghỉ dài ngày hay kỳ nghỉ lễ Tết. Tôi đã động viên rất nhiều để vợ con về quê nhưng thực sự là khó khăn vì không nhận được sự đồng thuận. Do vậy, ngồi chia sẻ những dòng này mà tôi không biết mình đã đúng hay sai khi vẫn quyết định về quê lập nghiệp lần thứ hai.

Công Phương
Từ: http://kinhdoanh.vnexpress.net/
 
cung chang biet noi gi hon la chuc mung anh, khoi dau cung co gian nan ma mien la minh co niem dam me, toi cung nhu anh hoc dai hoc ra khong chiu di day hoc ma o nha chan nuoi, bo me thi thoang van noi ra noi vao nhung biet se khong lam toi suy nghi lai, the ma cung duoc 6 nam roi noi chung la cung co buon vui nhung voi toi the la du
 
Back
Top